Quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen về lý luận và thực tiễn, nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn

Một phần của tài liệu Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong quá trình Mác và Ăngghen xây dựng chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 36)

- Những quan điểm về thực tiễn trong triết học trước Mác

1.2 Quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen về lý luận và thực tiễn, nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn

nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn

Phạm trù lý luận và thực tiễn là những phạm trù nền tảng và cơ bản của toàn bộ triết học Mác – Lênin. Kế thừa những yếu tố hợp lý và khắc phục những thiếu sót trong quan điểm về lý luận và thực tiễn của các nhà triết học trước Mác, Mác và Ph.Ăngghen đã đem lại một quan điểm đúng đắn, khoa học về lý luận và thực tiễn. Với việc đưa phạm trù thực tiễn và lý luận gắn với nhau, các ông đã thực hiện một bước chuyển biến cách mạng trong lý luận nhận thức nói riêng và lý luận nói chung. Lênin nhận xét: “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức”[49, tr 167].

1.2.1 Quan niệm về lý luận của Mác và Ăngghen

1- Khái niệm lý luận

Trong các tài liệu khoa học có nhiều định nghĩa khác nhau về lý luận, nhưng có thể nói, chưa có một ý kiến thống nhất về vấn đề này.

C. Mác và Ăngghen đã từng chỉ rõ, hoạt động lý luận là một công viêc đòi hỏi phải có khả năng về trí tuệ và phương pháp cùng với sự nỗ lực cao trong công việc: “Tư duy lý luận chỉ là một đặc tính bẩm sinh dưới dạng năng lực của người ta mà thôi. Năng lực ấy cần phải được phát triển hoàn thiện, và muốn hoàn thiện nó thì cho tới nay, không có cách nào khác hơn là nghiên cứ toàn bộ triết học trước đây”[6, tr 525].

Là người phát triển chủ nghĩa Mác, V. I. Lênin đã đưa ra khái niệm lý luận: “Nhận thức lý luận phải trình bày khách thể trong tính tất yếu của nó,

trong những quan hệ toàn diện của nó, trong sự vận động mâu thuẫn của nó, tự nó và vì nó”[45, tr 227]. Theo Lênin, lý luận phải được nhận thức trong sự tồn tại, vận động và phát triển của nó. Nhận thức lý luận phải quan sát khách thể trong sự tác động qua lại giữa các sự vật, hiện tượng cấu thành chỉnh thể.

Còn theo Từ điển triết học, Nhà xuất bản Sự thật, Mátxcơva, 1986 đã nêu khái niệm lý luận như sau: : “Lý luận là kinh nghiệm đã được khái quát trong ý thức của con người, là toàn bộ những tri thức về thế giới khách quan, là hệ thống tương đối độc lập của các tri thức có tác dụng tái hiện trong lô-gic của các khái niệm cái lô-gic khách quan của các sự vật”.

Ta có thể dễ dàng nhận thấy khái niệm lý luận có thể định nghĩa theo nhiều góc độ và cách tiếp cận khác nhau nhưng tựu chung lại lý luận là một quá trình hoạt động nhận thức – hoạt động lý luận, là kết quả của quá trình nhận thức ở trình độ khái quát, trừu tượng và sâu sắc.

Khái niệm trên về lý luận bao hàm hai nghĩa: thứ nhất, lý luận với tư cách là kết quả của hoạt động nhận thức; và thứ hai, lý luận với tư cách là bản thân quá trình nhận thức.

Với tư cách là kết quả của quá trình nhận thức: lý luận là những tri thức ở trình độ khái quát hóa, trừu tượng hóa về tự nhiên, xã hội và tư duy của con người. Lý luận xem xét sự vật và hiện tượng trong sự vận động, phát triển và tác động qua lại đa dạng của nó với thế giới. Lý luận được hình thành trên cơ sở chọn lọc, bổ sung, khái quát những tri thức kinh nghiệm về đối tượng. Lý luận là một hệ thống các phạm trù, khái niệm, quy luật với các phương pháp nghiên cứu cụ thể.

Với tư cách là bản thân quá trình hoạt động nhận thức: hoạt động lý luận phản ánh hiện thực khách quan một cách khái quát ở trình độ cao biểu hiện ở nội dung và hình thức của một lý thuyết nhất định nào đó.

Là hoạt động nhận thức của con người, lý luận chính là quá trình tư duy lý luận. Tư duy lý luận là tư duy khái quát, tư duy trừu tượng trong đó tư duy sử dụng các khái niệm khoa học để khái quát sự vật.

Như vậy, dưới góc độ nào thì lý luận cũng là sự phản ánh khái quát hiện thực khách quan, là sự phản ánh cái tất yếu, cái bản chất của sự vật.

2- Đặc điểm của tư duy lý luận so với tư duy kinh nghiệm

Kinh nghiệm và lý luận là hai trình độ khác nhau của nhận thức, đồng thời lại thống nhất với nhau, bổ sung cho nhau, thâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau.

Nhận thức kinh nghiệm chủ yếu thu nhận được từ quan sát và thí nghiệm, nó tạo thành tri thức kinh nghiệm. Tri thức kinh nghiệm có được từ những hoạt động thực tiễn của con người như lao động sản xuất, đấu tranh xã hội hay thí nghiệm khoa học. Do đó, tri thức kinh nghiệm được chia làm hai loại: thứ nhất, đó là tri thức kinh nghiệm thông thường, có được từ những quan sát hàng ngày trong cuộc sống và lao động sản xuất; thứ hai, đó là tri thức kinh nghiệm khoa học, có được từ những thí nghiệm khoa học.

Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm chỉ giới hạn ở việc miêu tả, phân loại các dữ kiện về sự vật, hiện tượng quan sát và thí nghiệm được. Nó đã mang trong mình tính trừu tượng và khái quát, dù mới chỉ là bước đầu.

Tri thức kinh nghiệm có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Bởi, cuộc sống là vô cùng phong phú và phức tạp nên không thể tìm thấy mọi lời giải của thực tiễn trong sách vở hay suy diễn thuần túy. Chính kinh nghiệm của con người trong cuộc sống hoạt động thường ngày mới đem lại nhiều bài học quý giá.

Do vậy, kinh nghiệm là cơ sở để kiểm tra, sửa đổi, bổ sung lý luận cũ và xây dựng lý luận mới.

Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm lại bị hạn chế bởi nó chỉ đem lại sự hiểu biết về các mặt riêng rẽ của sự vật. Ở trình độ này thì chúng ta chưa thể biết được mối liên hệ bản chất của các sự vật và hiện tượng. Do đó, Mác và Ăngghen từng nói: “sự quan sát dựa vào kinh nghiệm tự nó không bao giờ có thể chứng minh được đầy đủ tính tất yếu”[6, tr.718].

Lý luận hay tri thức lý luận là những tri thức được khái quát từ tri thức kinh nghiệm nhưng nó là trình độ cao hơn về chất so với kinh nghiệm. Từ những đặc điểm nêu trên của lý luận ta có thể dễ dàng nhận thấy lý luận được bắt nguồn từ việc tổng kết kinh nghiệm, thực tiễn hoạt động của xã hội. Do vậy lý luận mang tính trừu tượng và khái quát. Lý luận đem lại sự hiểu biết sâu sắc về bản chất, tính quy luật của sự vật hiện tượng.

Như vậy, lý luận là những tri thức thể hiện một cách có hệ thống bản chất, tính quy luật của sự vật, hiện tượng. Do vậy, lý luận có vai trò rất to lớn trong hoạt động thực tiễn của con người.

3- Sự phát triển của lý luận

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ rõ: “Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử”[52, tr. 497]. Lý luận được hình thành từ những kinh nghiệm, trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm. Lý luận theo đó chính là những kinh nghiệm của loài người, là tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong lịch sử. Như vậy, để có được tri thức lý luận thì cần phải có sự tổng kết và tổng hợp các tri thức đó và trong suốt quá trình lịch sử lâu dài.

Nhưng lý luận không hình thành một cách tự phát từ kinh nghiệm mà có tính độc lập tương đối của nó. Lý luận có thể đi trước những dữ kiện kinh nghiệm. Nhờ có đặc điểm khái quát hơn, chính xác hơn, hệ thống hơn so với tri thức kinh nghiệm mà lý luận có thể phản ánh được, dự kiến được quy luật vận động bên trong của sự vật, hiện tượng trong tương lai. Từ đó, lý luận có thể chỉ ra phương hướng mới cho sự phát triển của thực tiễn. Lý luận khoa học và đúng đắn có thể làm cho hoạt động thực tiễn của con người trở nên chủ động và tự giác.

Tuy vậy, điều đó không làm mất đi mối liên hệ giữa lý luận với kinh nghiệm. Nếu kinh nghiệm phản ánh, miêu tả sự vận động bên ngoài của sự vật hiện tượng, thì lý luận lại tổng kết kinh nghiệm ấy để chỉ ra sự vận động bên trong bản chất của thế giới.

Một phần của tài liệu Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong quá trình Mác và Ăngghen xây dựng chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)