7. Kết cấu của luận văn
2.2 Ý nghĩa của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn đối với việc xây dựng lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt nam hiện nay
Cỏc nhà sỏng lập chủ nghĩa Mỏc đó chỉ rừ, chủ nghĩa xó hội là giai đoạn thấp của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa trước khi tiến lên giai đoạn cao là chủ nghĩa cộng sản. Cỏc ụng cũng chỉ rừ, những nước tư bản ở trình độ phát triển cao khi làm cách mạng vô sản có thể trực tiếp xây dựng chủ nghĩa cộng sản – đó là hình thức quá độ trực tiếp; còn ở những nước trình độ phát triển thấp hơn, cần phải trải qua các bước quá độ gián tiếp, nhằm xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa cộng sản. Hình thức quá độ gián tiếp đó chính là chủ nghĩa xã hội. Lênin cũng đã từng nói: “Với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản các nước tiên tiến, các nước lạc hậu có thể tiến tới chế độ xô viết và qua những giai đoạn phát triển nhất định, tiến tới chủ nghĩa cộng sản…”[47, tr.295]. Đó chính là những xuất phát điểm về lý luận để Việt Nam tiến lên xây dựng mô hình xã hội chủ nghĩa.
Với sự phát triển của thực tiễn cách mạng, lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được bổ sung, điều chỉnh, góp phần giữ vững định hướng xã hội hội chủ nghĩa cho cuộc cách mạng của toàn dân tộc.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của đất nước chúng ta không thể không thừa nhận những hạn chế trong những ngày đầu đi theo mô hình xã hội chủ nghĩa.
Với sự giúp đỡ, động viên to lớn của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã tiến hành thắng lợi cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước đi lên theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Trong thời kỳ đầu xây dựng đất nước, những năm 70 – 80 của thế kỷ XX, chúng ta đã đạt được một số thành quả nhất định xây dựng được một số cơ sở vật chất kỹ thuật như: nhà máy thủy điện Hòa Bình, mỏ khai thác dầu khí Vũng Tàu… Nhưng về cơ bản, Việt Nam là một nước sản xuất nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp hầu như không có, trình độ lao động còn nhiều hạn chế. Trong khi đó, chúng ta lại áp dụng mô hình quản lý nền kinh tế xã hội như ở các nước phát triển với: hình thức sở hữu nhà nước và tập thể đối với tư liệu sản xuất, quản lý theo hình thức tập trung, quan liêu, bao cấp. Điều đó đã gây ra những hậu quả đối với kinh tế - xã hội nước ta. Sự không phù hợp về trình độ phát triển của lực lượng sản xuất với hình thức sở hữu và cách
thức quản lý xã hội chủ nghĩa, sự không tương xứng về cơ sở vật chất làm tiền đề cho xã hội mới đã gây ra sự trì trệ, manh mún trong xã hội. Đồng thời, từ năm 1979, chúng ta lại phải tiến hành hàng loạt cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới quốc gia. Cùng với đó là sự bao vây cấm vận toàn diện của Mỹ và các nước tư bản đã gây khó khăn không nhỏ cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở đất nước ta.
Có thể nói, những năm 70 – 80 của thế kỷ XX, về mặt thực tiễn, Việt Nam ta vừa phải tiến hành khôi phục sản xuất, ổn định đời sống, đồng thời vẫn phải đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. Về mặt lý luận, chúng ta lại áp dụng rập khuôn mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội của các nước xã hội chủ nghĩa đương thời. Đó là sự không phù hợp giữa lý luận và thực tiễn xã hội nước ta. Tất cả những điều đó gây ra trở ngại rất lớn cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước nhà.
Chính những sai lầm và thiếu sót trong nhận thức về cơ chế quản lý kinh tế, quản lý nhà nước đó đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc hoạch định lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam ta. Nguyên nhân của những sai lầm đó được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm tháo gỡ. Tại mỗi kỳ Đại hội Đảng, vấn đề chỉ ra nguyên nhân và cách khắc phục những thiếu sót trong quá trình xây dựng đất nước đều được quan tâm hàng đầu.
Điều đó đã đưa đến hoạt động khởi sắc của nghiên cứu lý luận, nhiệm vụ chính là đánh giá tình hình, đề ra giải pháp đúng đắn cho những đòi hỏi của thực tiễn, đồng thời hoạch định con đường cụ thể cho nhiệm vụ xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đại hội Đảng toàn quốc năm 1986 đó chỉ rừ: “Do chưa nhận thức đầy đủ rằng thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một quá trình lịch sử tương đối dài, phải trải qua nhiều chặng đường, và do tư tưởng chỉ đạo chủ quan, nóng vội, muốn bỏ qua những bước đi cần thiết…”[30, tr.19]. Đó là bước chuyển đầu tiên về tư tưởng hướng tới nhận thức đúng đắn và đầy đủ về tình hình đất nước, khắc phục bệnh chủ quan, duy ý chí, để từ đó đưa ra chủ trương và đường lối đúng đắn, phù hợp với thực tiễn nước nhà.
Cũng tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, năm 1986, chúng ta đã xác định nguyên tắc hành động: “luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan”[30, tr.30]. Việc trong một thời gian dài chúng ta tiến hành hợp tác hóa trong nông nghiệp, quản lý sản xuất trong công nghiệp theo kiểu tập trung quan liêu và phân phối theo cách thức bình quân đầu người trong xã hội đã vi phạm yêu cầu về mô hình quản lý. Kết quả, sản xuất bị kìm hãm, không tạo được động lực lao động sáng tạo trong nhân dân, không có động lực để thúc đẩy quá trình sản xuất. Nền kinh tế thời điểm đó nói chung là trì trệ, nhiều khiếm khuyết trong cơ chế và mô hình xây dựng.
Chỉ từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, khi chúng ta nhìn nhận lại thực tế nước nhà, đề ra quan điểm phải tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, cùng với chủ trương xây dựng “nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”[30, tr. 26] thì lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta ngày càng rừ ràng hơn.
Chúng ta cũng nhận thức lại đối với quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, từ đó tìm ra bước đi và hình thức phù hợp để xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đó chỉ rừ: “Theo quy luật về sự phự hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa phải có bước đi và hình thức phù hợp.
Kinh nghiệm thực tế chỉ rừ: lực lượng sản xuất bị kỡm hóm khụng chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản xuất phát triển không đồng bộ, có những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Tình hình thực tế của nước ta đòi hỏi phải coi trọng những hình thức kinh tế trung gian, quá độ từ thấp đến cao, từ quy mô nhỏ lên quy mô lớn… phải đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, tạo ra lực lượng sản xuất mới; trên cơ sở đó tiếp tục đưa quan hệ sản xuất lên hình thức và quy mô mới thích hợp để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển”[30; tr. 57].
Song song với việc tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan thì việc lấy thực tiễn đất nước làm tiêu chuẩn đánh giá tính đúng đắn của đường
lối, tổng kết thực tiễn để bổ sung lý luận là hai mặt có quan hệ khăng khít với nhau. Bởi đây là yếu tố đảm bảo cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội có những bước đi cụ thể, thống nhất và quan trọng nhất là không chệch hướng trên những vấn đề nguyên tắc.
Từ Đại hội VI, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những chỉ tiêu thiết thực phù hợp với sự phát triển của đất nước: “sản xuất phát triển, lưu thông thông suốt, đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân từng bước được ổn định và nõng cao, con người mới xó hội chủ nghĩa ngày càng hỡnh thành rừ nột, xó hội ngày càng lành mạnh, chế độ xã hội chủ nghĩa được củng cố”[36, tr. 30]. Từ đó cho đến nay, các chỉ tiêu do Đảng và Nhà nước đề ra đều được hoàn thành tương đối tốt khi đặt trong bối cảnh quốc tế đầy biến động về kinh tế và chính trị. Sau gần 20 năm đổi mới, những thành tựu mà đất nước ta đã đạt được càng minh chứng cho tính đúng đắn của lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trong gần 20 năm qua “thu nhập bình quân đầu người từ 200 USD/năm tăng lên gần 500 USD/năm, gấp 2,5 lần”; “kinh tế nhà nước và tập thể vẫn giữ vai trò nền tảng của nền kinh tế quốc dân (chiếm khoảng 46%
GDP) và nắm những ngành kinh tế then chốt….Sự lớn mạnh và vai trò trong nền kinh tế của các tổng công ty nhà nước là một minh chứng”; các thành phần kinh tế khác phát triển mạnh và chiếm khoảng 54% GDP [56, tr.27].
Những thành tựu đó đã thúc đẩy chúng ta kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng đất nước đi lên theo con đường chủ nghĩa xã hội, song không quên phát triển lý luận dựa trên tổng kết thực tế đời sống đất nước.
Có thể nói trong suốt quá trình hình thành lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học từ khi Mác và Ăng ghen mới bắt đầu hoạt động lý luận và chính trị thì sự thống nhất giữa lý luận khoa học và thực tiễn xã hội đương thời luôn gắn bó chặt chẽ, mật thiết với nhau. Việc nghiên cứu những vấn đề thực tế xã hội đương thời đã cung cấp cho hai ông những tư liệu xã hội học to lớn để khái quát nên đặc điểm của xã hội đương thời cùng với những yêu cầu của nó.
Từ những hoạt động thực tiễn bảo vệ người dân nghèo của Mác khi làm biên tập viên báo “Sông Ranh” đến những tình cảnh công nhân Anh trong xã hội dưới sự quan sát của Ăng ghen, đã đưa hai ông đến với những tư tưởng lớn về xã hội, mâu thuẫn xã hội cũng như những giai cấp đối kháng trong đó.
Chính những mâu thuẫn xã hội giữa những giai cấp đó đã đặt ra yêu cầu phải giải quyết những tồn đọng trong xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, khắc phục tình trạng phân hóa giàu nghèo trong xã hội.
Bằng những nghiên cứu sâu sắc và tư chất của mình, Mác và Ăngghen đã cùng nhau xây dựng lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học và dần đi đến những tư tưởng chín muồi về thế giới quan và lập trường chủ nghĩa cộng sản.
Qua hàng loạt những tác phẩm và bài viết của mình hai ông đã dần hoàn chỉnh hệ thống quan điểm về chủ nghĩa xã hội. Từ lập trường dân chủ cách mạng với cái nhìn theo khuynh hướng tư sản về xã hội, qua thực tế hoạt động cách mạng và lý luận các ông đã nhận thấy những mâu thuẫn không thể điền hòa được của xã hội tư bản giữa nhà tư bản và những người vô sản. Những mâu thuẫn ấy từ chỗ chỉ tồn tại trong những công xưởng công nghiệp đã trở thành đối kháng trong xã hội tư bản.
Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng nguyên tắc về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong hoạt động điều hành và quản lý nước nhà. Dù trong quá trình vận dụng, nước ta có gặp một số khó khăn bước đầu. Song với việc tôn trọng thực tế đất nước và hành động theo đúng quy luật khách quan chúng ta đã giữa vững định hướng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội.