Sự chuyển biến hoàn toàn của Mác và Ăngghen từ lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn

Một phần của tài liệu Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong quá trình Mác và Ăngghen xây dựng chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 57)

- Những quan điểm về thực tiễn trong triết học trước Mác

2.1.3Sự chuyển biến hoàn toàn của Mác và Ăngghen từ lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn

dân chủ cách mạng sang lập trường chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn 1843 - 1844

Sau khi cưới Jen-ni (tháng 6-1843), đầu năm 1844, Mác chuyển đến sống tại Pa-ri. Ông cùng Ru-xơ xuất bản tờ “Niên giám Pháp – Đức”. Ở Pa-ri, Mác chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của phong trào công nhân Pháp và cùng với việc tiếp xúc với các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng, Mác đã thay đổi lập trường chính trị. Ông kết luận: sự giải phóng con người phải được thực hiện bằng một cuộc cách mạng triệt để. Lực lượng chủ yếu để thực hiện cuộc cách mạng này là giai cấp vô sản. Mặc dù lúc đó, Mác chưa dùng thuật ngữ đó, chưa xây dựng lý luận về chủ nghĩa cộng sản, nhưng tư tưởng của ông đã đi đến tư tưởng cộng sản.

Trong những bức thư gửi Ru-ghê đăng trong “Niên giám Pháp-Đức”, Mác đã tiến một bước về phía chủ nghĩa cộng sản khi tuyên bố khẩu hiệu đấu

tranh chống thế giới cũ, vì thế giới mới. Tháng 5 năm 1843, Mác viết: “Chính nhiệm vụ của chúng ta là ở chỗ vạch trần thế giới cũ và thực hiện một công tác tích cực để xây dựng thế giới mới”[18, tr.378].

Tháng 9 cùng năm, Mác đã viết rằng cần phải gắn sự phê phán lý luận với sự phê phán chính trị và cuộc đấu tranh thực tế. Bên cạnh đó, ông cũng phát biểu nhiều nhận xét có tính chất phê phán đối với chủ nghĩa xã hội không tưởng.

Đặc biệt sự biến chuyển lập trường chính trị và triết học của Mác thể hiện rõ qua tác phẩm “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hê-ghen – Lời nói đầu” (cuối năm 1843 – tháng 1 năm 1844).

Ông viết tác phẩm nhằm phê phán triết học pháp quyền của Hê-ghen, cũng chính là phê phán chủ nghĩa duy tâm triết học của Hê-ghen. Thực ra, trước đó, năm 1842, Phoi-ơ-bách đã viết một tác phẩm về vấn đề này. Mác viết tác phẩm để kế tục sự nghiệp của Phoi-ơ-bách, nhưng Mác viết chưa xong và sau khi ông mất mới được xuất bản.

Trong tác phẩm, lần đầu tiên, Mác nêu lên vấn đề sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản. Ông nhấn mạnh: “Khi tuyên bố sự giải thể của chế độ hiện hành thì giai cấp vô sản chỉ vạch ra cái bí mật của sự tồn tại của chính nó, vì nó chính là sự giải thể thực tế của chế độ đó. Khi đòi hỏi sự phủ định chế độ tư hữu, thì giai cấp vô sản chỉ nâng lên thành nguyên tắc xã hội cái mà xã hội đã nâng lên thành nguyên tắc cho nó, trong giai cấp vô sản, không có sự hỗ trợ của nó, như là kết quả tiêu cực của xã hội”[16, tr. 428].

Đó là một sự phát triển vĩ đại, là điểm trung tâm của lý luận mới – lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học. Trong tác phẩm đó, lần đầu tiên Mác đã trình bày tư tưởng về sứ mệnh xã hội chủ nghĩa của giai cấp vô sản. Tư tưởng đó phản ánh quá trình lịch sử khách quan của những mối quan hệ xã hội trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Mác đã phát hiện ra quy luật của xã hội.

Trong “Lời nói đầu” của tác phẩm “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hê-ghen”, Mác không chỉ nêu lên vấn đề sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản, mà còn chỉ ra những điều kiện mà nhờ đó nó có thể thủ tiêu chế độ nô lệ tư bản chủ nghĩa và đặt cơ sở cho những mối quan hệ xã hội mới. Đây là tác phẩm có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc ông chuyển sang lập

trường của chủ nghĩa cộng sản khoa học. Tháng 1 năm 1859, Mác nhận xét: “tác phẩm thứ nhất mà tôi viết để giải quyết những thắc mắc đã ám ảnh tôi là sự phân tích một cách có phê phán triết học pháp quyền của Hê-ghen; lời nói đầu của tác phẩm này đã được đăng trên tờ “Niêm giám Pháp-Đức” năm 1844, xuất bản tại Pa-ri. Kết quả những cuộc nghiên cứu của tôi là: không thể xuất phát từ bản thân những quan hệ pháp luật và những hình thái nhà nước, hay từ cái gọi là sự phát triển chung của tinh thần con người để hiểu những quan hệ đó cũng như những hình thái đó, trái lại, những quan hệ và hình thái đó bắt nguồn từ trong những điều kiện sinh hoạt vật chất… và kết cấu của xã hội công dân thì cần phải tìm ở kinh tế chính trị học”[27, tr. 6].

Mác đã rút ra kết luận đó trên cơ sở hoạt động thực tiễn của ông ở báo “Sông Ranh” cũng như trên cơ sở ông nghiên cứu kinh tế chính trị học, lịch sử chính trị - xã hội và triết học.

Cũng trong thời gian Mác công tác tại tờ “Niên giám Pháp-Đức”, Ăngghen đã gửi đăng hai tác phẩm từ Man-chét-sto đến. Như Lênin đánh giá: với những tác phẩm này, đã bắt đầu cho tình bạn chiến đấu cao cả, hai tư tưởng lớn gặp nhau.

Đầu tiên là tác phẩm “Lược thảo phê phán khoa kinh tế chính trị học” của Ăngghen. Trong đó, Ăngghen đã phân tích một cách sâu sắc các phạm trù của kinh tế chính trị học như giá trị, giá cả, tư bản, tiền công, địa tô v.v.. Khi giải thích một cách biện chứng những mối quan hệ kinh tế, Ăngghen đã vạch ra nội dung có tính chất lịch sử và tương đối của những phạm trù đó dưới chế độ tư bản chủ nghĩa. Ông coi sự vận động của những phạm trù đó là sự biểu hiện trừu tượng của sự phát triển những mối quan hệ xã hội tư bản chủ nghĩa.

Có thể nói, tác phẩm này của Ăngghen là tác phẩm đầu tiên về kinh tế chính trị học, trong đó những vấn đề căn bản của lý luận kinh tế được đặt ra một cách sâu sắc. Mác gọi “Đại cương” của Ăngghen là “bức phác họa thiên tài”. Tác phẩm có ý nghĩa quan trọng trong việc chuẩn bị và phát triển lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học. Lênin nhấn mạnh rằng trong “Đại cương phê phán về kinh tế chính trị học”, đứng trên quan điểm của chủ nghĩa xã hội, Ăngghen

đã xem xét những hiện tượng cơ bản của chế độ kinh tế hiện tại như là hậu quả tất yếu của sự thống trị của chế độ tư hữu.

Còn trong bài “Tình cảnh nước Anh”, Ăngghen đứng trên lập trường vô sản mà bóc trần tính chất vô căn cứ về mặt khoa học và tính chất phản động về mặt chính trị của các nhà tư tưởng của giai cấp quý tộc Anh. Ăngghen nhấn mạnh vai trò lịch sử hết sức to lớn của phong trào giải phóng của quần chúng nhân dân và của giai cấp vô sản.

Như vậy, thời kỳ gắn với việc công bố “Niên giám Pháp-Đức” là thời kỳ quyết định Mác và Ăngghen chuyển sang lập trường của chủ nghĩa cộng sản. Trong thời kỳ đó, hai ông đã lên tiếng thay mặt giai cấp vô sản và tuyên bố chủ nghĩa cộng sản là sự nghiệp lịch sử của giai cấp vô sản.

Mặc dù không phụ thuộc vào nhau và bằng những con đường khác nhau, Mác và Ăngghen đã đều đi đến chủ nghĩa xã hội khoa học. Đến khi gặp nhau tại Pa-ri năm 1844, hai ông cho rằng xét về mặt tất yếu lịch sử thì xã hội cộng sản sẽ đi đến thay thế xã hội tư bản hiện đại. Sự thay thế đó sẽ được thực hiện bằng cách mạng. Giai cấp vô sản phải trở thành động lực cải tạo xã hội.

Một phần của tài liệu Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong quá trình Mác và Ăngghen xây dựng chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 57)