Bước đầu hoạt động chính trị - xã hội của Mác và Ăngghen Bước đầu hoạt động chính trị - xã hội của Mác và Ăngghen diễn ra tại

Một phần của tài liệu Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong quá trình Mác và Ăngghen xây dựng chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 47 - 50)

7. Kết cấu của luận văn

2.1 Quá trình Mác và Ăngghen từng bước xây dựng và phát triển lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học theo nguyên tắc thống nhất giữa lý luận

2.1.1 Bước đầu hoạt động chính trị - xã hội của Mác và Ăngghen Bước đầu hoạt động chính trị - xã hội của Mác và Ăngghen diễn ra tại

tỉnh Rê-na-ni, miền nam Đức, nơi chôn rau, cắt rốn của hai ông. Rê-na-ni là một tỉnh phát triển nhất ở Đức trong những năm đầu thế kỷ XIX. Trước 1815 thuộc Pháp, mãi sau khi Na-pô-lê-ông thất bại mới sát nhập về nước Phổ. Do đó, đời sống kinh tế - xã hội tại đây chịu ảnh hưởng của cách mạng tư sản, tự do tư sản biểu hiện mạnh mẽ tinh thần cách mạng của giai cấp tư sản, cũng như tinh thần dân chủ cách mạng chống phong kiến bảo hoàng. Đây là điểm xuất phát về lập trường chính trị - xã hội của Mác và Ăngghen.

Ngay từ khi còn học tại đại học luật ở Bon, Mác đã thể hiện chí hướng khoa học và ý thức chính trị của mình. Ông say mê nghiên cứu lịch sử và triết học. Ông từng nói: không có triết học thì tôi không thể tiến lên phía trước được. Nghiên cứu triết học với tinh thần say mê, song Mác luôn thể hiện sự suy luận và tinh thần phê phán sâu sắc.

Nghiên cứu triết học Kant, Se-linh, Mác đã nhận thấy sự đối lập trừu tượng giữa cái phải có và cái hiện có trong tư tưởng triết học của họ. Theo quan điểm của Mác, cái phải có không phải là yêu cầu chủ quan của ý thức thuần túy tiên nghiệm, không có nội dung hiện thực nào cả. Ông quan niệm cái phải có là sản phẩm của sự phát triển. Do đó, trong nghiên cứu triết học ông cố gắng tìm ra tư tưởng trong bản thân hiện thực.

Mác cũng bắt đầu có ý thức phê phán đối với triết học Hê-ghen. Trong thư gửi cha của mình, Mác viết ông không thích cái âm điệu dã man kỳ quái của triết học Hê-ghen, nghĩa là không thích tính chất suy luận, tự biện của nó.

Đối với Mác, việc nghiên cứu triết học không có mục đích tự thân mà nó là phương tiện để giải quyết những vấn đề của thực tiễn.

Quan điểm chớnh trị của Mỏc ngày càng rừ nột trong bỳt ký triết học của ông về lịch sử triết học cổ đại và luận án tiến sĩ : “Về sự khác nhau giữa triết học tự nhiên của Đê-mô-crit và triết học tự nhiên của Ê-pê-quya”. Trong những công trình đó ông nghiên cứu không chỉ là nhu cầu học thuật mà để giải quyết vấn đề làm ông băn khoăn là: triết học phải gắn với hoạt động thực tiễn, vấn đề vai trò của triết học trong sự phát triển xã hội, trong việc thực hiện công cuộc cải tạo xã hội.

Mác đánh giá cao Ê-pê-quya như một nhà khai sáng vĩ đại thời cổ đại, một người đem triết học giải phóng tinh thần cho con người. Ông phê phán thái độ miệt thị đối với Ê-pê-quya trong triết học duy tâm – họ coi triết học Ê- pê-quya chỉ là sự giải thích phổ thông hóa triết học của Đê-mô-crit. Trong khi so sánh hai trường phái triết học đó, Mác đã chỉ ra rằng : Ê-pê-quya đã làm phong phú thêm học thuyết đó bằng cách chỉ ra nguyên tử có khả năng vận động độc lập, tự do bởi những nguyên nhân bên trong quyết định. Nhưng Mác cũng phê phán Ê-pê-quya coi tự do là không đấu tranh, không hành động.

Mác cho rằng, không thể có tự do dưới hình thức nguyên tử riêng biệt, duy nhất tồn tại độc lập với hiện thực xung quanh. Mác nhấn mạnh, chỉ có trong lĩnh vực xã hội, quan hệ giữa người với người mới có tự do, tự do chỉ có thể đạt được khi con người cộng tác với nhau trên sự phát triển toàn diện tinh thần chủ động của họ.

Là người theo phái Hê-ghen trẻ - trường phái coi “tự ý thức” là sự sáng tạo cao nhất, nhưng Mác khác với phái Hê-ghen trẻ ở khuynh hướng dân chủ cách mạng. Ông tìm cách làm cho triết học phục tùng cuộc đấu tranh chính trị, chống chế độ chuyên chế Đức. Mác coi triết học là sự chuẩn bị về tư tưởng cho cách mạng về chính trị. Ông yêu cầu biến triết học thành công cụ đấu tranh. Do đó, ông đặt cơ sở cho việc giải thích phép biện chứng của Hê- ghen trên tinh thần cách mạng.

Mặc dù trong luận án tiến sĩ, Mác vẫn đứng trên quan điểm duy tâm, theo học thuyết của Hê-ghen. Ông viết: chủ nghĩa duy tâm không phải là ảo

tưởng, mà là chân lý. Song cũng đã xuất hiện sự đối lập giữa Mác với học thuyết của Hê-ghen và phái Hê-ghen trẻ. Theo Mác, việc điều hòa tự ý thức với tồn tại theo lối của Hê-ghen và sự đối lập giữa lý tính với hiện thực theo lối của phái Hê-ghen trẻ là những quan niệm một chiều, chỉ dẫn tới chỗ ca ngợi cái đang tồn tại hoặc thoát ly hiện thực có thật. Đối với Mác, giữa ý thức và hiện thực có sự thống nhất nhưng trải qua những giai đoạn khác nhau: sự hài hòa được thay thế bằng xung đột, sự xung đột này không thể giải quyết được bằng con đường phê phán. Cách giải quyết bằng thực tiễn, bằng cách mạng lại xác lập trở lại sự hài hòa giữa ý thức và hiện thực trong thời gian nhất định.

Thời kỳ này Ăngghen cũng bắt đầu hoạt động chính trị và khoa học, song thế giới quan cách mạng của ông hình thành độc lập với Mác.

Khi còn làm thư ký cho hãng buôn, ông thể hiện tinh thần dân chủ cách mạng, khao khát tự do. Ăngghen hân hoan chào đón tiếng sấm cách mạng tháng Bảy, coi đó là biểu hiện đẹp đẽ nhất cho ý chí của nhân dân. Ông tán thành cương lĩnh của hội “Nước Đức trẻ tuổi”. Ông tuyên bố: con người sinh ra tự do, con người phải được tự do. Ông tin tưởng vào tính tất yếu của cuộc cải tạo cách mạng đối với đời sống xã hội do bản thân nhân dân thực hiện.

Năm 1839, trong thư gửi Gơ-re-be (anh trai của mình), Ăngghen phê phán một cách duy lý đối với tôn giáo, nhưng hy vọng vẫn duy trì tín ngưỡng tôn giáo. Mãi đến một năm sau đó, khi Ăngghen trở thành người vô thần ông mới ý thức được tôn giáo là kẻ bảo vệ cho sự bất công trong xã hội ấy. Đối với Ăngghen việc chuyển sang chủ nghĩa vô thần làm tăng thêm ý chí quyết tâm chống lại tất cả những gì áp bức và nô dịch cá nhân con người.

Ông theo lập trường dân chủ cách mạng, song vẫn chưa nhận ra được bản chất, vai trò của giai cấp công nhân.

Năm 1841, Ăngghen gia nhập phái Hê-ghen trẻ, nghiên cứu triết học Hê- ghen. Song ông luôn nhấn mạnh sự cần thiết phải vượt qua triết học này để đi tới một thế giới quan cách mạng đúng đắn, gắn liền với cuộc đấu tranh thực tiễn của nhân dân. Khi nghiên cứu triết học của Hê-ghen, ông phát hiện: ở Hê- ghen nguyên lý bao giờ cũng mang dấu vết của sự độc lập, tự do tư tưởng,

còn kết luận - không ai phủ nhận được điều đó – thì thường là dè dặt, thậm chí là không có tính chất tự do. Nhưng lúc này Ăngghen chưa đặt ra nhiệm vụ khắc phục mâu thuẫn đó. Mặt khác, ông còn coi triết học Phoi-ơ-bách là sự phát triển triệt để hơn những nguyên lý triết học Hê-ghen. Mặc dù vậy, ông chưa thấy sự đối lập về nguyên tắc giữa triết học duy vật của Phoi-ơ-bách với triết học duy tâm của Hê-ghen.

Như vậy, bước đầu hoạt động chính trị, xã hội và khoa học, cả Mác và Ăngghen đều thể hiện lập trường dân chủ cách mạng, ủng hộ cuộc đấu tranh chống phong kiến và phê phán chủ nghĩa tự do tư sản. Trong khi gia nhập phái Hê-ghen trẻ và đứng trên lập trường duy tâm, hai ông thể hiện sự đối lập về quan điểm với Hê-ghen và Phái Hê-ghen trẻ trên những vấn đề chính trị và triết học quan trọng.

2.1.2 Bước chuyển từ lập trường dân chủ cách mạng sang lập

Một phần của tài liệu Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong quá trình Mác và Ăngghen xây dựng chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)