Tình hình thực hiện

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam sang Châu Phi (Trang 29)

Tại thời điểm hiện tại, Việt Nam có 642 dự án đầu tư tại 58 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đăng ký đạt trên trên 10 tỷ USD. Riêng đầu tư sang Châu Phi hiện có 16 dự án tại 9 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 780.323 triệu USD. Trong đó, đứng đầu về tiếp nhận FDI của Việt

Nam là An-giê-ri, với 01 dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí có tổng vốn 562 triệu USD; tiếp đến là Madagascar có 1 dự án trong lĩnh vực dầu khí với tổng vốn đầu tư 117.3 triệu USD; Cameroon có 2 dự án với tổng vốn đầu tư 42.7 triệu USD; Tuy-ni-di có 1 dự án với tổng vốn đầu tư 33.2 triệu USD; Công-gô có 1 dự án với tổng vốn đầu tư 15.3 triệu USD; Angola có 6 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 5.3 triệu USD; và Nam Phi 2 dự án với tổng vốn đầu tư gần 1.7 triệu USD. Ngoài ra, mới đây nhất cuối năm 2011, có hai dự án tại Tanzania và Ghana với tổng số vốn đăng ký lên đến 7.3 triệu USD, 2 dự án này tập trung chủ yếu vào ngành dịch vụ tài chính ngân hàng và công nghiệp chế tạo.

Trong nhiều năm qua, có rất nhiều đoàn doanh nghiệp Việt Nam thuộc nhiều thành phần kinh tế đến một số quốc gia như Ai Cập, Nam Phi... để tìm hiểu thị trường, khách hàng và môi trường đầu tư nơi đây cho các dự án thương mại và dịch vụ. Hiện tại, những dự án trên chỉ mới đi vào hoạt động, vốn thực hiện lũy kế chưa cao, dự án thăm dò và khai thác dầu khí tại An-giê-ri đạt 1/3 số vốn đăng ký là 203 triệu USD và dự án khai thác dầu khí tại Công-gô có số vốn thực hiện 14.74 triệu chiếm 90% số vốn đăng ký. Ngoài ra còn có dự án công nghiệp chế tạo tại Nam Phi mới đi vào hoạt động được 7 năm, với số vốn thực hiện đạt trên 50% so với vốn đăng ký ban đầu.

Bảng 04: Tổng hợp các dự án đầu tư tại Châu Phi của Việt Nam giai đoạn 1989-2011 Ngày cấp Địa bàn đầu tư (quốc gia) Vốn dự án (USD) Vốn VN (USD) Thời hạn hoạt động(năm) Vốn đã thực hiện lũy kế (USD) 21/11/2002 Angiêri 562.400 224.960.000 32 202.930.000 15/08/2005 Nam Phi 950.000 950.000 20 550.000 03/08/2006 Angola 972.960 972.960 50 03/08/2006 Angola 575.981 575.981 50 03/08/2006 Angola 983.446 983.446 50 18/06/2007 Angola 900.000 900.000 20 09/10/2007 Madagasca r 117.360.000 117.360.000 33 1.490.000 09/04/2008 Angola 300.000 300.000 30 300.000 21/08/2008 Cameroon 41.880.000 10.470.000 1 26/09/2008 Cameroon 905.714 443.800 50 17/12/2008 Tuynidi 33.270.000 33.270.000 3 14,710,000 29/07/2009 Công gô 15.310.000 15.310.000 0 14,740,000 23/03/2010 Angola 1.600.000 800.000 10 0 10/05/2011 Nam Phi 715.000 715.000 50 04/10/2011 Tanzania 300.000 300.000 15 05/11/2011 Ghana 1.900.000 7.000.000 30

Hoạt động ĐTRNN của Việt Nam đã được thực hiện từ đầu những năm 90, tại Châu Phi, từ năm 1996, Việt Nam đã thành công trong các dự án nông nghiệp tại Châu Phi thông qua sự hỗ trợ của tổ chức lương thực Liên Hợp Quốc (FAO), trong đó FAO cung cấp thiết bị, máy móc nông nghiệp còn Việt Nam cử các chuyên gia và nhân viên kỹ thuật sang các quốc gia Châu Phi thực hiện các chương trình trồng cây lương thực, nhất là trồng lúa. Đồng thời, Việt Nam cũng tham gia vào các dự án của FAO trong hoạt động xây dựng hệ thống thủy lợi, tưới tiêu cho các khu nông nghiệp, khai thác nước ngọt... Những chương trình hợp tác ngày một nhiều, các dự án đem lại những thành công đáng kể, thể hiện ở những dự án trồng lúa, rau, hoa màu đều có năng suất tăng, góp phần đẩy lùi nạn đói tại một số quốc gia như Senegal, Madagasca, Su-đăng... Việc thành công của các dự án nông nghiệp trên không chỉ nâng cao uy tín cho Việt Nam tại Châu Phi mà còn được xem như là nền tảng cho mối quan hệ hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Châu Phi trong tương lai. Từ bảng trên chúng ta có thể thấy các dự án có vốn đầu tư của Việt Nam chỉ mới thực sự đi vào hoạt động từ năm 2002, thời gian hoạt động của các dự án này tương đối lâu dài, vốn đầu tư lớn và chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm về khả năng thu hồi vốn cũng như lợi nhuận tại châu lục tiềm năng này.

So với con số 642 dự án và tổng số vốn đăng ký hơn 25 tỷ USD, thì 16 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 780 triệu USD tại Châu Phi là con số rất nhỏ. Tuy nhiên, với những điều kiện, tiềm năng và nhu cầu hợp tác giữa hai bên, trong tương lai, con số này chắc chắn sẽ tăng lên hơn nữa.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam sang Châu Phi (Trang 29)