Tình hình đầu tư sang Châu phi theo ngành

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam sang Châu Phi (Trang 32)

Dù có khá ít dự án đầu tư tại Châu Phi nhưng xét trên phương diện ngành nghề đầu tư, các dự án của Việt Nam cũng đa dạng và mang tính chuyên sâu cao. Những ngành mà Việt Nam thực hiện đầu tư đều phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của Châu Phi.

2.3.2.1. Nông nghiệp

Mặc dù chưa có một dự án nào có vốn đầu tư của Việt Nam nhưng thời gian qua, hợp tác về nông nghiệp với các quốc gia châu Phi đã có bước phát triển mới. Nhiều quốc gia châu Phi rất quan tâm học hỏi kinh nghiệm phát triển nông nghiệp của Việt Nam. Chuyên gia và kỹ thuật viên nông nghiệp – thuỷ sản của Việt Nam đã tham gia trong các dự án hợp tác Nam – Nam giúp đảm bảo an ninh lương thực tại 10 quốc gia châu Phi với sự hỗ trợ của (FAO) hoặc với sự giúp đỡ của một nước thứ ba từ năm 1996 đến nay, được cộng đồng quốc tế và bản thân các quốc gia châu Phi đánh giá cao. Tuy nhiên, quan hệ hợp tác về nông nghiệp giữa ta và khu vực này chủ yếu dừng lại ở thương mại nông sản,

trao đổi các đoàn chuyên gia, thực hiện một số đề tài nghiên cứu khoa học, tổ chức các đợt tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật ở mức độ khiêm tốn, chưa phát huy được tiềm năng các bên liên quan.

Cùng với các dự án nông nghiệp khác, các chuyên gia Việt Nam đã đưa những dự án chăn nuôi gia cầm với cách chăn nuôi đơn giản, phù hợp với điều kiện khắc nghiệt của các nước Châu Phi. Bên cạnh đó, chính phủ Việt Nam cũng hỗ trợ việc áp dụng nghiên cứu và áp dụng các hình thức chăn nuôi gia súc, cây trồng, chế biến và bảo quản sản phẩm nhằm đảm bảo an ninh lương thực cho các quốc gia Châu Phi. Hiện tại, những dự án nông nghiệp tại Châu Phi đều có sự giúp đỡ của bên thứ ba, hoặc do sự điều hành của chính phủ Việt Nam, chưa có sự tham gia của các thành phần kinh tế khác như doanh nghiệp đầu tư vốn và công nghệ nên phạm vi hợp tác còn nhiều hạn chế. Ngày13/12/2011,Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 70/2011/QĐ-TTg ban hành Quy định về một số cơ chế, chính sách hợp tác nông nghiệp với các nước Châu Phi giai đoạn 2012- 2020 trong đó có quy định về hoạt động đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam vào Châu Phi trong lĩnh vực này.

2.3.2.2. Công nghiệp

Trong lĩnh vực công nghiệp, việc đầu tư của Việt Nam chiếm đa số các dự án vào Châu Phi, chủ yếu là công nghiệp chế tạo và công nghiệp khai khoáng. Theo số liệu nghiên cứu, trong số 16 dự án của Việt Nam có 7 dự án là công nghiệp chế tạo, chế biến và 8 dự án là khai khoáng, khai thác gỗ và thăm dò tìm kiếm dầu khí. Những dự án này có vốn đầu tư lớn, vừa tận dụng được tiềm năng tự nhiên dồi dào của Châu Phi, vừa giải quyết những khó khăn kinh tế, đem lại lợi ích cho cả 2 phía.

Về lĩnh vực khai khoáng, Châu Phi được biết đến như là một châu lục giàu có về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là các loại khoáng sản quý như dầu mỏ, vàng, kim cương… Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế chậm phát triển như hiện nay, Châu Phi chưa có khả năng khai thác triệt để và phần lớn là giao thương dưới dạng thô, giá trị chưa cao. Nắm bắt được đặc điểm đó, các nhà đầu tư Việt Nam đã thực hiện các dự án thăm dò, khai thác, thẩm lượng dầu khí tại một số nước và khai thác vàng, đá granite. Một phần là đem lại lợi nhuận cho chủ đầu tư, mặt khác, vừa hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm, điều kiện làm việc cho các nước này.

Bên cạnh đó, có một vài dự án sản xuất xe máy, xe đạp và hàng tiêu dùng, đây là một trong số những ngành đang được ưa chuộng tại đây. Với một khu vực

chưa có tiềm lực tài chính và đông dân như Châu Phi, nhu cầu sử dụng các sản phẩm tiêu dùng cao, cơ sở vật chất, hạ tầng chưa phát triển thì những sản phẩm được ưu tiên trước mắt phải là những mặt hàng đem lại giá trị sử dụng nhanh chóng, chất lượng và giá cả phải phù hợp. Đây là lựa chọn chiến lược không chỉ là của nhà đầu tư Việt Nam mà còn của tất cả các nhà đầu tư trên thế giới đối với khu vực mang nhiều lợi thế như Châu Phi.

Bảng 05 : ĐTRNN của Việt Nam sang Châu Phi trong lĩnh vực công nghiệp

STT Ngày cấp Địa bàn đầu tư Lĩnh vực đầu tư 1 21/11/2002 Angieri Thăm dò dầu khí

2 15/08/2005 Nam phi Khai thác, sơ chế gỗ và kinh doanh siêu thị 3 03/08/2006 Angola Sản xuát xe gắn máy, xe đạp

4 03/08/2006 Angola Sản xuất hàng may mặc

5 03/08/2006 Angola Sản xuất hàng điện tử, điện lạnh

6 18/06/2007 Angola Sản xuất nước đóng chai, bình lọc nước. 7 09/10/2007 Madagascar Thăm dò khai thác dầu khí

8 09/04/2008 Angola Sản xuất xe máy

9 21/08/2008 Cameroon Thăm dò khai thác dầu khí 10 26/09/2008 Cameroon Khai thác chế biến vàng, đá quí 11 17/12/2008 Tuynidi Thăm dò tìm kiếm dầu khí 12 29/07/2009 Cônggô Thăm dò, thẩm lượng dầu thô 13 23/03/2010 Angola Sản xuất tấm lợp

14 04/10/2011 Tazania Cung cấp thiết bị khai thác vàng 15 05/11/2011 Ghana Khai thác mỏ đá granite

Là hai trong số những lĩnh vực công nghiệp thế mạnh mà Việt Nam hiện nay tâp trung đầu tư ra nước ngoài. Công nghiệp chế tạo, chế biến và khai khoáng đang trở thành lợi thế của Việt Nam tại Châu Phi.

2.3.2.3. Dịch vụ và các ngành giải trí

Trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, một phần vì tiềm lực ngành này tại Việt Nam cũng như tại các nước Châu Phi còn rất yếu, cả hai bên đều phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn bên ngoài, nên hợp tác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng chưa có. Hiện nay chỉ có ngân hàng Vietcombank và ngân hàng công thương Việt Nam có quan hệ đại lý với một số ngân hàng ở Ai Cập, Nam Phi, Sudan… Những giao dịch và qui mô giao dịch chưa lớn. Đây cũng là một trở ngại lớn cho các nhà đầu tư Việt Nam khi thực hiện đầu tư tại đây. Bởi lẽ, muốn thực hiện các hoạt động kinh tế quốc tế, thì tiền tệ và lưu thông tiền tệ là một lĩnh vực quan trọng. Hơn nữa, khoảng cách xa xôi về địa lý cũng làm cản trở những hoạt động như thanh toán các khoản phải trả cho thương mại, thu hồi vốn đầu tư, lợi nhuận…

Du lịch, dịch vụ giải trí hiện nay mới chỉ có một dự án đầu tư khu du lịch sinh thái, trồng cây xanh và cây ăn quả tại Nam Phi đầu năm 2011. Đây cũng là một tín hiệu tốt trong lĩnh vực này bởi Việt Nam hiện nay mới chỉ có 4 dự án đầu tư dịch vụ giải trí tại nước ngoài. Trong tương lai, chúng ta kỳ vọng sẽ có nhiều dự án hơn nữa trong lĩnh vực này bởi lẽ, cả Việt Nam và Châu Phi đều có những thế mạnh đặc biệt trong du lịch và các hoạt động giải trí.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam sang Châu Phi (Trang 32)