1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam.DOC

28 1,7K 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 220 KB

Nội dung

Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam

Trang 1

II.THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM: 6

1.Những thành tựu ngành sản xuất, chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam đã giànhđược trong những năm gần đây: 62 Những thuận lợi với ngành chế biến, xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam: 83 Những khó khăn mà ngành sản xuất, chế biến gỗ của Việt Nam đang phải đốimặt: 10

III GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÁCSẢN PHẨM ĐỒ GỖ CỦA VIỆT NAM: 16

1 Phát triển nguồn nguyên liệu, khai thác bền vững tài nguyên rừng: 162 Nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp trong công tác xúc tíến thương mại,quảng bá, xây dựng thương hiệu gỗ Việt Nam trên thị trường quốc tế: 173 Doanh nghiệp cần tìm cách nắm bắt kịp thời các thông tin cần thiết, tìm hiểu kỹđặc điểm, nhu cầu, xu hướng của từng thị trường, từ đó mà có các chiến lược pháttriển cho phù hợp: 194 Mở rộng liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư trong và ngoài nước nhằm xoá bỏlối làm ăn tiểu nông nhỏ lẻ: 225 Tăng cường đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suấtlao động và chất lượng sản phẩm: 226 Đẩy mạnh cải tiến công tác thiết kế sản phẩm, tạo cho sản phẩm sự khác biệtmang lại lợi thế cạnh tranh: 22

KẾT LUẬN 24DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Việt Nam vốn là đất nước có nhiều làng nghề truyền thống được hình thành

và phát triển từ nhiều đồ nay Trải qua hàng trăm hàng ngàn năm, có rất nhiềunghề và làng nghề đã tồn tại và phát triển như một phần không thể tách rời lịchsử dân tộc Như là làng nghề dệt vải, làm gốm sứ, đúc đồng, dệt chiếu, dệt thổcẩm Trong đó chúng ta không thể không kể đến nghề làm đồ gỗ truyền thốngđã gắn bó với cuộc sống của bao thế hệ người dân Việt Nam từ thuở cha ông tadựng nước đến nay Những sản phẩm của nghề này không chỉ đáp ứng nhu cầuhàng ngày mà còn là những sản phẩm văn hóa phục vụ cho đời sống tinh thầncủa người dân Việt.

Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, ngành nghềtruyền thống này đã phát triển thành ngành công nghiệp sản xuất và chế biến gỗ.Sản phẩm của ngành là mặt hàng xuất khẩu mang nhiều nét đặc trưng độc đáocủa nền văn hóa dân tộc, do vậy nó cũng là thông điệp giới thiệu cho bạn bèquốc tế về đất nước, cảnh quan thiên nhiên và con người Việt Nam Bên cạnhđó, các sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam còn đem lại giá trị ngoại tệ rấtlớn Chính bởi những lợi ích kinh tế – xã hội lâu dài và tiềm năng phát triển củachúng mà hiện nay nhà nước đang có nhiều biện pháp và chính sách để khuyếnkhích ngành chế biến sản xuất gỗ xuất khẩu phát triển.

Trong đề án này tôi xin được đề cập đến ba vấn đề lớn là: tổng quan vềngành gỗ Việt Nam, thực trạng của ngành sản xuất chế biến gỗ xuất khẩu và cácgiải pháp để đẩy mạnh ngành nghề này.

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện, do còn nhiều sai sót và kiến thứccòn hạn hẹp nên không tránh khỏi những sai sót Rất mong sự góp ý của thầy côvà các bạn.

Tôi xin cảm ơn thầy Nguyễn Đình Trung đã trực tiếp hướng dẫn tôi thựchiện đề tài này.

I.TỔNG QUAN VỀ NGÀNH GỖ VIỆT NAM:

Trang 3

Từ thế kỷ XI dưới thời nhà Lý việc xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ cùng vớinhững mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác đã được thực hiện Qua 11 thế kỷ cácphường thợ, làng nghề truyền thống đã trải qua nhiều bước thăng trầm, một sốlàng nghề bị suy vong nhưng bên cạnh đó cũng có một số làng nghề mới xuấthiện và phát triển Hiện nay, chúng ta có khoảng hai trăm làng nghề làm đồ gỗtrên mọi miền Tổ quốc Những làng nghề như:Vạn Điểm, Chàng Sơn, HữuBằng, Canh Đậu, Chuôn Ngọ (Hà Tây); Đồng Kỵ (Bắc Ninh); Vân Hà (ĐôngAnh, Hà Nội); Trực Ninh (Nam Định)… đã từ lâu trở nên quen thuộc với nhữngngười dân các tỉnh phía Bắc Còn ở phía Nam các làng nghề mộc nổi tiếng thuộcvề các tỉnh Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam (Kim Bồng), Đà Nẵng, Khánh Hoà,Đắc Lắc, Đồng Nai…

Thị trường xuất khẩu chủ yếu các sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam giai đoạn từtrước năm 1990 là khối các nước Đông Âu, Liên Xô theo những thoả thuận songphương Sau 1990, thị trường này suy giảm bởi những biến động chính trị Từsau năm 2000 thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, EU, Nhật Bản, Nga và nhiềunước ASEAN.

Sau sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thươngmại Thế giới (WTO), công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam càng thu hút sựquan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài, còn các nhà đầu tư trong nước thìmạnh dạn mở rộng sản xuất với quy mô lớn, nên hoạt động đầu tư trong lĩnh vựcsản xuất và chế biến gỗ xuất khẳu đang tăng rất mạnh Lực lượng doanh nghiệptrong ngành chế biến gỗ hiện nay có khoảng 1.800 doanh nghiệp, trong đó cótrên 300 doanh nghiệp đang sản xuất hàng xuất khẩu Cả nước có 3 cụm côngnhiệp chế biến gỗ là: Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương; Bình Định – TâyNguyên và Hà Nội – Bắc Ninh Riêng Bình Dương đang có 371 doanh nghiệpsản xuât và xuất khẩu sản phẩm gỗ, trong đó có 176 doanh nghiệp trong nước và195 doanh nghiệp có vốn FDI.

Trang 4

2 Vai trò và những lợi ích kinh tế – xã hội từ việc phát triển ngành sảnxuất , chế biến đồ gỗ xuất khẩu:

a) Giúp chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá:

Trong quá trình phát triển các làng nghề, hoạt động sản xuất, chế biến đồ gỗ

đã có vai trò tích cực góp phần tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệpvà dịch vụ, thu hẹp tỷ trọng nông nghiệp, chuyển lao động từ sản xuất nôngnghiệp có thu nhập thấp sang ngành nghề phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn.Lịch sử ra đời và phát triển của mặt hàng này đã làm thay đổi cơ cơ cấu kinh tếnông thôn của các làng nghề Sự tác động này đã tạo ra nền kinh tế đa dạng ởnông thôn không chỉ có ngành nông nghiệp thuần nhất, mà bên cạnh là cácngành thủ công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ, cùng tồn tại và phát triển Phát triển sản xuất đồ gỗ xuất khẩu là quá trình hình thành và phát triển cáccơ sở, các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ ở nông thôn ngoại thành Thông quaviệc làm tăng thêm số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vàquá trình tích tụ, tập trung sản xuất cũng như thông qua việc tích luỹ vốn của cáccơ sở đó hoặc qua sự liên kết giữa các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, sự pháttriển của ngành hàng này cho phép khai thác và sử dụng có hiệu quả các tiềmnăng, lợi thế hiện có trong nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngthôn theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịchvụ, giảm dần tỷ trọng của nông nghiệp trong cơ cấu giá trị sản lượng.

Xét trên góc độ phân công lao động xã hội thì các sản phẩm đồ gỗ đã tácđộng tích cực tới sản xuất nông nghiệp các làng nghề Nó có tác dụng trong việcchuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp, trong nông nghiệp hình thànhnhững khu vực nông nghiệp chuyên canh hoá, tạo ra năng suất lao động cao vànhiều sản phẩm hàng hoá Quá trình chuyển dịch này được thực hiện dưới tácđộng của sản xuất và nhu cầu thị trường.

b) Giúp giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân:

Theo thống kê, nước ta hiện nay có khoảng 170.000 lao động trong ngànhxuất khẩu đồ gỗ Ở rất nhiều làng nghề phát triển, thu nhập từ sản xuất hàng thủcông mỹ nghệ đã chiếm tới 70-80% tổng thu nhập người dân Tại làng ChàngSơn, Thạch Thất, Hà Tây tiền công trung bình một tháng của thợ phụ cũngkhoảng 700.000 - 800.000 đồng, với những người thợ trình độ tay nghề cao hơntiền công có thể xấp xỉ 2 triệu đồng một tháng Thu nhập từ làm đồ gỗ chiếmphần lớn trong tổng thu nhập của cả làng Hoạt động này không chỉ tạo ra mộtlượng lớn lao động mà còn giải quyết việc làm cho những lao động nông nghiệpnhàn rỗi sau vụ sản xuất Ở nhiều làng nghề, những người nông dân, trong

Trang 5

những vụ nông nhàn hoặc ngoài giờ ra đồng lại chính là những người thợ thủcông tài hoa.

d) Góp phần đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho đất nước và mở rộnggiao lưu hợp tác quốc tế, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế:

Sản phẩm đồ gỗ không chỉ là một mặt hàng chủ lực của Việt Nam mà chúng

còn có thể mang những yếu tố văn hoá đậm nét Điển hình là trên những sảnphẩm đồ gỗ mỹ nghệ tryền thống thường biểu đạt phong cảnh sinh hoạt, conngười, cảnh quan thiên nhiên, lễ hội truyền thống, quan niệm về tự nhiên…Những nét chấm phá nghệ thuật trên các sản phẩm chạm khắc gỗ, khảm trai…vói cánh cò bay, cành trúc uốn cong, mái đình, cây đa, con đò, bến nước, consông trải dài… đã thể hiện hình ảnh đất nước, con người và tâm hồn tình cảmViệt Nam, làm cho người nước ngoài thêm yêu mến dân tộc và đất nước ViệtNam.

3 Đặc điểm của ngành sản xuất và chế biến gỗ:

a) Đã hình thành và phát triển từ lâu đời ở nước ta:

b) Được sản xuất tập trung, tạo thành các làng nghề, phố nghề:

Sự ra đời của mặt hàng đồ gỗ truyền thống lúc đầu là để đáp ứng nhu cầutiêu dùng của từng gia đình, đồng thời giải quyết lao động dư thừa, nhàn rỗi giữacác mùa vụ Sau xuất hiện những gia đình chuyên làm nghề này để sản xuất sảnphẩm phục vụ nhu cầu của người dân trong làng Song đa phần các gia đình nàyvẫn tham gia sản xuất nông nghiệp ở một mức độ nào đó Hiện nay, Việt Nam

Trang 6

có khoảng 200 làng nghề làm đồ gỗ Do đặc điểm , điều kiện giao thông trướckia nên các làng nghề truyền thống thường gắn với các con sông để thuận tiệncho việc đi lại, vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm.

c) Có nhiều nghệ nhân tài hoa và đội ngũ thợ lành nghề:

Ở các làng nghề truyền thống thường có các nghệ nhân và đội ngũ thợ lànhnghề, có kỹ thuật tinh xảo làm hạt nhân để phát triển Mỗi làng thường có mộtông tổ nghề là người truyền dạy bí quyết, kỹ thuật nghề Phương thức dạy nghềchủ yếu là truyền nghề, kèm cặp của người thợ cả đối với những người thợ họcviệc.

d) Đã thay đổi nhiều về công nghệ sản xuất:

Công nghệ sản xuât trước kia chủ yếu mang tính chất thủ công, nhưng trongnhững năm gần đây do sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu trong nước , nhucầu xuất khẩu tăng cao nên các làng nghề, các cơ sở sản xuất đều được trang bịthêm máy móc, thiết bị Ví dụ như máy phay, máy xẻ, máy bào, mấy bắn đinh,máy phun sơn… Nhờ đó mà tăng năng suất, tăng sản lượng sản phẩm và hạđược giá thành sản xuất so với trước.

e) Sử dụng chủ yếu là nguyên liệu nhập từ nước ngoài:

Ngành sản xuất và chế biến gỗ nước ta mỗi năm phải nhập khẩu trên 80% gỗnguyên liệu từ nước ngoài, chiếm tới 37% trong giá thành sản phẩm Nguồnnguyên liệu gỗ ngày càng trở nên khan hiếm và đang tăng giá đang là một khókhăn rất lớn cho các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ.

f) Rất độc hại:

Trong quá trình sản xuất các sản phẩm từ gỗ phải tiến hành các công đoạn nhưxẻ gỗ, phay gỗ, bào gỗ… tạo ra rất nhiều các bụi gỗ mà vẫn được gọi là mùncưa, chúng rất nhỏ nên dễ dàng phát tán trong không khí Nếu như hít phải quánhiều thì rất độc hại cho cơ thể, có thể dẫn đến những bệnh như viêm phổi, suyhô hấp, viêm phế quản… Hay trong quá trình sơn sản phẩm, người ta thường sửdụng máy phun sơn nên sơn có thể bay vào trong không khí hoặc làm ô nhiễmnguồn nước Do vậy, nhà nước đang thực hiện bố trí, quy hoạch xây dựng cáckhu công nghiệp chế biến gỗ xa khu dân cư Các cơ sở sản xuất gỗ cần phảiquan tâm đến vấn đề bảo hộ an toàn sức khoẻ cho người lao động Tuy nhiênhầu hết ở các làng nghề người ta chưa hề quan tâm đến vấn đề này.

Trang 7

II.THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM:

1.Những thành tựu ngành sản xuất, chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam đãgiành được trong những năm gần đây:

Theo nhận định của Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, liên tục trong ngững

năm qua, nhóm hàng đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam luôn đứng trong nhóm hàngxuát khẩu có tốc độ tăng trưởng cao nhất,với mức tăng trưởng trung bình trên30% Các sản phẩm đồ gỗ đứng thứ 5 trong số các mặt hàng xuất khẩu nhiềunhất sau dầu thô, dệt may, giày dép và thuỷ sản Việt Nam đã qua mặt cảMalaisia, Thái Lan và Indonesia để trở thành nước xuất khẩu nhiều nhất về đồgỗ ở Đông Nam Á trong năm 2007.

Trang 8

Theo dự kiến, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sẽ đạt 3 tỷ USD năm2008, tăng 28,2% so với năm 2007 Riêng tỉnh Bình Dương trong năm 2007 kimngạch xuất khẩu gỗ đã đạt 1,7 tỷ USD Ngày 2/1/2008 tỉnh Bình Dương nhậnđược một dự án lớn của tập đoàn DongWha ( Hàn Quốc) trị giá 180 triệu USDvề đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gỗ tại tỉnh Sản phẩm đồ gỗ chế biến củatỉnh Bình Dương đang xuất khẩu trực tiếp sang thị trường của tất cả các khu vựctrên thế giới, trong đó châu Á chiếm hơn 50% sản lượng, tiếp đó là Bắc Mỹ,châu Âu.

Bộ Công Thương đã đưa ra chiến lược phát triển cho mặt hàng này trongnhững năm tới, trong đó bao gồm các giải pháp để thực hiện mục tiêu đạt 7 tỷUSD kim ngạch xuất khẩu gỗ vào năm 2010 Mục tiêu này là hoàn toàn có thểthực hiện được, vì nhu cầu sử dụng đồ gỗ trên thế giới được đánh giá là đangtiếp tục tăng cao, trong khi đồ gỗ Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 0,78% tổngthị phần thế giới, nên cơ hội xuất khẩu là rất lớn

Sản phẩm gỗ của Việt Nam là một mặt hàng có thị trường xuất khẩu khá đadạng, nó không bị phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường nhất định, và đangngày càng khẳng định chỗ đứng của mình tại 120 thị trường trên toàn thế giới.Nhật Bản, EU và Mỹ là những thị trường dẫn đầu mức tiêu thụ sản phẩm gỗViệt Nam Ba thị trường này chiếm hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ củaViệt Nam, trong đó EU chiếm xấp xỉ 28%, Nhật Bản chiếm 24% Thị trườngMỹ tuy chỉ chiếm hơn 20%, nhưng lại giữ ở ngôi vị hàng đầu về mức tăngtrưởng nhập khẩu đồ gỗ Việt Nam những năm gần đây.

 Với thị trường Mỹ, theo số liệu thống kê của uỷ ban Thương mại quốc tếHoa Kỳ, sản phẩm gỗ và đồ nội thất xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ tăngtừ 16 triệu USD năm 2001 lên 902,5 triệu USD năm 2006 ( tăng 56 lần );3 tháng đầu năm 2007 đạt 277,7 triệu USD ( 3 tháng đầu năm 2006 đạt186,9 triệu USD ) Đồ gỗ Việt Nam đfứng thứ 5 trong top 10 các quốc giaxất khẩu đồ gỗ sang Mỹ, sau Trung Quốc ( chiếm 49% thị phần đồ gỗ tạiMỹ), Canada (15%), Mehico (14%), Italia (3%), Việt Nam (2%)… Hiệncác nhà nhập khẩu Mỹ không muốn lệ thuộc vào một thị trường cung cấplớn là Trung Quốc Họ muốn tìm thêm nguồn hàng từ các nước khác vàhọ tìm đến Việt Nam như một địa chỉ cung cấp đồ gỗ đáng tin cậy ở ChâuÁ Với thị trường Mỹ, đồ gỗ Việt Nam được đánh giá là có chất lượng,kiếu dáng sáng tạo, giá cả khá cạnh tranh, vì thế tạo độ tín nhiệm cao vớitiêu dùng Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu hàng gỗ chế biến của Việt Namsang mỹ còn chưa cao so với các nước khác nên chưa có nguy cơ bị kiệnphá giá Việc xúc tiến quảng bá các mặt hàng gỗ tại thị trường Mỹ nhữngnăm qua cũng đã phát huy tác dụng, nhất là việc tham gia các hội chợtriển lãm hàng gỗ nội thất và đồ gỗ danh tiếng ở Mỹ của các doanh nghiệp

Trang 9

Việt Nam, Vì thế làm gia tăng hiểu biết về sản phẩm gỗ đối với các nhànhập khẩu Mỹ Uy tín của Việt Nam được nâng cao nhờ tư cách là thànhviên WTO và nhà nước Việt Nam đang có các cơ chế ngày càng thôngthoáng.

 Với thị trường Nhật Bản, Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng đồ gỗ khá đadạng, phong phú, bao gồm đồ gỗ nội thất, đồ gỗ công nghiệp, ván sàn,khung tranh, hòm, hộp, đồ gỗ trang trí… Việt Nam đứng thứ 2, sau TrungQuốc về xuất khẩu mặt hàng này vào Nhật Bản Đồ gỗ Việt Nam xuấtkhẩu sang Nhật Bản đạt tốc độ tăng trưởng khá Năm 2004: đạt 180 triệuUSD; năm 2005: 240 triệu USD; năm 2006: 286 triệu USD; 9 tháng đầunăm 2997 đạt 228 triệu USD, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2006  Với thị trường EU, đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam hiện được hưởng thuế

GSP với mức thuế suất chủ yếu là 0% (một số mã hàng chịu thuế 2,1%)đã giúp Việt Nam có một lợi thế nhất định khi chen chân vào thị trườngEU so với Trung Quốc, Indonesia, Braxin, Malaisia… do các nước nàykhông được hưởng GSP Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gỗ Việt Nam vàoEU trong thời gian qua có mức tăng trưởng trung bình 15%/năm, tậptrung vào đỗ gỗ nội thất và đồ dùng ngoài trời Trong năm 2006 đạt 501,9triệu USD, chiếm 26,4% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, riêng 3 thángđầu năm 2007 đạt 200,72 triệu USD Tuy nhiên so với tổng lượng nhậpkhẩu của EU thì mức xuất khẩu của Việt Nam còn rất khiêm tốn và chưaphản ánh đúng tiềm năng.

2 Những thuận lợi với ngành chế biến, xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam:

a) Việt Nam đã gia nhập WTO:

Điều này là một thách thức nhưng cũng là một cơ hội đối với các doanhnghiệp chế biến gỗ Việt Nam Thông qua quá trình hội nhập với nền kinh tế thếgiới, lĩnh vực xuất khẩu gỗ được đẩy mạnh, các rào cản thuế quan của nướcngoài với sản phẩm cuả Việt Nam được dỡ bỏ dần dần, các doanh nghiệp sảnxuất gỗ xuất khẩu được giảm thuế nhập khẩu gỗ nguyên liệu Thêm vào đó làlàn sóng đầu tư mạnh mẽ từ nước ngoài vào lĩnh vực này Ngành sản xuất, chếbiến gỗ của nước ta được đánh giá là đầy tiềm năng Cùng với đó là những điềukiện thuận lợi về kinh tế, chính trị, xã hội như nền kinh tế đang tăng trưởngnhanh, bền vững, lao động dồi dào, chăm chỉ cần cù, khéo tay…đã khiến chocác nhà đầu tư nước ngoài rất yên tâm khi đầu tư vào Việt Nam Nhờ sự đầu tưcủa nước ngoài mà hiện nay đang có xu hướng hình thành các doanh nghiệp chếbiến gỗ có quy mô trên trung bình với trình độ quản lý tiên tiến, thiết bị máymóc hiện đại, công nhân có tay nghề cao.

Trang 10

Đồng thời các chính sách về đầu tư ngành gỗ của Đảng và nhà nước rất rõràng, công minh, phù hợp với nền kinh tế nói chung và với các doanh nghiệpđầu tư vào các ngành công nghiệp chế biến gỗ nói riêng Nhà nước luôn kêu gọivà luôn khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào ngành này.

Trang 11

b) Chúng ta có điều kiện chính trị, an ninh quốc phòng rất ổn định:

Đây là một điều kiện rất thuận lợi, khiến cho các doanh nghiệp chế biến gỗxuất khẩu an tâm khi đầu tư và mở rộng đầu tư tại nước nhà Một nền chính trịổn định sẽ tạo tiền đề cho một nền kinh tế phát triển Vì sự ổn định về chính trịvà xã hội của đất nước sẽ tạo thành một môi trường thuận lợi cho thu hút cácnguồn lực trong và ngoài nước vào phát triển công nghiệp, mở rộng giao thươngvới các nước trong khu vực và trên thế giới, mở rộng quan hệ hợp tác khoa họccông nghệ phục vụ phát triển công nghiệp.

c)Sản xuất và chế biến gỗ là một ngành nghề truyền thống đã có từ lâu đờicủa dân tộc:

Từ xưa, tay nghề của từng nhóm thợ mộc và chạm khắc tự truyền dạy chonhau đã đạt tới mức rất điêu luyện thể hiện qua những tác phẩm mộc, điêu khắctrong các đình, chùa Ngày nay, những sản phẩm chế biến gỗ của chúng ta rấttinh xảo, tinh tế Tâm hồn, bản sắc dân tộc trong các sản phẩm đồ gỗ chất lượngcao sản xuất tại Việt Nam đã tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm, làm nên lợi thếcạnh tranh cho doanh nghiệp và đã thuyết phục được cả những thị trường khótính trên thế giới Vì vậy, phát triển sản xuất đồ gỗ xuất khẩu cũng chính là giữgìn bản sắc văn hoá dân tộc.

d) Nhu cầu sử dụng đồ gỗ trên thế giới ngày càng cao.

Ngày nay những thị trường đồ gỗ chính trên thế giới như châu Âu, Mỹ, Úc cóxu hướng chuyển dịch dần đầu tư và mua hàng ở Việt Nam Thị trường xuấtkhẩu ngày càng được mở rộng nên hoạt động đầu tư trong lĩnh vực này cũngtăng rất mạnh Chính tốc độ phát triển ngành chế bién gỗ tăng mạnh, đặc biệt làtừ cuối năm 2002 đã nói lên điều đó

Các sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam đã tạo được vị thế mới trên thịtrường quốc tế Trước đây, ít ai nghĩ rằng đồ gỗ Việt Nam có thể chen chân vàocác siêu thị lớn, thì nay, hầu hết các siêu thị lớn trên thế giới đều có bán đồ gỗchế biến tại Việt Nam Việc có nhiều nhà nhập khẩu đồ gỗ quốc tế tới tham dựhội chợ EXPO

đồ gỗ hàng năm vào tháng 10 tại TPHCM trong 4 năm qua, để tìm hiểu và kýkết hợp đồng đã phần nào khẳng định vị thế của công nghiệp chế biến gỗ ViệtNam trên thị trường thế giới.

e) Nguồn nhân lực dồi dào, phong phú:

Nước ta có dân số trên 84 triệu người, đa phần là dân số trẻ, do vậy lực lượnglao động rất đông đảo Người dân Việt Nam từ lâu đã có truyền thống chăm chỉ,

Trang 12

cần cù, chịu khó, lại thông minh, tháo vát, nhanh nhẹn Nguồn tri thức của ngườilao động Việt Nam đủ sức để tiếp nhận và ứng dụng các công nghệ cao cấp, quytrình kỹ thuật tiên tiến của sự phát triển tri thức toàn cầu Việc phát triển ngànhnghề sản xuất gỗ xuất khẩu vừa phát huy lợi thế về lao động, vừa tạo thêm việclàm, góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế – xã hội bức xúc của đất nước.

f) Đã thành lập được Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam:

Hiện nay, Hiệp hội này có trên 300 thành viên là các doanh nghiệp sản xuấtvà kinh doanh gỗ trên toàn quốc Từ năm 2003 đến nay, hội đã thực hiện hỗ trợcho các thành viên theo chương trình xúc tiến thương mại quốc gia Cụ thể nhưhỗ trợ họ tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên vềmarketing, trình độ quản lý, kỹ năng buôn bán…; hỗ trợ họ áp dụng công nghệthông tin vào sản xuất kinh doanh (quản trị mạng, xử lý thông tin trên mạng…);chuyển giao công nghệ mới; tổ chức giao lưu học tập, trao đổi kinh nghiệm cũngnhư hợp tác sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước; quảng bá sản phẩm thôngqua website, các phương tiện thông tin đại chúng và qua việc tổ chức các đoàntham gia triển lãm trong nước và quốc tế Hiệp hội này cũng đóng góp được mộtphần vào sự tăng trưởng, phát triển của ngành sản xuất đồ gỗ xuất khẩu của ViệtNam như ngày nay.

3 Những khó khăn mà ngành sản xuất, chế biến gỗ của Việt Nam đangphải đối mặt:

a) Thiếu gỗ nguyên liệu:

Đây chính là khâu yếu nhất của ngành công nghiệp sản xuất và chế biến gỗViệt Nam Theo Bộ Công thương, hiện nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến vàxuất khẩu sản phẩm gỗ thiếu trầm trọng Hàng năm, các doanh nghiệp phải nhậpkhẩu trên 80% nguyên liệu gỗ, chiếm tới 37% giá thành sản phẩm Năm 2006,chúng ta xuất khẩu khoảng 2 tỷ USD sản phẩm gỗ và nhập khẩu khoảng 716triệu USD gỗ nguyên liệu Chỉ trong 8 tháng đầu năm 2007, cả nước đã nhập tới700 triệu USD gỗ nguyên liệu, chiếm gần một nửa trong 1,5 tỷ USD xuất khẩuđồ gỗ Ước tính có tới khoảng 2 triệu mét khối gỗ nhập về các cảng Việt Nammỗi năm Ông Đoàn Xuân Hoà, Cục phó Cục Chế biến Nông lâm sản, Bộ NN-PTNT, thừa nhận cả nước hiện chỉ có 720.000 ha rừng trồng kinh tế có thể thamgia cung cấp nguyên liệu gỗ cho chế biến nhưng các giống cây rừng trồng đaphần có chất lượng gỗ thấp, chỉ phục vụ được cho nhu cầu ván nhân tạo, gỗ dămhay nguyên liệu giấy là chính Nhiều cánh rừng được trồng mới chủ yếu trồngbạch đàn và keo chỉ có giá trị phủ xanh còn già trị thương mại là rất thấp Đặcbiệt, công tác xây dựng mạng lưới chế biến gỗ trên toàn quốc chưa có sự thốngnhất để sử dụng nguồn nguyên liệu vốn đang rất khan hiếm Chính bởi công tácquy hoạch còn nhiều bất cập, gỗ rừng trồng chưa có nhiều loại gỗ lớn, chủng

Trang 13

loại chỉ tập trung vào một số cây ngắn ngày, nên không đáp ứng được yêu cầuchất lượng với sản phẩm xuất khẩu Bên cạnh đó, trong nước chưa xây dựngđược các khu rừng cấp chứng chỉ, trong khi nhiều thị trường nhập khẩu đã đạtra yêu cầu gỗ có chứng chỉ được khai thác, nên tình trạng phải nhập khẩu gỗ đểđáp ứng là yêu cầu không tránh khỏi.

Do sự phụ thuộc vào thị trường cung cấp nguyên liệu từ nước ngoài cũng nhưtình trạng giao động của thị trường này nên khi giá nguyên liệu tăng cao và đangngày càng trở nên khan hiếm như hiện nay thì hoạt động của các doanh nghiệpđang bị ảnh hưởng rất nhiều Trong khi thị trường đang ngày càng được mởrộng thì nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực đồ gỗ, nhất là các doanh nghiệp tạiTP Hồ Chí Minh, Bình Định, Đồng Nai, Gia Lai, Đăc Lắc cho biết họ đang rấtkhó khăn trong việc tìm kiếm gỗ nguyên liệu để duy trì sản xuất Nguồn cungcấp nguyên liệu từ các nước cận kề như Lào và Campuchia đang cạn kiệt, trongkhi thị trường nhập khẩu gỗ lớn nhất của Việt Nam là Malaisia thì giá đang tăngmạnh, đây cũng là nước thường xuyên thay đổi về chính sách xuất khẩu gỗ, lúccho xuất khẩu, lúc lại cấm không cho xuất khẩu Nhiều nước như LB Nga lạităng thuế xuất khẩu gỗ nguyên liệu Đó là chưa tính đến giá xăng dầu trên thếgiới tăng kéo theo cước phí vận chuyển tăng… Giá gỗ tăng cao từ 40-100%trong năm qua cũng gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp Điển hình làgỗ lim nhập khẩu từ Lào tăng giá từ 16 triệu/mét khối vào giữa năm 2007 đến 40triệu/mét khối cuối năm 2007 do nguồn cung cấp gỗ lim từ nước này giảmmạnh

Có một nghịch lý nữa là hàng năm chúng ta xuất khẩu tới hàng triệu tấn gỗ

dăm khai thác từ rừng trồng trong nước Đây là nguyên liệu chính để sản xuấtván nhân tạo, tuy nhiên, mỗi năm ta lại phải nhập tới gần 1 triệu mét khối vánnhân tạo Nguyên nhân chính là do ngành công nghiệp sản xuất ván nhân tạo ởnước ta chưa phát triển, hiện nay cả nước mới chỉ có 4 nhà máy sản xuất vánMDF với công suất chưa tới 100.000 mét khối/năm với chất lượng chưa đáp ứngđược tiêu chuẩn sản xuất hàng xuất khẩu Hiện nước ta rất cần thêm nhà máysản xuất ván nhân tạo để tận dụng nguồn nguyên liệu trong nước và cũng lànguồn cung cấp cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đồ gỗ từ ván nhân tạo.Như vậy, giá thành sản phẩm sẽ giảm đi rất nhiều và có thể cạnh tranh được vớicác nước.

b) Chưa xây dựng được thương hiệu, chưa hình thành được hệ thốngphân phối hàng hoá chuyên nghiệp:

Là một mặt hàng mới phát triển mạnh khoảng nửa thập kỷ gần đây nên việc

phát triển thương hiệu đồ gỗ Việt Nam trên thị trường quốc tế còn hạn chế vàchưa được chú trọng Một thực tế đáng buồn là các doanh nghiệp chủ yếu đanglàm hàng gia công và hàng thô Đối tác nước ngoài đến đặt hàng ở Việt Nam và

Trang 14

xuất sản phẩm đi nhưng dưới những nhãn hiệu khác Phần lớn các doanh nghiệpViệt Nam có rất ít cơ hội bán hàng trực tiếp cho các khách hàng Mỹ, mà chủ yếuqua các thương nhân Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc Hơn nữa, có đến 60%kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ VN vào thị trường Mỹ thuộc về các công ty 100%vốn của Trung Quốc hay Đài Loan đang đầu tư ở TP HCM, Đồng Nai, BìnhDương Đối với thị trường Mỹ, để xâm nhập vào thì sản phẩm gỗ Việt Nam cóhai phương cách là bán trực tiếp cho các nhà bán lẻ (như Haverygs, Pottery Bản,Crate and Barel…) hoặc qua các nhà nhập khẩu Bán qua các nhà bán lẻ sẽkhông phải qua môi giới nên sẽ được giá cao, nhưng số lượng đặt hàng ít và họkhông biết nhiều về công nghệ chế biến nên sẽ không hỗ trợ được gì cho các nhàsản xuất Còn đối với các nhà nhập khẩu, do hầu hết họ đều có kinh nghiệmtrong chế biến gỗ nên hiểu những khó khăn của nhà sản xuất, vì thế họ có thểgiúp các nhà sản xuất cải tiến kỹ thuật, chất lượng và do có mạng lưới tiêu thụrộng nên dễ dàng cung cấp cho nhà sản xuất thông tin thị trường hoăc tiếp thịhiệu quả cho sản phẩm Tuy nhiên, việc chúng ta chưa có thương hiệu và cácdoanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm qua những nhà nhập khẩu trung gian và sửdụng những nhãn hiệu khác nhau đã làm giảm tính cạnh tranh của mặt hàng này,và đây cũng không phải là một bện pháp chiến lược lâu dài Điều quan trọng làcác doanh nghiệp phải tạo được dấu ấn sâu đậm, tốt đẹp về thương hiệu sảnphẩm của mình trong lòng những khách hàng quốc tế.

Có nhiều nguyên nhân để giải thích cho khó khăn trên của ngành chế biến,sản xuất gỗ xuất khẩu nước ta Thứ nhất, là hầu hết các doanh nghiệp đồ gỗ củachúng ta đều có quy mô nhỏ nên chưa có nhiều kinh phí để thực hiện được việcnày hoặc chưa nhận thức được một cách đúng đắn về tầm quan trọng của việcxây dựng thương hiệu Thứ hai, các doanh nghiệp chưa hình thành được một hệthống phân phối hàng hoá chuyên nghiệp, một doanh nghiệp đảm nhận mọi khâutừ tìm nguyên liệu đến bán sản phẩm Mô hình này sẽ dần dần không còn phùhợp nữa Thứ ba, là do thủ tục hành chính còn quá rườm rà Để xây dựng đượcthương hiệu, trước khi tung sản phẩm ra thị trường, doanh nghiệp cần đăng kýbản quyền sở hữu mẫu mã lên Cục sở hữu trí tuệ để khẳng định trên cơ sở pháplý quyền sở hữu của mình và được pháp luật bảo vệ Nhưng vì thủ tục đăng kýbản quyền phức tạp, rắc rối, có nhiều chồng chéo, mang tính chất hành chính,thời gian hoàn thành khá lâu đã khiến nhiều doanh nghiệp nản mà bỏ cuộc.Nhiều doanh nghiệp không những không đăng ký mà còn ăn cắp bản quyền củanhau dẫn đến tình trạng tranh chấp, kiện tụng tràn lan Hiện nay, chúng ta vẫnchưa tìm ra lối thoát cho tình trạng vi phạm bản quyền, sao chép mẫu mã giữacác doanh nghiệp dẫn đến hạn chế sự phát triển Thứ tư, việc nhận gia công vàlàm theo mẫu đặt sẵn của người mua, hiếm có mẫu sáng tạo của riêng mình đãbiến các doanh nhiệp của chúng ta thành người làm thuê cho các doanh nghiệpnước ngoài Thứ năm, công tác xúc tiến thương mại chưa có sự liên kết tốt, nhấtlà giữa Cục XTTM với các trung tâm XTTM và các doanh nghiệp gỗ Tất cả

Ngày đăng: 24/10/2012, 16:28

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w