1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gia vị của của Việt Nama.pdf

33 626 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 291,52 KB

Nội dung

Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gia vị của của Việt Nama

Trang 1

Lời mở đầu

Hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới đang là xu thế tất yếukhách quan của thời đại Việc hội nhập mang lại những cơ hội cũng nhưnhững thách thức cho sự phát triển của các quốc gia, đặc biệt là những quốcgia đang phát triển, trong đó có việt nam Trong bối cảnh hiện nay, các mặthàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung và mặt hàng gia vị nói riêng đangđứng trước sức ép cạnh tranh gay gắt với hàng hoá nước ngoài.

Sản xuất và xuất khẩu gia vị trong đó có hạt tiêu có ý nghĩa đáng kểđối với xuất khẩu nông sản Việt Nam Với tổng kim ngạch xuất khẩu cácloại gia vị gồm: hạt tiêu đen, quế, hồi, gừng, nghệ những năm 1999 - 2000 ởmức 147 - 158 triệu USD/năm, Việt Nam đã thành một trong những nướccung cấp gia vị chính của thế giới.

Tuy nhiên, thực tế sản xuất và xuất khẩu gia vị thời gian qua ở ViệtNam là kết quả của quá trình phát triển một cách tự phát trước tác động củagiá cả trên thị trường thế giới Trong khi đó, công tác quản lý tỏ ra bất cập vàrất bị động trước sự phát triển của tình hình Những vấn đề khó khăn mà sảnxuất và xuất khẩu gia vị đang gặp phải đó là chưa có một chiến lược pháttriển gia vị cho phù hợp từ khâu trồng đến khâu chế biến, xuất khẩu

Xuất phát từ thực tế và những vấn đề bức xúc đã đặt ra trên đây, em

mạnh dạn chọn đề tài: “Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm đẩymạnh xuất khẩu gia vị của của Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp,

nhằm phác hoạ bức tranh khái quát về tình hình thực tiễn kinh doanh gia vịtrên thị trường thế giới, tình hình sản xuất, xuất khẩu và các yếu tố tác độngtới xuất khẩu gia vị của Việt Nam Hy vọng đề tài sẽ cung cấp các luận cứkhoa học cho các nhà hoạch định chính sách, chiến lược xuất khẩu gia vị,đồng thời có thể góp phần nhỏ bé vào việc giúp các nhà xuất khẩu Việt Namcó các quyết định sản xuất và marketing hàng gia vị đúng đắn để tận dụngtốt cơ hội thị trường xuất khẩu, đảm bảo hiệu quả hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp.

ngoài mở đầu và kết luận, luận văn cơ bản gồm:

Chương I: Những vấn đề cơ bản về sản xuất và xuất khẩu gia vịChương II: Thực trạng thị trường gia vị của thế giới và tình hình sản

xuất, xuất khẩu gia vị của Việt Nam trong thời gian qua

Chương III: Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gia

vị của Việt Nam trong thời gian tới.

Trang 2

CHƯƠNG I

Những vấn đề cơ bản về sản xuấtvà xuất khẩu gia vị

1 Khái niệm, vai trò và tác dụng của gia vị.

Gia vị là mặt hàng buôn bán truyền thống trên thị trường thế giới.Trong thời gian 5 năm qua, lượng buôn bán gia vị trên thế giới hàng nămvượt 1.100 ngàn tấn với trị giá khoảng 2,3 - 2,6 tỷ USD Gia vị được dùnghầu hết các công đoạn của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, nhất làngành công nghiệp chế biến đồ hộp thịt, cá, đồ uống có cồn, bánh, kẹo vàcác thực phẩm thích hợp khác Ngoài ra, các loại gia vị còn được dùng rộngrãi trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, hương liệu, dược phẩm, các ngànhdịch vụ ăn uống và rất phổ biến trong tiêu thụ gia đình.

Tập quán sử dụng gia vị trong bữa ăn hàng ngày, chế biến các loạibánh những mùa lễ hội cũng rất phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thếgiới ở các nước kinh tế phát triển, đời sống nhân dân đạt mức cao, nhu cầuvề lương thực, thực phẩm đã đến mức bão hoà, nhưng nhu cầu về chất gia vịtrong bữa ăn mỗi gia đình ngày càng tăng Một thí dụ gần đây nhất là: tháng6 - 2003, vụ thu hoạch hạt tiêu của Inđônêxia dự kiến sẽ bị chậm 20 ngày đãkhiến thị trường Mỹ xuất hiện tình trạng khan hiếm hạt tiêu trong hai tuần.

Thị trường và giá cả loại sản phẩm này ngày càng mở rộng và cònnhiều tiềm năng Điều đó xuất phát từ đặc tính và giá trị kinh tế của gia vị,không dừng lại ở tác dụng gia vị là kích thích khẩu vị ăn ngon miệng mà còncó tác dụng về kích thích tiêu hoá, chống viêm nhiễm, tăng sức đề khángcủa cơ thể đối với một số bệnh lý thông thường.

Tiêu thụ gia vị nói chung chịu tác động ảnh hưởng của các nhân tố thunhập của dân cư, dân số, cơ cấu ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, tậpquán tiêu thụ và thói quen nấu nướng.

2 Thành phần cơ cấu gia vị và nhu cầu về gia vị.

Danh mục các mặt hàng gia vị khác nhau từ nước này qua nước khác.Theo hiệp hội buôn bán gia vị Mỹ (ASTA) thì có 41 loại gia vị Trong khiđó danh mục gia vị củacơ quan quản lý gia vị ấn độ gồm 52 loại, còn cơquan tiêu chuẩn của ấn độ lại đưa ra danh mục 63 loại gia vị Theo tổ chứctiêu chuẩn quốc tế - ISO thì gia vị gồm 109 loại Do vậy, số liệu sản xuấtvà xuất khẩu gia vị từ các nguồn khác nhau có thể rất khác nhau trên thịtrường gia vị thế giới.

Các loại gia vị được phân loại theo các nhóm HS sau:Mã số:

- HS 0904.11.00 hạt tiêu- HS 0904.20.00 ớt- HS 0905.00.00 vani- HS 0906.10.00 quế

Trang 3

- HS 0908.10.00 nhục đậu khấu- HS 0908.30 bạch đậu khấu- HS 0909.10 hạt thơm- HS 0909.20 hạt mùi- HS 0910.20 nghệ- HS 0910.50 ca ri

- HS 0909.10, 30, 40, 50 / 0910.20, 40, 91, 99 Các loại gia vị khácTrong số các loại gia vị được buôn bán trên thị trường thế giới gồmhạt tiêu, gừng, bạch đậu khấu, đinh hương, ớt, vani, quế, nghệ hạt tiêu cókhối lượng và kim ngạch buôn bán lớn nhất (chiếm 37% trong tổng kimngạch buôn bán các mặt hàng gia vị trên thị trường thế giới năm 2000), tiếptheo là mặt hàng ớt (34%), bạch đậu khấu và nhục đậu khấu (9%), hạt gia vị(7%), gừng (6%), đinh hương (5%), quế (4%)

Sản lượng hạt tiêu của thế giới đã tăng liên tục từ năm 1998 đến năm2002, năm 1998: 205.000tấn; năm 1999: 218.340tấn; năm 2000: 254210tấn; năm 2001: 299.895 tấn; năm 2002 đạt 309.962 tấn; năm 2003 ước đạt300.000 tấn Trong khi đó, lượng nhập khẩu hạt tiêu của thế giới những nămqua ở mức 210.000 - 230.000 tấn/năm dự báo nhu cầu tiêu thụ hạt tiêu củathế giới tiếp tục tăng theo đà tăng trưởng của các thực phẩm chế biến sẵn,các món ăn nhanh và một số món ăn truyền thống sử dụng hạt tiêu làm giavị chính.

3 Dự báo nhu cầu gia vị hiện nay và trong thời gian tới.

Căn cứ vào xu hướng nhu cầu gia vị trong thời gian tới và thực trạngtiêu thụ gia vị thời gian 5 năm cuối thập kỷ 90 (nhịp độ tăng nhập khẩu giavị trung bình hàng năm là 3% về mặt lượng), giả sử thời gian tới, nhịp độtăng nhập khẩu gia vị của Thế giới hàng năm vẫn đạt mức cao là 3% và tỷtrọng của các loại gia vị vẫn duy trì như mức của năm 2000 thì khối lượngcủa gia vị nhập khẩu của Thế giới vào năm 2005 sẽ đạt 1.350.000 tấn, vànếu mức giá dự báo duy của mức ở năm 2000, thì vào năm 2005, kim ngạchnhập khẩu gia vị của thế giới sẽ đạt khoảng 3 tỷ USD Trong đó dự báo cụthể lượng nhập khẩu các loại gia vị được thể hiện qua (Bảng số 1)

Trang 4

Bảng số 1: Dự báo nhập khẩu gia vị của thế giới vào năm 2005

Thực hiện năm 2000Dự Baó nhập khẩunăm 2005Loại gia vị

(tấn)Tỷ trọng(%)

Phương ánthấp(+1,5%/năm)

Phương áncao(+3%/năm)

Nguồn: Viện nghiên cứu thương mại - Bộ thương mại

Các thị trường nhập khẩu gia vị chính của thời gian 5 năm tới, dựđoán vẫn là liên minh Châu âu, Mỹ, Nhật, các nước Trung Đông và dự đoánnhập khẩu của các nước này vẫn sẽ chiếm khoảng 70-80% lượng nhập khẩugia vị của thế giới.

4 Vị trí, vai trò sản xuất và xuất khẩu gia vị.

Sản xuất và xuất khẩu gia vị nói chung và hạt tiêu nói riêng có ý nghĩalớn đối với nền kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam Từ năm 1999, Việt Namđã trở thành nước sản xuất hạt tiêu lớn thứ 3 trên thế giới chỉ sau ấn Độ vàInđônêxia và là nước xuất khẩu hạt tiêu lớn thứ 2 thế giới sau Inđônêxia.Đặc biệt, với kim ngạch xuất khẩu hàng năm vượt 100 triệu USD, năm caonhất năm 2000 đạt 153 triệu USD hạt tiêu nằm trong số 10 mặt hàng nôngsản có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất Việt Nam hiện nay Ngoài xuất khẩuhạt tiêu, Việt Nam còn sản xuất và xuất khẩu một số gia vị quan trọng khácnhư: quế, hồi, ớt, gừng, nghệ, hành, tỏi hai mặt hàng quế và hồi đạt kimngạch xuất khẩu khoảng 5-7 triệu USD/năm/mặt hàng

Xuất khẩu gia vị trong đó có xuất khẩu hạt tiêu hàng năm đã thu nhậpngoại tệ trên 145-160 triệu USD cho đất nước, đóng góp lớn vào việc chuyểnđổi cơ cấu cây trồng, phát triển nông nghiệp, góp phần xoá đói, giảm nghèo,cải thiện thu nhập cho người nông dân

5 Những lợi thế của Việt Nam trong sản xuất và xuất khẩu gia vị.

Chất lượng:

Trang 5

Phần lớn các mặt hàng gia vị của Việt Nam như: hạt tiêu, quế, hồi, ớt,gừng, tỏi đều có hàm lượng tinh dầu cao, thơm ngon hơn các mặt hàng cùngloại của các nước trong khu vực Yếu tố này khiến nhiều khách hàng tìm đếnđặt mua nguyên liệu thô trong nhiều năm qua.

Năng suất cao:

Hiện nay, cây hồ tiêu của Việt Nam cho năng suất khá cao so với cácnước sản xuất hồ tiêu khác trên thế giới Chẳng hạn, tại Bình Phước, Đắc lắc,có vụ năng suất đạt từ 4-7 tấn/ha, trong khi ấn độ, nước sản xuất hồ tiêu lớnnhất thế giới chỉ đạt khoảng 2 tấn/ha.

Người sản xuất năng động, sáng tạo:

Điều này thể hiện rõ nhất trong việc trồng cây hồ tiêu Trước năm2000, phần khá tốn kém trong đầu tư phát triển cây hồ tiêu ở Việt Nam làcọc choái để các nọc tiêu leo lên (phải dùng các cây gỗ khô với chi phí 3triệu đồng/ha), chiếm tới 60% giá thành hạt tiêu Vài ba năm trở lại đây, cáchộ trồng tiêu đã nghiên cứu và mạnh dạn trồng các loại cây thân gỗ, mọcthẳng như cây muồng làm choái (họ gọi là dùng cây sống làm choái cho câychết) Kết quả là vừa tạo được bóng mát cho cây tiêu phát triển tốt, lại khôngphải tìm nguồn gố thay thế hàng năm khi chân thoái khô bị mục và đặc biệtlà hạ giá thành hạt tiêu thành phẩm xuống còn một nửa so với trước.

Một điều quan trọng nữa là trong việc nuôi dưỡng cây hồ tiêu, nướctưới là một yếu tố không thể thiếu Vậy mà ở Quảng Bình, có những vùngđồi rất xa nguồn nước nhưng cây tiêu vẫn phát triển tốt Đó là nhờ sự sángtạo của những người nông dân nơi đây khi họ nghĩ ra cách nối các dây kimtiêm (loại dùng một lần) đã bị thải từ những bệnh viện vào các ống cao sudẫn nước, để lượng nước rỉ ra từ những chiếc kim tiêm suốt ngày đêm vừa đủgiữ độ ẩm liên tục cho cây hồ tiêu.

Lợi thế sản xuất và xuất khẩu gia vị của Việt Nam còn được thể hiện ởdiện tích canh tác vùng đồi núi, vùng tây nguyên rộng lớn, khí hậu ấm ápphù hợp với các loại cây gia vị nhất là hạt tiêu Tập quán trồng các loại câynày đã hình thành từ lâu, nay có điều kiện phát triển Các loại cây này đượcxếp vào loại cây xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế ở các vùng dâncần có công ăn việc làm, đã có tập quán trồng và khai thác Ngoài ra đượcnhà nước khuyến khích, loại hình kinh tế gia đình và thôn xóm, làng bản,canh tác tuỳ theo thời gian thuận tiện của nông dân nên người nông dânchăm chỉ làm ăn, tăng thu nhập cho gia đình.

Sản xuất và xuất khẩu gia vị của Việt Nam có được những lợi thế nhấtđịnh về chất lượng, năng suất, nước tưới tiêu, nguồn nhân lực dồi dào vànhân công rẻ Như vậy, cần có một chiến lược đúng đắn để khai thác mộtcách có hiệu quả nhất những lợi thế mà ta có được Từ những lợi thế nêutrên, thấy rõ sự cần thiết phải có một chiến lược đúng đắn để phát triển sảnxuất và đẩy mạnh xuất khẩu gia vị.

Trang 6

CHƯƠNG II

Thực trạng thị trường gia vị thế giới và tình hìnhsản xuất, xuất khẩu gia vị của Việt nam

Trong thời gian vừa qua

I Thực trạng thị trường gia vị thế giới.

1 Nhập khẩu và tiêu thụ gia vị trên thế giới.

Buôn bán gia vị của thế giới trong thời gian 5 năm từ năm1996 đếnnăm 2000 đã tăng từ mức 984.000 tấn năm 1996 lên trên 1.162.000tấn năm2000 với trị giá tăng từ 2,01 tỷ USD lên 2,54 tỷ USD Các loại gia vị đượcbuôn bán phổ biến nhất trên thị trường thế giới hiện nay là: hạt tiêu, ớt, bạchđậu khấu và nhục đậu khấu, hạt gia vị gừng, đinh hương, quế, vani, rauthơm, nghệ và lá nguyệt quế

Các thị trường tiêu thụ gia vị lớn nhất trên thị trường trên Thế giới vàEU, Mỹ và Nhật Bản Trong thời gian 1996-2000, chỉ riêng 3 thị trường nàyđã mua hơn 60% lượng gia vị xuất khẩu của Thế giới (trong đó thị trườngEU mua tới 31%, và thị trường Mỹ mua 21,5% và thị trường Nhật Bản muagần 8,0% lượng gia vị xuất khẩu của Thế giới) Năm nước nhập khẩu lớntiếp theo là Singapore (7,3%), ảRập Saudi(3,9%), Malaysia (2,5%), Mêhicô(2,4%), Canada (2,4%) Tựu trung lại, 8 nước và khu vục này đã mua đến80% lượng gia vị xuất khẩu cuả Thế giới.

Nhập khẩu gia vị của thế giới đã tăng với tốc độ trung bình hàng năm là6,1% trong thời gian 1996-2000 Do hầu hết các nước nhập khẩu không phảilà các nước sản xuất gia vị nên tốc độ này là chỉ số phản ánh tiêu thụ gia vịtăng trên thị trường thế giới.

Tiêu thụ từng loại gia vị phụ thuộc vào các yếu tố như dân số, thunhập và chịu ảnh hưởng bởi cơ cấu các ngành công nghiệp chế biến thựcphẩm, các thói quen xã hội Việc gia tăng số lượng các cộng đồng dân tộc ítngười, tăng số lượng người đi du lịch nước ngoài và việc học hỏi cách chếbiến các món ăn mới lạ về chế biến ở nhà, ảnh hưởng của các phương tiệntruyền thông dẫn đến những thay đổi lớn trong thói quen tiêu thụ tất cảnhững điều này dẫn đến việc tăng nhu cầu nhập khẩu các loại gia vị trên thịtrương thế giới.

Hiện nay, các hộ gia đình là khu vực tiêu thụ chính gia vị ở các nướcđang phát triển Trong khi ở các nước công nghiệp phát triển, ngành côngnghiệp chế biến thực phẩm (nhất là ngành công nghiệp chế biến thịt, cá, sảnxuất đồ uống có cồn, chế biến bánh kẹo, thực phẩm ăn sẵn ) lại là ngànhtiêu thụ gia vị quan trọng nhất chiếm khoảng 50 - 60%, sau đó đến tiêu thụgia vị tại các gia đình chiếm khoảng 30 - 40% và cuối cùng, ngành dịch vụăn uống công cộng chiếm khoảng 10% tổng tiêu thụ gia vị.

Trang 7

Bảng số 2: Tình hình nhập khẩu gia vị của một số nước/ khu vực nhậpkhẩu chính thời gian 1996-2000

Đơnvị: triệuUSD

Thế giới 2018,05 2293,63 2440,11 2596,03 2544,54Trong đó: EU-15 559,92 756,47 794,79 814,74 788,88Trong đó: CHLB Đức 144,72 182,39 191,27 202,73 180,27Hà lan 91,17 129,59 131,22 157,55 145,72Pháp 76,35 86,65 97,57 98,86 102,6Anh 69,39 94,74 96,17 88,27 95,61Tây Ban Nha 69,98 90,23 96,49 83,01 80,86Đông Âu 36,66 46,20 40,65 38,65 40,74Trung đông

(ả rập Xê út)

63,49 59,37 64,15 72,21 98,77Bắc Mỹ 424,83 491,82 536,26 588,29 609,29Trong đó: Mỹ 378,07 439,67 478,45 522,74 548,12Châu á 525,58 560,75 466,17 554,58 544,51Trong đó: Nhật Bản 238,51 236,59 185,69 198,31 200,06Singapore 138,94 183,54 148,22 201,23 185,19

Nguồn: ITC/UNCTAD/WTO “Global Spice Markets - Imports1996 - 2000”Geneva, Switzerland, Sept, 2002

2 Xuất khẩu và cung cấp gia vị trên thị trường thế giới.

Về phía cung cấp cho xuất khẩu, hầu hết các loại gia vị buôn bán trênthị trường thế giới đều được trồng ở các nước đang phát triển và kém pháttriển ở miền khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới châu á, châu Phi và MỹLatinh Tình hình phân bố sản xuất cụ thể một số loại gia vị được thể hiệnqua.(Bảng số 3)

Trang 8

Bảng số 3: Các nước sản xuất gia vị chính của thế giới.

Loại gia vịNước và khu vực sản xuất chính

Hạt tiêu ấn độ, Inđônêxia, Việt Nam, Malaixia, Braxinớt Pimento ấn độ, Chi lê, Giamaica, Malaixia, Trung quốc,

bạch đậu khấu Guatêmala, ấn độ, Xrilanca, Grênada

Gừng chưa chế biến Trung quốc, ấn độ, Inđônêxia, Nigiêria, JamaicaCác loại gia vị khác * Iran, ấn độ, Trung quốc, Thổ nhĩ kỳ, Pakixtan,

Marốc, Việt NamCác loại gia vị và hỗn

hợp gia vị khác ** ấn độ, Thổ nhĩ kỳ, Mêhicô, Inđônêxia, Thái lan

Nguồn: Micaele Maftei, chuyên gia sản phẩm chính của ITC “Hồ sơ mặthàng - xuất khẩu gia vị của các nước kém phát triển: cơ hội và thách thức”

Chú thích: (*) gồm có: thơm, hạt mùi, hạt thì là

(**) gồm có: nghệ, hỗn hợp mọi gia vị, hoa hồi

Các nước sản xuất chính cũng đồng thời là những nước cung cấp giavị chủ yếu cho thị trường thế giới Trừ ấn độ, Trung quốc, Inđônêxia lànhững nước sản xuất lớn đồng thời cũng là những nước tiêu thụ gia vị lớn,hầu hết các nước khác sản xuất gia vị chủ yếu cho mục tiêu xuất khẩu thungoại tệ.

Inđônêxia thay thế ấn độ trở thành nước xuất khẩu gia vị lớn nhất thếgiới năm 2000 Trong thời gian 5 năm qua, xuất khẩu gia vị hàng năm củaInđônêxia dao động trong khoảng 240 - 370 triệu USD, năm cao nhất là năm2000 nước này xuất khẩu 371,5 triệu USD hàng gia vị chiếm 14% tổng kimngạch nhập khẩu gia vị của thế giới Các nước xuất khẩu lớn tiếp theo là ấnđộ, Trung quốc đạt kim ngạch xuất khẩu hàng năm từ trên 200 triệu đến trên300 triệu USD Đặc biệt, ấn độ đã từng đạt mức xuất khẩu 386 triệu USDgia vị năm 1999 Malaixia và Việt Nam nằm trong số 5 nước xuất khẩu giavị đứng đầu thế giới thời gian 5 năm qua với kim ngạch xuất khẩu hàng nămđạt trên 100 triệu USD Ngoài ra, Mađagaxca và Braxin cũng là những thịtrường truyền thống xuất khẩu gia vị Tính chung lại, xuất khẩu của 7 nướcđứng đầu thế giới chiếm hơn 50% lượng xuất khẩu gia vị thế giới và tỷ trọngnày có xu hướng tăng thời gian 1996 - 2000.

3 Diễn biến giá cả quốc tế các loại gia vị trong thời gian qua.

Nhìn chung, giá cả quốc tế các loại gia vị biến động rất lớn trong thờigian qua và phụ thuộc chủ yếu vào tình hình cung cấp gia vị trên thị trường

Trang 9

thế giới Trong khi nhu cầu tiêu thụ của thế giới ổn định theo xu hướng tăngthời gian qua thì sự biến động lớn về giá quốc tế các loại gia vị phản ánhtình hình biến động của lượng sản xuất, xuất khẩu gia vị của thế giới trướctác động ảnh hưởng của điều kiện khí hậu thời tiết thay đổi ở các nước sảnxuất gia vị chính, chu kỳ phát triển tự nhiên của các loại cây gia vị, biếnđộng của lượng dự trữ mặt hàng gia vị, tình hình phát triển kinh tế của cácnước xuất khẩu gia vị Những biến động thất thường về giá một số loại giavị trên thị trường thế giới thời gian qua theo sự biến động của sản xuất nhưsau:

Hạt tiêu: Đơn giá nhập khẩu hạt tiêu của thế giới là 2,59 USD/kg

năm1996 đã tăng mạnh năm 1997 và đạt đỉnh cao 4,84 USD/kg năm1998trước khi bắt đầu chu kỳ giảm từ năm 1999 đến nay, tuy vụ năm 2002 có xuhướng nhích lên nhưng có thể xu hướng giảm giá vẫn chưa dừng lại do vụthu hoạch mới sắp đến và các nước trồng hồ tiêu không có kế hoạch điềuchỉnh cung ứng ra thị trường thế giới.

Bạch đậu khấu: giá bạch đậu khấu trên thị trường thế giới phụ thuộc

chủ yếu vào sản xuất của Guatêmala - nước sản xuất bạch đậu khấu lớn nhấtthế giới ngoài ra giá cũng bị chi phối bởi các nhà sản xuất ấn Độ - nước sảnxuất lớn thứ hai thế giới Sản lượng của Guatêlama 1999 đạt khoảng 13.000tấn và của ấn Độ là khoảng 7.000 Một nửa sản lượng của ấn Độ được bánđấu giá tại thị trường trong nước, giá cả tăng gấp 2 lần năm 1999 Tuy nhiênvào đầu tháng 12/1999, giá giảm khoảng 30% khi có tin về sản lượng củaGuatêmala Vào đầu năm 2000, giá tiếp tục giảm do tăng cung cấp củaGuatêmala ra thị trường thế giới Nhưng sau đó giá lại tăng cao do giảmmạnh diện tích trồng ở ấn Độ (chỉ còn 80.000 ha) làm giảm lượng cung cấpcủa nước này.

Đinh hương: thị trường đinh hương có đặc điểm là cung cấp thiếu đã

trở thành yếu tố cơ cấu Thu hoạch của Mađagaxca niên vụ 1998/1999 chỉbằng 25% mức thu nhập của các năm được mùa trong khi sản lượng củaInđônêxia ước giảm 50% không đủ đáp ứng nhu cầu cho ngành công nghiệpthuốc lá Giá cả tăng từ 1350USD/ tấn (CIF Mađagaxca) vào tháng giêng1999 lên 6000USD/ tấn vào tháng 7/1999 trước khi giảm xuống còn3300USD/ tấn vào cuối năm Vào đầu năm 2000 giá lại tiếp tục tăng Xuhướng chung là giá đinh hương tăng liên tục thời gian 1996 - 2000 và vàonăm 2000 đơn giá nhập khẩu đinh hương của thế giới đã tăng gấp 2,85 lầnso với mức giá của năm 1996.

Quế: Trong thời gian 5 năm 1996 - 2000, giá quế biến động theo xu

hướng giảm liên tục qua các năm, năm 1996 giá đạt mức cao nhất trong thờikỳ xem xét là 2,11 USD/kg, năm 1997 giá vẫn ổn định ở mức này và bắt đầutụt dốc từ 1998, giá giảm mạnh qua các năm 1999 - 2000 và chỉ còn1,39USD/kg.

ớt: Giá ớt quốc tế có xu hướng giảm liên tục từ năm 1996 đến 1999

và bắt đầu nhích lên vào năm 2000 Năm 1996 đơn giá nhập khẩu ớt của thếgiới đạt 1,91 USD/kg, giá có xu hướng giảm liên tục qua các năm 1997-

Trang 10

1999, đến năm 1999 giá chỉ còn 1,60 USD/kg, năm 2000 giá có nhích lênchút ít và đạt 1,63 USD/kg

Vani: Giá vani quốc tế, sau khi đã giảm 60% năm 1996 lại tiếp tục

giảm 26,5% và 12,7% các năm 1997 và 1998, giá vẫn chịu sức ép lớn vàonăm 1999 và chỉ được cải thiện vào năm 2000 Đơn giá nhập khẩu vani củathế giới đã giảm từ 24,73 USD/kg năm 1996 xuống còn 15,47 USD/kgnăm1999 trước khi tăng lên 25,46 USD/kg vào năm 2000 Sản xuất giảm sútcả về mặt số lượng và chất lượng sau khi giá vani quốc tế lại biến độngmạnh đã dẫn tới xu hướng các nhà sử dụng cuối cùng chuyển sang sử dụngvani tổng hợp thay thế sản phẩm va ni tự nhiên Đây cũng là nguyên nhânlàm cho vani tự nhiên của thế giới giảm mạnh năm 1998 và vẫn rất yếu năm1999 Xu hướng sử dụng vani tổng hợp làm hương liệu thay thế cho vani tựnhiên trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm hiện nay vẫn tiếp tục dosự biến động thất thường của giá vani tự nhiên

Các loại gia vị khác: Trong số các loại gia vị còn lại, giá gừng và các

loại hạt gia vị biến động theo xu hướng giảm liên tục tương tự như sự biếnđộng của giá quế, riêng giá rau thơm, nghệ, lá nguyệt quế là biến động thấtthường, giá giảm năm 1997 nhưng lại đạt đỉnh cao vào năm 1998, sau đógiảm mạnh vào các năm 1999 - 2000.

Nước xuất khẩu và thu tiền của nước nhập khẩu và chuyển khẩu, trongđó hàng hoá đi thẳng từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu Nước tái xuấttrả tiền cho nước xuất khẩu và thu tiền của nước nhập khẩu.

Phương thức này cũng được áp dụng nhiều đối với hàng gia vị, trong đó cácthị trường tái xuất lớn là singapore, Hà lan, Đức…

4 Kênh phân phối gia vị thị trường thế giới.

Sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp chế biến thực phẩmvà dịch vụ nhà hàng ở các nước đang phát triển và các nước công nghiệpphát triển đã đến sự thay đổi các kênh phân phối trên thị trường quốc tế: cácnhà chế biến công nghiệp và các công ty dịch vụ thực phẩm lớn ngày càngtăng vai trò trong nhập khẩu hàng gia vị Các nhà sử dụng cuối cùng và cácnhà chế biến gia vị lớn trong lĩnh vực chế biến thực phẩm và dịch vụ nhàhàng ngày càng có xu hướng ít sử dụng đại lý và môi giới mà họ thích quanhệ trực tiếp với các nhà sản xuất và xuất khẩu gia vị hơn Để đảm bảo nguồncung cấp gia vị ổn định với chất lượng cao, những công ty đa quốc gia nàythường tham gia liên doanh với các nhà sản xuất và xuất khẩu gia vị ở cácnước đang phát triển Sự phát triển mới này trong buôn bán gia vị quốc tế cóthể sẽ dẫn đến việc hình thành các chiến lược mới đối với xuất khẩu gia vị ởcác nước đang phát triển.

5 Các phương thức buôn bán, đóng gói và vận chuyển hàng gia vị

5.1 Phương thức buôn bán.

Nhìn chung trên thị trường thế giới hiện nay có những phương thứcgiao dịch buôn bán chủ yếu sau : giao dịch thông thường, giao dịch quatrung gian, buôn bán đối lưu, đấu giá quốc tế, đấu thầu quốc tế, giao dịch tạisở giao dịch hàng hóa, giao dịch tại hội chợ triển lãm, giao dịch tái xuất

Trang 11

khẩu… Trong đó, các phương thức buôn bán thông thường, buôn bán quatrung gian và buôn bán tại sở giao dịch, giao dịch tái xuất là những phươngthức giao dịch chủ yếu đối với hàng gia vị trên thị trường thế giới.

5.1.1.Buôn bán thông thường.

Buôn bán thông thường có thể là buôn bán trực tiếp giữa bên mua vớibên bán, cũng có thể là buôn bán thông qua thương nhân trung gian đượcthực hiện ở mọi nơi mọi lúc trên cơ sở tự nguyện của các bên.

Phương thức giao dịch buôn bán thông thường ngày càng phát triển dotrình độ năng lực làm công tác ngoại thương của người sản xuất được nângcao, công nghệ thông tin phát triển mạnh Đồng thời, cùng với sự phát triểncủa sản xuất, sản phẩm càng phong phú và đa dạng, chi tiết phức tạp, do đótrong phương thức buôn bán này cũng thường gắn với dịch vụ trong và saubán.

5.1.2 Giao dịch tái xuất.

Giao dịch tái xuất bao gồm nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thuvề một số ngoại tệ lớn hơn vốn bỏ ra ban đầu Giao dịch này luôn thu hút 3nước : nước xuất khẩu, nước tái xuất và nước nhập khẩu, vì vậy người ta còngọi giao dịch tái xuất là giao dịch ba bên hay giao dịch tam giác.

Tái xuất có thể thực hiện bằng một trong hai cách :cách xuất theođúng nghĩa của nó, trong đó hàng hoá đi từ nước xuất khẩu đến nước táixuất, rồi lại được xuất khẩu từ nước tái xuất sang nước nhập khẩu Ngượcchiều với sự vận động của hàng hoá là sự vận động của đồng tiền Nước táixuất trả tiền nước xuất khẩu và thu tiền của nước nhập khẩu Nước tái xuấttrả tiền cho nước xuất khẩu và thu tiền của nước nhập khẩu Phương thứcnày cũng được áp dụng nhiều đối với hàng gia vị trong đó các thị trường táixuất lớn là Singapore, Hà lan, Đức…

5.2 Các phương thức đóng gói hàng gia vị.

Trong buôn bán quốc tế, tuy không ít mặt hàng để rời nhưng đại bộphận hàng hoá đòi hỏi phải được bao gói trong quá trình vận chuyển và bảoquản Vì vậy, tổ chức đóng gói, bao bì, ký mã hiệu là khâu quan trọng củaviệc chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu.

Tổ chức về tiêu chuẩn hoá quốc tế đã thiết lập ra tiêu chuẩn quốc tếđối với bao bì các sản phẩm gia vị Trong hầu hết các trường hợp, các tiêuchuẩn liên quan chặt chẽ với chất lượng sản phẩm, và đề cập đến các nhân tốnhư kích cỡ, trọng lượng, màu sắc, độ ẩm và độ chín.

Bên cạnh tiêu chuẩn chính thức, có một số yêu cầu liên quan đến bảoquản và điều kiện vận chuyển Chẳng hạn, đối với quế thì thường được đóngtheo các tiêu chuẩn sau đây : Quế Srilanca được đóng gói với trọng lượng45kg, Quế Inđônêxia là 50 và 60kg, Quế Việt nam là 30 và 60kg.

Các loại bao bì cho mặt hàng các loại:

Bao tải dệt : loại bao bì này vẫn được sử dụng phổ biến cho hàng gia

vị xuất khẩu Vật liệu truyền thống để làm bao bì này là đay và sisal Tuynhiên, nhưng bao bì xuất khẩu này chưa phù hợp với việc đóng gói và vậnchuyển theo yêu cầu của các nước phát triển.

Trang 12

Bao bì bằng giấy và bìa (có thể giấy kết hợp với các vật liệu khác):

loại bao bì này cũng được sử dụng cho xuất khẩu gia vị với nhiều loại kíchcỡ khác nhau có nhiều tính năng hóa lý Theo hiệp hội gia vị Châu Âu, đốivới hầu hết các nhà chế biến gia vị ở Anh các bao giấy nhiều lớp được ưudùng nhất Các nhà nhập khẩu Anh coi bao bì giấy lý tưởng theo đơn vị là5kg hoặc 12,5kg đối với thảo dược Các lớp bao bì có thể thay đổi tùy thuộcvào sản phẩm, quãng đường nhưng bao tải ba lớp là tốt nhất.

Bao tải nhựa: thông thường được làm từ màng nhựa polyethylene Có

nhiều loại nhựa khác nhau như LDP,HDP… Và các màu sắc khác nhau Tùythuộc vào trọng lượng được bao gói, mà độ dầy của màng có thể thay đổi từ60 - 100 microns Bao tải nhựa có rất nhiều hình dạng khác nhau được thiếtkế, chế tạo dựa trên các sản phẩm cụ thể và yêu cầu của nhà nhập khẩu.

Thùng nhựa: các thùng nhựa lớn đã phát triển từ các thùng bằng gỗ

truyền thống, các thùng nhựa này thường để chứa những hàng gia vị có giátrị cao và vật liệu chế tạo là LDP, các thùng này được ưa dùng vì rất tiện lợitrong việc đóng hàng và dỡ hàng Các thùng nhựa hiện nay có dung tíchchứa từ 30 - 200 lít, bất kể hình dạng và hệ thống đóng mở như thế nào,hàng hoá chứa đựng bằng thùng nhựa đòi hỏi phải hoàn toàn khô ráo đểphòng ngừa khả năng sinh ra mốc Việc xếp dỡ thùng nhựa thường bằngphương tiện máy móc.

5.3 Các phương thức vận chuyển hàng gia vị.

Chính xuất phát từ tính chất và đặc điểm của hàng gia vị mà cácdoanh nghiệp xuất nhập khẩu lớn lựa chọn phương thức vận chuyển bằngđường biển Trong trường hợp chuyên chở bằng containơ, hàng được giaocho người vận tải theo một hay hai phương thức:

Nếu hàng đủ một containơ, chủ hàng phải đăng kí thuê containơ, chịuchi phí chở containơ từ bãi containơ về cơ sở của mình đóng hàng vàocontainơ, rồi giao hàng cho người vận tải.

Nếu hàng không đủ một containơ, thì chủ hàng phải giao cho ngườivận tải tại ga containơ và người vận tải tổ chức thu xếp containơ của nhiềuchủ hàng rồi cấp vận đơn cho từng chủ hàng.

Việc thuê tàu, lưu cước đòi hỏi có kinh nghiệm nghiệp vụ, có thôngtin về tình hình thị trường thuê tàu và tinh thông các điều kiện thuê tàu Vìvậy trong nhiều trường hợp, chủ hàng xuất khẩu thường uỷ thác việc thuêtàu, lưu cước cho một công ty hàng hải.

Cũng như các hàng hoá chuyên chở trên biển để tránh rủi ro tổn thất.Cần bảo hiểm hàng hoá đường biển, dùng loại bảo hiểm phổ biến nhất trongngoại thương.

6 Những yếu tố tác động đến nhập khẩu gia vị của các nước.

- Cung và cầu là yếu tố quan trọng mà chủ yếu tác động đến xuất nhậpkhẩu của các nước.

- Thị hiếu tiêu dùng gia vị của các thị trường tiêu thụ Nhu cầu của cácnước nhập khẩu cả các nước công nghiệp phát triển và đang phát triển về giavị vẫn tăng, đây là cơ hội để các nước đẩy mạnh xuất khẩu…

Trang 13

- Các chính sách thương mại của các nước nhập khẩu trong đó đặcbiệt là chính sách thuế và phi thuế quan : đối với hàng gia vị, là sản phẩmxuất khẩu chủ yếu của các nước đang phát triển và chậm phát triển và khôngcạnh tranh trực tiếp với sản phẩm của các nước phát triển lên mức thuế quannhìn chung không cao và nhiều gia vị xuất khẩu được miễn thuế Nhưng doyêu cầu về vệ sinh, an toàn thực phẩm và môi trường rất cao, yêu cầu ngặtnghèo về điều kiện quy cách phẩm chất lên đã cản trở lớn tới xuất khẩu củacác nước xuất khẩu…

- Tính cạnh tranh và các kênh phân phối trên các thị trường nhậpkhẩu:

Ví dụ : Thị trường gia vị Châu Âu có tính cạnh tranh rất cao và do cácnhà chế biến, các nhà xay, nghiền lớn chi phối Đối với một số phân đoạn thịtrường phát triển nhanh, có cơ hội cho các nhà xuất khẩu các sản phẩm giavị mà chất lượng đảm bảo độ tin cậy, đáp ứng được nhưng tiêu chuẩn ngặtnghèo của EU và đảm bảo giao hàng đều đặn Rất lên sử dụng các nhà nhậpkhẩu, các đại lý hay môi giới, những người có thông tin tốt về xu hướng mớinhất của thị trường, biết cách trưng bày, giới thiệu sản phẩm nhằm thâmnhập thị trường thành công.

- Giá cả, các điều kiện giao hàng và thanh toán.

- Hoạt động quảng cáo xúc tiến xuất khẩu của các nhà xuất khẩu,phân phối…

II Tình hình sản xuất và xuất khẩu gia vị của Việt Nam.

1 Tình hình sản xuất và chế biến gia vị của Việt Nam.

1.1 Hạt tiêu* Sản xuất:

Hạt tiêu đã được biết đến và dùng làm gia vị cách đây trên 3.000 năm.Các đặc tính của hạt tiêu đã khiến mặt hàng gia vị này không những trởthành một trong yếu tố cần thiết trong nghệ thuật ẩm thực của thế giới hiệnđại ngày nay, mà còn được ứng dụng trong dược phẩm.ở nước ta, thời giangần đây, cây hồ tiêu đang dần chiếm ưu thế trong mô hình kinh tế vườntrang trại vì lợi ích kinh tế mang lại cao hơn so với các loại cây trồng khácnhư: cà phê, điều, cao su (cao hơn 1,5 lần) Hiện hồ tiêu tập trung nhiều ởcác tỉnh phía nam như: Bình Phước 8.246 ha; Đắc Lắc 8.000 ha; Bà Riạ-Vũng Tàu 4.720 ha; Gia Lai 2.000 ha; Đồng Lai 4.370 ha; Bình Thuận 1.730ha; Quảng Trị 2.025 ha; Bình Dương 890 ha; Kiên Giang 898 ha; Tây Ninh894 ha; Lâm Đồng 383 ha và một số tỉnh khác như: Quảng Bình, Phú Yên,Quảng ngãi, TP Hồ Chí Minh, Bình Định, Khánh Hoà, Kon Tum… cũngphát triển mạnh cây hồ tiêu, đưa tổng diện tích cây tiêu trong cả nước hiệnlên 50.000 ha, một con số khá lớn Tuy nhiên, ngành sản xuất hồ tiêu cònđang gặp nhiều khó khăn do người sản xuất đa số là các hộ nông dân nhỏ,vốn ít nên việc đầu tư chăm sóc cũng như bảo quản sau thu hoạch còn nhiềuhạn chế Dưới đây là kết quả cụ thể về sản xuất hạt tiêu.

Trang 14

Bảng số 4: Tình hình sản xuất hạt tiêu của Việt Nam thời kỳ 1996 – 2003

Đ/v: DT:1.000 ha; SL: 1.000 tấn

Diện tích 7,4 9,8 12,8 17,6 27,9 36,1 47,8 50,0Sản lượng 10,5 13,0 15,9 31,0 39,2 60,0 80,0 88,0

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2001 - 2003 đánh giá của hiệp hội hồ tiêu VN

* Chế biến :

Hầu hết hạt tiêu sau khi thu hoạch từ người nông dân đều được phơivà cất giữ theo phương pháp truyền thống (phơi khô tự nhiên trong bóngrâm) nên chất lượng không đều Do vậy, sự đầu tư đồng bộ về sân phơi, máysấy hoặc bảo quản đúng quy trình là rất cần thiết Tuy nhiên, cho đến naycũng chỉ có một số công ty có vốn đầu tư nước ngoài và một vài công ty ViệtNam đầu tư vào thiết bị chế biến tiên tiến để sử lý hạt tiêu xô thành hạt tiêucó chất lượng cao với công xuất chỉ đảm bảo được khoảng 30% tổng sảnlượng hạt tiêu xuất khẩu trong cả nước Như vậy, đây đang là lĩnh vực bỏngỏ cho ngành hồ tiêu Việt Nam trong việc phát triển một ngành côngnghiệp chế biến nhằm đáp ứng những đòi hỏi ngày càng khắt khe hơn về vệsinh an toàn thực phẩm của thị trường cũng như sự đa dạng hoá các sảnphẩm từ hạt tiêu.

1.2 Nhóm gia vị có chứa tinh dầu( quế, hồi, gừng, nghệ, ớt, tỏi ) * Sản xuất :

Những năm 80 là thời kỳ nhóm hàng này phát triển mạnh về diện tích.Cả nước thời gian đó có sản lượng trên 10.000 tấn quế thanh (tập trung ởYên Bái, Lạng Sơn và Quảng Nam – Quảng Ngãi ); 5.000 tấn hồi (chủ yếuở Lạng Sơn, Quảng Ninh , Cao Bằng ); tỏi, gừng, nghệ được trồng nhiều tạicác tỉnh đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là tỏi và ớt với sản lượng hàng chụcngàn tấn sấy khô Nhưng từ năm 1990 trở lại đây, do thị trường tiêu thụ bịco hẹp, nên các loại cây gia vị trên đã bị thay thế bằng các loại cây khác.Những địa phương trước đây có vùng tập trung lớn về tỏi, ớt, nghệ như:Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Hải Phòng, nay đã chuyển sang canh tácrau, củ vụ đông như cà chua, bắp cải, dưa chuột …

* Chế biến :

Nhóm hàng gia vị trên được xuất khẩu dưới dạng phơi, sấy khô (bột,thái lát hoặc nguyên quả như ớt) Công nghệ chế biến chủ yếu là thủ côngtheo phương pháp truyền thống Do vậy, chất lượng chưa cao và không ổnđịnh Đây là điểm yếu khiến nhóm hàng này không có sức cạnh tranh trongcơ chế thị trường, nhất là đối với các mặt hàng cùng loại của Trung Quốc.Chẳng hạn tỏi Việt Nam tuy thơm và hàm lượng tinh dầu cao hơn tỏi TrungQuốc 1,5 lần nhưng do củ bé, năng suất thấp, nhiều tép vụn nên khi chếbiến, các lát tỏi hay bị vỡ vụn, màu sắc tối, giá thành cao gấp gần 2 lần tỏiTrung Quốc nên dần mất khách hàng( hiện tỏi lát sấy khô Trung Quốc giá

Trang 15

cũng vậy ớt bột Trung Quốc màu sắc đỏ tươi, rất hấp dẫn và giá rẻ hơn ớtbột Việt Nam khoảng 15 - 20 USD/ tấn, trong khi ớt bột khô của Việt Namthường có lẫn những sắc thẫm, xỉn màu và dễ mốc mặc dù giữ được độ cayđặc trưng nhưng khó hấp dẫn khách hàng.

2 Tình hình xuất khẩu gia vị của Việt Nam.

2.1 Khái quát chung tình hình xuất khẩu gia vị của Việt Nam.

Việt Nam nằm trong số các nước sản xuất và xuất khẩu gia vị truyềnthống của thế giới Trong thời gian qua, với sự bùng nổ sản xuất hạt tiêu,Việt Nam đã trở thành một trong ba nước sản xuất và cung cấp hạt tiêu đenlớn nhất ra thị trường thế giới Với tổng kim ngạch xuất khẩu các loại gia vịgồm: hạt tiêu đen, quế, hồi, gừng, nghệ những năm 1999 - 2000 ở mức 147-158 triệu USD/ năm, Việt Nam đã là một trong những nước cung cấp gia vịchính của thế giới, nếu so với tổng kim ngạch xuất khẩu gia vị của thế giớilà khoảng 2,3-2,6 tỷ USD/năm thì Việt Nam chiếm thị phần khoảng 6,0-6,3% Còn nếu so sánh với tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là 11,54 tỷUSD (1999) và 14,45 tỷ USD (2000) thì xuất khẩu gia vị chiếm khoảng 1,3-1,6% Như vậy, lợi thế so sánh hiển thị của Việt Nam trong xuất khẩu gia vịlà rất cao (4,6-5,5).

Trong thời gian 1996 - 2000, xuất khẩu các gia vị chính của Việt Namđã tăng từ 52,33 triệu USD lên 158 triệu USD tức là tăng gấp 3,3 lần, nhịpđộ tăng xuất khẩu trung bình hàng năm đạt xấp xỉ 25% đưa tỷ trọng xuấtkhẩu của nhóm gia vị trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung của đất nướclên trên 1% Tình hình cụ thể xuất khẩu gia vị của Việt Nam được thể hiệnqua (Bảng số 5).

Bảng số 5: xuất khẩu gia vị của Việt Nam thời kỳ 1996 - 2000

trong xuất khẩu chung 0,7 0,8 0,7 1,3 1,1

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam 1996 - 2000.

Trang 16

Cũng qua Bảng Số 5, chúng ta thấy xuất khẩu gia vị của Việt Nam chủyếu là xuất khẩu hạt tiêu, tỷ trọng áp đảo (88 - 92%) và kim ngạch xuất khẩutăng liên tục hàng năm thời gian 1996 -2000 của hạt tiêu đã góp phần quyếtđịnh làm tăng xuất khẩu gia vị của Việt Nam thời gian qua.

2.2 Tình hình xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam.

Việt Nam sản xuất tiêu đen là chủ yếu Tiêu thụ nội địa chỉ 5-10%tổng sản lượng sản xuất hàng năm, trên 90% tham gia vào mậu dịch thế giới.Khối lượng xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam không ngừng tăng trong nhữngnăm qua: Năm 1998 cả nước xuất khẩu 15 ngàn tấn, chiếm khoảng 8% tổngkhối lượng mậu dịch thế giới Nhưng chỉ sau 3 năm (2001) khối lượng tiêuxuất khẩu đạt 57 ngàn tấn, chiếm 25% mậu dịch tiêu của thế giới, trở thànhquốc gia đứng đầu về xuất khẩu hạt tiêu đen Năm 2002 cả nước xuất khẩu78 ngàn tấn, chiếm gần 30% tổng khối lượng mậu dịch thế giới; dự kiến đạttừ 80-100 ngàn tấn trong các năm 2003 - 2005.

Bảng số 6: Kết quả xuất khẩu mặt hàng hồ tiêu thời kỳ 1996 - 2002

Đ/v: KL: 1.000 tấn; GT: triệu USD

Các năm

Khối lượng 25,3 24,7 15,1 34,8 37,0 57,0 78,2Giá trị 46,7 67,2 64,5 137,3 145,9 91,2 109,3

Nguồn: 1996 - 2000 Tổng cục thống kê; 2001 - 2002 Tổng cục Hải quan

Hiện có trên 30 quốc gia nhập khẩu sản phẩm hạt tiêu Việt Nam (theoHiệp hội hồ tiêu Việt Nam, sản phẩm tiêu của nước ta đã đến với thị trườngtiêu dùng của trên 70 nước trên thế giới) Ngoại trừ năm 1998, khối lượngxuất khẩu hạt tiêu tăng liên tục từ năm 1995 đến nay, nhanh nhất trong 4năm 1999 - 2002, bình quân tăng 25%/ năm.

Đặc biệt trong vài năm gần đây, khối lượng xuất khẩu trực tiếp tới cácthị trường lớn và khó tính như Hoa Kỳ, EU tăng nhanh: Trước năm 2001 chỉchiếm tới 10% tổng khối lượng tiêu xuất khẩu hàng năm, năm 2002 đạt trên15% Các nước có khối lượng nhập khẩu sản phẩm hạt tiêu của Việt Namchiếm tỷ trọng lớn trong năm vừa qua gồm Hoa Kỳ: 11,2 ngàn tấn (15%);Hà Lan: 10 ngàn tấn (13%); Singapore: 8,2 ngàn tấn (11%); CHLB Đức: 5,0ngàn tấn (6,5%) Các tiểu Vương quốc ả rập thống nhất, Liên bang Nga,Trung Quốc nhập với khối lượng từ 2 đến trên 5 ngàn tấn Dưới đây là cơcấu của một số thị trường chính như (Bảng số 7).

Giá xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam biến động theo giá thị trường thếgiới Theo tài liệu của tổng cục thống kê, thời kỳ năm 1996 - 2000 giá bìnhquân đạt 3.345,8 USD/tấn; cao nhất là năm 1998 với mức 4.272 USD/tấn.Năm 1999 - 2000 giảm xuống dưới 4.000 USD/tấn Do áp lực cung tiếp tục

Ngày đăng: 24/10/2012, 16:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w