Đã đến lúc các doanh nghiệp cần thực sự quan tâm đến khâu thiết kế mẫu mã nếu muốn tồn tại được vững chắc trên thị trường quốc tế. Trong mỗi doanh nghiệp nên phát triển một bộ phận thiết kế mẫu mã riêng, và đăng ký quyền Sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm của mình. Doanh nghiệp có thể tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình theo nhiều cách, như là:
Đưa vào sản phẩm những nét đẹp thủ công ( như chạm trổ tỉ mỉ bằng tay) khiến cho sản phẩm có nét đặc sắc riêng, toát lên vẻ đẹp của những giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam. Cách này sẽ làm tăng giá trị xuất khẩu của sản phẩm.
Kết hợp nguyên liệu gỗ với các nguyên liệu khác, tạo nên dòng sản phẩm độc đáo và có giá trị cao. Chẳng hạn đồ gỗ ngoài trời (outdoor) thường kết hợp với nhôm, inox, vải nhựa. Đồ gỗ trong nhà (indoor) thường kết hợp với sắt, inox, mây, tre, bèo, cói, kính, vải. Dòng sản phẩm này được nhiều thị trường nhập khẩu quan tâm như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và giá bán lại cao hơn đồ gỗ thuần tuý. Đây là những sản phẩm vừa tiết kiệm nguyên liệu gỗ, vừa tận dụng những vật liệu rẻ tiền có sẵn trong nước làm giảm chi phí sản xuất và tạo điều kiện cho các ngành phụ trợ khác phát triển như các ngành nghề thủ công truyền thống, giải quyết thêm việc làm cho nhiều lao động.
Còn có nhiều cách khác để tạo thêm nét độc đáo cho sản phẩm. Nhưng điều quan trọng hơn cả là mẫu mã sản phẩm cần mang những đặc trưng riêng, làm nên ấn tượng riêng biệt cho mỗi thương hiệu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần lưu ý nắm bát kịp thời những thay đổi của nhu cầu thị trường, không để các sản phẩm của mình trở nên cũ kỹ, lạc hậu. Còn về phía các cơ quan chức năng như Bộ Thương mại, có thể thành lập Trung tâm Thiết kế và Phát triển sản phẩm đảm bảo cung cấp hoạt động đào tạo thường xuyên cho các nhà thiết kế ngành sản xuất, chế biến đồ gỗ xuất khẩu.
KẾT LUẬN
Mục tiêu đạt 7 tỷ USD tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ năm 2010 được Bộ Công Thương đề ra là một mục tiêu đầy tham vọng nhưng là hoàn toàn có thể thục hiện được. Để có thể thực hiện được mục tiêu này các doanh nghiệp sẽ gặp không ít khó khăn, đặc biệt là về hai vấn đề: gỗ nguyên liệu và thương hiệu. Muốn giúp cho các doanh nghiệp vượt qua những khó khăn đó thì về phía nhà nước cần phải có những biện pháp cụ thể và mạnh mẽ. Thứ nhất là đề ra chiến lược phát triển toàn diện cho ngành công nghiệp này. Thứ hai là thực hiện triệt để cải cách hành chính trong việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm gỗ. Thứ ba là tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ về tài chính cho các doanh nghiệp sản xuất chế biến gỗ xuất khẩu, như chính sách ưu đãi tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu; chính sách hỗ trợ cước vận tải nội địa và quốc tế… Về phía các Hiệp hội ngành gỗ cần trở thành một chỗ dựa vững chắc cho các doanh nghiệp hội viên trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu bằng các biện pháp kiện toàn cơ cấu tổ chức của Hiệp hội; thành lập bộ phận chuyên trách quản lý thực hiện, cung cấp thông tin cần thiết một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác; tư vấn cho doanh nghiệp trong đầu tư, đổi mới công nghệ tiên tiến phù hợp và đồng bộ. Các doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh mở rộng liên kết, xóa bỏ tư duy tiều nông, lối làm ăn nhỏ lẻ; tự nâng cao trình độ, kiến thức về chuyên môn và thương mại quốc tế cho các cán bộ quản lý, đào tạo tay nghề kỹ thuật cho công nhân.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế và quản lý công nghiệp.
2. Sách Thương hiệu của các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ Việt Nam. 3. Trang web http:\www.vneconomic.com.vn
4. Trang web http:\www.hawa.com.vn 5. Trang web http:\www.vinanet.com.vn 6. Trang web http:\www.vietrade.com.vn 7. Trang web http:\www.mov.gov.vn 8. Trang web http:\www.dddn.com.vn.