Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 114 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
114
Dung lượng
1,52 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
QUÁCH MẠNH HỒNG
PHÁP LUẬTVỀHÌNHTHỨCĐẦUTƯ RA
NƯỚC NGOÀICỦADOANHNGHIỆP VIỆT
NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
PGS.TS.TRẦN ĐÌNH HẢO
HÀ NỘI - 2006
MỤC LỤC
Trang
Phần mở đầu ........................................................................................................i
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ................................................i
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .....................................................................ii
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.................................................................iv
4. Mục đích nghiên cứu của đề tài...............................................................v
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài ...............................................................v
6. Kết quả mới đạt được của luận văn .........................................................v
7. Bố cục và nội dung cơ bản của luận văn .................................................vi
Chương 1. Một số vấn đề lý luận chung vềđầutưranước ngoài
và phápluậtvềhìnhthứcđầutưranướcngoài .........................................1
1.1. Nhu cầu vềđầutưranướcngoàicủadoanhnghiệpViệt Nam...............1
1.1.1. Nguyên nhân thúc đẩy hoạt động đầutưranướcngoài trên thế giới .....1
1.1.2. Nhu cầu đầutưranướcngoàicủa các doanhnghiệpViệtNam .................5
1.2. Khái niệm đầutưranướcngoài và hìnhthứcđầutưranướcngoài .......7
1.2.1. Khái niệm vềđầutư trực tiếp nướcngoài ...............................................7
1.2.2. Khái niệm vềđầutư gián tiếp nướcngoài ..............................................13
1.2.3. Khái niệm đầutưranướcngoài ..............................................................17
1.2.4. Khái niệm vềhìnhthứcđầutưranướcngoài .........................................20
1.3. Phápluậtvềhìnhthứcđầutưranướcngoài ...........................................23
1.3.1. Khái niệm phápluậtvềhìnhthứcđầutưranướcngoài .........................23
1.3.2. Điều chỉnh phápluậtcủa quốc gia đầutư đối với hìnhthứcđầutư ra
nước ngoài ...............................................................................................25
1.4. Một số giao dịch đặc biệt có tính chất đầu tư..........................................33
1.4.1. Sử dụng nguồn lực bên ngoài (Outsourcing) ..........................................36
1.4.2. Nhượng quyền kinh doanh quốc tế (cross-border franchising)...............40
1.5. Thiết chế hỗ trợ đầutưranướcngoài .....................................................45
1.5.1. Xây dựng chiến lược quốc gia vềđầutưranước ngoài..........................45
1.5.2. Các hiệp định đầutư quốc tế ...................................................................47
1.5.3. Công ty xuyên quốc gia (TNCs)..............................................................49
1.5.4. Quỹ đầutư quốc tế...................................................................................54
Chương 2. Thực trạng phápluậtvềhìnhthứcđầutưra nước
ngoài của các doanhnghiệpViệtNam ........................................................58
2.1. Thực trạng hoạt động đầutưranướcngoàicủa các doanh nghiệp
Việt Nam..................................................................................................58
2.2. Đánh giá thực trạng hệ thống phápluậtvềhìnhthứcđầutưra nước
ngoài của các doanhnghiệpViệtNam ....................................................60
2.2.1. Nội dung quy định phápluậtvềhìnhthứcđầutưranướcngoài của
các doanhnghiệpViệtNam ....................................................................60
2.2.2. Đánh giá các quy định phápluậtvềhìnhthứcđầutưranước ngoài
của doanhnghiệpViệtNam ....................................................................63
2.2.3. Cơ sở điều chỉnh phápluật đối với hìnhthứcđầutưranước ngoài
của các doanhnghiệpViệtNam ..............................................................73
Chương 3. Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp
luật vềhìnhthứcđầutưranướcngoàicủadoanhnghiệp Việt
Nam .....................................................................................................................................78
3.1. Các yêu cầu đặt ra đối với phápluậtvềhìnhthứcđầutưra nước
ngoài trong giai đoạn hiện nay ................................................................80
3.2. Một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện phápluật về
hình thứcđầutưranướcngoàicủadoanhnghiệpViệtNam .............81
3.2.1. Xác định hìnhthứcđầutưranướcngoài theo quy định của pháp
luật quốc gia tiếp nhận đầu tư..................................................................82
3.2.2. Điều chỉnh phápluật đối với hìnhthứcđầutưranướcngoài .................84
3.2.3. Điều chỉnh phápluật đối với các giao dịch đặc biệt ...............................85
3.2.4. Thúc đẩy việc hình thành các thiết chế hỗ trợ đầu tư..............................86
Kết luận ..................................................................................................................88
Danh mục tài liệu tham khảo .........................................................................90
DANH MỤC CÁC TỪVIẾT TẮT
ASEAN:
Tổ chức các quốc gia Đông Nam á
BITs:
Hiệp định đầutư song phương
BTA:
Hiệp định giữa ViệtNam và Hoa Kỳ về quan hệ thương mại
EU:
Cộng đồng Châu Âu
FDI:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FPI:
Đầu tư gián tiếp nước ngoài
IIA:
Hiệp định đầutư quốc tế
IMF:
Quỹ tiền tệ quốc tế
M&A:
Sáp nhập và mua lại
MFN:
Chế độ đối xử tối huệ quốc
NT:
Chế độ đối xử quốc gia
OECD:
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
R&D:
Nghiên cứu và Phát triển
UNCTAD: Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển
USD:
Đồng Đô la Mỹ
TNCs:
Các công ty xuyên quốc gia
WIR:
Báo cáo đầutư thế giới (World Investment Report)
WTO:
Tổ chức Thương mại thế giới
i
PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Đầu tưnướcngoài hiện nay đã trở thành một nhu cầu của chính các
doanh nghiệpViệtNam nhằm khai thác tối đa lợi thế so sánh và các ưu đãi
đầu tư trong tiến trình hội nhập kinh tế. Tính đến thời điểm tháng 4/2006, Bộ
Kế hoạch và Đầutư đã cấp giấy phép đầutưranướcngoài cho 153 dự án với
số vốn đăng ký 655,3 triệu USD tại 33 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hiện nay,
nhiều dự án lớn đang trong quá trình thẩm định cấp phép đầu tư.
Chính phủ ViệtNam chủ trương khuyến khích việc đầutưra nước
ngoài của các doanhnghiệp trong nước nhằm mở rộng thị trường sản xuất,
tiêu thụ hàng hóa. Tháng 4/1999, Chính phủ đã ban hành Nghị định
22/1999/NĐ-CP vềđầutưranướcngoàicủadoanhnghiệpViệt Nam. Tiếp
theo đó, các văn bản hướng dẫn về hoạt động đầutưranướcngoài và những
ưu đãi đối với doanhnghiệpđầutưranướcngoài cũng được ban hành. Mặc
dù các văn bản này mới xây dựng khung pháp lý ban đầu nhưng đã tạo ra
động lực thúc đẩy, khuyến khích các doanhnghiệpViệtNam mở rộng hoạt
động kinh doanh tiếp cận thị trường đầutư quốc tế và khu vực.
Ngày 29 tháng 11 năm 2005, Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 đã thông
qua LuậtĐầutư (Luật số 59/2005/QH11). LuậtĐầutư 2005 sẽ có hiệu lực áp
dụng kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2006. Hoạt động đầutưranướcngoài được
quy định khá cụ thể trong một chương riêng (Chương VIII) củaLuậtĐầu tư.
Đây là lần đầu tiên các quy định về hoạt động đầutưranướcngoàicủa doanh
nghiệp ViệtNam được luật hóa bằng một đạo luật được đánh giá có nhiều
điểm tiến bộ trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới củaViệt Nam.
ii
Qua thời gian 6 nămthực hiện đầutưranước ngoài, mặc dù một số
thành tựu ban đầu đã được ghi nhận nhưng trên thực tế, các doanh nghiệp
Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tiếp cận với thị trường
nước ngoài thông qua hoạt động đầutưranước ngoài. Thiếu một chính sách
khuyến khích đầutưranướcngoài đồng bộ, sự hạn chế trong việc áp dụng
các công cụ đầu tư, quan điểm, thái độ không thỏa đáng của các cơ quan quản
lý nhà nướcvề hoạt động đầutưranước ngoài, thiếu cơ chế bảo đảm cho hoạt
động đầutư ở nướcngoài đã và đang là những nguyên nhân chính cản trở
dòng vốn đầutưranướcngoàicủadoanhnghiệpViệt Nam.
Với sự phát triển của quan hệ đầutư quốc tế và hoạt động hội nhập
mạnh mẽ củaViệtNam vào dòng chảy của nền kinh tế quốc tế, trước áp lực
mạnh mẽ của nhu cầu đầutưranướcngoàicủa nền kinh tế, đã đến lúc hoạt
động đầutưranướcngoài không thể tiếp tục mang tính thử nghiệm mà phải
nhanh chóng bắt nhịp với sự phát triển của dòng đầutư quốc tế, thúc đẩy tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế củaViệt Nam. Trên phương diện pháp luật, đã và
đang đặt ra những yêu cầu nghiên cứu về lý luận và thực tiễn điều chỉnh pháp
luật đối với hoạt động đầutưranướcngoài và một trong những yêu cầu đó là
mở rộng hơn nữa các hìnhthứcđầutưranướcngoài để đảm bảo cho nhà đầu
tư ViệtNam được sử dụng tối đa các công cụ đầutư khi thực hiện hoạt động
đầu tưranước ngoài. Nghiên cứu Phápluậtvềhìnhthứcđầutưra nước
ngoài củadoanhnghiệpViệtNam với tính chất là một hướng tiếp cận vấn đề
còn khá mới mẻ này nhằm phân tích thực trạng phápluậtvềhìnhthứcđầutư ra
nước ngoàicủaViệt Nam, nhận diện những vấn đề lý luận và thực tiễn liên
quan đến điều chỉnh phápluật đối với hìnhthứcđầutưranướcngoài là hoạt
động cần thiết trong bối cảnh hiện nay cả trên phương diện lý luận và thực tiễn.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
iii
Hoạt động đầutưranướcngoàicủadoanhnghiệpViệtNam mới được
triển khai trong thời gian 6 năm và mang tính chất thử nghiệm với nhiều giới
hạn trong chính sách đầutưranước ngoài. Hoạt động đầutưranước ngoài
của các doanhnghiệpViệtNam trong thời gian qua được chủ yếu do các
doanh nghiệptự tìm hiểu và triển khai, còn mang nhiều tính chất tự phát và
manh mún. Ngược lại, cũng trong thời gian này, Chính phủ ViệtNam tập
trung nhiều hơn vào hoạt động thu hút đầutưnướcngoài vào Việt Nam, đặc
biệt sau khủng hoảng tài chính khu vực. Những nỗ lực cải cách chính sách,
sửa đổi phápluậtvề thu hút đầutưnướcngoài tại ViệtNam đã thu hút nhiều
hơn sự chú ý của giới chuyên môn và giới nghiên cứu kinh tế và pháp lý.
Trong bối cảnh đó, hoạt động đầutưranướcngoài nói chung và hình thức
đầu tưranướcngoài nói riêng chưa thu hút được sự quan tâm của giới nghiên
cứu.
Cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào về đầu
tư ranướcngoài và hìnhthứcđầutưranướcngoàicủa các doanhnghiệp Việt
Nam. Việc nghiên cứu hoạt động đầutưranướcngoàicủadoanhnghiệp Việt
Nam mới chỉ được đề cập như một động thái trong tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế nhằm thúc đẩy việc mở rộng thị trường cũng như khai thác tối đa các
lợi thế củadoanhnghiệp dưới dạng các bài viết được đăng tải rải rác trên các
tạp chí chuyên ngành hoặc dưới hìnhthức các ý kiến tản mạn của các chuyên
gia, các đại diện của các cơ quan quản lý nhà nướcvề hoạt động đầutư nước
ngoài trong các cuộc trả lời phỏng vấn của các cơ quan báo chí. Cụ thể, đề
cập đến hệ thống phápluậtvềđầutưranướcngoài có bài viếtcủa tác giả An
Thị Hoàng Hoang với tiêu đề “Cần sớm hoàn thiện hệ thống phápluậtvề đầu
tư ranướcngoàicủadoanhnghiệpViệt Nam”, đăng tải trên Tạp chí Công
nghiệp số tháng 4/2005; hoặc đề cập đến chính sách chung vềđầutưra nước
ngoài củaViệtNam có bài viếtcủa Tiến sĩ Nguyễn Hữu Huy Nhựt “Hoạt
iv
động đầutưranướcngoàicủaViệt Nam: Khó khăn và thách thức” đăng trên
tạp chí Phát triển Kinh tế số 3/2005.
Nhìn chung, nội dung nghiên cứu về hoạt động đầutưranước ngoài
của doanhnghiệpViệtNamcủa các tác giả, các nhà nghiên cứu mới chỉ dừng
lại ở việc nhận diện và phân tích những khó khăn, trở ngại, các hạn chế về
pháp luật đối với hoạt động đầutưranướcngoài và đề xuất các yêu cầu về
cải thiện môi trường chính sách chung cho hoạt động đầutưranước ngoài
như cải cách thủ tục hành chính, xây dựng Luậtđầutưranước ngoài, cải cách
quản lý ngoại hối,... mà không đi sâu vào phân tích trên bình diện lý luận và
thực tiễn bản chất của hoạt động đầutưranước ngoài, các hìnhthứcđầutư ra
nước ngoài cũng như đánh giá thực trạng các quy định củaphápluậtđầutư ra
nước ngoàicủaViệtNamvề những vấn đề cơ bản nêu trên. Vì vậy, có thể nói
đề tài “Pháp luậtvềhìnhthứcđầutưranướcngoàicủadoanhnghiệp Việt
Nam” là một đề tài độc lập và không trùng lặp các đề tài đã được nghiên cứu
trên. Tuy nhiên, tác giả luôn có ý thức kế thừa, học hỏi những kết quả mà các
công trình khoa học, các bài viết, và các ý kiến của các chuyên gia cũng như
các kinh nghiêm thực tiễn có liên quan đến đề tài trong quá trình thực hiện đề
tài.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Tên gọi của đề tài nghiên cứu là Phápluậtvềhìnhthứcđầutư ra
nước ngoàicủadoanhnghiệpViệtNam được xác định trong bối cảnh thực
tiễn pháp lý củaViệtNam (Nghị định 22/1999/NĐ-CP) chỉ điều chỉnh hoạt
động đầutưranướcngoàicủa các doanhnghiệpViệtNam (không bao gồm
doanh nghiệp có vốn đầutưnước ngoài, hộ gia đình và cá nhân). Tuy nhiên,
trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả không giới hạn phạm vi nghiên cứu
chỉ trong hoạt động đầutưranướcngoàicủa chủ thể đầutư là doanh nghiệp
Việt Nam mà mở rộng phạm vi nghiên cứu của đề tài đối với tất cả chủ thể
v
của hoạt động đầutưranướcngoài được quy định tại LuậtĐầutư 2005 (nhà
đầu tưViệt Nam), bao gồm doanhnghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành
lập theo Luậtdoanh nghiệp; Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập theo
Luật hợp tác xã; Doanhnghiệp có vốn đầutưnướcngoài được thành lập
trước khi LuậtĐầutư 2005 này có hiệu lực; Hộ kinh doanh, cá nhân; Tổ
chức, cá nhân nước ngoài; người ViệtNam định cư ở nước ngoài; người nước
ngoài thường trú ở Việt Nam; Các tổ chức khác theo quy định củapháp luật
Việt Nam.
- Việc nghiên cứu các quy định pháp lý và thực tiễn triển khai hoạt
động đầutưranướcngoàicủa một số quốc gia khác được đề cập trong Luận
văn này chỉ mang tính chất tham khảo, đối chiếu và mang tính chất minh họa
cho những luận điểm nghiên cứu.
4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận vềđầutưranước ngoài
và hìnhthứcđầutưranước ngoài, đề tài đánh giá khái quát thực trạng các
quy định phápluậtcủaViệtNamvềhìnhthứcđầutưranướcngoàicủa nhà
đầu tưViệtNam trong sự so sánh với các khuyến nghị của các tổ chức quốc
tế về lĩnh vực đầutưnước ngoài, quy định phápluậtcủa Trung Quốc điều
chỉnh hoạt động đầutưranướcngoài và một số điều ước quốc tế liên quan
như Hiệp định giữa ViệtNam và Hoa Kỳ về quan hệ thương mại;
- Bên cạnh việc đánh giá thực trạng các quy định phápluật hiện hành về
hình thứcđầutưranướcngoàicủa nhà đầutưViệt Nam, đề tài nêu ra và phân
tích một số vấn đề liên quan đến hìnhthứcđầutưranướcngoài chưa được đề
cập hoặc chưa được điều chỉnh bởi phápluậtvềđầutưranước ngoài.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Các phương pháp nghiên cứu đề tài được sử dụng trong quá trình thực
hiện Luận văn bao gồm:
vi
- Phương pháp duy vật biện chứng;
- Phương pháp duy vật lịch sử;
- Các phương pháp khác như phương pháp thống kê, so sánh.
6. KẾT QUẢ MỚI ĐẠT ĐƢỢC CỦA LUẬN VĂN
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận đầutưranướcngoài và hìnhthức đầu
tư ranướcngoàicủa nhà đầutưViệt Nam;
- Phân tích thực trạng phápluậtvềhìnhthứcđầutưranướcngoài của
nhà đầutưViệt Nam, đánh giá mức độ phù hợp của các quy định pháp luật
đó với thực tiễn phát triển hoạt động đầutưranướcngoàicủaViệt Nam,
mức độ tương thích, phù hợp với các điều ước quốc tế mà ViệtNam có hoặc
sẽ có nghĩa vụ thực thi trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó đưa ra
những đề xuất, kiến nghị một số sửa đổi, bổ sung các quy định phápluật của
Việt Nam hiện nay.
7. BỐ CỤC VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
Luận văn được kết cấu thành ba chương với nội dung cơ bản như sau:
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận chung vềđầutưranướcngoài và pháp
luật vềhìnhthứcđầutưranước ngoài.
Chƣơng 2: Thực trạng phápluậtvềhìnhthứcđầutưranướcngoài của
các doanhnghiệpViệt Nam.
Chƣơng 3: Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện phápluật về
hình thứcđầutưranướcngoàicủadoanhnghiệpViệt Nam.
1
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀĐẦU TƢ RA NƢỚC
NGOÀI VÀ PHÁPLUẬTVỀHÌNHTHỨCĐẦU TƢ RA NƢỚC
NGOÀI
1.1. NHU CẦU VỀĐẦU TƢ RA NƢỚC NGOÀICỦADOANH NGHIỆP
VIỆT NAM
1.1.1. Nguyên nhân thúc đẩy hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài trên
thế giới
Xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang đặt ra cho mỗi quốc
gia những yêu cầu và thách thức trong việc tiếp cận và hội nhập vào chu trình
sản xuất và kinh doanh toàn cầu. Tiếp cận kinh doanh quốc tế vừa là cơ hội
vừa là thách thức đối với các quốc gia đang phát triển như ViệtNam để phát
triển nền sản xuất trong nước, thu hẹp khoảng cách phát triển với các quốc gia
phát triển trên thế giới và trong khu vực. Hướng tới các nguồn lực từ bên
ngoài quốc gia đã và đang trở thành chiến lược phát triển kinh tế của nhiều
quốc gia đang phát triển nhằm cải thiện lực lượng sản xuất trong nước thông
qua việc thu hút vốn và kỹ thuật từnước ngoài, mở rộng thị trường tiêu thụ
sản phẩm và thị trường cung cấp nguyên vật liệu ranước ngoài, khai thác tối
đa lợi thế thương mại của quốc gia trong quan hệ thương mại quốc tế.
Lý luận vềđầutư quốc tế được dựa trên học thuyết về phân công lao
động quốc tế dựa trên lợi thế so sánh và thương mại quốc tế được phát triển
bởi Adam Smith (1776) và David Ricardo (1817), theo đó mỗi quốc gia trên
thế giới đều chuyên môn hóa sản xuất ra một hoặc một nhóm sản phẩm với
chi phí sản xuất thấp hơn so với quốc gia khác và tiến hành xuất khẩu hàng
hóa này sang quốc gia đó. Lợi thế so sánh chính là cơ sở hình thành, phát triển
quan hệ thương mại quốc tế giữa các quốc gia. Sự chênh lệch về lực lượng
2
sản xuất giữa các quốc gia và những trở ngại trong hoạt động thương mại
quốc tế đã hình thành và phát triển quan hệ đầutư giữa các quốc gia [25, tr.
12-13]. Đầutư quốc tế không chỉ đáp ứng yêu cầu của quốc gia đầutư nhằm
tìm kiếm cơ hội tối đa hóa lợi nhuận ở các quốc gia khác nơi có chi phí sản
xuất thấp để tránh tình trạng tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầutư thấp do mức độ
cạnh tranh gay gắt trong nước mà còn đáp ứng được yêu cầu của quốc gia
nhận đầutư nhằm phát triển những ngành sản xuất có lợi thế thương mại
nhưng chưa hội tụ đủ các điều kiện về vốn và kỹ thuật.
Với sự phát triển ở trình độ cao của hoạt động thương mại quốc tế hiện
nay bên cạnh mục tiêu khai thác lợi thế thương mại của các quốc gia có chi
phí sản xuất thấp, ngày càng có nhiều nguyên nhân buộc doanhnghiệp trong
nước phải cân nhắc đến quyết định đầutưranước ngoài. Nhà đầutư quyết
định đưa hoạt động sản xuất của mình ranướcngoài có thể do không cạnh
tranh được tại thị trường nội địa hoặc có thể đơn giản là do sự hạn chế của
Chính phủ đối với mở rộng quy mô kinh doanh trên thị trường nội địa. Ví dụ
điển hình là trường hợp của tập đoàn SK Telecom Hàn Quốc hiện đang chiếm
lĩnh 51% thị phần dịch vụ viễn thông tại Hàn Quốc, tuy nhiên, luậtpháp Hàn
Quốc quy định khống chế sự phát triển thêm thuê bao đối với những trường
hợp như SKT, nhằm bảo vệ các doanhnghiệp nhỏ và mới thành lập trước sự
cạnh tranh của các “đại gia” trên thị trường, và đây chính là một trong những
nguyên nhân chính khiến tập đoàn này phải đẩy mạnh đầutưranước ngoài,
trong đó có S-Fone ViệtNam [41].
Hiện nay, những lĩnh vực là lợi thế của các doanhnghiệp trong nước
cũng chính là những lĩnh vực mà các doanhnghiệp này đầutưranước ngoài.
Hoạt động đầutưranướcngoàicủa Trung Quốc có thể được xem là một ví
dụ điển hình. Mức đầutưranướcngoàicủa Trung Quốc tăng từ 0,4 tỷ USD
thập kỷ 80 lên 2,3 tỷ USD thập kỷ 90, và đã lên tới 35 tỷ USD trong năm
3
2004. Trung Quốc hiện đang nổi lên như là một quốc gia đầutư quốc tế lớn
đồng thời cũng là quốc gia thu hút được số lượng đầutưnướcngoài hàng đầu
thế giới. Trong năm 2003, 12 doanhnghiệpcủa Trung Quốc có mặt trong
danh sách 500 tập đoàn hùng mạnh nhất thế giới. Đến nay, đã có 7.500 doanh
nghiệp Trung Quốc thành lập những cơ sở làm ăn ở nướcngoài và nhiều hãng
trong số đó rất phát đạt như TCL, Huawi, Haier, Ningbo Bird, D'Long... Có 3
yếu tố thúc đẩy Trung Quốc khuyến khích việc đầutưranước ngoài. Đầu tiên
là do dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc hiện đã lên đến hơn 400 tỉ USD và điều
này có thể thúc đẩy việc định giá lại đồng nhân dân tệ mà Trung Quốc không
mong muốn. Để giảm bớt áp lực, Chính phủ Trung Quốc chủ trương chuyển
bớt tư bản ranước ngoài. Thứ hai là do yêu cầu cấp thiết về dự trữ nguyên
liệu để phục vụ cho nền kinh tế đang đạt mức tăng trưởng nhanh. 3 Công ty
dầu lửa quốc gia Trung Quốc là Sinopec, Petrochina và CNOOC đã mua cổ
phần tại 14 quốc gia Châu Á, Trung Đông, châu Phi và Mỹ La-tinh. Nguyên
nhân cuối cùng là tình hình cạnh tranh khốc liệt ở thị trường Trung Quốc
khiến lợi nhuận của các công ty bị sụt giảm nên họ đi tìm lợi nhuận lớn hơn
bằng việc đầutưranướcngoài [54].
Một nguyên nhân khác dẫn đến sự gia tăng củađầutưranướcngoài là
việc các nhà đầutư tìm thấy ở việc đưa hoạt động sản xuất ranướcngoài là
một biện pháp hữu hiệu nhằm xâm nhập vào thị trường thế giới mà vẫn tránh
được các rào cản thương mại, bao gồm chính sách hạn ngạch và thuế quan.
Đặc biệt trong thời gian gần đây, việc Cộng đồng châu Âu (EU), Canada và
Hoa Kỳ áp dụng thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm, hàng hóa
của một số nước nhập khẩu vào thị trường của các quốc gia này đã và đang
tạo ra một sức ép lớn đối với các quốc gia xuất khẩu các mặt hàng thuộc diện
bị áp dụng thuế chống bán phá giá. Một trong những cách thức để giải quyết
vấn đề này là nhà đầutư đưa dây chuyền sản xuất của mình sang một quốc gia
4
chưa bị áp dụng thuế chống bán phá giá để sản xuất và tiếp tục xuất khẩu
hàng hóa vào các thị trường nướcngoài truyền thống. Tập đoàn Haier của
Trung Quốc đã xây dựng chiến lược đầutư vào Hoa Kỳ để củng cố vị thế của
tập đoàn tại thị trường Hoa Kỳ và là cách để tránh các vụ kiện chống bán phá
giá [42, tr.54-55]. Trung Quốc đã từng bị EU áp dụng thuế chống bán phá giá
đối với mặt hàng bóng đèn compact. Một số doanhnghiệp sản xuất bóng đèn
compact của Trung Quốc như ECO Industry International Inc, đã tìm đến thị
trường Việt Nam, xây dựng nhà máy sản xuất và tiếp tục xuất khẩu sản phẩm
sang thị trường EU (Công ty này đã thành lập Doanhnghiệp 100% vốn nước
ngoài tại Khu công nghiệp Đình Vũ, Hải Phòng, năm 2003, xuất khẩu 80%
sản phẩm). Hãng dệt may Dunsky của Thượng Hải đang tìm kiếm cơ hội xây
dựng một nhà máy ở miền bắc ViệtNam với lợi thế giá nhân công rẻ hơn
40% so với thị trường nội địa. Tuy nhiên, lý do chính là một môi trường xuất
khẩu mặt hàng dệt may tại ViệtNam bị áp dụng ít hơn các biện pháptự vệ
thương mại của các thị trường lớn trên thế giới, trong đó có thị trường Hoa
Kỳ. Tương tự như vậy, các doanhnghiệp sản xuất đồ gỗ nội thất của Trung
Quốc cũng đang ráo riết đầutư sang Indonesia để tránh bị áp dụng thuế bán
phá giá tại thị trường Hoa Kỳ và khai thác nguồn nguyên liệu tại chỗ.
Những ưu thế thương mại, ưu đãi đầutư được thiết lập dành cho các
quốc gia thành viên của các liên kết kinh tế khu vực cũng có sức hấp dẫn nhất
định đối với các nhà đầutưcủa các quốc gia nằmngoài liên kết kinh tế.
Nhiều nhà đầutư Hàn Quốc và Trung Quốc đã không che giấu mục đích của
họ khi đầutư vào ViệtNam hoặc các quốc gia trong khu vực ASEAN là
nhằm khai thông cửa ngõ cho hoạt động đầutưcủa mình với khu vực hợp tác
kinh tế này để được hưởng những ưu đãi đối với hàng hóa và dịch vụ có xuất
xứ từ các quốc gia thành viên ASEAN, đặc biệt là chính sách thuế xuất nhập
khẩu, cũng như những đãi ngộ đối với hoạt động đầutư giữa các quốc gia
5
thành viên. Một trong những ví dụ điển hình là chiến lược kinh doanhcủa SK
Telecom, Huyndai (Hàn Quốc) và TCL (Trung Quốc) tại ViệtNam với mục
tiêu sử dụng ViệtNam như “cửa ngõ” hướng tới cung cấp sản phẩm và dịch
vụ tới các quốc gia trong khu vực ASEAN [44].
1.1.2. Nhu cầu đầu tƣ ra nƣớc ngoàicủa các doanhnghiệpViệt Nam
Đối với các doanhnghiệpViệt Nam, đầutưranướcngoài đang được
xem là một cách tiếp cận mới để thâm nhập thị trường quốc tế [45]. Các
doanh nghiệpViệtNam đã tìm thấy ở thị trường nướcngoài những thuận lợi
hơn so với môi trường kinh doanh trong nước để có thể tối đa hóa lợi nhuận.
Hoạt động đầutưranướcngoàicủa các doanhnghiệpViệtNam cũng không
nằm ngoài cơ sở của hoạt động đầutư quốc tế, đó là mục tiêu khai thác sự
chênh lệch về trình độ lực lượng sản xuất và chi phí sản xuất tại các quốc gia
nhận đầutư để tăng tỷ suất lợi nhuận. Bên cạnh đó, trong cuộc cạnh tranh
khốc liệt thu hút vốn đầutưnướcngoàicủa các nước đang phát triển trên thế
giới và ngay trong khu vực Đông Nam Á, một mức ưu đãi hơn về tài chính
hay thủ tục cấp phép cũng có thể là một động lực thúc đẩy các doanh nghiệp
Việt Nam hướng tới việc đưa hoạt động sản xuất của mình ranước ngoài.
Trên thực tế, một số dự án xây dựng nhà máy xi măng lò đứng của Việt
Nam đang rất thành công tại Lào, sản phẩm sản xuất ra thậm chí có thể cạnh
tranh được với xi măng củaViệtNam và Thái Lan nhập khẩu vào thị trường
Lào. Sản phẩm mì ăn liền của các doanhnghiệpViệtNam sản xuất tại thị
trường Nga đã và đang chiếm ưu thế hơn hẳn mì ăn liền củaViệtNam xuất
khẩu sang thị trường Nga và các nước Châu Âu. Tại các quốc gia có sức cạnh
tranh kém hơn Việt Nam, nhà đầutưViệtNam được hưởng những ưu đãi đầu
tư có sức hấp dẫn hơn rất nhiều so với chính sách khuyến khích đầutư trong
nước. Công ty TNHH hóa mỹ phẩm VICO chỉ cần mở tài khoản ở một ngân
hàng tại Campuchia và được xác nhận trong tài khoản có 6.000USD là đã
6
được cấp phép đầutư chỉ sau 3 ngày với thời hạn đầutư 99 năm. Công ty
Thương mại và công nghệ T&T đã đưa toàn bộ dây chuyền lắp ráp xe máy và
dây chuyền sản xuất hàng điện lạnh tiêu dùng sang Angola với lý do nếu xuất
khẩu sang thị trường Angola sẽ rất khó thanh toán, nhưng tiến hành các hoạt
động sản xuất tại nước này thì được Chính phủ sở tại rất hoan nghênh với rất
nhiều ưu đãi về giá thuê đất rẻ, thời gian miễn, giảm các nghĩa vụ tài chính
kéo dài hàng chục năm [47]. LuậtĐầutưnướcngoàicủa Peru quy định
nguyên tắc đối xử bình đằng giữa các nhà đầutư trong nước và nhà đầu tư
nước ngoài, không đòi hỏi về tỷ lệ góp vốn, chuyển tiền hoặc chuyển lợi
nhuận, khuyến khích lập các khu chế xuất với ưu đãi miễn thuế hải quan và
một số loại thuế khác trong vòng 15 năm, đồng thời Chính phủ Peru cũng mở
cửa nhiều lĩnh vực trọng điểm như dầu khí, khai khoáng, điện, nước, tài chính
ngân hàng và du lịch cho các nhà đầutưnướcngoài [48].
Hoạt động đầutưranướcngoàicủadoanhnghiệpViệtNam nhằm khai
thác nguyên liệu thô cũng đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực
khai thác dầu khí và trồng cao su. Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam
(PetroVietnam) đã tham gia vào 7 dự án nước ngoài. PetroVietnam trực tiếp
điều hành 2 dự án tại Iraq và Angieria, tham gia 3 dự án tại Malaysia và 2 dự
án tại Indonesia; đang giành được quyền lựa chọn sẽ tham gia vào 1 dự án tại
Mông Cổ. Tổng trữ lượng dầu khí của các phát hiện từ các hợp đồng đầutư ra
nước ngoài hiện có khoảng 120 triệu mét khối quy dầu, trong đó phần mang
về nước (tính theo tỉ lệ PetroVietnam tham gia) khoảng 80 triệu mét khối quy
dầu [49]. Ngành cao su đang triển khai một số dự án đầutưranướcngoài lớn
tại Lào. Công ty cao su Đăk Lăk đã được cấp phép cho dự án trồng cao su tại
Nam Lào với trị giá 32,3 triệu USD. Công ty cổ phần Cao su Việt - Lào cũng
đã triển khai dự án phát triển 10.000 ha cao su tại tỉnh Champasak của Lào
với tổng trị giá 25,8 triệu USD [50].
7
Như vậy, có thể thấy rằng, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị
trường trong nước, trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, hoạt động đầu tư
ra nướcngoàicủa các doanhnghiệpViệtNam xuất phát từ chính nhu cầu nội
tại của bản thân doanhnghiệp và trên thực tế, hoạt động này cũng không nằm
ngoài quy luậtcủa hoạt động đầutư quốc tế. Điều này đã và đang đặt ra yêu
cầu đối với ViệtNam trong việc xây dựng một chiến lược đầutưra nước
ngoài phù hợp để khuyến khích và thúc đẩy hơn nữa các doanhnghiệp Việt
Nam tiếp cận với thị trường quốc tế. Chính phủ ViệtNam đã nhận thức và có
những động thái nhất định trong việc khuyến khích các doanhnghiệp Việt
Nam đầutưranướcngoài trước khi chính thức ban hành Nghị định
22/1999/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 1999 quy định vềđầutưranước ngoài
của doanhnghiệpViệt Nam. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số
110/TTg ngày 22 tháng 2 năm 1997 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển
ngành Bưu chính - Viễn thông giai đoạn 1996-2000 đã nêu rõ: “Tăng cường
các mối quan hệ song phương; mở rộng hợp tác đa phương; ưu tiên phát
triển các mối quan hệ với khối ASEAN và các nước láng giềng; tham gia vào
các chương trình phát triển thông tin khu vực, tiểu khu vực và ASEAN; cho
phép các doanhnghiệpcủa ngành thực hiện đầutưranướcngoài khi có cơ
hội đầu tư”. Tuy nhiên, cho đến nay, ViệtNam vẫn chưa có một chiến lược
rõ nét cho hoạt động đầutưranướcngoàicủa các doanhnghiệpViệt Nam.
Các hoạt động đầutưranướcngoàicủadoanhnghiệpViệtNam và những
thành tựu đạt được bước đầu chủ yếu do những nỗ lực tự thân của các doanh
nghiệp mang lại trong công cuộc tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường thế giới.
1.2. KHÁI NIỆM ĐẦU TƢ RA NƢỚC NGOÀI VÀ HÌNHTHỨCĐẦU TƢ
RA NƢỚC NGOÀI
1.2.1. Khái niệm vềđầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
Đầu tư trực tiếp nướcngoài ngày càng đóng một vai trò quan trọng
trong thương mại toàn cầu. Đây là một hoạt động đầutư có thể đem lại cho
8
doanh nghiệp trong nước các thị trường và các kênh tiêu thụ mới cho hàng
hóa và dịch vụ, các trang thiết bị sản xuất giá rẻ, khả năng tiếp cận với công
nghệ mới, sản phẩm, các kỹ năng kinh doanh và quan trọng nhất là nguồn tài
chính.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài, theo định nghĩa cổ điển, được định nghĩa là
một công ty từ một quốc gia tiến hành đầutư vật chất để xây dựng một nhà
máy tại một quốc gia khác. Trong những năm gần đây, với sự phát triển và thay
đổi nhanh chóng trong môi trường đầutư toàn cầu, định nghĩa vềđầutư trực
tiếp nướcngoài đã được mở rộng, bao quát hoạt động đầutư nhằm thu được lợi
ích quản lý lâu dài trong một công ty hoặc doanhnghiệp ở một quốc gia khác.
Hoạt động đầutư này có thể được thực hiện dưới nhiều hìnhthức như trực tiếp
mua lại một công ty nước ngoài, xây dựng nhà máy hoặc đầutư dưới dạng liên
doanh hoặc liên kết chiến lược với doanhnghiệp tại quốc gia nhận đầutư kèm
theo việc chuyển giao công nghệ và li-xăng quyền sở hữu trí tuệ.
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
(OECD) và Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD)
đưa ra khái niệm đầutư trực tiếp nướcngoài với nội dung chính như sau: đầu
tư trực tiếp nướcngoài được định nghĩa là sự đầutư với một quan hệ dài hạn
phản ánh lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một chủ thể thường trú trong một
nền kinh tế (nhà đầutư trực tiếp nướcngoài hay công ty mẹ) tại một doanh
nghiệp trong một nền kinh tế khác không phải là nền kinh tế của nhà đầu tư
nước ngoài (doanh nghiệp có vốn đầutư trực tiếp nướcngoài hoặc doanh
nghiệp chi nhánh hoặc cơ sở chi nhánh ở nước ngoài). Đầutư trực tiếp nước
ngoài hàm ý nhà đầutư có ảnh hưởng đáng kể đến việc quản lý, điều hành của
doanh nghiệp ở nền kinh tế khác. Sự đầutư như vậy bao gồm các giao dịch
ban đầu và các giao dịch vốn sau đó giữa hai chủ thể và giữa các cơ sở chi
9
nhánh ở nước ngoài, cả chi nhánh gắn kết và không gắn kết. Đầutư trực tiếp
nước ngoài có thể do các cá thể cũng như các chủ thể kinh doanhthực hiện.
Một số quốc gia không căn cứ theo tỷ lệ nắm giữ cổ phần hoặc quyền
biểu quyết của một nhà đầutưnướcngoài trong doanhnghiệp trong nước
(thường là 10%) để xác định hìnhthứcđầutư trực tiếp mà căn cứ vào sự kết
hợp của một số các yếu tố như:
Sự tham gia của nhà đầutưnướcngoài vào Hội đồng quản trị của
doanh nghiệp có vốn đầutưnước ngoài;
Sự tham gia của nhà đầutưnướcngoài vào quá trình ra quyết định
của doanh nghiệp;
Sự can thiệp của nhà đầutưnướcngoài vào việc bổ nhiệm các vị trí
chủ chốt củadoanh nghiệp;
Việc cung cấp các thông tin công nghệ của nhà đầutưnước ngoài;
Việc cung cấp các khoản vay dài hạn của nhà đầutưnướcngoài với
mức lãi suất thấp hơn thị trường [60, page 8].
Theo Hiệp định giữa ViệtNam và Hoa Kỳ về quan hệ thương mại, hoạt
động đầutư có nội dung khá rộng: tất cả các đầutư trên lãnh thổ của một bên
do các công dân của bên kia sở hữu và kiểm soát trực tiếp hay gián tiếp, bao
gồm các hình thức:
(i)
một công ty hoặc một doanh nghiệp;
(ii)
cổ phần, cổ phiếu và các hìnhthức góp vốn khác, trái phiếu, giấy
ghi nợ và các quyền lợi đối với các khoản nợ dưới các hình thức
khác trong công ty;
(iii)
các quyền theo hợp đồng như quyền theo hợp đồng chìa khoá
trao tay, hợp đồng xây dựng hoặc hợp đồng quản lý, các hợp
10
đồng sản xuất hoặc hợp đồng phân chia doanh thu, tô nhượng
hoặc các hợp đồng tương tự khác;
(iv)
tài sản hữu hình, gồm cả bất động sản và tài sản vô hình, gồm cả
các quyền như giao dịch thuê, thế chấp cầm cố và quyền lưu giữ
tài sản;
(v)
quyền sở hữu trí tuệ, gồm quyền tác giả và quyền có liên quan,
nhãn hiệu hàng hoá, sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp, tín
hiệu vệ tinh mạng chương trình đã được mã hoá, thông tin bí
mật, bí mật thương mại, kiểu dáng công nghiệp và quyền với
giống cây trồng; và
(vi)
các quyền theo quy định củaphápluật như các giấy phép và sự
cho phép [22, tr. 439- 440].
Theo UNCTAD, dòng vốn đầutư trực tiếp nướcngoài bao gồm vốn do
một nhà đầutưnướcngoài cung cấp (trực tiếp hoặc thông qua các doanh
nghiệp liên quan) cho một doanhnghiệp có vốn đầutư trực tiếp nước ngoài,
hoặc là vốn nhà đầutư trực tiếp nướcngoài nhận được từ một doanhnghiệp có
vốn đầutư trực tiếp nước ngoài. Có ba thành phần trong luồng vốn đầutư trực
tiếp nước ngoài: vốn cổ phần, thu nhập tái đầutư và các khoản vay trong nội bộ
công ty. Vốn cổ phần là cổ phần của một doanhnghiệp ở một nước khác được
nhà đầutưnướcngoài mua lại. Thu nhập tái đầutư bao gồm cổ phần của nhà
đầu tư trực tiếp nướcngoài (theo tỷ lệ đối với phần vốn góp) của thu nhập chưa
được phân phối hoặc thu nhập chưa được trích cho nhà đầutư trực tiếp. Các
khoản lợi nhuận giữ lại này bởi các cơ sở chi nhánh được tái đầu tư. Các khoản
vay nội bộ công ty là các khoản vay và cho vay ngắn hạn hoặc dài hạn giữa các
nhà đầutư trực tiếp (công ty mẹ) và các doanhnghiệp thành viên [62, page
275-276].
11
Cho đến trước ngày 1 tháng 7 năm 2006 (ngày có hiệu lực của Luật
Đầu tư 2005), hoạt động đầutưnướcngoài tại ViệtNam vẫn được hiểu chỉ là
hoạt động đầutư trực tiếp nước ngoài, mặc dù khái niệm vềđầutư nước
ngoài đã nhiều lần được sửa đổi, bổ sung. Năm 1977, Điều lệ Đầutư nước
ngoài ban hành kèm theo Nghị định số 115/CP ngày 18/4/1977 của Chính phủ
đã nêu rõ: đầutưnướcngoài ở ViệtNam là „„việc đưa vào sử dụng ở Việt
Nam những tài sản và vốn sau đây, nhằm xây dựng những cơ sở mới hoặc đổi
mới trang bị kỹ thuật, mở rộng các cơ sở hiện có:
- Các loại thiết bị, máy móc, dụng cụ (gồm cả những thứ dùng cho việc thí
nghiệm), phương tiện vận tải, vật tư kỹ thuật... cần thiết cho mục đích nói trên;
- Các quyền sở hữu công nghiệp, bằng sáng chế, phát minh, phương
pháp công nghệ, bí mật kỹ thuật (know-how), nhãn hiệu chế tạo,..
- Vốn bằng ngoại tệ hoặc vật tư có giá trị ngoại tệ, nếu phía Việt Nam
thấy cần thiết;
- Vốn bằng ngoại tệ để chi lương cho nhân viên và công nhân làm việc
ở các cơ sở hoặc tiến hành những dịch vụ theo quy định của Điều lệ này”.
Theo quy định này, không phải mọi sự vận động về vốn nào từ nước
ngoài vào ViệtNam đều là đầutưnước ngoài, mà chỉ những sự vận động của
vốn gắn với việc đưa vào sử dụng ở ViệtNam những tài sản và vốn đã được
quy định tại Điều 2 của Điều lệ.
Trong LuậtĐầutưnướcngoài ở ViệtNamnăm 1987, khái niệm đầu
tư nướcngoài được quy định trong khoản 3 Điều 2. Luật quy định “đầu tư
nước ngoài là việc các tổ chức, cá nhân nướcngoài trực tiếp đưa vào Việt
Nam vốn bằng tiền nướcngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được chính phủ Việt
Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập
xí nghiệp liên doanh hoặc xí nghiệp 100% vốn nướcngoài theo quy định của
Luật này”. Theo quy định này, nội dung khái niệm đầutưnướcngoài đã
12
được mở rộng so với khái niệm đầutưnướcngoài trong Điều lệ Đầutư nước
ngoài năm 1977. Theo LuậtĐầutưnướcngoài tại ViệtNamnăm 1996 và
trong lần sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuậtĐầutưnướcngoài ngày
09/6/2000 (Điều 2, khoản 1): “Đầu tư trực tiếp nướcngoài là việc nhà đầu
tư nướcngoài đưa vào ViệtNam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để
tiến hành hoạt động đầutư theo quy định củaLuật này”.
Trên góc độ quản lý cán cân thanh toán quốc tế và góc độ quản lý ngoại
hối củaViệt Nam, hoạt động đầutư trực tiếp được quy định như sau:
“Đầu tư trực tiếp là việc nhà đầutưnướcngoài đưa vào Việt Nam
vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư
theo quy định củaLuậtĐầutưnướcngoài tại ViệtNam hay nhà đầutư Việt
Nam đầutưranướcngoài bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành
hoạt động đầutư theo phápluậtđầutưcủaViệtNam và nước ngoài”.
(Điều 4, Nghị định của Chính phủ số 63/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm
1998 về quản lý ngoại hối).
“Các giao dịch vềđầutư trực tiếp là việc nhà đầutưnướcngoài đưa
vào ViệtNam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt
động đầutư theo quy định củaLuậtđầutưnướcngoài tại ViệtNam hay nhà
đầu tưViệtNamđầutưranướcngoài bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để
tiến hành hoạt động đầutư theo phápluậtđầutưcủaViệtNam và nước
ngoài”; (điểm g, mục 1, Thông tư số 05/2000/TT-NHNN1 ngày 28 tháng 3
năm 2000 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thi hành một số điểm về lập
cán cân thanh toán quốc tế củaViệtNam theo Nghị định số 164/1999/NĐ-CP
ngày 16/11/1999 của Chính phủ).
Điều 3, khoản 12, LuậtĐầutư 2005 quy định: “Đầu tưnướcngoài là
việc nhà đầutưnướcngoài đưa vào ViệtNam vốn bằng tiền và các tài sản
hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư”, trong đó hoạt động đầu tư
13
được hiểu là “hoạt động của nhà đầutư trong quá trình đầutư bao gồm các
khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện và quản lý dự án đầu tư” (khoản 7, Điều 3)
theo các hìnhthứcđầutư trực tiếp (là hìnhthứcđầutư mà nhà đầutư bỏ vốn
đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầutư - khoản 2, Điều 3) hoặc đầu tư
gián tiếp (là hìnhthứcđầutư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái
phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầutư chứng khoán và thông qua các định
chế tài chính trung gian khác mà nhà đầutư không trực tiếp tham gia quản lý
các hoạt động đầutư - khoản 3, Điều 3).
Theo quy định củaLuậtĐầutư 2005, đầutưnướcngoài không còn đồng
nhất và không bị giới hạn trong hìnhthứcđầutư trực tiếp. Khái niệm đầu tư
trực tiếp nướcngoài theo quy định củaLuậtĐầutư 2005 đã tiếp cận gần hơn
với khái niệm đầutư trực tiếp nướcngoài được đưa ra bởi các thiết chế thương
mại quốc tế và thông lệ trong hoạt động đầutư quốc tế. Với việc bãi bỏ quy
định về tỷ lệ góp vốn tối thiểu của nhà đầutưnước ngoài, theo quan điểm của
các nhà soạn thảo LuậtĐầutư 2005, để đánh giá một hoạt động đầutư có được
xem là đầutư trực tiếp hay không, ViệtNam không xem xét theo tiêu chí nhà
đầu tư có sở hữu một tỷ lệ cổ phần hoặc quyền biểu quyết nhất định nào đó
trong một thực thể kinh doanh được thành lập tại nước nhận đầutư mà chỉ xem
xét tiêu chí nhà đầutư có hay không tham gia vào việc quản lý hoạt động đầu
tư. Như vậy, theo các quy định hiện nay củaLuậtĐầutư 2005, có thể hiểu rằng
để được cơ quan cấp phép đầutưViệtNam xác định một hoạt động đầutư tại
Việt Nam là đầutư trực tiếp nướcngoài thì nhà đầutư phải thể hiện trong hồ sơ
xin cấp phép ý định tham gia quản lý hoạt động đầutưcủa mình tại Việt Nam.
Tuy nhiên, việc xem xét và đánh giá hoạt động nào được coi là việc nhà đầu tư
nước ngoài tham gia hoạt động quản lý hoạt động đầutư đối với dự án đầu tư
nước ngoài tại ViệtNam vẫn chưa có một cơ chế rõ ràng.
14
Trên thực tế, việc nhà đầutư quyết định tham gia hay không tham gia
quản lý hoạt động đầutưcủa mình phụ thuộc vào nhiều yếu tố và tùy thuộc
giai đoạn đầu tư. Có trường hợp trong thời gian đầuthực hiện dự án đầu tư,
nhà đầutư tham gia quản lý hoạt động đầutư để dự án triển khai đúng với kế
hoạch và mục đích đầu tư, sau đó, khi dự án đầutư đã đi vào vận hành, nhà
đầu tư có thể quyết định không tham gia quản lý hoạt động đầutư nữa. Cũng
có những trường hợp ngược lại, trong đó, nhà đầutư không tham gia quản lý
hoạt động đầutư trong giai đoạn xin cấp phép đầutư nhưng lại quyết định
tham gia quản lý hoạt động đầutư sau khi đã được cấp phép đầu tư, điển hình
là việc nhà đầutưnướcngoài mua tăng dần một số lượng vốn góp hoặc cổ
phần hoặc quyền biểu quyết của một công ty được thành lập để thực hiện dự
án đầutư đến một tỷ lệ nhất định cho phép nhà đầutư đó được tham gia quản
lý, điều hành công ty. Trong những trường hợp nêu trên, các quy định hiện
nay củaLuậtĐầutư 2005 chưa điều chỉnh một cách cụ thể việc xác định hoạt
động đầutưcủa nhà đầutư đó là đầutư trực tiếp hay đầutư gián tiếp và việc
quản lý hoạt động đầutưcủa cơ quan nhà nước có thẩm quyền củaViệt Nam
được thực hiện như thế nào.
1.2.2. Khái niệm vềđầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài
Theo Từ điển Kinh tế - Thương mại Anh - Việt do Nhà xuất bản Trẻ
Thành phố Hồ Chí Minh phát hành năm 1997, đầutư gián tiếp trong tiếng
Anh được sử dụng với thuật ngữ Portfolio Investment (tạm dịch là Đầu tư
danh mục) [23, tr.482]. Trong hoạt động đầutư gián tiếp, nhà đầutư không
quan tâm đến quá trình sản xuất và kinh doanhthực tế mà chỉ quan tâm đến
lợi tức hoặc sự an toàn của các chứng khoán mà họ đầu tư. Trong lĩnh vực
đầu tư thương mại, đầutư gián tiếp thường được hiểu theo nghĩa hẹp là các
khoản vốn đầutưthực hiện qua một định chế tài chính trung gian như các quỹ
đầu tư, hoặc đầutư trực tiếp vào cổ phần các công ty niêm yết trên thị trường
chứng khoán (còn gọi là đầutư Portfolio).
15
Những điểm khác biệt giữa hìnhthứcđầutư trực tiếp và đầutư gián
tiếp bao gồm:
(a) Một điểm khác biệt cơ bản giữa hìnhthứcđầutư trực tiếp và đầu tư
gián tiếp nướcngoài là hìnhthứcđầutư trực tiếp, cùng với hoạt động
đầu tư thông qua sản xuất, cung cấp dịch vụ, buôn bán tại nước nhận
đầu tư, thường dẫn đến sự thành lập một pháp nhân riêng như công ty
liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài, chi nhánh công ty nước
ngoài, trong khi đó, đầutư gián tiếp là sự đầutư thông qua việc buôn
bán cổ phiếu và các giấy tờ có giá trị, gọi chung là chứng khoán, không
dẫn đến việc thành lập pháp nhân riêng.
(b) Khác biệt về mục đích và dự tính đầu tư: Hoạt động đầutư trực tiếp
nước ngoài được thực hiện với mục đích kiểm soát, quản lý quá trình
sản xuất và kinh doanhthực tế, và kỳ vọng của các nhà đầutư trực tiếp
là thu được lợi nhuận trong thời gian trung và dài hạn. Trong khi đó,
hoạt động đầutư gián tiếp được thực hiện không nhằm mục đích kiểm
soát quá trình sản xuất và kinh doanhthực tế, nhà đầutư gián tiếp chỉ
quan tâm tới việc đầutư vào những nơi có thể đưa lại cho họ tỷ suất lợi
nhuận cao nhất với một mức rủi ro nhất định hoặc một mức tỷ suất lợi
tức nhất định với một mức rủi ro thấp nhất.
(c) Khác biệt vềhìnhthức và thời hạn đầu tư: Với mục đích kiểm soát và
quản lý quá trình sản xuất và kinh doanh nên hoạt động đầutư trực tiếp
nước ngoài thường mang tính dài hạn và ổn định, trong khi đó, với việc
chỉ hướng tới mục đích tỷ suất lợi tức hoặc độ an toàn của các loại
chứng khoán đầutư nên hoạt động đầutư gián tiếp thường mang tính
ngắn hạn và dễ thay đổi.
16
(d) Khác biệt về yêu cầu củanước nhận đầu tư: Hoạt động đầutư trực tiếp
nước ngoài thường gắn với việc thành lập các cơ sở sản xuất hoặc các
tổ chức kinh tế tại nước tiếp nhận đầutư nên trên thực tế [26, tr. 26].
Theo định nghĩa củaTừ điển Chính sách Thương mại Quốc tế thực
hiện trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ Chính sách Thương mại Đa biên
(MUTRAP), portfolio investment được hiểu là sự sở hữu số ít các cổ phần,
các trái phiếu và các chứng khoán khác là một phần của một danh mục đầu
tư nói chung. Sự khác nhau chính giữa đầutư cổ phần và đầutư trực tiếp
nước ngoài nói chung thể hiện trong tổng số vốn đầutư liên quan. Việc nắm
dưới 10% cổ phần thường được xem là sự đầutư chứng khoán [29, tr. 165].
Trên góc độ này, đầutư gián tiếp thường được thực hiện dưới hai hình
thức: (i) nhà đầutư mua cổ phiếu hoặc các công cụ cổ phần khác do các công ty
hoặc các thể chế tài chính phát hành trên thị trường nội địa hoặc thị trường quốc
tế hoặc (ii) nhà đầutư mua trái phiếu hoặc các công cụ nợ khác do Chính phủ
hoặc các công ty phát hành trên thị trường nội địa hoặc thị trường quốc tế. Nhà
đầu tư có thể là các cá nhân hoặc các định chế tài chính như công ty bảo hiểm,
công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư, quỹ hưu trí, quỹ tự bảo hiểm, quỹ tương
hỗ,... [26, tr. 22]. Tuy nhiên, cũng có quan điểm vềđầutư gián tiếp với nội hàm
rộng hơn, bao gồm các hìnhthức như viện trợ quốc tế, tín dụng quốc tế và đầu tư
chứng khoán quốc tế với sự tham gia đa dạng của chủ thể đầutư [27, tr. 90].
Về phương diện pháp lý, lần đầu tiên khái niệm đầutư gián tiếp được
quy định tại một văn bản quy phạm pháp luật, đó là LuậtĐầutư 2005. Khái
niệm đầutư gián tiếp được quy định tại khoản 3, Điều 3, LuậtĐầutư 2005
như sau: “Đầu tư gián tiếp là hìnhthứcđầutư thông qua việc mua cổ phần,
cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầutư chứng khoán và
thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầutư không trực
17
tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư”. Như vậy, theo quan điểm của các
nhà soạn thảo LuậtĐầutư 2005, đầutư gián tiếp được hiểu như sau:
- là hoạt động đầutư được thực hiện thông qua việc nhà đầutư trực
tiếp mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu hoặc các giấy tờ có giá khác;
- là hoạt động đầutưcủa nhà đầutưthực hiện thông qua các quỹ đầu
tư chứng khoán và các định chế tài chính trung gian khác, trong đó
các quỹ đầutư chứng khoán và các định chế tài chính trung gian
khác sẽ thay mặt các nhà đầutư để thực hiện hoạt động đầu tư.
Hoạt động đầutư gián tiếp của nhà đầutư theo LuậtĐầutư 2005 không
chỉ giới hạn trong hoạt động mua bán chứng khoán mà được mở rộng trong
các lĩnh vực khác nếu hoạt động đầutư được thực hiện qua các trung gian như
quỹ đầutư chứng khoán hoặc các định chế tài chính trung gian khác. Hoạt
động đầutư gián tiếp theo quy định củaLuậtĐầutư 2005 được hiểu (i) là
việc nhà đầutư không trực tiếp thực hiện việc đưa vốn của mình vào hoạt
động kinh doanh (đầu tư thông qua các định chế tài chính trung gian) hoặc (ii)
nhà đầutư mua bán chứng khoán do các tổ chức kinh tế phát hành và (iii) nhà
đầu tư không tham gia hoạt động quản lý hoạt động đầu tư.
Tương tự như đối với hoạt động đầutư trực tiếp, để xác định một hoạt
động đầutư là đầutư gián tiếp, LuậtĐầutư 2005 cũng không căn cứ vào tỷ lệ
sở hữu vốn hoặc tỷ lệ sở hữu cổ phần có quyền biểu quyết của nhà đầu tư
trong một thực thể kinh doanh mà chỉ căn cứ vào việc nhà đầutư không tham
gia quản lý hoạt động đầu tư. Do đó, trong trường hợp này, LuậtĐầutư 2005
vẫn để ngỏ các quy định điều chỉnh đối với việc nhà đầutư quyết định thay
đổi tính chất tham gia của mình trong hoạt động đầu tư, tương tự như đối với
hình thứcđầutư trực tiếp đã phân tích ở phần trên.
Một vấn đề khác cần quan tâm đối với khái niệm đầutư gián tiếp được
quy định tại LuậtĐầutư 2005 là việc xác định tư cách của nhà đầutư và quan
hệ phápluậtvềđầu tư. Đặc biệt trong trường hợp nhà đầutưnướcngoài thực
18
hiện hoạt động đầutư tại ViệtNam thông qua các định chế tài chính trung
gian (ví dụ thông qua các quỹ đầu tư). Trong trường hợp này, nhà đầutư nước
ngoài không cần hoặc không thể thiết lập sự hiện diện thương mại của mình
tại ViệtNam mà trong quan hệ đầutư này, chỉ có sự hiện diện thương mại của
các quỹ đầutư và/hoặc các công ty quản lý quỹ đầutư đó tại ViệtNam với tư
cách nhà đầu tư. Như vậy, trong những giao dịch đầutư này, việc xác định tư
cách nhà đầutưnướcngoài là rất quan trọng để xác định phạm vi điều chỉnh
của LuậtĐầutư 2005. Trên thực tế, rõ ràng rằng trong hoạt động đầutư này,
các quy định củaLuậtĐầutư 2005 chỉ có thể điều chỉnh các định chế tài
chính trung gian mà rất khó tác động đến các nhà đầutư cụ thể, trong khi đó,
với khái niệm đầutư gián tiếp củaLuậtĐầutư 2005, các quy định của Luật
Đầu tư 2005 dường như hướng đến điều chỉnh hoạt động đầutưcủa các nhà
đầu tư gián tiếp tại nướcngoài với việc xác định các nhà đầutư này là “nhà
đầu tư” theo quy định củaLuậtĐầutư 2005 và trong quan hệ đầutư quốc tế,
những nhà đầutư này được coi là nhà đầutư mang quốc tịch Việt Nam. Như
vậy, có thể thấy rằng, trong những trường hợp này, việc quy định như trên của
Luật Đầutư 2005 dường như không có ý nghĩa trên phương diện thực tế, nếu
như không tính đến khả năng gây ra những lầm lẫn trong nhận thức và áp
dụng các quy định củaluật này.
1.2.3. Khái niệm đầu tƣ ra nƣớc ngoài
Đầu tưranướcngoài được xem là một trong nhiều cách thức mà doanh
nghiệp tại một quốc gia có thể sử dụng để tiếp cận thị trường nước ngoài. Các
hình thức tiếp cận thị trường nướcngoài phổ biến của một doanhnghiệp kinh
doanh bao gồm:
(1) Xuất khẩu hàng hóa sang thị trường nước ngoài;
19
(2) Cấp giấy phép cho một công ty ở nướcngoài sử dụng quy trình hoặc
công nghệ sản phẩm của mình, bao gồm li-xăng và nhượng quyền
kinh doanhranướcngoài (franchise);
(3) Phân phối sản phẩm ở nướcngoài thông qua một thực thể thành
viên; và
(4) Thực hiện hoạt động sản xuất ở nướcngoài [37, tr. 13]
Trong môi trường kinh doanh quốc tế hiện nay, một quốc gia nhận đầu
tư từnướcngoài cũng đồng thời là quốc gia đầutưranước ngoài. Trong
những năm vừa qua, Trung Quốc được đánh giá là một quốc gia đứng đầu
trong việc thu hút vốn đầutưnướcngoài và đồng thời là một trong số những
quốc gia có số vốn đầutưranướcngoài lớn nhất. Theo các số liệu thống kê
chưa đầy đủ, tính đến nay, đã có khoảng 7.500 doanhnghiệp lớn, trung bình
của Trung Quốc đầutưranướcngoài tại 160 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong 2 năm gần đây, tốc độ tăng vốn đầutưranướcngoàicủa các doanh
nghiệp Trung Quốc đều đạt trên 100% với các doanhnghiệp đi tiên phong và
tích cực đầutưranướcngoài có thể kể là China National Petroleum
Corporation, China Petroleum & Chemical Corporation, China Worldbest
Group & Broad Air Conditioning, Haier, Konka, TCL... Theo kết quả khảo
sát của UNCTAD tiến hành đối với các quốc gia đầutưranước ngoài, Trung
Quốc hiện thuộc trong nhóm 5 quốc gia dẫn đầuvề mức đầutưranước ngoài
cùng với Hoa Kỳ, Cộng hòa Liên Bang Đức, Vương quốc Anh và Cộng hòa
Pháp [69, page A16]. Do vậy, trên phương diện quốc gia đầu tư, hoạt động
đầu tưranướcngoài và hoạt động đầutưnướcngoài tại quốc gia đó là hai
mặt của hoạt động đầutưcủa quốc gia và phản ánh luồng vận động trái chiều
của các dòng vốn đầutư qua biên giới quốc gia trong mối quan hệ về cán cân
thanh toán với nướcđầutư và/hoặc nước tiếp nhận đầutư khác.
Hoạt động đầutưranướcngoàicủadoanhnghiệpViệtNam được
chính thức triển khai sau khi Chính phủ ViệtNam ban hành Nghị định
20
22/1999/NĐ-CP quy định về hoạt động đầutưranướcngoàicủa doanh
nghiệp Việt Nam. Theo quy định của Nghị định 22/1999/NĐ-CP, đầutư ra
nước ngoàicủadoanhnghiệpViệtNam được hiểu “là việc Doanh nghiệp
Việt Nam đưa vốn bằng tiền, tài sản khác ranướcngoài để đầutư trực tiếp
ở nướcngoài theo quy định của Nghị định này” (Điều 1, khoản 1). Theo quy
định củaLuậtĐầutư 2005, đầutưranướcngoài là “việc nhà đầutư đưa
vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác từViệtNamranướcngoài để
tiến hành hoạt động đầu tư”. Khái niệm đầutưranướcngoài theo các quy
định củaphápluậtViệtNam có các đặc điểm như sau:
- có sự dịch chuyển của dòng vốn (bằng tiền hoặc tài sản hợp pháp) từ
Việt Namranướcngoài (nước tiếp nhận đầu tư);
- mục đích sử dụng vốn để tiến hành các hoạt động đầu tư.
Trong khái niệm “đầu tưranước ngoài” thì “đầu tư” là thành tố
quan trọng nhất trong nội hàm của khái niệm, trong khi đó “ra nước ngoài”
chỉ là thành tố xác định và phân biệt địa điểm thực hiện hoạt động đầu tư.
Theo Từ điển Tiếng Việt do Trung Tâm Từ điển học biên soạn và được xuất
bản năm 1996, “đầu tư” là từ để chỉ việc bỏ nhân lực, vật lực, tài lực vào
một công việc nhất định, trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế, xã hội, nhằm
đem lại kết quả, lợi ích nhất định [24, tr. 291]. Theo quy định củaLuật Đầu
tư 2005, “đầu tư” được hiểu “là việc nhà đầutư bỏ vốn bằng các loại tài
sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động
đầu tư theo quy định củaLuật này và các quy định khác củaphápluật có
liên quan” (Điều 3, khoản 1), trong đó “hoạt động đầutư là hoạt động của
nhà đầutư trong quá trình đầutư bao gồm các khâu chuẩn bị đầu tư, thực
hiện và quản lý dự án đầu tư” (Điều 3, khoản 7).
Như vậy, xét về bản chất, hoạt động đầutưranướcngoài là việc nhà đầu
tư tại một quốc gia đưa tư bản của mình tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh
21
doanh tại một quốc gia khác dưới những hìnhthức nhất định. Chỉ có thể coi một
hoạt động chuyển tư bản ranướcngoài là hoạt động đầutưranướcngoài nếu
như việc dịch chuyển tư bản đó để nhằm tham gia một hoạt động sản xuất, kinh
doanh nhất định. Đây chính là yếu tố để phân biệt hoạt động đầutưra nước
ngoài với các cách thức tiếp cận thị trường nướcngoài khác của các nhà đầu tư.
Trên góc độ đó, hoạt động xuất khẩu hàng hóa hoặc xuất khẩu dịch vụ
ra nướcngoài không thể coi là hoạt động đầutưranướcngoài bởi lẽ mặc dù
hoạt động xuất khẩu này có yếu tố chuyển dịch tư bản qua biên giới quốc gia
tuy nhiên nhà xuất khẩu chỉ hướng tới việc hoàn trả ngay tư bản (tiền hàng
hoặc phí dịch vụ) mà không hướng tới việc đưa tư bản đó tham gia vào một
hoạt động sản xuất, kinh doanh nhất định tại nước nhận đầu tư. Trong khi đó,
các hoạt động của nhà đầutưthực hiện việc trực tiếp phân phối sản phẩm của
mình tại thị trường nướcngoài hoặc nhượng quyền kinh doanh (đối với
trường hợp nhượng quyền công thức kinh doanh) hoặc tiến hành sản xuất tại
nước ngoài hoặc đặt gia công ở nướcngoài cùng với việc cung cấp nguyên
liệu, kiểm soát quá trình gia công và tiêu thụ hàng hóa ở thị trường nước
ngoài hội tụ đầy đủ các yếu tố bản chất của hoạt động đầutưranước ngoài.
1.2.4. Khái niệm vềhìnhthứcđầu tƣ ra nƣớc ngoài
Cho đến nay, khái niệm vềhìnhthứcđầutư nói chung và khái niệm
hình thứcđầutưranướcngoài nói riêng chưa được quy định tại bất kỳ văn
bản quy phạm phápluật nào củaViệt Nam. Luậtđầutưnướcngoài tại Việt
Nam năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuậtđầutư nước
ngoài tại ViệtNamnăm 2000 không đưa ra định nghĩa vềhìnhthứcđầutư mà
trực tiếp quy định về các hìnhthứcđầutư mà nhà đầutưnướcngoài được
phép thực hiện tại Việt Nam. Điều 4, Luậtđầutưnướcngoài tại Việt Nam
năm 1996 quy định: “Các nhà đầutưnướcngoài được đầutư vào Việt Nam
dưới các hìnhthức sau đây:
1- Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh;
22
2- Doanhnghiệp liên doanh;
3- Doanhnghiệp 100% vốn đầutưnước ngoài”.
Dự thảo 6 LuậtĐầutư thống nhất đã đưa ra một định nghĩa vềhình thức
đầu tư, theo đó “hình thứcđầutư là các thực thể pháp lý theo quy định của
pháp luậtViệtNam nhà đầutư phải thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư”
(Điều 4, khoản 4). Khái niệm này đã sử dụng thuật ngữ khái quát hóa các hình
thức đầutư theo quy định tại Luậtđầutưnướcngoài tại ViệtNamnăm 1996
bằng cụm từ “thực thể pháp lý”. Tại Điều 19 của Dự thảo 6 LuậtĐầutư chung
quy định nhà đầutưnướcngoài được đầutư vào ViệtNam phải thành lập hoặc
tổ chức theo một trong số những thực thể pháp lý để thực hiện dự án đầu tư,
bao gồm: Doanhnghiệp Liên doanh, Doanhnghiệp 100% vốn đầutư nước
ngoài, Công ty Hợp danh, Hợp đồng Hợp tác kinh doanh, Công ty cổ phần có
vốn đầutưnước ngoài, Mua cổ phần của các doanhnghiệp thuộc mọi thành
phần kinh tế củaViệt Nam;... Tuy nhiên, khái niệm này vẫn giới hạn hoạt động
đầu tưnướcngoài trong hìnhthứcđầutư trực tiếp thông qua việc thành lập các
“thực thể pháp lý” tại nước nhận đầu tư. Bên cạnh đó, cách xây dựng định
nghĩa “hình thứcđầu tư” như vậy mang tính chất liệt kê, không mang tính khái
quát và chưa làm rõ nội hàm của khái niệm.
Luật Đầutư 2005 cũng không đưa ra định nghĩa khái quát về “hình
thức đầu tư” mà quy định cụ thể hìnhthứcđầutư bao gồm: hìnhthứcđầu tư
trực tiếp và hìnhthứcđầutư gián tiếp, theo đó: “Đầu tư trực tiếp là hình thức
đầu tư do nhà đầutư bỏ vốn đầutư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư” và
“Đầu tư gián tiếp là hìnhthứcđầutư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu,
trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầutư chứng khoán và thông qua các
định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầutư không trực tiếp tham gia
quản lý hoạt động đầu tư” (Điều 3). Bên cạnh đó, LuậtĐầutư 2005 cũng quy
23
định theo cách thức liệt kê các hìnhthức cụ thể củađầutư trực tiếp và đầu tư
gián tiếp (Điều 21 và Điều 26).
Theo Từ điển Tiếng Việtcủa Trung tâm Từ điển học, “hình thức” được
hiểu là cách tiến hành một hoạt động nào đó [24, tr. 427]. Do vậy, hình thức
đầu tư có thể hiểu một cách chung nhất là cách thức mà chủ đầutư được pháp
luật cho phép sử dụng để tiến hành hoạt động đầu tư. Theo đó, hìnhthức đầu
tư ranướcngoài được hiểu là những cách thức mà nhà đầutư tại một quốc gia
được phápluậtcủa quốc gia đầutư và quốc gia tiếp nhận đầutư cho phép sử
dụng để đưa tư bản của mình tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh nhất
định tại quốc gia nhận đầu tư. Như vậy, hìnhthứcđầutưranướcngoài có
những đặc điểm sau:
- là cách thức mà nhà đầutư tại một quốc gia được phép sử dụng để
đưa tư bản của mình tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh tại
nước ngoài, có thể bằng việc thành lập các tổ chức kinh tế và trực
tiếp quản lý hoạt động đầu tư, mua lại doanhnghiệp tại nước nhận
đầu tư (hình thứcđầutư trực tiếp) hoặc đầutư vào các quỹ đầu tư
hoặc các thiết chế tài chính khác thực hiện hoạt động đầutư tại nước
nhận đầutư (hình thứcđầutư gián tiếp);
- chịu sự điều chỉnh của cả hai hệ thống pháp luật, bao gồm hệ thống
pháp luậtcủa quốc gia đầutư và hệ thống phápluậtcủa quốc gia
nhận đầu tư. Nhà đầutư chỉ được sử dụng cách thứcđầutư để thực
hiện hoạt động đầutư tại nướcngoài nếu cách thứcđầutư đó được
cả hai hệ thống phápluật cho phép. Ví dụ, nhà đầutư tại một quốc
gia sẽ không thể thực hiện hoạt động đầutư tại một nước khác bằng
việc mua lại một doanhnghiệp đang tồn tại tại nước nhận đầutư nếu
pháp luậtcủanướcđầutư hoặc phápluậtcủanước nhận đầu tư
không cho phép thực hiện cách thức này, nói cách khác, cách thức
24
đầu tư đó nằm trong phạm vi giao thoa của hai hệ thống pháp luật
của quốc gia đầutư và quốc gia nhận đầu tư.
Với sự phát triển nhanh chóng của hoạt động kinh doanh, thương mại
toàn cầu, các cách thức để nhà đầutưthực hiện hoạt động kinh doanh rất
phong phú và đa dạng và mang tính mở, theo đó, trong những giai đoạn nhất
định, một số cách thứcđầutư sẽ không được sử dụng nữa và một số cách thức
đầu tư mới sẽ ra đời. Do vậy, việc điều chỉnh phápluật đối với hìnhthức đầu
tư nói chung và hìnhthứcđầutưranướcngoài nói riêng cần lưu ý những đặc
điểm này để đảm bảo việc điều chỉnh phápluật phù hợp với quy luật phát
triển nội tại củahìnhthứcđầutư và đảm bảo tính hiệu quả của việc điều chỉnh
pháp luật đối với quan hệ phápluậtđầu tư.
1.3. PHÁPLUẬTVỀHÌNHTHỨCĐẦU TƢ RA NƢỚC NGOÀI
1.3.1. Khái niệm phápluậtvềhìnhthứcđầu tƣ ra nƣớc ngoài
Thực tiễn pháp lý cho thấy, hoạt động đầutư quốc tế đồng thời chịu sự
điều chỉnh củaphápluật quốc gia và phápluật quốc tế. Cả hai hệ thống pháp
luật của quốc gia đầutư (quốc gia xuất khẩu tư bản) và quốc gia tiếp nhận đầu
tư (quốc gia nhập khẩu tư bản) đều điều chỉnh hoạt động đầutưcủa nhà đầu
tư tại quốc gia đầutư tại quốc gia tiếp nhận đầutư nhằm đảm bảo quyền lợi
của quốc gia và quyền lợi của nhà đầu tư. Phápluậtđầutưcủa các quốc gia
tiếp nhận đầutư thường quy định các điều kiện và trình tự cho phép nhà đầu
tư nướcngoàithực hiện hoạt động đầutư trên lãnh thổ, tức là xác định chế độ
pháp lý của nhà đầutưnướcngoài vào nền kinh tế của quốc gia tiếp nhận đầu
tư [34, tr. 53]. Trong khi đó, phápluậtcủa quốc gia đầutư thường hướng tới
điều chỉnh và quản lý luồng tư bản dịch chuyển rangoài biên giới và việc
quản lý hoạt động đầutưcủa nhà đầutư tại nướcngoài thông qua việc quy
định các thủ tục đăng ký, thẩm định và cấp phép đầutưranướcngoài cũng
như các quy định về quản lý ngoại hối.
25
Bên cạnh đó, hoạt động đầutưranướcngoàicủa nhà đầutư cũng được
điều chỉnh bởi các Điều ước quốc tế liên quan đến đầutư mà quốc gia đầu tư
ký kết hoặc tham gia, bao gồm các Điều ước quốc tế đa phương và các Điều
ước quốc tế song phương (dưới hìnhthức các Hiệp định song phương về
khuyến khích và bảo hộ đầu tư). Các Điều ước này thường bao gồm các quy
định đảm bảo cho các nhà đầutư trên lãnh thổ của quốc gia thành viên chế độ
công bằng và hợp lý, loại trừ mọi hìnhthức và biện pháp phân biệt đối xử,
trình tự giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động đầutư và bảo hiểm xuất
khẩu tư bản [34, tr. 55-56].
Có ý kiến cho rằng việc hoạt động đầutưnướcngoàicủa một quốc gia
chịu sự điều chỉnh của hệ thống phápluật khác là mâu thuẫn với nguyên tắc
tôn trọng chủ quyền quốc gia [34, tr. 58]. Tuy nhiên, quan điểm này hoàn toàn
không có cơ sở vì: Thứ nhất, hoạt động đầutưcủa nhà đầutư được tiến hành
trên lãnh thổ của một nước khác, do đó, nước tiếp nhận đầutư hoàn toàn có
chủ quyền quốc gia khi điều chỉnh phápluật đối với hoạt động đầutư trên
lãnh thổ của mình; Thứ hai, trong trường hợp các quốc gia đã ký kết hoặc gia
nhập các Điều ước quốc tế liên quan đến hoạt động đầutưnướcngoài thì
trong một chừng mực nào đó, các Điều ước quốc tế này trở thành nguồn của
pháp luật điều chỉnh hoạt động đầutưnướcngoàicủa mỗi quốc gia.
Pháp luậtvềhìnhthứcđầutưranướcngoài được hiểu là sự điều chỉnh
pháp luật đối với cách thức mà nhà đầutư mang quốc tịch của một quốc gia
thực hiện hoạt động đầutư trên lãnh thổ của một quốc gia khác. Như vậy,
pháp luậtvềhìnhthứcđầutưranướcngoài bao gồm các quy định pháp luật
điều chỉnh về cách thứcđầutưranướcngoàicủaphápluật quốc gia mà nhà
đầu tưranướcngoài mang quốc tịch (còn gọi là quốc gia đầu tư), pháp luật
của quốc gia tiếp nhận đầutư và các điều ước quốc tế mà quốc gia đầutư và
quốc gia tiếp nhận đầutư ký kết hoặc tham gia. Mặc dù cùng hướng tới điều
chỉnh cách thứcthực hiện hoạt động đầutưcủa nhà đầutư mang quốc tịch
26
của một quốc gia tại lãnh thổ của một quốc gia khác nhưng các hệ thống pháp
luật nói trên có những xu hướng điều chỉnh khác nhau, phù hợp với mục đích
và yêu cầu điều chỉnh phápluậtcủa các quốc gia. Như trên đã phân tích, cách
thức đầutư mà một nhà đầutư mang quốc tịch của một quốc gia được thực
hiện tại lãnh thổ của một quốc gia khác nằm trong vùng giao thoa điều chỉnh
của các hệ thống phápluật và những nỗ lực tự do hóa hoạt động đầutư quốc
tế chính là nhằm mở rộng hơn nữa phạm vi giao thoa này.
1.3.2. Điều chỉnh phápluậtcủa quốc gia đầu tƣ đối với hình thức
đầu tƣ ra nƣớc ngoài
Trên cơ sở chính sách thu hút đầutưnước ngoài, quốc gia tiếp nhận đầu
tư sẽ quy định trong luậtđầutưnướcngoài các hìnhthứcđầutư mà nhà đầu tư
nước ngoài được phép thực hiện tại lãnh thổ của mình. Theo quy định hiện
hành củaLuậtđầutưnướcngoài tại Việt Nam, các nhà đầutưnướcngoài khi
đầu tư vào ViệtNam sẽ chỉ được cấp giấy phép đầutư cho các dự án được thực
hiện theo các hìnhthứcđầutư quy định tại Điều 4, LuậtĐầutưnướcngoài tại
Việt Nam 1996, hoặc theo các hìnhthứcđầutư quy định tại Điều 21 và Điều
26, LuậtĐầutư 2005 kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2006. Một cách tương tự, nhà
đầu tưViệtNam khi đầutưranướcngoài sẽ tiến hành các hoạt động đầu tư
dưới các hìnhthức được xác định theo các quy định phápluậtđầutư nước
ngoài củanước nhận đầu tư. Việc quốc gia tiếp nhận đầutư cho phép nhà đầu
tư nướcngoài được thực hiện dự án đầutư trên lãnh thổ quốc gia theo những
hình thứcđầutư nào phụ thuộc vào quan điểm và chiến lược thu hút đầu tư
nước ngoàicủa quốc gia đó, bao gồm các vấn đề: bảo hộ nền sản xuất trong
nước, mục tiêu thu hút vốn đầutưnướcngoài để phát triển các lĩnh vực cụ thể
của nền kinh tế quốc dân, mục tiêu thu hút công nghệ và chuyển giao kỹ thuật
quản lý,... Vì vậy, chúng ta có thể rằng, các quốc gia trên thế giới xây dựng
chính sách thu hút đầutưnướcngoài theo từng giai đoạn phát triển, phù hợp
với trình độ quản lý và trình độ phát triển của nền kinh tế - xã hội của quốc gia.
27
Xét trên phương diện lý thuyết, dường như hìnhthứcđầutưra nước
ngoài chỉ cần thiết được điều chỉnh bởi các quy định củaphápluật quốc gia
tiếp nhận đầu tư. Bởi lẽ các hìnhthứcđầutưranướcngoài được phápluật về
đầu tưranướcngoàicủa quốc gia đầutư quy định, nếu phù hợp với các hình
thức đầutư được chấp thuận bởi các quốc gia nhận đầutư thì dường như sẽ
trở nên không cần thiết; ngược lại, nếu trong trường hợp không phù hợp, việc
quy định các hìnhthứcđầutư này sẽ vô hình trung trở thành một giới hạn
pháp lý trong việc lựa chọn các công cụ đầutư đối với các nhà đầutư của
quốc gia đầutư trong hoạt động đầutưranước ngoài. Hơn nữa, dự án đầu tư
của nhà đầutư mang quốc tịch của một quốc gia được thực hiện trên lãnh thổ
của quốc gia tiếp nhận đầu tư, do vậy, quốc gia tiếp nhận đầutư có chủ quyền
tài phán đối với các hoạt động này. Trong thực tiễn đầutư quốc tế hiện nay,
khái niệm đầutư trực tiếp nướcngoài vẫn chưa được hiểu một cách thống
nhất. Hơn nữa, các quốc gia tiếp nhận đầutư có sự khác biệt về điều kiện kinh
tế - xã hội, có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế và trình độ quản lý
và có những mục tiêu khác nhau trong việc thu hút nguồn vốn đầutư nước
ngoài. Do vậy, có thể dẫn đến trường hợp trong đó theo phápluậtđầutư nước
ngoài củanước nhận đầutư cho phép nhà đầutưnướcngoài được thực hiện
một hìnhthứcđầutư nào đó trong khi phápluậtcủa quốc gia mà nhà đầu tư
mang quốc tịch không thừa nhận hìnhthứcđầutư đó. Đơn cử một ví dụ, theo
pháp luậtđầutưnướcngoàicủa Trung Quốc, nhà đầutưnướcngoài có thể
thực hiện dự án đầutư tại Trung Quốc theo các hình thức: thành lập mới
doanh nghiệp liên doanh, doanhnghiệp 100% vốn nước ngoài, công ty cổ
phần có vốn đầutưnướcngoài hoặc sáp nhập, mua lại doanhnghiệp trong
nước [66, China, page 4]. Cho đến trước ngày LuậtĐầutư 2005 có hiệu lực,
trong trường hợp dự án củadoanhnghiệpViệtNam dự kiến đầutư sang
Trung Quốc theo hìnhthức thành lập một công ty cổ phần với các đối tác
Trung Quốc hoặc theo hìnhthức mua lại phần vốn góp trong một doanh
28
nghiệp đang hoạt động tại Trung Quốc thì liệu rằng trong trường hợp này, cơ
quan cấp phép đầutưranướcngoàicủaViệtNam có chấp thuận dự án đầu tư
ra nướcngoàicủadoanhnghiệpViệtNam theo một trong hai hìnhthức nêu
trên hay không?
Thực tế này đưa đến vấn đề mang tính lý luận cần phải giải quyết, đó là
pháp luậtvềđầutưranướcngoàicủaViệtNam (1) Có cần thiết phải điều
chỉnh về các hìnhthứcđầutưranướcngoàicủa nhà đầutưViệtNam hay
không? và (2) Nếu việc điều chỉnh về các hìnhthứcđầutưranướcngoài là
cần thiết thì cần điều chỉnh như thế nào?
Pháp luậtvềđầutưranướcngoàicủa Trung Quốc cho phép các doanh
nghiệp thuộc mọi hìnhthức sở hữu được tiến hành các hoạt động đầutư ra
nước ngoài theo hìnhthứcđầutư trực tiếp, bao gồm việc thành lập mới doanh
nghiệp tại nướcngoài hoặc mua lại quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc các
quyền và lợi ích khác tại các doanhnghiệp đang hoạt động ở nước ngoài. Các
hình thứcđầutư trực tiếp ranướcngoàicủa nhà đầutư Trung Quốc được quy
định khá đa dạng, bao gồm: (i) thành lập mới doanhnghiệp với các hình thức
như doanhnghiệp 100% vốn đầutưcủa nhà đầutư Trung Quốc, doanh
nghiệp liên doanh hoặc công ty cổ phần, hoặc (ii) mua bán, sáp nhập các công
ty đang hoạt động tại nước ngoài, mua cổ phần tại các doanhnghiệp [68].
Trong thời gian đầu, phápluậtvềđầutưranướcngoàicủa Trung Quốc cũng
giới hạn các hoạt động đầutưcủa nhà đầutư Trung Quốc ranướcngoài trong
các hìnhthứcđầutư trực tiếp với mục đích kiểm soát và vận hành doanh
nghiệp tại nướcngoài nhưng không giới hạn về các hìnhthức cụ thể của hoạt
động đầutư được thực hiện ở nước ngoài. Đây cũng là một cách tiếp cận khá
phù hợp của Trung Quốc trong chiến lược đẩy mạnh đầutưranước ngoài.
Đầu tưranướcngoài gắn với việc dịch chuyển của luồng tiền và tài sản từ
quốc gia đầutư sang quốc gia tiếp nhận đầu tư. Vì vậy, quốc gia mà nhà đầu tư
mang quốc tịch luôn hướng tới việc kiểm soát chặt chẽ luồng tiền dịch chuyển qua
29
biên giới nhằm đảm bảo lợi ích của quốc gia. Điều chỉnh phápluật đối với hoạt
động của nhà đầutư đưa tiền và tài sản ranướcngoài để tiến hành đầutư nhằm:
- đảm bảo rằng hoạt động đầutưcủa nhà đầutưcủa quốc gia tại nước
ngoài không phải hoặc không phục vụ cho hoạt động rửa tiền quốc
tế, hay nói một cách khác, nhằm đảm bảo kiểm soát luồng tiền bất
hợp pháp dịch chuyển ra khỏi quốc gia hoặc kiểm soát luồng tiền
dịch chuyển một cách bất hợp phápra khỏi quốc gia;
- đảm bảo rằng hoạt động đầutưranướcngoàicủa nhà đầutư không
nhằm để thực hiện những hoạt động có khả năng phương hại đến
an ninh quốc gia, trật tự xã hội, thuần phong mỹ tục,... của quốc
gia đầutư (Điều 75, khoản 2, LuậtĐầutư 2005);
- đảm bảo cân đối nguồn vốn đầutư trong nước phục vụ cho các
chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia
hoặc các chương trình, chiến lược đầutưcủa quốc gia trong từng
giai đoạn nhất định;
- đảm bảo cho việc thực hiện những mục tiêu trong chiến lược hội
nhập nền kinh tế quốc tế của quốc gia;
Như vậy, có thể thấy rằng, mức độ điều chỉnh và can thiệp của pháp
luật của quốc gia đầutư đối với hoạt động đầutưranướcngoàicủa nhà đầu
tư của quốc gia đó phụ thuộc vào quan điểm và chính sách của quốc gia đó
trong việc quản lý nguồn vốn đầutư trong nước. Thực tế cho thấy, pháp luật
của các quốc gia cấm việc dịch chuyển các luồng tiền bất hợp phápra khỏi
lãnh thổ quốc gia và cấm các hoạt động đầutưranướcngoài có nguy cơ ảnh
hưởng đến quyền lợi của quốc gia đó. Đồng thời, các quốc gia cũng hạn chế
việc chuyển dịch tư bản ranướcngoài trong bối cảnh nền kinh tế trong nước
đang có nhu cầu sử dụng vốn lớn.
30
Tuy nhiên, cũng cần phải đặt lại vấn đề để thấy rằng việc điều chỉnh
pháp luật đối với hoạt động đầutưranướcngoài chỉ thực sự có hiệu quả nếu
như việc điều chỉnh phápluật đó phù hợp với quy luật phát triển nội tại của
hoạt động đầutư quốc tế. Nhu cầu đầutưranướcngoài là nhu cầu mang tính
tất yếu trong quá trình phát triển của các nền kinh tế nhằm tìm kiếm lợi nhuận
tối đa cho các hoạt động đầu tư. Những giới hạn do phápluật trong nước đặt
ra đối với hoạt động đầutưranướcngoài trong khi nhu cầu đầutưra nước
ngoài của nền kinh tế đang gia tăng tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng “phá rào”
hoặc những hoạt động phản ứng tự phát khác của các thực thể kinh doanh.
Xét trên phương diện điều chỉnh phápluật đối với hìnhthứcđầutư ra
nước ngoài, về lý thuyết, dường như không có một lý do nào để quốc gia đầu
tư áp dụng những hạn chế đối với những cách thứcđầutư mà nhà đầu tư
mang quốc tịch của quốc gia đó thực hiện tại lãnh thổ của một quốc gia khác.
Bởi lẽ, xét đến cùng, nhà đầutư mang quốc tịch của quốc gia đầutư chỉ có thể
áp dụng các cách thứcđầutư mà quốc gia tiếp nhận đầutư cho phép để thực
hiện hoạt động đầutư tại lãnh thổ của quốc gia tiếp nhận đầu tư. Tuy nhiên,
trên thực tế, phápluậtcủa các quốc gia đầutư đều điều chỉnh ở những mức độ
khác nhau đối với hìnhthứcđầutưranước ngoài. Ví dụ, trong giai đoạn đầu
mở cửa cho hoạt động đầutưranước ngoài, phápluậtvềđầutưranước ngoài
của Trung Quốc chỉ cho phép nhà đầutư Trung Quốc được thực hiện dự án
đầu tư ở nướcngoài theo một số hìnhthứcđầutư trực tiếp nhất định (thành
lập mới doanhnghiệp có vốn đầutưcủa Trung Quốc và mua bán, sáp nhập
các công ty đang hoạt động tại nước ngoài). Sau đó, với sự phát triển mạnh
mẽ của hoạt động đầutư quốc tế, chính phủ Trung Quốc đã cho phép các nhà
đầu tư tại nước này thực hiện hoạt động đầutư gián tiếp ranướcngoài (cho
phép doanhnghiệp tham gia thị trường chứng khoán tại nước ngoài, mua cổ
phần của các doanhnghiệp ở nước ngoài). Đối với Việt Nam, hoạt động đầu
tư ranướcngoài được chính thức được phép thực hiện từnăm 1999 với sự ra
31
đời của Nghị định 22/1999/NĐ-CP, theo đó, các nhà đầutưViệtNam chỉ
được phép đầutưranướcngoài theo các hìnhthứcđầutư trực tiếp (thành lập
doanh nghiệp liên doanh, doanhnghiệp 100% vốn củaViệt Nam, hợp đồng
hợp tác kinh doanh). Những cơ sở để phápluậtcủa quốc gia đầutư điều chỉnh
về hìnhthứcđầutưranướcngoài bao gồm:
- Nhu cầu sử dụng vốn của nền kinh tế: căn cứ vào nhu cầu sử dụng
vốn của nền kinh tế trong từng giai đoạn mà các quốc gia đầutư sẽ
quyết định hạn chế hoặc nới lỏng việc kiểm soát luồng tiền chuyển
dịch rangoài quốc gia. Trong trường hợp nền kinh tế trong nước
đang cần vốn đầutư hoặc Chính phủ cần huy động nguồn vốn trong
nước để phục vụ cho chiến lược, chương trình phát triển kinh tế - xã
hội của quốc gia thì hoạt động đầutưranướcngoài chắc chắn
không được khuyến khích hoặc sẽ được giới hạn trong những lĩnh
vực và thực hiện theo những cách thức có thể đem lại hiệu quả hỗ
trợ cho chương trình, chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia đầu
tư. Thông thường, trong những trường hợp này, hoạt động đầu tư
gián tiếp ranướcngoài sẽ bị hạn chế và ngược lại các hoạt động đầu
tư trực tiếp ranướcngoài nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu, đẩy
mạnh hoạt động sản xuất trong nước, xuất khẩu thu ngoại tệ,... sẽ
được khuyến khích thực hiện.
- Năng lực của các nhà đầutư trong nước: để thực hiện hiệu quả hoạt
động đầutưranước ngoài, nhà đầutư phải trong nước phải có đủ
năng lực tài chính, kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư
quốc tế. Các quốc gia đầutư sẽ căn cứ vào trình độ, năng lực hiện
tại của nhà đầutư trong nước để quy định những hìnhthứcđầutư ra
nước ngoài phù hợp để đảm bảo định hướng cho hoạt động đầu tư
và đảm bảo hiệu quả của hoạt động đầutưranướcngoàicủa nhà
32
đầu tư trong nước. Thực tế cho thấy, năng lực đầutư quốc tế của các
nhà đầutưViệtNam còn thấp, có nhiều hạn chế về nguồn vốn đầu
tư, kiến thức và kinh nghiệm đầutư quốc tế, vì vậy, trong giai đoạn
đầu tiếp cận thị trường đầutư quốc tế, các hìnhthứcđầutư trực tiếp
dường như là sự lựa chọn phù hợp để từng bước nâng cao năng lực
đầu tư quốc tế của nhà đầutưViệt Nam.
- Khả năng kiểm soát luồng tiền của quốc gia đầu tư: việc mở cửa cho
hoạt động đầutưranướcngoài hay nói một cách khác là việc “nới
lỏng” cho luồng tiền dịch chuyển ranướcngoài phụ thuộc vào trình
độ quản lý và khả năng kiểm soát của quốc gia đối với sự dịch
chuyển luồng tiền ranước ngoài. Lấy ví dụ, trong bối cảnh hoạt động
đầu tư chứng khoán trong nước chưa phát triển, nhận thức chưa đầy
đủ, thiếu kinh nghiệm quản lý và công cụ quản lý hoạt động đầu tư
chứng khoán chưa hoàn thiện thì các quốc gia sẽ hạn chế đối với hình
thức đầutư gián tiếp thông qua việc mua bán chứng khoán ở nước
ngoài.
- Phạm vi bảo hộ và bảo đảm của quốc gia đầutư đối với hoạt động
đầu tưranước ngoài: Việc bảo hộ và bảo đảm của quốc gia đối
với hoạt động đầutưranướcngoài có một ý nghĩa rất quan trọng
đối với nhà đầutư trong việc bảo vệ tài sản của mình ở nước ngoài.
Tuy nhiên, phạm vi bảo hộ và bảo đảm của quốc gia đầutư đối với
hoạt động đầutưranướcngoàicủa nhà đầutư phụ thuộc vào mức
độ hội nhập nền kinh tế quốc tế của quốc gia đầutư thông qua việc
ký kết và tham gia các điều ước quốc tế đa phương và song phương
về khuyến khích và bảo hộ đầutư đối với hoạt động đầutưcủa nhà
đầu tưcủa các quốc gia thành viên trên lãnh thổ các quốc gia thành
viên khác. Do đó, căn cứ vào phạm vi và khả năng áp dụng các
33
biện pháp bảo hộ đầutư cho hoạt động đầutưcủa nhà đầutư trong
nước tại lãnh thổ của quốc gia tiếp nhận đầu tư, quốc gia đầutư có
thể quy định các nhà đầutư trong nước chỉ được thực hiện những
hình thứcđầutưranướcngoài nhất định để đảm bảo khả năng bảo
hộ của quốc gia đầu tư.
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hơn cả là việc quốc gia đầutưthực hiện
việc điều chỉnh phápluật đối với hìnhthứcđầutưranướcngoài như thế nào
với việc vận dụng các cơ sở nêu trên. Từ phân tích nêu trên, có thể kết luận
rằng việc điều chỉnh phápluật đối với hìnhthứcđầutưranướcngoài là cần
thiết nhưng giới hạn của việc điều chỉnh phápluật đối với hìnhthứcđầutư ra
nước ngoài như thế nào là hợp lý? Có nên hiểu rằng việc phápluậtvềđầu tư
ra nướcngoàicủa quốc gia đầutư quy định cụ thể về các hìnhthứcđầutư ra
nước ngoài là việc phápluật bắt buộc các nhà đầutưcủa quốc gia đó chỉ
được thực hiện các hìnhthứcđầutư cụ thể đó để triển khai hoạt động đầu tư
tại lãnh thổ củanước tiếp nhận đầu tư? Hoặc là, nhà đầutư được phép áp
dụng những hìnhthứcđầutưranướcngoài khác mà phápluật không cấm để
thực hiện hoạt động đầutưranướcngoàicủa mình? Đây thực chất là việc
giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa nhà đầutư và quốc gia đầutư trong việc
xác định hìnhthứcđầutưranước ngoài. Nhà đầutư luôn có xu hướng lựa
chọn hìnhthứcđầutưranướcngoài phù hợp nhất nhằm đạt hiệu quả cao nhất
cho hoạt động đầutư ở nướcngoài (hình thứcđầutư này phải được pháp luật
của quốc gia tiếp nhận đầutư cho phép thực hiện). Trong khi đó, quốc gia đầu
tư luôn có xu hướng kiểm soát hoạt động đầutưranước ngoài, trong đó có
việc xác định phạm vi hìnhthứcđầutưranước ngoài, để đảm bảo việc quản
lý nguồn vốn đầutư trong nước cho các hoạt động đầutư tại lãnh thổ quốc gia
và phục vụ cho các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn.
Hai xu hướng trái chiều này có thể dẫn đến việc các quy định củapháp luật
34
quốc gia vềhìnhthứcđầutưranướcngoài hạn chế khả năng lựa chọn hình
thức đầutưranướcngoàicủa nhà đầutưcủa quốc gia.
Như vậy, qua phân tích trên đây, chúng ta có thể thấy rằng, việc pháp
luật vềđầutưranướcngoàicủa quốc gia đầutư quy định các hìnhthức đầu
tư cụ thể mà các nhà đầutư mang quốc tịch của quốc gia đó được phép áp
dụng để thực hiện hoạt động đầutưranước ngoài, trên thực tế, nhằm phục vụ
cho mục đích quản lý nhà nước đối với hoạt động đầutưranước ngoài. Tuy
nhiên, để đảm bảo cơ hội và lợi ích của các nhà đầutư trong hoạt động đầu tư
ra nước ngoài, quan điểm về điều chỉnh phápluậtvềhìnhthứcđầutưra nước
ngoài cần thống nhất như sau:
Thứ nhất, trong quản lý nhà nước đối với hoạt động đầutưra nước
ngoài, cần tôn trọng nguyên tắc hìnhthứcđầutưcủa một dự án đầutư ra
nước ngoài phải được xác định theo phápluậtcủa quốc gia tiếp nhận đầu tư
trên cơ sở các nguyên tắc chung củaphápluật quốc tế vềđầu tư.
Thứ hai, việc quy định các hìnhthứcđầutưranướcngoàicủa pháp
luật quốc gia không được hiểu là việc bắt buộc các nhà đầutưcủa quốc gia
đó chỉ được áp dụng các hìnhthứcđầutư đó để triển khai dự án đầutư ra
nước ngoài. Các nhà đầutưcủa quốc gia đầutư có quyền lựa chọn hình thức
đầu tưranướcngoài phù hợp nhất với dự án đầutưcủa mình tại nước ngoài
miễn là (1) hìnhthứcđầutư đó được phápluậtcủa quốc gia tiếp nhận đầu tư
cho phép thực hiện trên lãnh thổ quốc gia tiếp nhận đầu tư, (2) không vi
phạm các quy định cấm củaphápluật quốc gia mà nhà đầutư mang quốc
tịch và (3) vốn và tài sản của nhà đầutư chuyển ranướcngoài để thực hiện
dự án đầutư là hợp pháp. Tuy nhiên, trong trường hợp này, nhà đầu tư
không thể đòi hỏi những ưu đãi hoặc khuyến khích đầutưcủa quốc gia đầu
tư và đặc biệt là phải chấp nhận rủi ro đối với tài sản đầutưcủa mình tại
35
nước ngoài vì hoạt động đầutư này có thể không đương nhiên được bảo hộ
theo chính sách bảo hộ đầutưcủa quốc gia đầu tư.
1.4. MỘT SỐ GIAO DỊCH ĐẶC BIỆT CÓ TÍNH CHẤT ĐẦU TƢ
Trong quá trình phát triển, đặc biệt trong môi trường kinh doanh quốc
tế có sự giao thoa giữa các nền kinh tế và văn hóa, các quan hệ kinh tế,
thương mại đã và đang phát triển rất nhanh chóng và được thực hiện dưới
nhiều hìnhthức đa dạng và phong phú. Cùng với quy luật phát triển nội tại,
những tác động của môi trường kinh doanh mới đã góp phần làm thay đổi khá
cơ bản tính chất ban đầucủa nhiều quan hệ kinh tế, thương mại và tạo nên
một số giao dịch đặc biệt vừa mang những tính chất của giao dịch kinh tế,
thương mại ban đầu, vừa mang những tính chất của một hoạt động đầu tư
quốc tế.
OECD đưa ra khuyến nghị các quốc gia về các giao dịch đặc biệt trong
một số trường hợp phải được coi là đầutư trực tiếp nướcngoài trong quá trình
đo lường và thống kê hoạt động đầutư trực tiếp nướcngoài ở quốc gia đầu tư
và quốc gia nhận đầu tư, bao gồm:
(a) Hoạt động mua lại công ty: khi một nhà đầutưnắm giữ một khoản
đầu tư gián tiếp ở một doanhnghiệp và sau đó mua thêm cổ phần, tạo
cho nó một lợi ích đầutư trực tiếp thì sự mua thêm cổ phần này được
coi là đầutư trực tiếp [60, page 20, para.54]
(b) Bảo lãnh tiền vay: các công ty con có thể vay các khoản tiền được bảo
lãnh bởi nhà đầutư trực tiếp. Các khoản vay này không được coi là đầu
tư trực tiếp. Tuy nhiên, trong trường hợp nhà đầutư trực tiếp vay tiền
của ngân hàng của công ty con và cho công ty con vay số tiền đó thì sẽ
được coi là hoạt động đầutư trực tiếp. Khi nhà đầutư trực tiếp thực
hiện hoạt động bảo lãnh trong trường hợp công ty con không thanh
36
toán được nợ đến hạn thì sẽ có sự dịch chuyển dòng tiền từ nhà đầu tư
trực tiếp đến người cho vay. Trong trường hợp công ty con còn hoạt
động thì OECD khuyến nghị khoản tiền bảo lãnh được coi là đầu tư
trực tiếp vào công ty con [60, page 20-21, para.55-56]
(c) Cho thuê tài chính: trong mối quan hệ thuê tài chính, người chủ sở hữu
của tài sản cho thuê (bên cho thuê) có thể được xem đã thực hiện một
khoản cho vay đối với bên thuê và bên thuê có thể sử dụng khoản vay
này để mua tài sản cho thuê. Nếu trong trường hợp hoạt động cho thuê
tài chính được thực hiện giữa một nhà đầutư trực tiếp và chi nhánh,
công ty con hoặc công ty liên kết của nhà đầutư đó thì khoản vay này sẽ
được coi là một khoản đầutư trực tiếp. Theo Cẩm nang Cán cân thanh
toán của IMF, xuất bản lần thứ năm (đoạn 206), trong quan hệ cho thuê
tài chính, bên cho thuê hướng tới trang trải được phần lớn hoặc toàn bộ
giá trị của tài sản cho thuê và các chi phí cho thuê. Do vậy, trong một
giao dịch cho thuê tài chính, các bên luôn dự liệu trước tình huống
chuyển giao quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê từ bên cho thuê sang
bên thuê. Sự thay đổi về quyền sở hữu là mặc định vì trên thực tế người
thuê đảm nhận toàn bộ các quyền, các rủi ro, các phần thưởng và các
trách nhiệm của sở hữu chủ và trên góc độ kinh tế, người thuê có thể
được coi là sở hữu chủ không chính thức. Quan hệ cho thuê tài chính về
cơ bản là một phương pháp tài trợ cho người thuê mua hàng hóa của
người cho thuê (đối lập với trường hợp vay tiền để mua). OECD định
nghĩa cho thuê tài chính là “một hợp đồng bao gồm các khoản thanh
toán trong một thời kỳ cơ sở (là thời gian mà hợp đồng không thể bị
chấm dứt) đủ để bên cho thuê thu hồi đầy đủ tiền vốn và các chi phí cho
thuê khác và tạo ra một số lợi nhuận” [60, page 21, para.57].
37
(d) Thực hiện dự án xây dựng ở nước ngoài: Các doanhnghiệp xây
dựng của một nước có thể thực hiện các hoạt động xây dựng tại nước
ngoài thông qua các chi nhánh hoặc công ty liên kết tại nước đó hoặc
có thể trực tiếp thực hiện hoạt động xây dựng tại nước ngoài. Thực
hiện dự án xây dựng ở nướcngoài phải được coi là hoạt động đầu tư
trực tiếp. Nếu doanhnghiệptự mình thực hiện dự án xây dựng tại
nước ngoài thì hoạt động đó có thể được coi là đầutư trực tiếp hoặc
xuất khẩu dịch vụ. Nếu việc thực hiện dự án xây dựng đó đáp ứng
được một số tiêu chí nhất định như thiết lập và duy trì một hệ thống
tài khoản hoàn chỉnh và độc lập của dự án xây dựng (bao gồm việc
thiết lập các bản công bố thu nhập, kết toán, các giao dịch với công ty
mẹ,...) và thanh toán các khoản thuế đối với nước chủ nhà, có sự hiện
diện của các tài sản vật chất và việc nhận các khoản tiền để phục vụ
công việc của chính mình,... thì dự án xây dựng đó phải được coi là
một hoạt động đầutư trực tiếp, nếu thời gian thực hiện kéo dài trên
một năm. Nếu các tiêu chí đó không được đáp ứng thì việc thực hiện
dự án xây dựng tại nướcngoài sẽ được coi là hoạt động xuất khẩu
dịch vụ. Trong trường hợp một doanhnghiệpthực hiện việc lắp đặt
máy móc, thiết bị ở nước ngoài, OECD khuyến nghị rằng việc thực
hiện công việc này được coi là việc cung cấp dịch vụ ranước ngoài
nếu toàn bộ hoặc phần lớn công việc lắp đặt đó được thực hiện bằng
việc doanhnghiệp đó cử nhân viên ranướcngoài để thực hiện với
thời gian thực hiện dưới một năm [60, page 21-22, para.58-59].
(e) Khai thác tài nguyên thiên nhiên ở nước ngoài: trong trường hợp một
doanh nghiệpđầutư trực tiếp được thành lập để khai thác tài nguyên
thiên nhiên thì các khoản chi phí liên quan đến việc khai thác tài nguyên
38
thiên nhiên đó sẽ được coi là chi phí vốn (tạo vốn cố định). Ví dụ một
công ty dầu mỏ củanước A xây dựng một giàn khoan dầu ở nước X để
khai thác một giếng dầu, và đã chi phí 100 trong giai đoạn 1 và 30 trong
giai đoạn 2 và sau đó đóng cửa giàn khoan trong kỳ 2 khi giếng dầu đã
cạn. Như vậy, trên thực tế có một dòng vốn đầutư hướng nội là 100
trong kỳ 1 và 30 trong kỳ 2 trong các tài khoản cán cân thanh toán của
nước X và các dòng vốn hướng ngoại tương ứng trong các tài khoản của
nước A. Sau khi giàn khoan đóng cửa, sẽ không có một tài khoản nào
được ghi thêm trong cán cân thanh toán của cả hai nước và trên thực tế
các nước sẽ tiến hành điều chỉnh lượng vốn âm 130 trong mục đầu tư
trực tiếp của A tại X và một khoản giảm tương tự được thực hiện trong
mục nợ của X trong mối quan hệ đối với A [60, page 22, para.60].
Tại ViệtNam hiện nay, với quá trình mở cửa, hội nhập với nền kinh tế
quốc tế, các giao dịch kinh tế, thương mại đã và đang phát triển rất nhanh
chóng. Trên thực tế, nhiều loại giao dịch mới đã du nhập vào thị trường Việt
Nam như bán hàng đa cấp, nhập khẩu song song và nhượng quyền thương
mại, trong khi đó, một số giao dịch truyền thống cũng đã có những thay đổi
phù hợp với nhu cầu và thông lệ quốc tế, ví dụ như hoạt động gia công quốc
tế. Mặc dù những giao dịch này đang được điều chỉnh bởi ngành luật khác
nhưng trên thực tế các giao dịch này đã ít nhiều hội tụ các đặc điểm cơ bản
của giao dịch đầutư quốc tế.
1.4.1. Sử dụng nguồn lực bên ngoài (Outsourcing)
Với mức độ toàn cầu hóa hoạt động sản xuất và phân công lao động ở
phạm vi quốc tế ngày càng sâu sắc như hiện nay thì việc một doanh nghiệp
đưa một phần hoạt động trong dây chuyền sản xuất sản phẩm của mình thực
hiện tại một quốc gia khác không phải là một vấn đề đặc biệt. Trong nhiều
thập kỷ, các hãng sản xuất máy bay hàng đầu thế giới như hãng Boeing của
39
Hoa Kỳ hoặc hãng Airbus củaPháp đã thiết lập dây chuyền sản xuất toàn cầu
của mình. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Ấn Độ đã được coi là “xưởng
gia công” của ngành công nghiệp phần mềm toàn cầu.
Ross Perot (Hoa Kỳ) là tác giả của ý tưởng về hoạt động outsourcing
quốc tế khi ông phát minh ra Hệ thống dữ liệu điện tử (EDS) vào năm 1962
và sử dụng EDS để cung cấp dịch vụ quản trị thông tin cho các công ty. Hoạt
động outsourcing (tạm dịch là sử dụng nguồn lực bên ngoài hoặc gia công)
quốc tế trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ xu hướng thương mại hóa toàn
cầu, không chỉ dừng lại ở các ngành công nghệ cao mà ngày càng mở rộng
đối với tất cả các ngành nghề sản xuất và dịch vụ khác. Mục tiêu hướng tới
của các doanhnghiệp khi sử dụng hoạt động outsourcing quốc tế là nhằm khai
thác lợi thế thương mại trong việc sử dụng lao động có kỹ thuật với giá nhân
công rẻ, chính sách ưu đãi của quốc gia tiếp nhận hoạt động gia công để làm
giảm giá thành sản phẩm và đồng thời quan trọng hơn là thiết lập được sự
hiện diện thương mại tại quốc gia nhận gia công, mở rộng phạm vi tiếp cận
thị trường củadoanh nghiệp. Do vậy, ngày nay, hoạt động outsourcing quốc
tế được xem xét ở góc độ đầutư nhiều hơn là góc độ hoạt động thương mại
thuần túy.
Outsourcing được hiểu là việc chuyển một phần đáng kể của quá trình
sản xuất và quản lý cho bên nhận gia công. Việc mua hàng hóa từ một doanh
nghiệp khác không được coi là hoạt động outsourcing mà đơn thuần chỉ thiết
lập quan hệ người bán và người mua. Trong quan hệ outsourcing, người ta
quan tâm nhiều hơn đến việc trao đổi thông tin hai chiều, sự phối hợp và sự
tin tưởng giữa các bên. Kết quả điều tra mới đây của UNCTAD tiến hành với
250 trong số 500 công ty lớn nhất tại Châu Âu cho thấy ngày càng nhiều các
công ty Châu Âu tiến hành các hoạt động outsourcing quốc tế trong lĩnh vực
dịch vụ và hướng tới các quốc gia đang phát triển ở Châu Á nơi có chi phí lao
40
động thấp hơn rất nhiều so với Châu Âu. Một nửa số công ty được khảo sát đã
chuyển một phần hoạt động của mình ranướcngoài trong một vài năm trở lại
đây với mục đích chủ yếu là cắt giảm chi phí để duy trì khả năng cạnh tranh.
Trong đó, các công ty của Anh chiếm đến 61% trong hoạt động outsourcing
quốc tế, tiếp đến là các công ty của Đức, Hà Lan, Bỉ và Luxembourg (chiếm
khoảng 14%). Ấn Độ là quốc gia đứng đầu trong việc tiếp nhận hoạt động
outsourcing quốc tế (37%). Báo cáo của UNCTAD cũng cho biết tỷ lệ thành
công của các thương vụ outsourcing quốc tế đạt đến 80%.
Trong bối cảnh hiện nay, outsourcing quốc tế được coi là một hoạt
động đầutư đem lại lợi ích cho cả hai phía. Đối với các tập đoàn đa quốc gia,
outsourcing giúp các tập đoàn đa quốc gia tiếp tục chi phối thị trường toàn
cầu mà không gây làn sóng phản đối từ các nền kinh tế đang phát triển.
Ngược lại đối với các quốc gia đang phát triển, outsourcing là một hình thức
mới để tiếp cận nguồn vốn, công nghệ và tận dụng cơ hội tham gia vào thị
trường quốc tế trong các lĩnh vực mà quốc gia có thế mạnh. Đặc biệt đối với
một số ngành mà các nước đang phát triển có thế mạnh nhưng đang đứng
trước nguy cơ bị kiện bán phá giá tại các thị trường lớn như EU, Nhật Bản,
Mỹ thì outsourcing được xem là một giải pháp đối phó hiệu quả nếu thiết lập
được mối quan hệ outsourcing giữa các doanhnghiệp sản xuất ở các nước
đang phát triển và các doanhnghiệp kinh doanh tại các nước tiêu thụ.
Trong lĩnh vực đầutưnướcngoài tại ViệtNam trong thời gian vừa qua,
có một số doanhnghiệp có vốn đầutưnướcngoài được thành lập ở Việt Nam
để nhận thực hiện các hoạt động outsourcing từ công ty mẹ tại nước ngoài. Có
thể kể đến trường hợp Công ty liên doanh Eyecadcher Media SaciDelta
Vietnam Ltd được thành lập trên cơ sở Hợp đồng liên doanh giữa Công ty
Eyecadcher Media Aps của Đan Mạch và Công ty liên doanh Xây dựng
41
SaciDelta để thực hiện hoạt động outsourcing cung cấp dịch vụ thiết kế mô
hình mẫu các sản phẩm nội thất cho công ty mẹ tại Đan Mạch.
Hoạt động gia công với nướcngoài cũng đã được quy định trong Luật
Thương mại ViệtNam 1997 và được quy định chi tiết tại Nghị định số
57/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và
đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài. Theo đó, “gia công hàng hóa với
thương nhân nướcngoài là việc thương nhân Việt Nam, doanhnghiệp được
thành lập theo LuậtĐầutưnướcngoài tại ViệtNam nhận gia công hàng
hóa tại ViệtNam cho thương nhân nướcngoài hoặc đặt gia công hàng hóa
ở nước ngoài”. (Điều 2, Nghị định 57/1998/NĐ-CP).
Luật Thương mại 2005 (thay thế Luật Thương mại 1997) quy định:
“Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia
công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia
công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo
yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao” (Điều 178). Theo quy định
tại Điều 181, Luật Thương mại 2005, bên đặt gia công có quyền: “Giao một
phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu gia công theo đúng hợp đồng gia
công hoặc giao tiền để mua vật liệu theo số lượng, chất lượng và mức giá
thoả thuận” (khoản 1) và “Bán tại chỗ sản phẩm gia công” (khoản 3) và “Cử
người đại diện để kiểm tra, giám sát việc gia công tại nơi nhận gia công, cử
chuyên gia để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm
gia công theo thoả thuận trong hợp đồng gia công” (khoản 4), trong khi đó,
bên gia công có quyền “xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công” trong trường
hợp nhận gia công với tổ chức, cá nhân nướcngoài (Điều 182, khoản 3) hoặc
có thể nhận thù lao gia công bằng “sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị
dùng để gia công” (Điều 183, khoản 1).
42
Phân tích về những đặc điểm của hoạt động gia công hàng hóa với
nước ngoài theo các quy định củaphápluật thương mại Việt Nam, trong một
chừng mực nào đó, hoạt động gia công hàng hóa với nướcngoài hội tụ những
đặc điểm của hoạt động đầutưranước ngoài. Hoạt động gia công hàng hóa
với nướcngoài đã bước đầu hội tụ một số yếu tố cơ bản củađầutư nước
ngoài như: (i) Có sự chuyển dịch tư bản dưới hìnhthức tiền mặt, hàng hóa,
máy móc, công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ từ quốc gia của bên giao gia công
sang quốc gia củanước nhận gia công; (ii) có sự chuyển dịch lao động
(chuyên gia kỹ thuật, tư vấn, giám sát chất lượng); và (iii) tiêu thụ hàng hóa
tại thị trường nội địa củanướccủa bên nhận gia công.
Trong bối cảnh sự phát triển mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa nền kinh
tế và sự phát triển của kỹ thuật thương mại quốc tế như hiện nay, quan hệ gia
công quốc tế sẽ có xu hướng phát triển không còn nằm trong khuôn khổ một
quan hệ thương mại thuần túy mà trở thành một trong những hìnhthứcđầu tư
có nhiều tiềm năng đối với các quốc gia đang phát triển trên con đường gia
nhập vào thị trường toàn cầu. Đây cũng là một vấn đề thực tiễn đặt ra đối với
công tác nghiên cứu xây dựng phápluật thương mại, phápluậtđầutư của
Việt Nam trong thời gian tới để tiến tới gia nhập Tổ chức thương mại toàn cầu
(WTO) và thực thi đầy đủ Hiệp định Thương mại ViệtNam - Hoa Kỳ (BTA)
và các Hiệp định Thương mại song phương với các quốc gia khác.
1.4.2. Nhƣợng quyền kinh doanh quốc tế (cross-border franchising)
Nhượng quyền kinh doanh (franchise) là một phương thức kinh doanh
đã rất phổ biến trên thế giới và cũng đã bắt đầu được nhiều doanhnghiệp của
Việt Nam áp dụng như Trung Nguyên, Kinh Đô, Phở 24. Nhượng quyền kinh
doanh hiện nay đã phát triển với tính chất và quy mô mới vượt rangoài khuôn
khổ của một phương thức kinh doanh thuần túy.
43
Từ franchise có nguồn gốc từ tiếng Pháp là “franc” có nghĩa là “free”
(tự do). Franchise là một phương thức nhân rộng thương hiệu, nhân rộng mô
hình kinh doanh có xuất xứ từ Châu Âu cách đây cả trăm năm nhưng lại phát
triển mạnh nhất tại Mỹ. Về cơ bản, franchise là một phương thức tiếp thị và
phân phối một sản phẩm hay dịch vụ giữa franchisor (bên nhượng quyền hay
chủ thương hiệu) và franchisee (bên được nhượng quyền hay mua franchise)
bằng cách thiết lập một giao dịch hợp đồng franchise [35, tr. 12].
Hội đồng Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (Federal Trade Commission)
định nghĩa franchise như sau: “Franchise là một hợp đồng hay một thỏa
thuận giữa ít nhất hai người, trong đó: Người mua franchise được cấp quyền
bán hay phân phối sản phẩm, dịch vụ theo cùng một kế hoạch hay hệ thống
tiếp thị của người chủ thương hiệu. Hoạt động kinh doanhcủa người mua
franchise phải triệt để tuân theo kế hoạch hay hệ thống tiếp thị này gắn liền
với nhãn hiệu, thương hiệu, biểu tượng, khẩu hiệu, tiêu chí, quảng cáo và
những biểu tượng thương mại khác của chủ thương hiệu. Người mua
franchise phải trả một khoản phí, trực tiếp hay gián tiếp, gọi là phí
franchise”.
Hiệp hội nhượng quyền kinh doanh Quốc tế (The International Franchise
Association), hiệp hội lớn nhất nước Mỹ và thế giới đã định nghĩa nhượng
quyền kinh doanh như sau: “Nhượng quyền kinh doanh là mối quan hệ theo
hợp đồng, giữa Bên giao và Bên nhận quyền, theo đó Bên giao đề xuất hoặc
phải duy trì sự quan tâm liên tục tới doanhnghiệpcủa Bên nhận trên các khía
cạnh như: bí quyết kinh doanh (know-how), đào tạo nhân viên; Bên nhận hoạt
động dưới nhãn hiệu hàng hóa, phương thức, phương pháp kinh doanh do Bên
giao sở hữu hoặc kiểm soát; và Bên nhận đang, hoặc sẽ tiến hành đầutư đáng
kể vốn vào doanhnghiệp bằng các nguồn lực của mình” [51].
44
Dù có khá nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ franchise nhưng nói
chung hìnhthức kinh doanh franchise vẫn thường nằm một trong hai loại điển
hình sau đây: Nhượng quyền phân phối sản phẩm (product distribution
franchise) hoặc nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh (business format
franchise).
Đối với hìnhthức nhượng quyền phân phối sản phẩm, bên mua
franchise thường không nhận được sự hỗ trợ đáng kể nào từ phía chủ thương
hiệu ngoại trừ việc được phép sử dụng tên nhãn hiệu (trade mark), thương
hiệu (trade name), biểu tượng (logo), khẩu hiệu (slogan) và phân phối sản
phẩm hay dịch vụ của bên chủ thương hiệu trong một phạm vi khu vực và
thời gian nhất định. Điều này có nghĩa là bên mua franchise sẽ quản lý điều
hành cửa hàng nhượng quyền của mình khá độc lập, ít bị ràng buộc nhiều bởi
những quy định từ phía chủ thương hiệu. Bên mua franchise trong trường hợp
này thậm chí có thể chế biến cung cách phục vụ và kinh doanh theo ý mình.
Hình thức nhượng quyền này tương tự với kinh doanh cấp phép (licensing)
mà trong đó chủ thương hiệu quan tâm nhiều đến việc phân phối sản phẩm
của mình và không quan tâm mấy đến hoạt động hàng ngày hay tiêu chuẩn
hình thứccủacửa hàng nhượng quyền. Do đó, mối quan hệ giữa chủ thương
hiệu và người mua franchise là mối quan hệ nhà cung cấp và nhà phân phối.
Đối với hìnhthức nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh mà có
thể gọi tắt là nhượng quyền kinh doanh thì hợp đồng nhượng quyền bao gồm
thêm việc chuyển giao kỹ thuật kinh doanh và công thức điều hành quản lý.
Các chuẩn mực của mô hình kinh doanh phải tuyệt đối được giữ đúng. Mối
liên hệ và hợp tác giữa bên bán và bên mua franchise phải rất chặt chẽ và liên
tục, và đây cũng là hìnhthức nhượng quyền phổ biến và hiệu quả nhất hiện
nay. Bên mua franchise thường phải trả một khoản phí cho bên bán franchise,
có thể là một khoản phí trọn gói một lần, có thể là một khoản phí hàng tháng
dựa trên doanh số, và cũng có thể tổng hợp luôn cả hai khoản phí kể trên. Ví
45
dụ, nếu muốn được nhượng quyền kinh doanh một cửa hàng thức ăn nhanh
McDonald‟s nổi tiếng thế giới của Mỹ vào thời điểm 2005, bên mua franchise
phải trả một khoản phí nhượng quyền ban đầu là 45.000USD và phí franchise
hàng tháng là 1,9% trên doanh số [35, tr. 14-15].
Xem xét hìnhthức franchise thứ hai - nhượng quyền sử dụng công thức
kinh doanh (nhượng quyền kinh doanh) - trên quy mô quốc tế (nhượng quyền
kinh doanhranước ngoài), vốn là hìnhthức đang rất phổ biến và đem lại
thành công cho các doanhnghiệp tiến hành nhượng quyền kinh doanhra nước
ngoài, chúng ta thấy hội tụ những yếu tố củahìnhthứcđầutưranước ngoài.
Trong hoạt động nhượng quyền kinh doanhranước ngoài, chúng ta thấy cho
sự dịch chuyển vốn và tài sản của bên nhượng quyền (dưới hìnhthức sản
phẩm hoặc kỹ thuật quản lý, công thức kinh doanh) từranướcngoài (nước
của bên nhận nhượng quyền) và bên nhượng quyền nhận được các khoản phí
nhượng quyền từ bên nhận nhượng quyền. Bên cạnh đó, bên nhượng quyền
cũng có quyền tham gia kiểm soát, giám sát hoạt động kinh doanhcủa bên
nhận nhượng quyền để đảm bảo việc kinh doanhcủa bên nhận nhượng quyền
tuân thủ đúng theo công thức kinh doanh đã chuyển giao. Như vậy, trong hoạt
động nhượng quyền kinh doanhranước ngoài, bên nhượng quyền tại một
quốc gia đã thực hiện hoạt động xuất khẩu tư bản (dưới hìnhthức giá trị
thương hiệu, giá trị kỹ thuật quản lý và bí quyết kinh doanh) ranướcngoài và
trực tiếp đưa tư bản đó tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh tại nước
ngoài (hoạt động sản xuất kinh doanhcủa bên nhận nhượng quyền).
Thuật ngữ franchise được đề cập đến lần đầu tiên trong Thông tư
1254/1999/TT-BKHCNMT ngày 12/07/1999 hướng dẫn thực hiện Nghị định
45/1998/NĐ-CP về chuyển giao công nghệ “Hợp đồng cấp phép đặc quyền
kinh doanh- tiếng Anh gọi là franchise” (Điều 4.1.1). Theo đó, những hợp
đồng bản chất là franchise chịu sự điều chỉnh của hai hệ thống phápluật hiện
46
hành liên quan tới lixăng và chuyển giao công nghệ. Hoạt động nhượng quyền
thương mại được chính thức quy định trong Luật Thương mại 2005: “Nhượng
quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho
phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá,
cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách
thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn
hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh,
biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận
quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh” (Điều 284).
Theo quy định củaLuật Thương mại 2005, giao dịch nhượng quyền
kinh doanh hội tụ một số đặc điểm cơ bản của hoạt động đầutư như (i) bên
nhượng quyền đưa tư bản (dưới hìnhthức giá trị nhãn hiệu hàng hóa, tên
thương mại, bí quyết kinh doanh, biểu tượng kinh doanh,...) vào hoạt động
sản xuất kinh doanhcủa bên nhận nhượng quyền, (ii) bên nhượng quyền có
quyền kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanhcủa bên nhận nhượng quyền
và (iii) bên nhượng quyền có quyền thu phí nhượng quyền theo hìnhthức trọn
gói hoặc theo kết quả kinh doanhcủa bên nhận nhượng quyền.
Hiện nay, nhượng quyền kinh doanhranướcngoài được coi là một
hình thức xâm nhập thị trường nướcngoài khá hiệu quả. Theo thống kê chưa
đầy đủ, tại ViệtNam hiện có khoảng trên 70 hệ thống nhượng quyền thương
mại (franchise) nhưng đa số là các thương hiệu nướcngoài như: Dilma,
Swatch, Jollibee, KFC, Lotteria... Nhiều tập đoàn bán lẻ quốc tế đã và đang
bày tỏ ý định bước vào thị trường ViệtNam bằng cửa ngõ franchise. Hiện
nay, nhiều doanhnghiệpViệtNam đã áp dụng hìnhthức kinh doanh nhượng
quyền mà tiên phong là hãng cà phê Trung Nguyên. Đến thời điểm này, tại
47
Việt Nam, Trung Nguyên có một hệ thống phân phối dày đặc (khoảng hơn
1.000 quán) trải dài từ Bắc vào Nam và ở thị trường nước ngoài, Trung
Nguyên đã nhượng quyền ở Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Campuchia,
Trung Quốc, Australia, Mỹ, Pháp, Canada. Tại ViệtNam hiện nay có hơn 70
hợp đồng nhượng quyền kinh doanhtừ các tập đoàn lớn của thế giới (KFC,
McDonal...) và các doanhnghiệp lớn củaViệtNam như Kinh Đô, Đức Phát...
Tuy nhiên, Luật Thương mại 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành
về hoạt động nhượng quyền thương mại không có các quy định điều chỉnh cụ
thể về hoạt động nhượng quyền thương mại ranước ngoài, ngoại trừ quy định
về thẩm quyền của Bộ Thương mại trong phân cấp đăng ký hoạt động nhượng
quyền thương mại từViệtNamranước ngoài. Nhượng quyền kinh doanh là
một mô hình kinh doanh hiện đại, đã và đang phát triển nhanh chóng trong
môi trường kinh doanh toàn cầu với tính chất là một công cụ để nhà kinh
doanh nhượng quyền tiếp cận và mở rộng hoạt động kinh doanhcủa mình ra
thị trường nước ngoài. Do đó, việc điều chỉnh phápluật đối với hoạt động
nhượng quyền kinh doanhranướcngoài cần thiết phải xem xét tính chất đầu
tư của hoạt động nhượng quyền kinh doanh để điều chỉnh hoạt động này với
tính chất của một hoạt động đầutưranước ngoài.
1.5. THIẾT CHẾ HỖ TRỢ ĐẦU TƢ RA NƢỚC NGOÀI
Đối với hoạt động đầutưranước ngoài, thiết chế hỗ trợ đầutư của
quốc gia đầutư đóng một vai trò rất quan trọng. Bởi lẽ có rất nhiều khó khăn
đối với nhà đầutưcủa quốc gia khi vươn ra thị trường nướcngoài như việc
không nắm bắt được hệ thống pháp luật, thiếu thông tin về thị trường, thông
tin về đối tác, không thông hiểu tập quán địa phương và đặc biệt là mối quan
hệ với các cơ quan quản lý nhà nước sở tại. Xét trên góc độ hìnhthứcđầu tư
ra nước ngoài, các thiết chế hỗ trợ đầutư không những góp phần mở rộng khả
năng lựa chọn hìnhthứcđầutưcủa nhà đầutư tại lãnh thổ của quốc gia khác
mà còn tạo những điều kiện tiền đề quan trọng cho việc áp dụng các hình thức
48
đầu tư nhất định và tăng cường khả năng thâm nhập thị trường nước ngoài.
Trong số những thiết chế hỗ trợ đầutưranướcngoài quan trọng nhất là việc
xây dựng chiến lược đầutưranước ngoài, tham gia các hiệp định đầutư quốc
tế và việc hình thành các tổ chức kinh doanh chủ lực.
1.5.1. Xây dựng chiến lƣợc quốc gia vềđầu tƣ ra nƣớc ngoài
Theo báo cáo của Uỷ ban Thương mại và Phát triển trực thuộc
UNCTAD tại Hội nghị về tăng cường năng lực kinh doanhcủa các doanh
nghiệp tại các quốc gia đang phát triển thông qua toàn cầu hóa, tổ chức tại
Geneva tháng 12 năm 2005, trong thời gian qua chính sách khuyến khích và
hỗ trợ đầutưranướcngoàicủa các quốc gia đã trở thành một động lực lớn
thúc đẩy luồng vốn đầutưranước ngoài. Nhiều quốc gia đang phát triển đã
xây dựng và áp dụng chính sách hỗ trợ các nhà đầutưcủa quốc gia tiến hành
các hoạt động đầutưranướcngoài với mục tiêu quốc tế hóa các doanh
nghiệp trong nước thông qua hoạt động đầutưranước ngoài. Ví dụ, Chính
phủ Singapore trong năm đã từng xác định năm 2004 là năm quốc tế hóa đối
với các doanhnghiệpcủanước này. Chính phủ Trung Quốc đã ban hành
chính sách “tiến ra thế giới” từnăm 2000. Tổng thống Brasil đã từng kêu gọi
các doanhnghiệpnước này “bỏ qua nỗi sợ hãi để trở thành những doanh
nhân toàn cầu”. Chính phủ Ấn Độ và Chính phủ Nam Phi cũng đã đặc biệt
khuyến khích các doanhnghiệpnước này tiến ra thị trường thế giới nhằm
“mở rộng khả năng tiếp cận thị trường, tăng cường hoạt động xuất khẩu và
cải thiện năng lực cạnh tranh” [65, page 13].
Đối với các nước đang phát triển, việc cải thiện khung phápluật đang
đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động quốc tế hóa các doanh
nghiệp trong nước. Các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi và Thổ
Nhĩ Kỳ đã và đang từng bước thực hiện tự do hóa và gỡ bỏ dần những rào cản
về kiểm soát ngoại hối để thúc đẩy hoạt động đầutưranước ngoài. Chính phủ
49
Hàn Quốc đã đề ra kế hoạch tiến tới tự do hóa thị trường tiền tệ vào năm 2011
và đã mở rộng mức trần cho phép các cá nhân được mua tài sản ở nước ngoài
trị giá dưới 1 triệu USD và cho phép tăng tổng vốn đầutư cá nhân ở nước
ngoài được nâng từ 3 triệu USD lên 10 triệu USD. Các biện pháp hỗ trợ khác
của Chính phủ bao gồm việc đơn giản hóa thủ tục cấp phép đầutưra nước
ngoài và các điều kiện về sở hữu tài sản củadoanhnghiệp ở nước ngoài,
thành lập các ủy ban đầutưranướcngoài có nhiệm vụ tìm kiếm các cơ hội
đầu tư, thành lập các khu công nghiệp tại quốc gia tiếp nhận đầutư để phục
vụ các nhà đầutư trong nước, cung cấp thông tin thị trường hoặc xây dựng và
thiết lập mối quan hệ với các tổ chức và cộng đồng quốc tế [65, page 15].
Nội dung của chiến lược đầutưranướcngoài bao gồm các biện pháp
toàn diện nhằm khuyến khích các nhà đầutư trong nước tiến hành hoạt động
đầu tưranước ngoài, bao gồm việc cải thiện khung phápluật quốc gia nhằm
gỡ bỏ những rào cản đối với hoạt động đầutưranước ngoài, xây dựng các
chương trình trọng điểm khuyến khích đầutưranướcngoài như việc xác định
các lĩnh vực ưu tiên đầutưranước ngoài, cung cấp các hỗ trợ trực tiếp từ phía
chính phủ cho các nhà đầutưranướcngoài như cung cấp thông tin, tư vấn,
các biện pháp hỗ trợ tài chính, chính sách đối ngoại,...
Hoạt động đầutưranướcngoàicủadoanhnghiệpViệtNam đã thực
hiện được 6 năm, tuy nhiên cho đến hiện nay, Chính phủ ViệtNam vẫn chưa
xây dựng một chiến lược cho hoạt động đầutưranước ngoài. Vai trò, vị trí
của hoạt động đầutưranướcngoài trong thời gian qua chưa được xem xét và
đánh giá đúng mức ở tầm vĩ mô. Điều này dẫn đến những hạn chế trong hoạt
động đầutưranướcngoàicủadoanhnghiệpViệt Nam, đó là tình trạng đầu tư
tự phát, manh mún, thiếu đồng bộ và làm giảm năng lực cạnh tranh của nhà
đầu tưViệt Nam. Đối với các doanhnghiệp Nhà nướcđầutưranước ngoài,
bất kể mức vốn đầutư bao nhiêu đều phải có ý kiến Thủ tướng. Đối với các
50
doanh nghiệp khác đầutưranước ngoài, nguồn vốn của họ phải chịu rủi ro
cực lớn vì sự bảo hộ, giúp đỡ của Nhà nước hầu như không có, trong đó có
những trường hợp đầutư chui, doanhnghiệp như bị “bỏ rơi”, không hề được
bảo lãnh gì vềpháp lý [57]. Chính sách khuyến khích đầutưranước ngoài
của Trung Quốc đã và đang mang lại nhiều thành tựu cho quốc gia này có thể
là bài học kinh nghiệm quý đối với ViệtNam trong việc xây dựng chính sách
đầu tưranướcngoài thống nhất và hiệu quả để khuyến khích, hỗ trợ và đảm
bảo quyền lợi và cơ hội các nhà đầutưViệt Nam.
1.5.2. Các hiệp định đầu tƣ quốc tế
Hiện nay, các quốc gia đang phát triển cũng đã tăng cường việc đàm
phán và ký kết các hiệp định song phương về quan hệ đầutư (BITs) và các
hiệp định tránh đánh thuế hai lần cũng như tích cực gia nhập các hiệp định
khu vực vềtự do thương mại và đầu tư. Các hiệp định này, một mặt quy định
các cơ sở bảo vệ hoạt động đầutưcủa nhà đầutưcủa một quốc gia thành viên
trên lãnh thổ của một quốc gia thành viên khác, mở rộng lĩnh vực đầutư cho
hoạt động đầutư trực tiếp và đồng thời thúc đẩy dòng vốn đầutưra nước
ngoài giữa các quốc gia thành viên. Nhiều quốc gia đang phát triển cũng đang
nỗ lực cải thiện vị trí của mình trong các Hiệp định đầutư quốc tế (IIAs) để
hiện diện với không chỉ tư cách là quốc gia tiếp nhận đầutư mà còn có tư
cách của quốc gia đầu tư.
Tham gia vào quá trình tự do hóa đầutưnướcngoài cũng đồng nghĩa
với việc quốc gia phải từng bước gỡ bỏ những hạn chế và rào cản đối với các
hoạt động đầutưnướcngoài tại lãnh thổ, bao gồm việc thành lập, sở hữu và
hoạt động của các doanhnghiệp có vốn đầutưnước ngoài. Đây cũng là một
trong những nội dung chính của các hiệp định song phương, hiệp định khu
vực và hiệp định đa phương về khuyến khích và bảo hộ đầutư mà các quốc
51
gia đang phát triển đang tích cực xây dựng, ký kết và gia nhập trong những nỗ
lực hội nhập kinh tế toàn cầu.
Một nội dung rất quan trọng trong các hiệp định liên quan đến đầutư là
việc mở rộng định nghĩa về quan hệ đầu tư, bao gồm hoạt động đầutư trực tiếp
và đầutư gián tiếp cũng như các quyền tài sản có liên quan của nhà đầutư của
một quốc gia thực hiện trên lãnh thổ của quốc gia khác. Bên cạnh đó, các hiệp
định liên quan đến đầutư thường quy định về cam kết của các quốc gia thành
viên về việc đảm bảo chế độ đối xử quốc gia (NT), đối xử tối huệ quốc (MFN),
các bảo đảm về thanh toán, chuyển lợi nhuận ranước ngoài, bảo đảm đầutư và
cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động đầutư [67, page 23]. Với vị
trí của các Điều ước quốc tế so với phápluật quốc gia, các quy định về cam kết
của các quốc gia về hoạt động đầutưnướcngoài trong các hiệp định liên quan
đến đầutư tạo ra những đảm bảo cần thiết đối với các nhà đầutưnước ngoài
khi thực hiện hoạt động đầutư quốc tế. Trên thực tế, các nhà đầutư Hoa Kỳ và
Nhật Bản chỉ triển khai mạnh mẽ hoạt động đầutưcủa mình tại những quốc gia
tiếp nhận đầutư đã ký kết các hiệp định liên quan đến khuyến khích và bảo hộ
đầu tư đối với các khoản đầutưcủa các nhà đầutư Hoa Kỳ và Nhật Bản trên
lãnh thổ quốc gia tiếp nhận đầu tư.
Theo kết quả của cuộc khảo sát các doanhnghiệp có vốn đầutư trực
tiếp nướcngoài tại Việt Nam, được thực hiện bởi Cục Đầutưnướcngoài (Bộ
Kế hoạch và Đầu tư) và dự án STAR-Việt Nam, nhằm đánh giá về tác động
của Hiệp định giữa ViệtNam và Hoa Kỳ về quan hệ thương mại (BTA) đối
với các hoạt động củadoanhnghiệp (bao gồm doanh thu, vốn đầu tư, lao
động,...) và đặc biệt đánh giá tác động của BTA đến việc quyết định và mở
rộng đầutư tại Việt Nam, 49% các doanhnghiệp được khảo sát cho rằng việc
ký kết BTA có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định đầutư và mở rộng đầu tư
của các doanhnghiệp tại ViệtNam [38, tr. 45], trong số đó tỷ lệ các nhà đầu
tư từ Hoa Kỳ là 57% và tỷ lệ các nhà đầutưtừ các quốc gia khác là 43%.
52
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, ViệtNam đã tham gia nhiều
hiệp định quốc tế song phương và đa phương liên quan đến vấn đề khuyến
khích và bảo hộ đầu tư. Tính đến tháng 11/2003, ViệtNam đã ký kết các Hiệp
định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầutư với 46 quốc gia và vùng
lãnh thổ. Trong đó, phải kể đến các Hiệp định quan trọng như Hiệp định giữa
Việt Nam và Hoa Kỳ về quan hệ thương mại, Hiệp định giữa ViệtNam và
Nhật Bản vềtự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư, Hiệp định khung về khu vực
đầu tư ASEAN (AIA). Bên cạnh đó, tính đến tháng 4 năm 2006, đã có 87
quốc gia và vùng lãnh thổ đã ký thỏa thuận đối xử tối huệ quốc trong quan hệ
thương mại ViệtNam và 10 quốc gia và vùng lãnh thổ đã ký thỏa thuận ưu
đãi đặc biệt trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Đây là những cơ sở
pháp lý quan trọng cho các hoạt động đầutưranướcngoàicủa các doanh
nghiệp Việt Nam.
1.5.3. Công ty xuyên quốc gia (TNCs)
Theo UNCTAD, công ty xuyên quốc gia là các công ty hợp nhất hoặc
không hợp nhất, bao gồm các công ty mẹ và các chi nhánh tại nước ngoài.
Công ty mẹ là công ty có quyền kiểm soát tài sản của các thực thể kinh tế
khác ở nước ngoài, chủ yếu thông qua việc nắm giữ một tỷ lệ cổ phần nhất
định. Thông thường, tỷ lệ 10% đối với nắm giữ cổ phần hoặc quyền biểu
quyết được coi là ngưỡng để xác định việc kiểm soát tài sản trong một công
ty. Một công ty tại một quốc gia sẽ được coi là một chi nhánh của công ty mẹ
ở nướcngoài nếu như một nhà đầutưnướcngoàinắm giữ đến 10% cổ phần
hoặc quyền biểu quyết của công ty đó [63, page 291]. Theo UNCTAD, các
thực thể kinh tế sau đây được coi là công ty con, công ty liên kết hoặc chi
nhánh của một công ty mẹ ở nước ngoài:
(a) Một công ty con được hiểu là một doanhnghiệp hợp nhất được
thành lập tại quốc gia tiếp nhận đầutư trong đó một thực thể kinh tế
53
nước ngoài khác trực tiếp sở hữu hơn một nửa cổ phần có quyền
biểu quyết và có quyền chỉ định hoặc bãi miễn phần lớn thành viên
của cơ quan quản lý, điều hành và giám sát củadoanh nghiệp;
(b) Một công ty liên kết được hiểu là một doanhnghiệp hợp nhất
thành lập tại quốc gia tiếp nhận đầutư trong đó một nhà đầu tư
nước ngoài sở hữu ít nhất 10%, nhưng không quá 50%, số cổ phần
có quyền biểu quyết;
(c) Một chi nhánh được hiểu là một doanhnghiệp không hợp nhất
thành lập tại quốc gia tiếp nhận đầutư dưới một trong số các hình
thức (i) là cơ sở sản xuất hoặc văn phòng đại diện của nhà đầu tư
nước ngoài; (ii) là một hợp danh hoặc liên doanh không hợp nhất
giữa nhà đầutưnướcngoài với một hoặc nhiều bên thứ ba khác;
(iii) nhà đầutưnướcngoài trực tiếp sở hữu đất đai, công trình
kiến trúc hoặc các bất động sản khác hoặc (iv) vận hành và khai
thác các thiết bị di động như tàu biển, máy bay, giàn khoan dầu
trong phạm vi lãnh thổ quốc gia tiếp nhận đầutư trong thời gian ít
nhất là một năm.
Hiện nay có khoảng 40.000 công ty công ty xuyên quốc gia với khoảng
250.000 chi nhánh trên khắp thế giới. Các công ty này đang hình thành nên
một thế giới mới thông qua sự thống trị của họ trong lĩnh vực thương mại
cùng khả năng tài chính dồi dào, ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất, sự
quốc tế hoá nền sản xuất xã hội và nguồn đầutư toàn cầu tăng nhanh. Theo
thống kê của UNCTAD, 2/3 thương mại toàn cầu về hàng hoá và dịch vụ là
nằm trong tay TNCs, trong đó 1/3 hoạt động thương mại của TNCs là các
hoạt động nội bộ, tức là giữa công ty mẹ với công ty con, hay giữa các công
ty con (thuộc cùng một công ty mẹ) với nhau, 1/3 còn lại của thương mại toàn
cầu là giữa TNCs với các công ty nướcngoài không trực thuộc TNCs đó. Chỉ
54
có 1/3 thương mại toàn cầu không bị chi phối trực tiếp bởi TNCs và không
chịu ảnh hưởng bởi giá độc quyền cũng như các hoạt động độc quyền khác
[55]. Ngày nay, xuất khẩu vốn, chứ không phải thương mại, mới là công cụ
chủ yếu để TNCs thực hiện việc hội nhập và điều khiển các nền kinh tế trên
quy mô toàn cầu. Theo Báo cáo đầutư thế giới do UNCTAD công bố, trong 2
năm 2002-2003 dòng đầutư trực tiếp nướcngoài (FDI) tăng nhanh gấp 2 lần
so với giá trị xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ toàn cầu. Phần lớn hìnhthức đầu
tư chủ yếu là nhắm vào các hoạt động có sẵn thông qua việc tiếp quản, sáp
nhập, mở rộng hơn là hình thành các doanhnghiệp mới. Bằng cách này các tổ
chức độc quyền và tập đoàn khác chuyển thành TNCs.
Với những đặc điểm của mình, TNCs có thế mạnh trong hoạt động đầu
tư quốc tế. Hầu hết các hoạt động đầutưnướcngoài đều được thực hiện
thông qua kênh của TNCs. Với những lợi thế về tiềm lực tài chính dồi dào, kỹ
thuật hiện đại, công nghệ quản lý tiên tiến và mạng lưới thị trường rộng lớn
đã tạo điều kiện thuận lợi cho TNCs tham gia một cách nhanh chóng và hiệu
quả trong hoạt động đầutư quốc tế [53, tr. 187]. Đầutư quốc tế đồng thời
cũng là chính sách phát triển gắn với hoạt động mang tính bản chất của TNCs.
Hiện nay, TNCs tham gia tích cực trong các hoạt động sáp nhập và mua lại
(M&A), được coi là một trong những động lực của sự gia tăng đầutư quốc tế
trong những năm 2000-2003 [61, page 10], cũng như trong các hoạt động
nghiên cứu và phát triển (R&D).
Một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược đầutưra nước
ngoài của Trung Quốc là việc thành lập các tập đoàn kinh tế lớn. Trong giai đoạn
đầu những năm 1980, các doanhnghiệp Trung Quốc bắt đầuthực hiện các hoạt
động đầutưranước ngoài. Năm 1988, Quốc vụ viện Trung Quốc chính thức phê
chuẩn cho phép Tổng công ty Xuất nhập khẩu công nghiệp hoá chất bắt đầu làm
thử kinh doanh quốc tế hoá, chuyển từ chuyên doanh xuất nhập khẩu sang kinh
55
doanh đa ngành đồng thời cũng là doanhnghiệpđầu tiên tham gia thị trường quốc
tế. Tính đến cuối năm 1991, tập đoàn doanhnghiệp Hoá chất Trung Quốc đã
thành lập 54 chi nhánh ở các nơi trên thế giới, đạt mức doanh thu 35 tỷ USD, đầu
tư ranướcngoài 200 triệu USD, có lượng tích luỹ kinh doanh quốc tế 12,3 tỷ
USD, thu ngoại tệ cho Nhà nước 11,6 tỷ USD, nộp Ngân sách 10,8 tỷ nhân dân tệ.
Nhiều công ty lớn của Trung Quốc đã có những bước tiến đáng kể
trong việc mở rộng hoạt động đầutưranước ngoài. Hai tập đoàn đa quốc gia
tiêu biểu nhất trong hoạt động đầutưranướcngoài là Konka Group và Petro
China Company. Konka Group là một trong những doanhnghiệp liên doanh
đầu tiên của Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất các thiết bị điện tử gia dụng,
bao gồm tivi màu, tivi kỹ thuật số và điện thoại di động. Năm 1995, Konka
Group mở chi nhánh tại Australia để phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm
tivi màu và tivi kỹ thuật số. Năm 1997, Konka Group đã đầutư 10 triệu USD
thành lập công ty phát triển công nghệ Konka tại thung lũng Silicon.
PetroChina là tập đoàn đứng ở vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng của tạp chí
Fortune 2002 trong số 100 doanhnghiệp hàng đầucủa Trung Quốc.
PetroChina được thành lập năm 1999 trên cơ sở tái cấu trúc Tập đoàn dầu khí
quốc gia Trung Quốc (CNPC) nhằm mục đích đưa PetroChina tham gia niêm
yết tại thị trường chứng khoán Hong Kong (HKSE) và NewYork (NYSE).
Tháng 4/2000, PetroChina tham gia thị trường chứng khoán quốc tế với 17,58
tỷ cổ phiếu được phát hành với mệnh giá 1 nhân dân tệ/cổ phiếu, tương đương
10% tổng số vốn. PetroChina cũng thực hiện các hoạt động mua lại cổ phần
trong các công ty hoạt động trong lĩnh vực khai thác và chế biến dầu thô, điển
hình là việc mua lại cổ phần của Công ty Devon Energy Indonesia Ltd.
Hoạt động mua bán, sáp nhập doanhnghiệp qua biên giới đã dần dần
trở thành hìnhthứcđầutưranướcngoài chủ yếu của các doanhnghiệp Trung
Quốc. Trong thời gian 12 năm (từ 1990 đến 2002), tổng giá trị của các thương
vụ mua bán, sáp nhập qua biên giới của các doanhnghiệp Trung Quốc đã tăng
17 lần từ 60 triệu USD lên đến 1,04 tỷ USD, chủ yếu được thực hiện bởi các
56
công ty dầu mỏ hàng đầucủa Trung Quốc như Tập đoàn dầu khí ngoài khơi
(CNOOC). Bên cạnh đó, hìnhthức mua bán, sáp nhập qua biên giới cũng
được coi là một chiến lược để giúp các doanhnghiệp Trung Quốc nâng cao
năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ
cao. Có thể kể đến một số thương vụ mua bán, sáp nhập điển hình như: BOE
Technology mua lại Korean Hydis, một chi nhánh của tập đoàn sản xuất bán
dẫn Hynix, trị giá 380 triệu USD; China Netcom mua lại Công ty Asia Global
Crossing Ltd đóng tại Hong Kong trị giá 270 triệu USD; China Electronic
Corporation mua lại chi nhánh sản xuất điện thoại cầm tay Philips Electronic
đóng tại Hà Lan và thương vụ của TCL mua lại công ty Schneider của Cộng
hòa Liên Bang Đức với trị giá 8,2 triệu euro.
Các tập đoàn kinh tế của Trung Quốc tồn tại chủ yếu trên cơ sở các
hình thức sau:
- Tập đoàn kinh tế tổng hợp nhiều cấp
- Tập đoàn theo mô hình liên kết dây truyền
- Tập đoàn phối hợp đồng bộ
- Tập đoàn hoà nhập nghiên cứu khoa học với sản xuất kinh doanh
- Tập đoàn liên kết mạng lưới cùng ngành
- Tập đoàn theo mô hình cổ phần [32].
Trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp
Việt Nam đã và đang bộc lộ ra nhiều điểm hạn chế về tiềm lực tài chính, công
nghệ, trình độ quản lý và kinh nghiệm kinh doanh quốc tế. Việc xây dựng và
củng cố các tập đoàn kinh tế lớn của Nhà nước làm mũi nhọn tham gia hoạt
động kinh tế quốc tế, khai thác các thị trường mới, đầutưranướcngoài sẽ hỗ
trợ rất lớn cho hoạt động đầutưranướcngoàicủaViệt Nam. Các tập đoàn
kinh tế lớn của Nhà nướcđầutưranước ngoài, một mặt sẽ tạo ra được những
bước đột phá tại những thị trường mà các doanhnghiệp nhỏ củaViệt Nam
khó tiếp cận, mặt khác góp phần xây dựng một chiến lược đầutưra nước
57
ngoài một cách bài bản, tránh tình trạng đầutưtự phát, nhỏ lẻ và manh mún
làm giảm năng lực cạnh tranh của nhà đầutưViệt Nam.
1.5.4. Quỹ đầu tƣ quốc tế
Nhà đầutư gián tiếp ranướcngoài luôn quan tâm đến mức độ rủi ro
tiềm ẩn tương ứng với mỗi danh mục đầutư mà họ lựa chọn và phương thức
thuận tiện nhất để nhà đầutư gián tiếp đảm bảo đánh giá được mức độ tương
qua phù hợp giữa độ rủi ro và lợi nhuận là đầutư thông qua các Quỹ đầu tư
quốc tế [56, tr. 3]. Kể từnăm 1996, nhiều Quỹ đầutưnướcngoài và Công ty
quản lý quỹ đầutư đã thành lập và hoạt động tại ViệtNam trong nhiều lĩnh
vực đầu tư. Một số Quỹ đầutưnướcngoài đã gặt hái được những thành công
nhất định trong hoạt động đầu tư, mặc dù khung phápluật cho hoạt động của
Quỹ đầutưnướcngoài tại ViệtNam còn nhiều hạn chế. Quỹ đầutư đang trở
thành một trong những hìnhthứcđầutư được các nhà đầutư ưa chuộng khi
thực hiện đầutư vào các nước đang phát triển cùng với quá trình mở cửa và
gỡ bỏ những hạn chế trong lĩnh vực đầutư mà Nhà nướcnắm độc quyền.
Quỹ đầutư được coi là một định chế tài chính phi ngân hàng, thực hiện
hoạt động huy động vốn bằng hìnhthức chung vốn đầutưcủa những cá nhân
hay tổ chức cùng nhau đầu tư. Các chuyên gia đầutưcủa Quỹ sẽ đại diện cho
các nhà đầu tư, thực hiện đầutư vào một danh mục tài sản (gọi là danh mục
đầu tư) được thiết kế theo chính sách của Quỹ. Nguồn hình thành Quỹ đầu tư
do vậy mà hết sức đa dạng từ các tập đoàn tư bản lớn, các công ty cho đến
dân chúng, bất cứ ai có vốn nhàn rỗi đều có thể ít nhiều trở thành chủ sở hữu
Quỹ đầutư bằng cách mua các chứng chỉ thụ hưởng của Quỹ đầutư (đối với
mô hình Quỹ đầutư tín thác) hay các cổ phiếu của Quỹ đầutư (đối với mô
hình Công ty đầu tư).
Quỹ đầutư không dùng tài sản của mình để đầutư mua máy móc, thiết
bị, các yếu tố sản xuất khác để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh
mà thực hiện kinh doanhđầutư vốn dưới hai hình thức:
58
- Đầutư trực tiếp: các Quỹ đầutư dùng vốn của mình để thâm nhập
trực tiếp vào các công ty, các dự án bằng cách góp vốn cổ phần,
mua cổ phiếu phát hành lần đầu với tư cách là cổ đông sáng lập như
các sáng lập viên khác.
- Đầutư gián tiếp: Quỹ đầutư dùng vốn của mình tham gia vào thị
trường chứng khoán với tư cách của một nhà kinh doanh chứng
khoán thông qua các công ty chứng khoán (thành viên của sở giao
dịch chứng khoán). Ngoài ra, các Quỹ đầutư còn dùng tiền vốn của
mình cho vay đối với các dự án theo những thoả thuận nhất định,
thường là các khoản cho vay có thể chuyển đổi thành vốn cổ phần..
Quỹ đầutư được quản lý bởi Công ty quản lý Quỹ, một tổ chức đầu
tư chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn cao trong đầutư chứng khoán.
Một công ty quản lý Quỹ có thể quản lý một hay nhiều Quỹ đầu tư. Ngoài
ra tài sản của Quỹ đầutư được một tổ chức chịu trách nhiệm bảo quản,
thường là một ngân hàng. Ngân hàng bảo quản còn có thể làm nhiệm vụ
giám sát các hoạt động quản lý Quỹ của công ty quản lý nhằm bảo đảm
quyền lợi của các nhà đầutư [58].
Các lợi ích mang lại cho nhà đầutưthực hiện đầutư thông qua Quỹ
đầu tư bao gồm:
- Đa dạng hoá danh mục đầutư - phân tán rủi ro: Việc phân tán rủi
ro đối với một khoản tiền khiêm tốn sẽ vấp phải vấn đề trị giá của
các chứng khoán trong danh mục đầu tư, nhất là các chứng khoán
đựoc niêm yết trên sở giao dịch thường được giao dịch theo lô chẵn.
Các khoản vốn nhỏ ấy tuy vậy lại có thể phân tán rủi ro một cách dễ
dàng khi chúng được tập trung lại trong một Quỹ đầu tư. Khi đó tất
cả các nhà đầutư dù lớn hay nhỏ đều được tham gia chung vào mọi
dự án đầutưcủa Quỹ, cùng chia sẻ rủi ro và lợi nhuận.
- Tăng tính chuyên nghiệp trong quản lý và đầu tư: Quỹ đầutư với
các nhà tư vấn đầutư chuyên nghiệp, nhân viên có trình độ và kiến
59
thức chuyên sâu, với nguồn thông tin đa dạng sẽ đem lại hiệu quả
cao hơn rất nhiều so với các nhà đầutư riêng lẻ.
- Giảm thiểu chi phí do lợi ích về quy mô: Các chi phí về thông tin,
chi phí hành chính, trở ngại lớn đối với các nhà đầutư riêng lẻ sẽ
giảm thiểu khi được xử lý tập trung. Quỹ với tư cách là nhà đầu tư
lớn luôn nhận được các ưu đãi về chi phí giao dịch cũng như dễ tiếp
cận với các dự án hơn.
-
Tăng tính thanh khoản cho tài sản đầu tư: Việc chuyển đổi tài sản
thành tiền mặt với chi phí thấp nhất trong thời gian ngắn nhất luôn
là tiêu chí hàng đầu đối với mỗi nhà đầu tư. Chứng chỉ Quỹ đầu tư
chính là một loại chứng khoán, do vậy, người đầutư hoàn toàn có
thể mua bán nó trên thị trường chứng khoán hoặc bán lại cho bản
thân Quỹ (nếu là Quỹ đầutư dạng mở).
-
Thuận tiện cho người đầu tư: Người đầutư có thể mua hoặc bán
chứng chỉ Quỹ đầutư trực tiếp hoặc thông qua môi giới, trung gian.
Việc mua bán có thể thông qua thư tín, điện thoại hay hệ thống
mạng máy tính. Các nhà đầutư có thể thoả thuận với Quỹ để tái đầu
tư tự động hoặc phân chia lợi nhuận theo từng thời kỳ. Nhà đầu tư
còn được Quỹ cung cấp các dịch vụ như thông tin và tư vấn.
Như vậy, Quỹ đầutư là một mô hình phù hợp đối với điều kiện của
phần lớn các nhà đầutưViệt Nam, đặc biệt đối với các hoạt động đầutư ra
nước ngoài. Các nhà đầutưViệtNam phần lớn không có tiềm lực tài chính
dồi dào, thiếu kiến thứcvề thị trường quốc tế và kinh nghiệm đầutư quốc tế.
Do vậy, việc hình thành các Quỹ đầutư để thực hiện hoạt động đầutưra nước
ngoài vừa là cơ sở để thực hiện hoạt động đầutư gián tiếp theo quy định của
pháp luậtvềđầutưcủaViệtNam đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho nhà
đầu tưViệtNamthực hiện hoạt động đầutư gián tiếp ranước ngoài. Với
60
những lợi ích do Quỹ đầutư mang lại, nhà đầutưViệtNam có thể nhanh
chóng đưa ra những quyết định liên quan đến vốn đầutưcủa mình khi thực
hiện hoạt động đầutưranước ngoài.
Tuy nhiên, đến nay, ngoài các quy định củaphápluật chứng khoán về
thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ đầutư chứng khoán (trong đó yêu
cầu tỷ lệ tối thiểu 60% tài sản của Quỹ phải đầutư vào hoạt động chứng
khoán) và Công ty quản lý Quỹ đầutư chứng khoán, ViệtNam chưa có các
quy định về Quỹ đầutư nói chung và Quỹ đầutưranước ngoài. Cùng với
việc LuậtĐầutư 2005 quy định cho phép nhà đầutưViệtNam được thực
hiện đầutư gián tiếp ranướcngoài và sự phát triển mạnh mẽ nhu cầu đầu tư
thông qua Quỹ đầu tư, chắc chắn trong thời gian tới, Chính phủ ViệtNam sẽ
có những bước hoàn thiện khung phápluật đối với mô hình Quỹ đầutư quốc
tế, tạo điều kiện đa dạng hóa hìnhthứcđầutưranướcngoàicủa nhà đầu tư
Việt Nam.
61
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG PHÁPLUẬTVỀHÌNHTHỨCĐẦU TƢ
RA NƢỚC NGOÀICỦA CÁC DOANHNGHIỆPVIỆT NAM
2.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ RA NƢỚC NGOÀICỦA CÁC
DOANH NGHIỆPVIỆT NAM
Sau khi Nghị định 22/1999/NĐ-CP vềđầutưranướcngoàicủa các
doanh nghiệpViệtNam có hiệu lực, các doanhnghiệp trong nước đã xúc tiến
các hoạt động đầutưranướcngoài để tìm kiếm cơ hội kinh doanh, mở rộng
thị trường. Theo thống kê trong giai đoạn 2001-2004, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
đã cấp giấy phép cho 122 dự án đầutưranướcngoài với tổng số vốn đăng ký
là 230 triệu USD. Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn 119 dự án còn hiệu lực với
tổng vốn đầutư đăng ký là 229,5 triệu USD, vốn pháp định 201,7 triệu USD.
Các doanhnghiệpViệtNam hiện đầutư ở 30 nước và vùng lãnh thổ, trong đó
có 1 dự án tại Iraq có vốn đầutư 100 triệu USD; 11 dự án tại Nga với tổng
vốn đầutư 34,3 triệu USD; 34 dự án tại Lào với tổng vốn đầutư 22 triệu
USD. Các doanhnghiệp Nhà nước chiếm 42% số các dự án và trên 90% vốn
đầu tưranước ngoài, phần còn lại là của các doanhnghiệptư nhân.
Bộ Kế hoạch và Đầutư dự đoán đầutưranướcngoàicủaViệtNam có
thể đạt 300 triệu USD trong năm 2006, do có nhiều dự án lớn đang trong quá
trình thẩm định, theo đó nâng tổng vốn đầutưranướcngoàicủa các doanh
nghiệp ViệtNam trong giai đoạn 2001 - 2005 lên đến 500 triệu USD. Tính
đến thời điểm hiện nay, dự án đầutư lớn nhất củaViệtNamranướcngoài là
dự án Đầutư xây dựng nhà máy thủy điện Secaman 3 tại Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào, với số vốn 232 triệu USD. Đây là dự án giữa Chính phủ Cộng
hòa dân chủ nhân dân Lào và Công ty Cổ phần Đầutư và Phát triển Điện Việt
- Lào củaViệt Nam, đầutư xây dựng theo hìnhthức BOT (xây dựng - kinh
doanh - chuyển giao), có tổng vốn đầutư khoảng 232 triệu USD.
62
Dưới đây là tổng hợp một số đánh giá về tình hìnhthực hiện đầutư ra
nước ngoàicủadoanhnghiệpViệtNam trong thời gian hơn 6 năm qua:
Thứ nhất, số lượng dự án và quy mô vốn đầutưcủa các doanh nghiệp
Việt Namđầutưranướcngoài còn nhỏ và do năng lực tài chính và kinh
nghiệm đầutưcủa các doanhnghiệpViệtNam còn bị hạn chế. Khoảng 2/3 số
dự án đầutưranướcngoài có vốn đầutư dưới 1 triệu USD. Tổng vốn đầu tư
trung bình của một dự án đầutưranướcngoài hiện nay chỉ vào khoảng 2
triệu USD. Vốn đầutư thấp, thiếu kinh nghiệm đầutư quốc tế là những
nguyên nhân dẫn đến năng lực cạnh tranh yếu của các doanhnghiệp Việt
Nam tại thị trường nước ngoài.
Thứ hai, công tác quản lý các dự án đầutưranướcngoài còn gặp nhiều
khó khăn do việc thực hiện chế độ báo cáo của các dự án đầutưranước ngoài
chưa đầy đủ. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng của Chính phủ như Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam, Bộ Tài chính trong việc
quản lý các dự án đầutưranướcngoài cũng còn hạn chế chưa thành lập được
các đoàn khảo sát để đánh giá sâu hiệu quả hoạt động đầutưranước ngoài.
Mối liên hệ giữa cơ quan đại diện ngoại giao và thương vụ ta ở nước ngoài
với các doanhnghiệpđầutưranướcngoài còn lỏng lẻo nên khi có vụ việc
tranh chấp xảy ra sẽ không tranh thủ được tối đa sự hỗ trợ của Nhà nước.
Thứ ba, công tác thẩm định cấp phép cho các dự án đầutưra nước
ngoài còn chậm, quy trình chưa rõ ràng. Một số dự án thuộc diện đăng ký cấp
phép đầutư nhưng trong quá trình xử lý vẫn chậm gửi lấy ý kiến của các bộ,
ngành làm kéo dài thời gian cấp phép. Một số doanhnghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài tại ViệtNam xin được đầutưranướcngoài nhưng chưa được giải
quyết do vướng mắc về quy định pháp lý (Nghị định 22/1999/NĐ-CP của
63
Chính phủ chưa điều chỉnh đối tượng đầutưranướcngoài là các doanh
nghiệp có vốn đầutưnướcngoài tại Việt Nam).
2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG PHÁPLUẬTVỀHÌNH THỨC
ĐẦU TƢ RA NƢỚC NGOÀICỦA CÁC DOANHNGHIỆPVIỆT NAM
2.2.1. Nội dung quy định phápluậtvềhìnhthứcđầu tƣ ra nƣớc
ngoài của các doanhnghiệpViệt Nam
Hiện nay, hệ thống quy định phápluậtvềđầutưranướcngoài của
Việt Nam còn thiếu và có giá trị hiệu lực pháp lý thấp. Cho đến trước ngày 1
tháng 7 năm 2006 (ngày LuậtĐầutư 2005 có hiệu lực thi hành), hoạt động
đầu tưranướcngoàicủadoanhnghiệpViệtNam chưa được luật hóa và chỉ
được điều chỉnh ở cấp Nghị định của Chính phủ. Việc điều chỉnh pháp luật
đối với hoạt động đầutưranướcngoàicủadoanhnghiệpViệtNam còn bỏ
ngỏ nhiều hoạt động đầutưranướcngoài khác, đặc biệt là hoạt động đầu tư
gián tiếp như mua cổ phần, hoạt động thuê mua, đấu thầu quốc tế, đầu tư
trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, đầutưranướcngoàicủa cá
nhân người ViệtNam và các doanhnghiệp có vốn đầutưnướcngoài tại Việt
Nam. Đến nay, các văn bản điều chỉnh hoạt động đầutưranướcngoài của
các doanhnghiệpViệtNam bao gồm:
Luật Đầutư số 59/2005/QH11 thông qua ngày 29 tháng 11 năm
2005, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2006.
Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 1999 của Chính
phủ quy định vềđầutưranướcngoàicủadoanhnghiệpViệt Nam.
Thông tư số 05/2001/TT-BKH ngày 30 tháng 8 năm 2001 của Bộ
Kế hoạch và Đầutư hướng dẫn hoạt động đầutưranướcngoài của
doanh nghiệpViệt Nam.
Quyết định số 116/2001/QĐ-TTg ngày 2 tháng 8 năm 2001 của Thủ
tướng Chính phủ về một số ưu đãi, khuyến khích đầutưra nước
ngoài trong lĩnh vực hoạt động dầu khí.
64
Thông tư số 01/2001/TT-NHNN ngày 19 tháng 1 năm 2001 của
Ngân hàng Nhà nướcViệtNam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối
với đầutư trực tiếp ranướcngoàicủadoanhnghiệpViệt Nam.
Thông tư số 97/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2002 của Bộ
Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với doanh nghiệp
Việt Namđầutưranước ngoài.
Cho đến trước khi LuậtĐầutư 2005 có hiệu lực thi hành, các văn bản
pháp luật hiện nay đã bước đầu xây dựng một khung pháp lý cần thiết cho
hoạt động đầutưranướcngoàicủa các doanhnghiệpViệt Nam. Trên thực tế,
các doanhnghiệpViệtNam đã tiến hành các hoạt động đầutưranước ngoài
trong thời gian hơn 6 năm qua và đã thu được một số kết quả nhất định. Hiện
nay, sau một thời gian thực hiện, với sự phát triển nhanh chóng của môi
trường đầutư quốc tế, những quy định này bộc lộ nhiều điểm không còn phù
hợp với tình hìnhthực tiễn của đất nước.
Thứ nhất, qui định còn thiếu cụ thể, đồng bộ, nhất quán. Có không ít
những điều khoản đến nay không còn phù hợp, không bao quát được sự đa
dạng của các hìnhthứcđầutưranước ngoài. Về bản chất, hoạt động đầutư ra
nước ngoài là việc đưa vốn bằng tiền, công nghệ, tài sản để tham gia đầu tư
tại nướcngoài nhằm mục đích lợi nhuận, không phân biệt hìnhthứcđầu tư
trực tiếp hay gián tiếp. Trong khi đó, phápluậtvềđầutưranướcngoài của
Việt Nam chỉ qui định hoạt động đầutưranướcngoài là hoạt động đầu tư
trực tiếp. Điều này đã và đang hạn chế việc lựa chọn và áp dụng các công cụ
đầu tưcủa các doanhnghiệpViệtNam khi thực hiện các hoạt động đầu tư
quốc tế.
Thứ hai, phápluậtđầutưranướcngoài chưa xác định một cơ chế phối
hợp cụ thể giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanhnghiệpđầutưra nước
ngoài, đặc biệt là trong khâu triển khai thực hiện dự án.
65
Thứ ba, thủ tục hành chính tuy đã có những tiến bộ, nhưng nhìn chung
vẫn còn quá phức tạp, rườm rà; hiệu quả đầutư chưa cao; không ít qui định can
thiệp quá sâu vào quá trình hoạt động kinh doanhcủadoanh nghiệp. Quy trình
đăng ký và thẩm định cấp giấy phép còn phức tạp. Thủ tục điều chỉnh giấy
phép đầutư chưa được rõ ràng, gây mất nhiều thời gian cho doanh nghiệp.
Thứ tư, phápluậtđầutưranướcngoàicủaViệtNam hạn chế về đối
tượng được phép đầutưranướcngoài là doanhnghiệp nhà nước thành lập theo
Luật Doanhnghiệp Nhà nước, doanhnghiệp được thành lập theo Luật Doanh
nghiệp và Hợp tác xã được thành lập theo Luật Hợp tác xã. Cá nhân, doanh
nghiệp có vốn đầutưranướcngoài và các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh
doanh chưa được phép đầutưranước ngoài. Điều này dẫn đến sự phân biệt
trong chính sách đầutưranước ngoài. Các doanhnghiệp có vốn đầutư nước
ngoài tại ViệtNam được thành lập và hoạt động theo phápluậtViệt Nam, là
pháp nhân ViệtNam nên cần được đối xử bình đẳng với các doanhnghiệp do cá
nhân, tổ chức ViệtNam thành lập nhằm đảm bảo môi trường đầutư cạnh tranh,
bình đẳng.
Thứ năm, việc hạn chế sử dụng tiền ViệtNam để đầutưranước ngoài
bên cạnh các quy định chặt chẽ về quản lý ngoại hối đã gây ra những khó
khăn nhất định cho các doanhnghiệpViệtNamđầutưranướcngoài trong
việc sử dụng ngoại tệ trong hoạt động kinh doanh, hoặc không thể thực hiện
hoạt động cho vay ngoại tệ tại nước ngoài.
Pháp luậtvềhìnhthứcđầutưranướcngoài có sự sửa đổi, bổ sung cơ
bản từ Nghị định 22/1999/NĐ-CP (văn bản quy phạm phápluậtđầu tiên về
hình thứcđầutưranước ngoài) cho đến chế định vềđầutưranướcngoài của
Luật Đầutư 2005. Theo quy định của Nghị định 22/1999/NĐ-CP, hoạt động
đầu tưranướcngoàicủadoanhnghiệpViệtNam phải đáp ứng các điều kiện
sau:
là hoạt động đưa vốn bằng tiền và/hoặc tài sản khác ranước ngoài;
66
tiến hành hoạt động đầutư theo hìnhthứcđầutư trực tiếp tại nước
ngoài;
không tiến hành dưới hìnhthứcđấu thầu tại nước ngoài, cho vay tín
dụng quốc tế, mua cổ phiếu của các doanhnghiệp tại nước ngoài;
không thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.
Theo quy định củaLuậtĐầutư 2005, nhà đầutưViệtNam được đầu
tư ranướcngoài theo hìnhthứcđầutư trực tiếp (là hìnhthứcđầutư do nhà
đầu tư bỏ vốn đầutư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư) hoặc hình thức
đầu tư gián tiếp (là hìnhthứcđầutư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu,
trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầutư chứng khoán và thông qua
các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầutư không trực tiếp tham
gia quản lý hoạt động đầu tư). Các hìnhthức cụ thể củahìnhthứcđầu tư
trực tiếp và hìnhthứcđầutư gián tiếp được quy định theo cách thức liệt kê
trong LuậtĐầutư 2005 (Điều 21 và Điều 26).
Như vậy, với các quy định vềhìnhthứcđầutưranướcngoài tại Nghị
định 22/1999/NĐ-CP và quy định củaLuậtĐầutư 2005, chúng ta có thể thấy
quan điểm của các nhà làm luậtViệtNamvề việc quy định các hìnhthức cụ
thể của hoạt động đầutưranướcngoàicủa nhà đầutưViệtNam trong các
quy định củaphápluật quốc gia, mặc dù phạm vi các hìnhthứcđầutư cụ thể
đã được mở rộng hơn rất nhiều, và việc xác định hìnhthứcđầutưra nước
ngoài được thực hiện từ giai đoạn xem xét, thẩm định và cấp phép đối với
hoạt động đầutưranước ngoài. Nói một cách khác, hìnhthứcđầutưra nước
ngoài, theo quy định củaphápluậtViệt Nam, được xác định từtư cách của
quốc gia đầutư thay vì tư cách của quốc gia tiếp nhận đầutư theo như những
phân tích ở Chương I. Theo đó, có thể hiểu rằng các nhà đầutưViệt Nam
được đầutưranướcngoài trong phạm vi “giao thoa” của hai hệ thống pháp
luật ViệtNam và hệ thống phápluậtcủa quốc gia tiếp nhận đầutưvề hình
thức đầu tư. Và mặc dù phạm vi hìnhthứcđầutư cụ thể được quy định trong
67
Luật Đầutư 2005 là khá rộng nhưng xét trên phương diện lý thuyết vẫn có
khả năng các hìnhthứcđầutư đó không nằm trong phạm vi “giao thoa” nói
trên do những khác biệt về nhận thức và trình độ phát triển giữa các nền kinh
tế.
2.2.2. Đánh giá các quy định phápluậtvềhìnhthứcđầu tƣ ra nƣớc
ngoài củadoanhnghiệpViệt Nam
2.2.2.1. Quy định phápluậtvề khái niệm hìnhthứcđầutưranước ngoài
Một vấn đề cần lưu ý trong việc định nghĩa hìnhthứcđầutưra nước
ngoài củadoanhnghiệpViệtNam tại Điều 1, Nghị định 22/1999/NĐ-CP là
việc không trực tiếp xác định các hìnhthứccủa hoạt động đầutưra nước
ngoài. Theo định nghĩa của Nghị định 22/1999/NĐ-CP, các doanh nghiệp
Việt Nam chỉ được phép đầutưranướcngoài theo hìnhthứcđầutư trực
tiếp theo quy định của Nghị định 22/1999/NĐ-CP. Tuy nhiên, Nghị định
22/1999/NĐ-CP không quy định rõ các hìnhthứccủa hoạt động đầutư trực
tiếp ranướcngoài đối với các doanhnghiệpViệt Nam.
Luật Đầutưnướcngoài tại ViệtNam cũng đưa ra một phương pháp
định nghĩa tương tự đối với hoạt động đầutư trực tiếp nướcngoài tại Việt
Nam. LuậtĐầutưnướcngoài tại ViệtNamnăm 1996 quy định: “Đầu tư trực
tiếp nướcngoài là việc nhà đầutưnướcngoài đưa vào ViệtNam vốn bằng
tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầutư theo quy định
của Luật này” (Điều 2, khoản 1). Cụm từ “theo quy định củaLuật này” đặt ra
một giới hạn đối với nhà đầutưnướcngoài trong việc lựa chọn hìnhthức đầu
tư khi tiến hành đầutư tại Việt Nam. Nhà đầutưnướcngoài chỉ được phép
thực hiện các hoạt động đầutư tại ViệtNam theo các hìnhthứcđầutư được
quy định trong LuậtĐầutưnướcngoài tại Việt Nam. Đây là một phương
pháp định nghĩa phù hợp trên góc độ quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu
68
tư nướcngoài tại ViệtNam chứ không định nghĩa theo nội hàm của khái niệm
đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Theo quy định tại Nghị định 22/1999/NĐ-CP, hoạt động đầutưra nước
ngoài củadoanhnghiệpViệtNam hiện nay chỉ được tiến hành dưới hình thức
“đầu tư trực tiếp” theo các quy định tại Nghị định này. Trong khi đó, Nghị
định này không xác định các hìnhthứcđầutư trực tiếp ranướcngoài mà các
doanh nghiệpViệtNam được phép thực hiện khi tiến hành đầu tư. Điều này
gây ra những khó khăn nhất định cho các doanhnghiệpViệtNam trong việc
xác định hìnhthứcđầutư khi tiến hành xây dựng dự án đầutưranước ngoài,
đặc biệt trong những trường hợp có sự khác biệt trong việc quy định các hình
thức đầutư trực tiếp nướcngoài theo phápluậtcủaViệtNam và phápluật của
nước tiếp nhận đầu tư.
Cho đến trước ngày có hiệu lực củaLuậtĐầutư 2005, chưa có bất kỳ
văn bản phápluật nào củaViệtNam đưa ra định nghĩa đầy đủ về khái niệm
“đầu tư trực tiếp” và các “hình thứccủađầutư trực tiếp” để làm cơ sở cho
việc xác định hoạt động đầutư trực tiếp nướcngoàicủa nhà đầutư nước
ngoài vào ViệtNam và hoạt động đầutưcủa các doanhnghiệpViệtNam ra
nước ngoài. Như vậy, về lý thuyết, không có một quy định cụ thể nào về hình
thức đầutư trực tiếp ranướcngoài làm cơ sở cho cơ quan cấp phép đầutư ra
nước ngoàicủaViệtNam tiến hành thẩm định điều kiện vềhìnhthứcđầu tư
ra nướcngoài được giải trình trong dự án đầutưranướcngoàicủa doanh
nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, quy định về “đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài” tại Nghị định 22/1999/NĐ-CP được hiểu là các doanh nghiệp
Việt Nam chỉ được phép áp dụng các hìnhthứcđầutư trực tiếp nước ngoài
tại ViệtNam được quy định tại Luậtđầutưnướcngoài tại ViệtNam năm
1996 khi thực hiện dự án đầutư tại nước ngoài, bao gồm:
1. Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh;
2. Doanhnghiệp liên doanh;
69
3. Doanhnghiệp 100% vốn đầutưnước ngoài. (Điều 4)
Hoặc “Nhà đầutưnướcngoài xây dựng công trình kết cấu hạ tầng có
thể ký kết với cơ quan nhà nước có thẩm quyền củaViệtNam hợp đồng xây
dựng - kinh doanh - chuyển giao, hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh
doanh, hợp đồng xây dựng - chuyển giao. Nhà đầutưnướcngoài được hưởng
quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ quy định trong hợp đồng” (Điều 19).
Trên thực tế, trước khi LuậtĐầutư 2005 có hiệu lực, trong khuôn khổ
khung pháp lý hiện nay điều chỉnh hoạt động đầutưranước ngoài, các doanh
nghiệp ViệtNam đang tiến hành đầutưranướcngoài theo các hìnhthức đầu
tư cơ bản nêu trên. Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính
đến cuối năm 2004, Bộ đã cấp giấy phép cho 115 dự án đầutưranước ngoài,
trong đó có 111 dự án đang còn hiệu lực và đang được thực hiện theo các hình
thức đầutư như sau:
Doanh nghiệpViệtNamđầutư 100% vốn tại nước ngoài: 51 dự án;
Doanh nghiệpViệtNam liên doanh với đối tác nướcngoài tại nước
ngoài: 44 dự án;
Hợp đồng hợp tác kinh doanh, phân chia sản phẩm tại nước ngoài:
16 dự án.
Ngoài ra, các doanhnghiệpViệtNam cũng đã tiến hành đầutưra nước
ngoài theo hìnhthức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao trong các
lĩnh vực xây dựng hạ tầng kỹ thuật (điển hình là dự án xây dựng nhà máy
thủy điện Secaman 3 tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào).
Nghiên cứu các quy định tại Nghị định 22/1999/NĐ-CP và các văn bản
hướng dẫn thi hành vềhìnhthứcđầutưranướcngoàicủadoanhnghiệp Việt
Nam, chúng ta thấy một số giới hạn sau:
Thứ nhất, Nghị định 22/1999/NĐ-CP quy định rằng: “Nghị định này
không điều chỉnh việc đầutưcủaDoanhnghiệpViệtNamranướcngoài dưới
70
các hìnhthức cho vay tín dụng, mua cổ phiếu; đầutưranướcngoài trong
lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm” (khoản 2, Điều 1).
Thông tư 05/2001/TT-BKH cũng quy định:
“3. Thông tư này không áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Đầutưranướcngoàicủadoanhnghiệp có vốn đầutưnước ngoài
được thành lập theo Luậtđầutưnướcngoài tại Việt Nam;
b) ĐầutưranướcngoàicủadoanhnghiệpViệtNam dưới các hình
thức cho vay tín dụng; mua cổ phiếu; đấu thầu quốc tế; đầutưranước ngoài
trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm” (khoản 3, Điều 1).
Như vậy, có thể thấy rằng các hoạt động cho vay tín dụng, mua cổ
phiếu, đấu thầu quốc tế cũng đã được các văn bản phápluật nói trên xem là
các hìnhthứcđầutưranướcngoài nhưng chưa được điều chỉnh theo các quy
định củaphápluậtđầutưranướcngoàicủaViệt Nam.
Thứ hai, phápluậtvềđầutưranướcngoàicủaViệtNam cũng chưa
điều chỉnh các hoạt động đầutư gián tiếp ranước ngoài. Đây là những lĩnh
vực mà đối tượng giao dịch chủ yếu là tiền tệ và các chủ thể đầutưra nước
ngoài sẽ tham gia vào thị trường tài chính của các nước nhận đầu tư.
Thứ ba, theo quy định tại Nghị định 22/1999/NĐ-CP, hoạt động đầu tư
trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, tín dụng hoặc hìnhthứcđấu thầu quốc tế
chưa được phápluật điều chỉnh, điều đó cũng có nghĩa các doanhnghiệp Việt
Nam chưa được phép thực hiện hoạt động đầutư trong các lĩnh vực này.
Thứ tư, một số các hìnhthứcđầutưranướcngoài khá phổ biến trong
thực tiễn đầutư quốc tế hiện nay như mua bán và sáp nhập qua biên giới
(cross-border M&A), sử dụng nguồn lực bên ngoài quốc gia (cross-border
outsourcing) và nhượng quyền kinh doanh quốc tế (cross-border franchising)
chưa được phápluậtViệtNamvềđầutưranướcngoài điều chỉnh.
71
Luật Đầutư 2005 đã mở rộng hơn về phạm vi hìnhthứcđầutưra nước
ngoài mà các nhà đầutư được phép lựa chọn áp dụng để thực hiện hoạt động
đầu tư tại nước ngoài. LuậtĐầutư 2005 quy định: “Đầu tưranướcngoài là
việc nhà đầutư đưa vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác từViệt Nam
ra nướcngoài để tiến hành hoạt động đầu tư” (Điều 3, khoản 14). Theo quy
định củaLuậtĐầutư 2005, hoạt động đầutưranướcngoàicủa nhà đầu tư
không bị giới hạn ở các hìnhthứcđầutư trực tiếp. Nhà đầutưranước ngoài
có thể lựa chọn một trong số các hìnhthứcđầutư trực tiếp hoặc một trong số
các hìnhthứcđầutư gián tiếp được quy định tại Điều 21 và Điều 26 Luật Đầu
tư 2005 để thực hiện dự án đầutư tại nước ngoài.
Chúng ta có thể tham khảo quy định vềhìnhthứcđầutưranước ngoài
của Dự thảo (ngày 31/3/2006) Nghị định của Chính phủ quy định vềđầutư ra
nước ngoàicủa nhà đầutưViệtNam như sau:
“1. "Đầu tưranước ngoài" là việc các nhà đầutư tại ViệtNam đưa
vốn bằng tiền hoặc tài sản ranướcngoài để tiến hành các hoạt động đầu tư
dưới hìnhthứcđầutư trực tiếp hoặc đầutư gián tiếp.
2. "Đầu tư trực tiếp ranước ngoài" là việc nhà đầutư tại ViệtNamđầu tư
ra nướcngoài để đầutư sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ và nhà đầutư tại Việt
Nam trực tiếp tham gia quản lý, điều hành hoạt động đầutư đó ở nước ngoài.
3. "Đầu tư gián tiếp ranước ngoài" là việc nhà đầutư tại ViệtNam đầu
tư ranướcngoài để đầutư mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán hoặc
thông qua các định chế tài chính trung gian khác và nhà đầutư tại Việt Nam
không trực tiếp tham gia quản lý, điều hành hoạt động đầutư đó ở nước ngoài.”
Nghiên cứu các quy định củaLuậtĐầutư 2005 vềhìnhthứcđầutư ra
nước ngoài, chúng ta cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Khái niệm “hình thứcđầutưranước ngoài” quy định tại LuậtĐầu tư
2005 vẫn được xây dựng theo phương pháp liệt kê các hìnhthức cụ thể của
72
hai hìnhthứcđầutư cơ bản là hìnhthứcđầutư trực tiếp và hìnhthứcđầu tư
gián tiếp. Trong đó, LuậtĐầutư 2005 chỉ quy định các hìnhthứcđầutư trực
tiếp và hìnhthứcđầutư gián tiếp mà nhà đầutư được thực hiện ở Việt Nam
mà không quy định các hìnhthứcđầutư mà nhà đầutưViệtNam được thực
hiện khi đầutưranước ngoài. Theo đó, chúng ta có thể hiểu rằng, khi thực
hiện hoạt động đầutưranướcngoài theo các quy định củaLuậtĐầutư 2005,
nhà đầutưViệtNam cũng được sử dụng các hìnhthứcđầutư tương ứng với
những hìnhthứcđầutư được LuậtĐầutư 2005 quy định đối với nhà đầu tư
thực hiện hoạt động đầutư tại Việt Nam.
Trong khi đó, LuậtĐầutư 2005 quy định “Nhà đầutư được đầutư ra
nước ngoài theo quy định củaphápluậtViệtNam và củanước tiếp nhận
đầu tư” (khoản 1, Điều 74). Xét trên góc độ hìnhthứcđầutưranước ngoài,
Luật Đầutư 2005 ghi nhận rằng hìnhthứcđầutư mà nhà đầutưViệt Nam
được sử dụng để thực hiện dự án đầutư ở nướcngoài phải tuân thủ các quy
định phápluậtvềhìnhthứcđầutưcủaViệtNam và nước tiếp nhận đầu tư.
Tuy nhiên, với việc LuậtĐầutư 2005 đã quy định và xác định cụ thể các
hình thứcđầutư mà nhà đầutưViệtNam có thể sử dụng để thực hiện hoạt
động đầutưranước ngoài, về phương diện lý thuyết, hoàn toàn có khả năng
xảy ra những trường hợp không “giao thoa” giữa các quy định củapháp luật
Việt Nam và phápluậtcủanước tiếp nhận đầutưvềhìnhthứcđầu tư. Tình
trạng này sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầutưViệtNam nói riêng và
xét trên góc độ quốc gia đầu tư, sẽ ảnh hưởng đến khả năng và cơ hội đầu tư
của ViệtNamra thị trường quốc tế, nếu như các quy định củaphápluật Việt
Nam vềhìnhthứcđầutư hẹp hơn hoặc không đầy đủ so với các quy định
pháp luật tương ứng củanước tiếp nhận đầu tư.
73
2.2.2.2. Phạm vi điều chỉnh đối với hoạt động đầutưranước ngoài
Hoạt động đầutưranướcngoài được quy định trong LuậtĐầutư 2005
bao gồm việc dịch chuyển vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác của
nhà đầutưtừViệtNamranước ngoài. Như vậy, có thể hiểu rằng trong trường
hợp nhà đầutư tại ViệtNam sử dụng vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp
khác ở nướcngoài để thực hiện hoạt động đầutư tại nướcngoài sẽ không
được điều chỉnh bởi LuậtĐầutư 2005 (không có dấu hiệu của sự dịch chuyển
vốn bằng tiền và tài sản từViệtNamranước ngoài), ngoại trừ trường hợp nhà
đầu tư sử dụng thu nhập từ hoạt động đầutư tại nướcngoài để tái đầutư một
dự án đầutư mới tại nước ngoài. Nếu quy định này củaLuậtĐầutư không
được giải thích theo một cách hiểu khác thì sẽ dẫn đến những hạn chế nhất
định đối với nhà đầutưViệtNam khi thực hiện hoạt động đầutưra nước
ngoài. Theo quy định củaLuậtĐầutư 2005, nhà đầutư tại ViệtNam được
xác định bao gồm đối tượng là tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam
định cư ở nướcngoài và người nướcngoài thường trú tại Việt Nam. Đây
chính là những đối tượng có một phần lớn tài sản thuộc sở hữu của họ không
đặt tại Việt Nam. Nếu theo quy định trong khái niệm “đầu tưranước ngoài”
của LuậtĐầutư 2005, trong trường hợp những đối tượng này lựa chọn thực
hiện hoạt động đầutưtừViệtNamranướcngoài theo quy định phápluật của
Việt Namvềđầutưranướcngoài thì có thể họ phải chuyển một số lượng tiền
và tài sản của họ ở nướcngoàivềViệtNam và sau đó tiếp tục chuyển sang
nước tiếp nhận đầutư để thực hiện hoạt động đầu tư. Quy định củaLuật Đầu
tư 2005, vô hình trung, lại tạo ra những thủ tục phức tạp đối với nhà đầu tư
Việt Nam trong việc dịch chuyển vốn đầutưranước ngoài, nếu như pháp luật
về quản lý ngoại hối cũng như quy định vềnghiệp vụ ngân hàng không xây
dựng những cơ chế linh hoạt để xử lý mối quan hệ này.
74
2.2.2.3. Điều chỉnh phápluật đối với việc chuyển đổi hìnhthức đầu
tư ranướcngoài trong quá trình thực hiện hoạt động đầutư tại nước ngoài
Luật Đầutư 2005 phân biệt hai hìnhthứcđầutư trực tiếp và hình thức
đầu tư gián tiếp để làm cơ sở cho việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước
đối với hoạt động đầutưranước ngoài, trên thực tế, không đảm bảo được tính
linh hoạt, trong khi ranh giới giữa đầutư trực tiếp và đầutư gián tiếp trong
một số trường hợp là không rõ ràng. Trên phương diện khái niệm, đầutư trực
tiếp và đầutư gián tiếp có những điểm khác biệt khá cơ bản về thời hạn đầu
tư cũng như mục đích đầu tư. Trong khi nhà đầutư trực tiếp thường quan tâm
đến việc nắm giữ những lợi ích lâu dài và quyền kiểm soát, quyền quản lý
trong thực thể kinh tế tiếp nhận đầutư thì nhà đầutư gián tiếp, mặc dù có thể
có những lợi ích lâu dài, nhưng không hướng đến việc nắm giữ quyền kiểm
soát và quyền quản lý. Trên phương diện thống kê, theo thông lệ đầutư quốc
tế, người ta thường coi ngưỡng tỷ lệ nắm giữ cổ phần 10% trong một thực thể
kinh tế là cơ sở để phân biệt nhà đầutư trực tiếp và nhà đầutư gián tiếp. Tuy
nhiên, trên thực tế, giữa hai hìnhthứcđầutư này trong một số trường hợp rất
khó có thể phân định ranh giới một cách rạch ròi.
Thứ nhất, trong một số trường hợp, nhà đầutưnướcngoài có thể sử
dụng tài sản của mình thế chấp cho các khoản vay từ thị trường vốn nội địa và
sử dụng tiền lãi để bảo đảm hoặc đầu cơ. Ngược lại, các nhà tư bản mạo hiểm
có thể nắm giữ một tỷ lệ khá lớn về lợi ích hoặc quyền quản lý trong một doanh
nghiệp đầutư mạo hiểm mà không nhất thiết phải nắm giữ một lượng cổ phần
lớn và hoạt động đầutưcủa họ mặc dù trong trường hợp này thông thường
được coi là đầutư gián tiếp nhưng lại là hoạt động đầutư trực tiếp [64, page
100].
Thứ hai, có trường hợp giao thoa giữa hai hìnhthứcđầutư trực tiếp và
đầu tư gián tiếp. Ví dụ trong trường hợp một nhà đầutưthực hiện hoạt động
cho vay và bảo đảm mua hết một tỷ trọng lớn tài sản của một công ty mới bắt
75
đầu hoạt động. Nhà đầutư trong trường hợp này không nắm giữ bất kỳ một tỷ
lệ cổ phiếu nào mà chỉ nắm giữ các chứng chỉ nợ. Nhà đầutư này cũng không
nắm quyền kiểm soát công ty nhưng lại tích cực tham gia vào hoạt động quản
lý nhằm thu được kết quả đầutư tốt nhất [26, tr. 30]. Hoạt động đầutư của
các quỹ đầutư vào các doanhnghiệp được quỹ đầutư lựa chọn có thể coi là
trường hợp điển hình.
Thứ ba, việc LuậtĐầutư 2005 căn cứ vào việc nhà đầutư có hay
không tham gia quản lý hoạt động đầutư tại nướcngoài để xác định phạm vi
và thẩm quyền quản lý nhà nước và xác định luật điều chỉnh sẽ không bao
quát được việc nhà đầutư chuyển đổi hìnhthứcđầutư trong quá trình thực
hiện hoạt động đầutư tại nước ngoài. Trên thực tế, tùy theo điều kiện cụ thể
và mục đích đầu tư, nhà đầutư có thể quyết định hoặc tham gia hoặc rút khỏi
việc quản lý hoạt động đầu tư. Có trường hợp đơn giản việc nhà đầutư không
tham gia quản lý hoạt động đầutư là do công ty được một đối tác khác mua
lại và tỷ lệ nắm giữ cổ phần hiện tại của nhà đầutư đó không đảm bảo được
quyền quản lý, điều hành công ty. Hoặc ngược lại, một nhà đầutư gián tiếp
mua cổ phiếu của một công ty phát hành và đến một lúc nào đó, tỷ lệ cổ phiếu
mà nhà đầutư đó nắm giữ cho phép và nhà đầutư đó quyết định tham gia
hoạt động quản lý, điều hành công ty. Trong những trường hợp nêu trên, nếu
xét trên phương diện sự tham gia của nhà đầutư trong quản lý hoạt động đầu
tư thì sẽ có sự chuyển đổi từhìnhthứcđầutư trực tiếp sang hìnhthứcđầu tư
gián tiếp và ngược lại. Do vậy, việc phân biệt hìnhthứcđầutư trực tiếp và
gián tiếp, trong trường hợp này, chỉ có vai trò trong giai đoạn cơ quan cấp
phép đầutư thẩm định và cấp phép đầutư mà không có vai trò trong quá trình
quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư.
Dự thảo Luậtđầutư lần thứ 6 quy định hoạt động đầutưranước ngoài
là “việc các doanhnghiệpViệtNam thuộc mọi thành phần kinh tế, cá nhân đưa
76
vốn bằng tiền, tài sản thuộc sở hữu hoặc quản lý của mình ranướcngoài để
đầu tư kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận theo các hìnhthức quy định
tại phápluậtcủa nước, khu vực mà tại đó đầutư được thực hiện” (Điều 55).
Theo quan điểm của các nhà làm luật trong dự thảo Luậtđầutư thống nhất,
hình thứcđầutưranướcngoài được mở rộng bằng việc không trực tiếp quy
định hìnhthứcđầutưranướcngoài mà xác định hìnhthứcđầutưra nước
ngoài theo quy định củaphápluậtnước nhận đầu tư. Hoạt động đầutư ra
nước ngoàicủadoanhnghiệpViệtNam không bị giới hạn trong các hình thức
đầu tư trực tiếp hoặc hìnhthứcđầutư gián tiếp cụ thể do phápluậtvềđầu tư
ra nướcngoàicủaViệtNam quy định.
Tuy nhiên, ý tưởng này không được thể hiện rõ trong LuậtĐầu tư
2005. Điều 74, LuậtĐầutư 2005 chỉ quy định rằng “Nhà đầutư được đầu
tư ranướcngoài theo quy định củaphápluậtViệtNam và củanước tiếp
nhận đầu tư”. Do đó, có thể hiểu rằng, nhà đầutưViệt Nam, khi đầutư ra
nước ngoài phải tuân thủ các quy định vềhìnhthứcđầutưcủaLuậtĐầu tư
2005 và quy định vềhìnhthứcđầutưcủanước tiếp nhận đầu tư. Tham khảo
các quy định tại Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định vềđầutư ra
nước ngoàicủa nhà đầutư tại Việt Nam, chúng ta có thể thấy rằng, ý tưởng
của các nhà làm luật muốn phân biệt hìnhthứcđầutư trực tiếp và hình thức
đầu tư gián tiếp ngay từ giai đoạn cơ quan nhà nướcViệtNam thẩm định và
cấp phép cho nhà đầutư tại ViệtNam tiến hành hoạt động đầutưra nước
ngoài. Tại Chương II, Dự thảo Nghị định này quy định về thẩm quyền, thủ
tục cấp và điều chỉnh Giấy chứng nhận đầutưranướcngoài đã xây dựng
các quy trình, thủ tục riêng biệt đối với hoạt động đầutưranướcngoài theo
hình thứcđầutư trực tiếp và hoạt động đầutưranướcngoài theo hình thức
đầu tư gián tiếp. Ngoài ra, Dự thảo cũng quy định rõ việc áp dụng các quy
định củaphápluậtvề chứng khoán và quản lý ngoại hối đối với hoạt động
77
đầu tưranướcngoài theo hìnhthứcđầutư gián tiếp “Nhà đầutư tại Việt
Nam đầutư gián tiếp ranướcngoài phải làm các thủ tục theo quy định của
pháp luậtvề chứng khoán và quản lý ngoại hối khi tiến hành các hoạt động
đầu tư gián tiếp ranước ngoài” (Điều 23).
2.2.3. Cơ sở điều chỉnh phápluật đối với hìnhthứcđầu tƣ ra nƣớc
ngoài của các doanhnghiệpViệt Nam
Qua phân tích trên đây, chúng ta có thể thấy rằng, việc phápluậtvề đầu
tư ranướcngoàicủaViệtNam quy định các hìnhthứcđầutư cụ thể mà các
nhà đầutư tại ViệtNam được phép áp dụng để thực hiện hoạt động đầutư ra
nước ngoài, trên thực tế, nhằm phục vụ cho mục đích quản lý nhà nước đối
với hoạt động đầutưranước ngoài. Mặc dù theo quy định củaLuậtĐầu tư
2005, phạm vi các hìnhthứcđầutưranướcngoài đã được mở ra khá rộng
nhưng đằng sau những quy định đó vẫn phản ánh một tình trạng chưa sẵn
sàng củaViệtNam cho việc tự do hóa hoạt động đầutưranước ngoài.
Theo quy định củaLuậtĐầutư 2005, hìnhthứcđầutưranước ngoài
phải được xác định rõ trong giai đoạn cơ quan có thẩm quyền xem xét, thẩm
định và cấp phép đầutưranước ngoài, trong khi LuậtĐầutư 2005 quy định
không rõ ràng về các hìnhthức cụ thể củađầutưranước ngoài. Mặc dù Luật
Đầu tư 2005 đã thể hiện nhận thứccủa các nhà làm luậtViệtNamvề vị trí tác
động điều chỉnh của hệ thống phápluậtcủa quốc gia tiếp nhận đầutư đối với
hoạt động đầutưranướcngoài (trong đó có vấn đề hìnhthứcđầu tư) bên
cạnh tác động điều chỉnh của hệ thống phápluật quốc gia nhưng phạm vi điều
chỉnh và tác động của hai hệ thống phápluật này đối với hoạt động đầutư ra
nước ngoàicủa nhà đầutưViệtNam vẫn chưa được quy định rõ. Hệ quả
trong trường hợp này là nếu các quy định phápluậtViệtNamvềđầutư ra
nước ngoài không dành một phạm vi điều chỉnh rõ ràng cho phápluật của
quốc gia tiếp nhận đầutư thì sẽ dẫn đến sự tiếp cận sai vềtư cách của quốc
gia đầutư trong việc điều chỉnh hoạt động đầutưranước ngoài.
78
Những thay đổi trong quy định phápluậtvềhìnhthứcđầutưra nước
ngoài từ Nghị định 22/1999/NĐ-CP đến chế định vềđầutưranướcngoài tại
Luật Đầutư 2005 đã phản ánh những thay đổi trong nhận thứccủa các nhà
làm luật đối với nhu cầu đầutưranướcngoài đang phát triển rất nhanh trong
thời gian qua. ViệtNam đang ở giai đoạn đầu trong quá trình tiếp cận thị
trường đầutư quốc tế, do vậy cần có những bước đi phù hợp để đảm bảo phát
huy năng lực và thế mạnh của nhà đầutưViệt Nam. Qua phân tích trên đây,
chúng ta có thể thấy việc điều chỉnh phápluật đối với hìnhthứcđầutư ra
nước ngoàicủa nhà đầutưViệtNam dựa trên một số cơ sở thực tiễn sau:
Thứ nhất, nhận thứccủa những nhà làm luật, nhận thứccủa cơ quan
quản lý nhà nướcvề vai trò, vị trí của hoạt động đầutưranướcngoài là yếu
tố hàng đầu tác động đến điều chỉnh phápluậtvềđầutưranước ngoài. Cho
đến hiện nay, sau hơn 6 nămthực hiện hoạt động đầutưranước ngoài, việc
hỗ trợ doanhnghiệpViệtNamđầutưranướcngoài còn bị hạn chế ngay
trong nhận thức. Nhiều người vẫn lo ngại rằng nếu khơi thông dòng vốn từ
trong nước đổ ra bên ngoài sẽ khiến đầutư trong nước bị giảm sút, ảnh
hưởng đến mức đầutư trong nước và mục tiêu giải quyết công ăn việc làm
cho người lao động. Có thể do những nhận thức một chiều này về hoạt động
đầu tưranướcngoàicủa cơ quan quản lý nhà nước mà cho đến nay hoạt
động đầutưranướcngoàicủaViệtNam chưa đạt được thành quả đáng kể
mặc dù nhu cầu đầutưranướcngoàicủa nhà đầutư trong nước là rất lớn.
Xét trên góc độ hìnhthứcđầutưranước ngoài, việc các nhà làm luật nhận
thức đúng về bản chất củahìnhthứcđầutưranướcngoài và phạm vi điều
chỉnh của hệ thống phápluật quốc gia đối với hìnhthứcđầutưra nước
ngoài sẽ quyết định đến phạm vi và cách thức điều chỉnh phápluật đối với
hình thứcđầutưranước ngoài. Dường như trong lĩnh vực này, các nhà làm
luật ViệtNam vẫn đứng nhiều hơn từtư cách của quốc gia tiếp nhận đầu tư
thay vì tư cách của quốc gia đầutư để xây dựng các quy định vềhình thức
79
đầu tưranước ngoài, vì thế dẫn đến những vấn đề bất hợp lý trong phạm vi
điều chỉnh và tác động củaphápluật đối với hìnhthứcđầutưranước ngoài.
Thứ hai, ViệtNam hiện nay chưa xây dựng chiến lược đầutưra nước
ngoài đồng bộ để huy động các nguồn lực hỗ trợ cho các nhà đầutưViệt Nam
vươn ra thị trường quốc tế. Chính sách vềđầutưranướcngoàicủaViệt Nam
mới chỉ dừng lại ở việc cho phép mà chưa có những biện pháp khuyến khích
cụ thể tương ứng với việc khuyến khích thu hút đầutưnước ngoài. Thực tế 6
năm triển khai hoạt động đầutưranướcngoài cho thấy những bất cập, những
khó khăn đối với nhà đầutưViệtNam trong quá trình thực hiện các thủ tục
hành chính để được cấp phép đầu tư, vay vốn, sử dụng ngoại tệ và quản lý dự
án đầutư ở nước ngoài, xuất phát từ sự không thống nhất trong việc quản lý
hoạt động đầutưranướcngoàicủa các cơ quan quản lý nhà nước. Nhà đầu tư
Việt Namđầutưranướcngoài hầu như không nhận được sự hỗ trợ cần thiết
của nhà nước trong quá trình triển khai dự án đầutư tại nước ngoài. Hoạt
động đầutưranướcngoàicủa các nhà đầutưViệtNam hiện nay chủ yếu
được thực hiện do những nỗ lực tự thân. Việc thiếu một chiến lược đầutư ra
nước ngoài có thể nói xuất phát từ những nhận thức chưa đúng về vai trò và vị
trí của hoạt động đầutưranướcngoài đối với nền kinh tế. Thực tế này dẫn
đến việc điều chỉnh phápluật đối với hoạt động đầutưranướcngoài thiếu
một cơ chế đồng bộ ở tầng vĩ mô và đó là nguyên nhân nội tại của những khó
khăn, bất cập trong quản lý nhà nướcvề hoạt động đầutưranước ngoài.
Thứ ba, năng lực đầutưranướcngoàicủa nhà đầutưViệtNam còn
hạn chế, phần lớn các doanhnghiệpViệtNam có quy mô vừa và nhỏ, chưa đủ
khả năng tài chính và kinh nghiệm để tham gia một cách đầy đủ vào thị
trường đầutư quốc tế. Phần lớn các dự án đầutưranướcngoài hiện nay của
Việt Nam là các dự án có quy mô vốn nhỏ và trung bình, tập trung trong các
lĩnh vực sản xuất được quốc gia tiếp nhận đầutư khuyến khích hoặc trong
lĩnh vực khai thác nguyên liệu thô. Do vậy, việc mở rộng từng bước hình thức
đầu tưranướcngoài nhằm tạo điều kiện cho nhà đầutưViệtNam làm quen
80
và từng bước thâm nhập thị trường đầutư quốc tế, học hỏi kinh nghiệm, nâng
cao vị thế và phát huy thế mạnh của mình là sự điều chỉnh hợp lý của pháp
luật vềhìnhthứcđầutưranước ngoài.
Thứ tư, hoạt động đầutưranướcngoàicủa nhà đầutưViệtNam đặt
trong bối cảnh ViệtNam đang nỗ lực thu hút nguồn vốn đầutưtừnước ngoài
để phát triển kinh tế. Bài toán thu hút và sử dụng nguồn vốn đầutư đã tác
động rất lớn đến điều chỉnh phápluật đối với hoạt động đầutưranước ngoài.
Trong tình trạng nền kinh tế trong nước đang thiếu vốn thì các hoạt động đầu
tư ranướcngoài sẽ bị hạn chế để tập trung nguồn vốn đầutư trong nước hoặc
sẽ chỉ được thực hiện theo một số hìnhthức nhất định nhằm đẩy mạnh hoạt
động xuất khẩu, phục vụ các chương trình đầutưcủa Chính phủ, thu về ngoại
tệ đảm bảo cân đối nguồn vốn trong nước. Các hoạt động đầutư dài hạn dưới
các hìnhthức như mua bán chứng khoán, cấp tín dụng,... sẽ chỉ được phép
thực hiện trong trường hợp luồng tiền dịch chuyển ranướcngoài không ảnh
hưởng lớn tới cân đối nguồn vốn trong nước.
Thứ năm, trình độ quản lý, khả năng kiểm soát luồng tiền đầutưra nước
ngoài của quốc gia đầutư cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến việc điều chỉnh
pháp luật đối với hìnhthứcđầutưranước ngoài. ViệtNam bắt đầu tham gia
luồng đầutư quốc tế và chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản lý hoạt động
đầu tư quốc tế. Thêm vào đó, khoảng cách phát triển giữa nền kinh tế trong
nước và nền kinh tế quốc tế chưa cho phép Nhà nướcViệtNam nhận thức và
xây dựng đầy đủ những thiết chế quản lý các hoạt động đầutư quốc tế. Do vậy,
việc hạn chế những hìnhthức nhất định của hoạt động đầutưranước ngoài
trong những giai đoạn nhất định là điều có thể lý giải được. Trong bối cảnh thị
trường chứng khoán trong nước chưa phát triển, các cơ chế kiểm soát hoạt
động của thị trường chứng khoán chưa hoàn thiện, nhận thứccủa nhà đầutư và
81
của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầutư chứng khoán còn thiếu thì
việc hạn chế hoạt động đầutư gián tiếp ranướcngoài dưới hìnhthức mua bán
chứng khoán tại nướcngoài trong những giai đoạn nhất định là phù hợp nhằm
đảm bảo khả năng kiểm soát hiệu quả luồng tiền đầutưranước ngoài.
Tuy nhiên, có thể thấy rằng các cơ sở điều chỉnh phápluật đối với hình
thức đầutưranướcngoàicủadoanhnghiệpViệtNam nêu trên mang tính
chất chủ quan, tức là nhằm phục vụ cho mục tiêu quản lý nhà nước đối với
hoạt động đầutưranướcngoài mà không xuất phát từ các yếu tố mang tính
bản chất của hoạt động đầutưranướcngoài và hìnhthứcđầutưra nước
ngoài. Do vậy, hệ quả tất yếu là việc tính không ổn định của việc điều chỉnh
pháp luật đối với hoạt động đầutưranướcngoài nói chung và hìnhthức đầu
tư ranướcngoài nói riêng trước sức ép của nhu cầu đầutưranướcngoài của
nền kinh tế trong nước và những yêu cầu quản lý nhà nước đối với hoạt động
này.
82
Chƣơng 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP
NHẰM HOÀN THIỆN PHÁPLUẬTVỀHÌNH THỨC
ĐẦU TƢ RA NƢỚC NGOÀICỦADOANHNGHIỆPVIỆT NAM
Trên thực tế, đối với nhiều quốc gia đang phát triển mới tham gia vào
hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế chung của thế giới, với tiềm lực kinh tế
còn nhỏ bé, lượng vốn đầutư xã hội thấp trong khi có nhu cầu rất lớn về vốn
cho phát triển kinh tế, vai trò và vị trí củađầutưranướcngoài chưa được
nhận thức và đánh giá đúng đắn, đặc biệt trong mối quan hệ với thu hút luồng
vốn đầutưnướcngoài vào quốc gia. Trong khi đó, thực tiễn thế giới chứng tỏ
rằng một nước mà dòng đầutưranướcngoài càng mạnh thì càng có nhiều
khả năng mở rộng thị trường và tăng cơ hội đầutư kinh doanh, tăng việc làm
và tăng động lực phát triển kinh tế đất nước, điển hình là các cường quốc như
Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc.
Đối với Việt Nam, mặc dù hoạt động đầutưranướcngoàicủa doanh
nghiệp ViệtNam đã chính thức được cho phép từ 6 năm nay nhưng vấn đề
này dường như chưa được quan tâm đúng mức, thậm chí còn nhiều khoảng
trống và bất cập về nhận thức, môi trường pháp lý và những biện pháp mang
tính hệ thống và thiết thựctừ phía cơ quan quản lý nhà nước. Dường như
nhiều người còn mang nặng tâm lý: trong nước còn thiếu vốn, không nên đầu
tư ranước ngoài, bởi đầutưranướcngoài làm giảm sút nguồn vốn đầu tư
trong nước. Phải chăng vì vậy mà trong suốt 6 năm triển khai hoạt động đầu
tư ranước ngoài, Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan không ban hành
thêm các văn bản phápluật điều chỉnh hoạt động đầutưranước ngoài? Phải
chăng Nghị định 22/1999/NĐ-CP được ban hành để khởi đầu cho giai đoạn
thí điểm thực hiện đầutưranướcngoàicủa các doanhnghiệp Nhà nước?
83
Thực tế triển khai hoạt động đầutưranướcngoài tại ViệtNam trong
thời gian qua cho thấy bản thân các doanhnghiệpViệt Nam, không chỉ các
doanh nghiệp Nhà nước, đã có nhu cầu tự thân đối với việc đầutưra nước
ngoài để mở rộng thị trường, tìm kiếm cơ hội đầu tư, phát huy các lợi thế so
sánh cũng như tranh thủ được những ưu đãi đầutưcủanước sở tại. Mặc dù
các quy định phápluật hiện hành còn chưa đầy đủ và đồng bộ, Chính phủ
thiếu các chính sách khuyến khích và bảo đảm cho hoạt động đầutưra nước
ngoài, nhưng do nhu cầu mở rộng thị trường, các doanhnghiệpViệt Nam
buộc phải chấp nhận những mạo hiểm khi thực hiện hoạt động đầutưra nước
ngoài, thậm chí chấp nhận hoạt động đầutư chui. Việc đầutưranước ngoài
với các hìnhthức như đặt văn phòng đại diện, chi nhánh, các đại lý tiêu thụ
sản phẩm, thành lập doanhnghiệp hay lập các xưởng sản xuất kinh doanh trực
tiếp,... đã tạo điều kiện rất thuận lợi đối với nhà đầutưViệtNam trong việc
chủ động xây dựng được hệ thống phân phối hàng hoá riêng, cũng như cho
phép họ nắm bắt nhanh, kịp thời và chính xác hơn các động thái, nhu cầu và
thị hiếu thị trường bản địa, cho phép doanhnghiệpViệtNam tiếp cận sâu
rộng hơn với thị trường nước ngoài, mở rộng các đối tác, thị trường nguyên
liệu, nguồn cung cấp máy móc, công nghệ, nguyên vật liệu và khách hàng
[59]. Đặc biệt, thông qua hoạt động đầutưranước ngoài, doanhnghiệp Việt
Nam trưởng thành hơn rất nhiều trong hoạt động kinh doanh quốc tế, tích lũy
được những kiến thức và kinh nghiệm hoạt động trong môi trường kinh doanh
toàn cầu. Sự phát triển và thành công của các dự án đầutư ở nướcngoài của
doanh nghiệpViệtNam cũng đồng nghĩa với việc gia tăng các khoản lợi
nhuận thu được từ các dự án này chuyển vềViệt Nam.
Tháng 11 năm 2005, Quốc hội ViệtNam đã thông qua LuậtĐầu tư
trong đó có các quy định điều chỉnh hoạt động đầutưranướcngoàicủa nhà
đầu tưViệt Nam. Như vậy, các quy phạm điều chỉnh hoạt động đầutư ra
nước ngoàicủa nhà đầutưViệtNam đã được luật hóa bằng một đạo luật đầu
84
tư chung, tạo ra môi trường đầutư bình đẳng cho các nhà đầutư tại Việt Nam.
Cùng với lộ trình thực hiện các cam kết củaViệtNam trong tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế, các quy định vềđầutưranướcngoàicủaLuậtĐầu tư
2005 đã tạo ra khung pháp lý rộng hơn cho nhà đầutưViệtNam tiến hành
hoạt động đầutưranước ngoài. Theo quy định củaLuậtĐầutư 2005, nhà
đầu tưViệtNam không bị giới hạn trong các hìnhthứcđầutư trực tiếp khi
tiến hành các hoạt động đầutưranướcngoài mà được phép thực hiện đầu tư
gián tiếp ranước ngoài. Các hìnhthứcđầutư cụ thể được LuậtĐầutư 2005
quy định cũng đã phù hợp hơn và tiến gần hơn với các hìnhthứcđầutư đã và
đang được thực hiện trong thực tiễn đầutư quốc tế.
3.1. CÁC YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÁPLUẬTVỀHÌNHTHỨC ĐẦU
TƢ RA NƢỚC NGOÀI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh quốc tế đang phát triển mạnh
mẽ và quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế trong nước với
nền kinh tế toàn cầu, đã và đang đặt ra những yêu cầu bức thiết về việc sửa
đổi, bổ sung các quy định pháp luật, bao gồm việc nhận thức lại và tiếp cận
lại về điều chỉnh phápluật đối với các quan hệ kinh tế, thương mại quốc tế,
nhằm tạo ra khung pháp lý đảm bảo cho nhà đầutưViệtNam có thể tham
gia một cách chủ động và hiệu quả vào thị trường kinh doanh quốc tế và bảo
đảm hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước. Với sự ra đời củaLuậtĐầu tư
2005, nhiều sự bổ sung, sửa đổi khá cơ bản vềhìnhthứcđầutưra nước
ngoài của nhà đầutưViệtNam đã được thể chế hóa, tạo nên khung pháp lý
tương đối cởi mở cho các nhà đầutưViệtNam tham gia thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh của hoạt động đầutư quốc tế và nhu cầu
đầu tưranướcngoàicủa nền kinh tế trong nước, thực tiễn hoạt động đầu tư
ra nướcngoài đã và đang đặt ra yêu cầu đối với việc tiếp tục hoàn thiện pháp
luật vềhìnhthứcđầutưranướcngoàicủa nhà đầutưViệtNam nhằm đảm
85
bảo quyền lợi và cơ hội đầutưcủa họ. Các yêu cầu cụ thể mà thực tiễn hoạt
động đầutưranướcngoài đang đặt ra bao gồm:
Thứ nhất, yêu cầu về mở rộng hơn nữa hìnhthứcđầutưranước ngoài
để tạo điều kiện cho nhà đầutưViệtNam có thể sử dụng tối đa các công cụ
đầu tư để thực hiện hoạt động đầutưcủa mình tại nước ngoài, tránh tình trạng
nhà đầutưViệtNam bị “vướng” vào những rào cản đầutư ngay từ trong
nước;
Thứ hai, yêu cầu tăng cường bảo hộ và bảo đảm của nhà nước đối với
hoạt động đầutư và tài sản đầutưcủa nhà đầutưViệtNam tại nước ngoài
thông qua việc nhà nướcViệtNam ký kết và gia nhập các điều ước quốc tế về
khuyến khích và bảo hộ đầu tư, tạo ra một sự bảo đảm trên bình diện pháp
luật quốc gia và phápluật quốc tế đối với tài sản đầu tư;
Thứ ba, yêu cầu về việc hình thành các thiết chế hỗ trợ đầutưra nước
ngoài nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầutưViệtNam một mặt
có thể lựa chọn áp dụng các hìnhthứcđầutưranướcngoài phù hợp, mặt khác
tạo ra những mũi nhọn đột phá tại những thị trường đầutư mục tiêu, tăng tính
hiệu quả của hoạt động đầu tư, xóa bỏ tình trạng đầutư manh mún, tự phát,
thiếu bài bản và hạn chế khả năng cạnh tranh như hiện nay;
Thứ tư, yêu cầu về việc điều chỉnh bằng phápluậtđầutư đối với một số
giao dịch mang tính chất đầutư đã và đang phát triển nhanh chóng tại thị
trường trong nước nhằm đảm bảo hiệu quả điều chỉnh phápluật và mở rộng
hình thứcthực hiện hoạt động đầutưranướcngoàicủa nhà đầutưViệt Nam,
phù hợp với thông lệ đầutư quốc tế.
3.2. MỘT SỐ PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬTVỀHÌNHTHỨCĐẦU TƢ RA NƢỚC NGOÀICỦA DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM
Trên thực tế, ViệtNam mới đang ở giai đoạn đầu tiên trong tiến trình
hội nhập vào dòng đầutư quốc tế và do đó còn nhiều vấn đề cần phải quan
tâm để các quy định vềđầutưranướcngoàicủaLuậtĐầutư 2005 được áp
86
dụng hiệu quả trên thực tế, đảm bảo quyền lợi và cơ hội đầutưcủa các nhà
đầu tưViệt Nam. Dưới đây, chúng tôi đưa ra một số phương hướng và giải
pháp về mặt lý luận và thực tiễn nhằm hoàn thiện phápluậtvềhìnhthức đầu
tư ranướcngoàicủadoanhnghiệpViệt Nam.
3.2.1. Xác định hìnhthứcđầu tƣ ra nƣớc ngoài theo quy định của
pháp luật quốc gia tiếp nhận đầu tƣ
Nguyên tắc xác định hìnhthứcđầutưranướcngoài theo quy định của
nước tiếp nhận đầutư cần phải được thống nhất về quan điểm giữa các nhà
làm luật và cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động đầutưranước ngoài.
Như đã phân tích, hoạt động đầutưranướcngoài chịu sự điều chỉnh của hệ
thống phápluật quốc tế và hệ thống phápluật quốc gia của cả quốc gia đầu tư
và quốc gia tiếp nhận đầu tư. Đối với các quốc gia tiếp nhận đầu tư, trong giai
đoạn đầu mở cửa cho hoạt động đầutưnước ngoài, phápluậtvềđầutư nước
ngoài của các quốc gia này thường có xu hướng thắt chặt, kiểm soát chặt chẽ
hoạt động đầutưnướcngoài trên lãnh thổ quốc gia với việc quy định rất
nhiều hạn chế đối với nhà đầutưnướcngoài trong các lĩnh vực đầu tư, xác
định các điều kiện vềhìnhthứcđầu tư, tỷ lệ vốn góp, quản lý ngoại hối,... Sau
đó, việc điều chỉnh phápluậtcủa quốc gia tiếp nhận đầutư đối với hoạt động
đầu tưnướcngoài trên lãnh thổ có xu hướng từng bước mở rộng theo sự phát
triển của điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ quản lý và mức độ hội nhập kinh
tế quốc tế của quốc gia đó. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua sự phát triển
của hoạt động quản lý đầutưnướcngoài tại ViệtNamtừLuậtđầutư nước
ngoài tại ViệtNam 1987 đến các chế định đầutưnướcngoài trong Luật Đầu
tư 2005. Ngược lại, đối với quốc gia đầu tư, các quy định vềđầutưra nước
ngoài thường có xu hướng mở rộng hơn các hìnhthứcđầutư nhằm tạo điều
kiện cho các nhà đầutưcủa quốc gia này có nhiều công cụ đầutư để thực
hiện các hoạt động đầutư tại nước ngoài. Các quốc gia đầutưranước ngoài
87
thường chỉ quan tâm đến việc kiểm soát việc chuyển dịch luồng tiền qua biên
giới quốc gia liên quan đến hoạt động đầutưranước ngoài.
Trên cả góc độ lý thuyết và góc độ thực tiễn, nhà đầutưnướcngoài chỉ
được thực hiện hoạt động đầutư tại quốc gia tiếp nhận theo những hình thức
đầu tư mà phápluậtđầutưcủa quốc gia đó quy định và cho phép. Và như
vậy, hìnhthứcđầutưranướcngoàicủa nhà đầutư phải được xác định theo
pháp luậtcủa quốc gia tiếp nhận đầu tư. Tuy nhiên, theo các quy định của
Luật Đầutư 2005 về việc xác định các hìnhthức cụ thể củahìnhthứcđầu tư
trực tiếp và hìnhthứcđầutư gián tiếp, các quy định về phân định thẩm quyền
quản lý nhà nước đối với hoạt động đầutưranướcngoài trên cơ sở việc xác
định hìnhthứcđầutư trực tiếp và hìnhthứcđầutư gián tiếp dường như không
dựa trên nguyên tắc nêu trên. Nghiên cứu các quy định củaLuậtĐầutư 2005
về hìnhthứcđầutưranước ngoài, tham khảo các quy định tại Dự thảo Nghị
định quy định về hoạt động đầutưranước ngoài, chúng ta có thể thấy rằng
dường như các nhà làm luật, các cơ quan quản lý nhà nướcvề hoạt động đầu
tư ranướcngoài tại ViệtNam có quan điểm rằng hìnhthứcđầutưra nước
ngoài vẫn nằm trong giới hạn của các hìnhthứcđầutư cụ thể được quy định
trong LuậtĐầutư 2005. Nếu xem xét vấn đề theo hướng tích cực, chúng ta có
thể đi đến kết luận rằng các quy định vềhìnhthứcđầutưranướcngoài của
Luật Đầutư 2005 có khả năng dẫn đến nhầm lẫn trong việc xác định hình
thức đầutưranướcngoàicủa nhà đầutưViệtNam theo phápluậtđầutư của
Việt Nam hay theo phápluậtcủa quốc gia tiếp nhận đầu tư.
Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi cho rằng Chính phủ cần có những
hướng dẫn cụ thể hơn về việc xác định hìnhthứcđầutưranướcngoài trong
các văn bản hướng dẫn thi hành LuậtĐầutư 2005 về hoạt động đầutư ra
nước ngoài theo hướng hoặc áp dụng các quy định về các hìnhthứcđầutư cụ
thể củaLuậtĐầutư 2005 hoặc căn cứ vào quy định cụ thể củaphápluật đầu
tư của quốc gia tiếp nhận đầutư để xác định hìnhthứcđầutư đối với từng dự
88
án đầutưranướcngoài cụ thể. Những hướng dẫn này sẽ tạo cơ sở cho các cơ
quan quản lý nhà nước đối với hoạt động đầutưranướcngoài áp dụng thống
nhất các quy định vềhìnhthứcđầutưranướcngoài trong việc xác định và
phân định thẩm quyền quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần
xây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan quản lý nhà nước đối với
hoạt động đầutưranướcngoài để đảm bảo cơ chế quản lý linh hoạt trong
trường hợp nhà đầutưViệtNamthực hiện việc thay đổi hìnhthứcđầutư đối
với dự án đầutư ở nước ngoài. Đây là vấn đề rất quan trọng nhằm tránh tình
trạng nhiều cơ quan quản lý nhà nước tham gia trong hoạt động xem xét, thẩm
định và cấp phép đầutư nhưng không có cơ chế xác định trách nhiệm đối với
cơ quan quản lý nhà nước cụ thể nào trong quản lý và giải quyết các vấn đề
vướng mắc hoặc tranh chấp trong quá trình triển khai dự án đầutư đã từng
diễn ra ở ViệtNam trong thời gian qua.
3.2.2. Điều chỉnh phápluật đối với hìnhthứcđầu tƣ ra nƣớc ngoài
Như đã phân tích ở phần trên, hoạt động đầutưranướcngoài chịu sự
điều chỉnh của hệ thống phápluậtcủa quốc gia đầu tư, hệ thống phápluật của
quốc gia tiếp nhận đầutư và hệ thống phápluật quốc tế. Do vậy, vấn đề quan
trọng mang tính lý luận ở đây là sự phân định phạm vi điều chỉnh của các hệ
thống phápluật này đối với hoạt động đầutưranước ngoài, trong đó có vấn
đề hìnhthứcđầutưranước ngoài, nhằm đảm bảo hiệu quả điều chỉnh pháp
luật, tạo điều kiện và cơ hội cho nhà đầutưthực hiện đầutưranước ngoài.
Trên thực tế, điều chỉnh phápluậtcủa quốc gia đầutư đối với hoạt
động đầutưranướcngoàicủa nhà đầutư mang quốc tịch của quốc gia đó
được thực hiện trên những cơ sở nhằm đảm bảo cho mục tiêu quản lý nhà
nước đối với hoạt động đầu tư. Xét trên góc độ này, phạm vi điều chỉnh
pháp luậtcủa quốc gia mà nhà đầutư mang quốc tịch đối với hoạt động đầu
tư ranướcngoài chỉ nên giới hạn trong việc kiểm soát luồng tiền dịch
89
chuyển rangoài quốc gia (nhằm đảm bảo vốn và tài sản của nhà đầutư đưa
ra nướcngoài để thực hiện hoạt động đầutư là hợp pháp), mục đích của hoạt
động đầutư (nhằm đảm bảo việc nhà đầutư tiến hành các hoạt động đầu tư
ở nướcngoài không phương hại tới an ninh, quốc phòng, trật tự xã hội và
các giá trị khác mà phápluật quốc gia bảo vệ) và yêu cầu cân đối nguồn vốn
đầu tư trong nước. Như vậy, hìnhthứcđầutưranướcngoài không nằm
trong phạm vi giới hạn điều chỉnh phápluật này. Tuy nhiên, tùy thuộc vào
chính sách, chiến lược đầutưranướcngoàicủa mình mà quốc gia đầutư sẽ
khuyến khích hoặc không khuyến khích các hìnhthứcđầutưranước ngoài
cụ thể. Nhưng vấn đề mấu chốt ở đây là việc quốc gia đầutư không nên hạn
chế các hìnhthứcđầutưranước ngoài. Nhà đầutư có quyền lựa chọn hình
thức đầutư phù hợp nhất với dự án đầutưcủa mình tại nướcngoài mà được
pháp luậtcủa quốc gia tiếp nhận đầutư cho phép. Trong vấn đề này, quốc
gia đầutư không nên đứng ở vị trí của nhà đầutư hoặc vị trí của quốc gia
tiếp nhận đầutư để xác định hìnhthứcđầutưranước ngoài. Việc quốc gia
đầu tư quy định các hìnhthứcđầutưranướcngoài cụ thể trong pháp luật
của mình chỉ nên hiểu là việc định hướng cho hoạt động đầutưra nước
ngoài. Do đó, việc nhà đầutưcủa quốc gia đầutư lựa chọn hìnhthứcđầu tư
ra nướcngoài không được phápluậtcủa quốc gia đầutư quy định cũng nên
hiểu là việc nhà đầutư đó đã cân nhắc lựa chọn cách thứcthực hiện dự án
đầu tư tại nướcngoàinằmngoài phạm vi khuyến khích và bảo hộ đầutư của
quốc gia đầu tư.
3.2.3. Điều chỉnh phápluật đối với các giao dịch đặc biệt
Các giao dịch kinh tế hiện nay đang phát triển hết sức nhanh chóng và
được thực hiện với các hìnhthức đa dạng, trong đó xuất hiện ngày càng nhiều
các giao dịch mang những tính chất và đặc điểm của quan hệ đầu tư, đặc biệt
trong môi trường kinh doanh quốc tế. Trên thực tế, OECD đã khuyến nghị các
90
quốc gia khi thiết lập cán cân thanh toán quốc tế cần lưu ý đến một số giao
dịch đặc biệt mà trong một số trường hợp cụ thể phải coi đó là các giao dịch
đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vấn đề này đặt ra yêu cầu đối với phápluật về
đầu tưranướcngoàicủaViệtNam phải xây dựng cơ chế linh hoạt trong việc
xác định các hìnhthứcđầutưranướcngoài nhằm đảm bảo cho nhà đầu tư
nước ngoài có cơ hội sử dụng tối đa các công cụ đầutư quốc tế khi thực hiện
hoạt động đầutưranước ngoài.
Bên cạnh đó, việc xuất hiện các loại giao dịch đặc biệt này cũng đặt ra
vấn đề xác định luật điều chỉnh là phápluậtđầutư hay phápluật chuyên
ngành khác nhằm đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động điều chỉnh pháp luật
đối với các quan hệ pháp luật. Hiện nay, các hoạt động chuyển một phần hoạt
động củadoanhnghiệpViệtNamranướcngoài (đặt gia công quốc tế) hoặc
hoạt động nhượng quyền kinh doanhcủa các doanhnghiệpViệtNamra nước
ngoài mới được Luật Thương mại 2005 tạo ra các cơ sở pháp lý ban đầu. Tất
nhiên, điều này phù hợp với trình độ phát triển và nhu cầu thực tế của các
doanh nghiệpViệtNam hiện nay. Tuy nhiên, theo phân tích ở phần trên, đến
một chừng mực phát triển nào đó, các giao dịch này nên được điều chỉnh bằng
các quy phạm củaphápluậtđầutư để đảm bảo phản ánh đầy đủ tính chất, đặc
điểm của hoạt động đầutư trong các giao dịch này và xây dựng cơ chế điều
chỉnh thích hợp hơn đảm bảo quyền và lợi ích của Nhà nước và các chủ thể.
3.2.4. Thúc đẩy việc hình thành các thiết chế hỗ trợ đầu tƣ
Vai trò của các thể chế hỗ trợ đầutư cần được nhận thức đúng nhằm
thúc đẩy và hỗ trợ hoạt động đầutư quốc tế. Kinh nghiệm từ các nước
thành công trong hoạt động đầutưranướcngoài như Trung Quốc cho thấy
vai trò quan trọng của Chính phủ trong việc xây dựng chính sách khuyến
khích và hỗ trợ đầutưranướcngoài nhằm huy động những nguồn lực
trong nước và tạo ra những bảo đảm pháp lý thống nhất cho các nhà đầu tư.
91
Các thể chế hỗ trợ đầutư không những tạo ra những yếu tố thuận lợi cho
hoạt động đầutưranướcngoàicủa nhà đầutưcủa quốc gia (các hiệp định
về đầu tư) mà còn trực tiếp là cơ sở để thực hiện các hìnhthứcđầutư nhất
định (quỹ đầu tư, các công ty xuyên quốc gia).
Thực tiễn hoạt động đầutưranướcngoàicủadoanhnghiệpViệt Nam
trong 6 năm qua cho thấy, mặc dù các doanhnghiệp nỗ lực vượt khó khăn để
tiến hành đầutưranướcngoài nhưng hiệu quả đầutư đạt được rất thấp. Theo
thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 4 năm 2006, tổng vốn
đăng ký đầutưranướcngoàicủa các doanhnghiệpViệtNam đã lên đến 655
triệu USD nhưng vốn thực hiện chỉ đạt khoảng 5% tổng vốn đăng ký. Một
trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do ViệtNam chưa có một
chính sách, chiến lược khuyến khích nhà đầutưViệtNamthực hiện đầutư ra
nước ngoài. Hoạt động kinh doanhcủa các doanhnghiệp trong nước hiện nay
còn chịu nhiều tác động của quy hoạch phát triển của từng Bộ, ngành. Bên
cạnh đó, hoạt động đầutưcủa nhà đầutưViệtNam ở nướcngoài chưa có được
một cơ chế bảo đảm vững chắc. Việc hình thành các tập đoàn kinh tế lớn của
Việt Nam diễn ra chậm. Các doanhnghiệp quy mô lớn củaViệtNam vẫn còn
yếu về tiềm lực tài chính và kinh nghiệm kinh doanh quốc tế nên chưa đủ sức
đóng vai trò đầu tàu để tạo ra những bước đột phá trong thị trường đầutư quốc
tế.
Cùng với việc áp dụng các quy định mới củaLuậtĐầutư 2005, Chính
phủ ViệtNam cần nhanh chóng xây dựng chính sách đồng bộ khuyến khích
và hỗ trợ các nhà đầutưViệtNam tiến hành hoạt động đầutưranước ngoài
song song với chính sách thu hút đầutưnướcngoài vào Việt Nam. Cơ quan
quản lý nhà nước cần có nhận thức đúng đắn hơn về vai trò, vị trí của hoạt
động đầutưranướcngoài đối với sự phát triển kinh tế quốc gia. Việc tham
92
gia tích cực củaViệtNam trong các thể chế đầutư quốc tế sẽ mở đường cho
dòng đầutưtừViệtNamranước ngoài.
93
KẾT LUẬN
Hoạt động đầutư quốc tế đang phát triển rất nhanh chóng trong thời gian
qua đang đặt ra nhiều yêu cầu, cơ hội và thách thức đối với các quốc gia đang
phát triển bắt đầu tham gia môi trường kinh doanh quốc tế. Nhiều quốc gia
đang phát triển, trong đó có ViệtNam đã và đang nỗ lực để đưa nền kinh tế của
mình hội nhập với nền sản xuất kinh doanh toàn cầu mà một trong những chiến
lược quan trọng là quốc tế hóa hoạt động của các doanhnghiệp trong nước.
Trong thời gian qua, ViệtNam đã có nhiều nỗ lực trong hoạt động xây
dựng pháp luật, làm cho hệ thống phápluậtcủa mình tương thích với những
chuẩn mực phápluật quốc tế trên cơ sở những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của
mình. Đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư, phápluậtvềđầutưcủaViệtNam đã có
những bước tiến đáng kể nhằm từng bước mở rộng lĩnh vực hoạt động của
nhà đầu tư, gỡ bỏ những hạn chế, rào cản trong hoạt động đầutư và tăng
cường các biện pháp bảo đảm đầu tư, tiến tới xây dựng môi trường đầu tư
thông thoáng và minh bạch. Đối với hoạt động đầutưranước ngoài, việc thay
đổi nhận thứcvề vai trò, vị trí củađầutưranướcngoài đối với sự phát triển
của nền kinh tế quốc gia đã và đang được thể chế hóa trong các quy định pháp
luật điều chỉnh hoạt động này. Trong thời gian tới, nhà đầutưViệtNam sẽ có
được các công cụ đầutư cần thiết và linh hoạt cùng những bảo đảm vững
chắc cho hoạt động đầutư ở nước ngoài.
Tuy nhiên, hoạt động đầutưranướcngoàicủaViệtNam vẫn đang ở
những bước đi ban đầu. Do vậy, còn nhiều vấn đề trên phương diện lý luận và
thực tiễn cần được tiếp tục nghiên cứu nhằm hoàn thiện hơn khung pháp luật
điều chỉnh hoạt động đầutưranước ngoài, đảm bảo quyền lợi và cơ hội đầu
tư của nhà đầutưViệt Nam. Từ góc độ tiếp cận đó, bản luận văn này đã cố
94
gắng phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn củaphápluậtvềhình thức
đầu tưranướcngoàicủa nhà đầutưViệtNam nhằm mục đích phân tích bản
chất và đặc điểm củahìnhthứcđầutưranước ngoài, đánh giá thực trạng pháp
luật vềhìnhthứcđầutưranước ngoài, nhận diện và phân tích một số vấn đề
liên quan và đưa ra một số quan điểm nhằm hoàn thiện phápluậtvềhình thức
đầu tưranướcngoàicủaViệt Nam. Thiết nghĩ, đây là một nhiệm vụ cần huy
động được tâm huyết của các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học,
các nhà hoạt động thực tiễn trong các lĩnh vực liên quan và cần mang tính
chiến lược tổng thể, một mặt phải giải quyết được những nhiệm vụ trước mắt,
đồng thời bao quát những giải pháp lâu dài. Tác giả của luận văn hy vọng
rằng những nghiên cứu nêu ra tại luận văn này sẽ có thể góp vào quá trình xây
dựng và hoàn thiện phápluậtđầutưranướcngoàicủaViệtNam trong thời
gian tới.
95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo Tiếng Việt:
1.
Luật Đầutư số 59/2005/QH11 thông qua ngày 29 tháng 11 năm
2005, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2006.
2.
Luật đầutưnướcngoài tại ViệtNamnăm 1987 được sửa đổi, bổ
sung năm 1996 và năm 2000.
3.
Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 thông qua ngày 13
tháng 12 năm 2005, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 6 năm 2006.
4.
Luật Thương mại số 36/2005/QH11 thông qua ngày 14 tháng 6
năm 2005.
5.
Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 1999 của Chính
phủ quy định vềđầutưranướcngoàicủadoanhnghiệpViệt Nam.
6.
Thông tư số 05/2001/TT-BKH ngày 30 tháng 8 năm 2001 của Bộ
Kế hoạch và Đầutư hướng dẫn hoạt động đầutưranướcngoài của
doanh nghiệpViệt Nam.
7.
Quyết định số 116/2001/QĐ-TTg ngày 2 tháng 8 năm 2001 của Thủ
tướng Chính phủ về một số ưu đãi, khuyến khích đầutưra nước
ngoài trong lĩnh vực hoạt động dầu khí.
8.
Thông tư số 01/2001/TT-NHNN ngày 19 tháng 1 năm 2001 của
Ngân hàng Nhà nướcViệtNam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối
với đầutư trực tiếp ranướcngoàicủadoanhnghiệpViệt Nam.
9.
Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 1998 của Chính
phủ về quản lý ngoại hối.
10.
Thông tư số 01/1999/TT-NHNN7 ngày 16 tháng 4 năm 1999 của
Ngân hàng Nhà nướcViệtNam hướng dẫn thi hành Nghị định số
96
63/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 1998 của Chính phủ về quản
lý ngoại hối.
11.
Nghị định số 05/2001/NĐ-CP ngày 17 tháng 1 năm 2001 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 63/1998/NĐ-CP
ngày 17 tháng 8 năm 1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối.
12.
Thông tư số 97/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2002 của Bộ
Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với doanh nghiệp
Việt Namđầutưranước ngoài.
13.
Thông tư số 04/2005/TT-NHNN ngày 26 tháng 8 năm 2005 của
ngân hàng Nhà nướcViệtNamvề việc sửa đổi, bổ sung khoản 6
Mục III Thông tư số 01/2001/TT-NHNN ngày 19/1/2001 hướng dẫn
về quản lý ngoại hối đối với đầutư trực tiếp ranướcngoài của
doanh nghiệpViệt Nam.
14.
Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2006 của Chính
phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền
thương mại.
15.
Thông tư số 09/2006/TT-BTM ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Bộ
Thương mại hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
16.
Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính
phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
17.
Quyết định số 73/2004/QĐ-BTC ngày 3 tháng 9 năm 2004 của Bộ
Tài chính về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ
đầu tư chứng khoán và Công ty quản lý quỹ.
18.
Luật Đầu tư, Dự thảo lần thứ 6.
19.
Luật Đầu tư, Dự thảo lần thứ 17.
20.
Nghị định Quy định hướng dẫn LuậtĐầu tư, Dự thảo lần thứ 14.
21.
Nghị định quy định vềđầutưranướcngoàicủa nhà đầutư tại Việt
Nam, Dự thảo ngày 31 tháng 3 năm 2006.
97
22.
Hiệp định giữa ViệtNam và Hoa Kỳ về quan hệ thương mại,
Chương IV “Phát triển quan hệ đầu tư”, Điều 1 “Các Định nghĩa”,
Công báo số 7, 8 từ ngày 22 đến 28/2/2002.
23.
Từ điển Kinh tế - Thương mại Anh - Việt, Nhà xuất bản Trẻ, TP. Hồ
Chí Minh, 1997.
24.
Từ điển Tiếng Việt, Trung Tâm Từ điển học, Nhà xuất bản Đà Nẵng,
1996.
25.
Nguyễn Văn Tuấn, Đầutư trực tiếp nướcngoài với phát triển kinh
tế ở Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, 2005.
26.
Nguyễn Hồng Sơn (Chủ biên), Điều tiết sự di chuyển của dòng vốn
tư nhân gián tiếp nướcngoài ở một số nước đang phát triển (Sách
tham khảo), Viện Kinh tế Chính trị Thế giới, Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2005.
27.
Vũ Thị Bạch Tuyết, Nguyễn Tiến Thuận, Vũ Duy Vĩnh, Giải pháp
huy động vốn cho doanhnghiệp vừa và nhỏ - Vốn nướcngoài đối
với phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam, Nhà xuất bản Tài chính, Hà
Nội, 1 - 2004.
28.
Axel Mierke, Các yếu tố đầu vào và cơ sở chiến lược nhằm thúc đẩy
đầu tư trực tiếp của Cộng hòa liên bang Đức tại Việt Nam, Dự án xúc
tiến Đầutư và Hợp tác kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầutư - Cục Đầu tư
nước ngoài - Tổ chức Hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ), tháng 11 - 2003.
29.
Từ điển Chính sách Thương mại Quốc tế, Dự án hỗ trợ Chính sách
thương mại đa biên (MUTRAP), Ban quản lý dự án MUTRAP, Hà
Nội, 2003.
30.
Kim Ngọc (Chủ biên), Kinh tế thế giới 2003 - 2004: Đặc điểm và
triển vọng, Sách tham khảo, Viện Kinh tế thế giới, NXB. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2004.
98
31.
Chính sách phát triển kinh tế: Kinh nghiệm và bài học của Trung
Quốc, Tập I, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương
(CIEM), Chương trình phát triển Liên Hợp quốc tại ViệtNam (Dự
án VIE 01/012).
32.
Phan Minh Tuấn, Tập đoàn kinh tế Trung Quốc và kinh nghiệm đối
với Việt Nam, Thông tin khu công nghiệpViệt Nam, tháng 4-2003,
http://www.vienkinhte.hochiminhcity.gov.vn/xemtin.asp?idcha
=1676&cap=3&id=1713.
33.
Nguyễn Thường Lạng, Một số ý kiến về khái niệm đầutư trực tiếp
nước ngoài trong LuậtĐầutưnướcngoài tại Việt Nam, Tạp chí
Kinh tế và Dự báo, số tháng 6/2004.
34.
Trần Văn Thắng, Về phương thức điều chỉnh Đầutưnướcngoài ở
Việt Nam và các nước, Tạp chí Nhà nước và phápluật số 11/1998.
35.
Lý Quý Trung, Franchise - Bí quyết thành công bằng mô hình
nhượng quyền kinh doanh, Nhà xuất bản Trẻ, TP. Hồ Chí Minh,
2005.
36.
Võ Thuận, Nhượng quyền thương hiệu ranước ngoài: Cái khó bó cái
khôn, bài đăng tại trang thông tin điện tửcủa báo Diễn đàn doanh nghiệp,
http://www.dddn.com.vn/webplus/viewer.asp?pgid=13&aid=14079.
37.
Imad A.Moosa, Đầutư trực tiếp nướcngoài - Lý thuyết, bằng chứng
và thực tiễn, Nhà xuất bản Palgrave, 2002, bản dịch của Viện
Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương.
38.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Dự án STAR-Việt Nam, Cơ quan phát triển
Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Tác động của Hiệp định Thương mại
song phương ViệtNam - Hoa Kỳ đến đầutư trực tiếp nướcngoài và
đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ tại Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2005.
99
39.
An Thị Hoàng Hoang, Cần sớm hoàn thiện hệ thống phápluật về
đầu tưranướcngoàicủadoanhnghiệpViệt Nam, Tạp chí Công
nghiệp, kỳ I, tháng 4 năm 2005.
40.
Nguyễn Hữu Huy Nhựt, Hoạt động đầutưranướcngoàicủa Việt
Nam: Khó khăn và thách thức, bài đăng trên tạp chí Phát triển Kinh
tế, số 3/2005.
41.
Thẩm Hồng Thụy, “Vương quốc” công nghệ CDMA, bài đăng trên
Báo Lao động số 312 ngày 11/11/2005.
42.
Minh Lê, Giang Chu Minh, nhà lãnh đạo của Haier, Thời báo Kinh
tế Sài gòn, số 22-2005, ngày 22 tháng 5 năm 2005.
43.
Doanh nghiệp Trung Quốc ồ ạt di dời sang các nước láng giềng, bài
đăng trên Báo điện tử VietnamNet ngày 06/11/2005.
44.
Việt Nam - “Cửa ngõ” vào ASEAN của các tập đoàn Hàn Quốc,
bài đăng trên Báo điện tử VietNamNet ngày 8/10/2004,
http://www.vnn.vn/kinhte/2004/10/333064.
45.
Đầu tưranướcngoài là xu hướng tất yếu, bài đăng trên trang tin
điện tử Thời báo Kinh tế Việt Nam, ngày 15/09/2005.
46.
Xuân Toàn, Không làm ngay sẽ muộn, bài đăng trên trang tin điện tử
của báo Tuổi trẻ http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?
ArticleID=98069&ChannelID=11.
47.
Công Thắng, Vượt khỏi “Vòng tay bảo hộ”, bài viết đăng trên trang
15, Báo Lao động Xuân Giáp Thân 2004.
48.
Tuấn Anh, Đầutư vào Peru: DN được miễn thuế 15 năm, bài đăng
trên trang tin điện tửcủa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam, ngày 12/7/2005 http://www.vcci.com.vn/thongtin_kinhte/
tinvcci/Multilingual_News.2005-12-07.1227/chitiet.
100
49.
Dầu khí ViệtNam tham gia 7 dự án ở nước ngoài, bài đăng trên
trang tin điện tử Thời báo Kinh tế ViệtNam ngày 15/12/2005
http://www.vneconomy.com.vn/vie/index.php?param=article&catid
=0804&id=ed4162ceecc206.
50.
Thành Nam, Đầutưranướcngoài - Khó và dễ, Bài viết đăng trên
trang 16-17, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số 29-2005, ngày 14/7/2005.
51.
Trần Ngọc Sơn, Nhượng quyền kinh doanh ở Việt Nam, bài viết
đăng tại trang tin điện tửcủa Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
www.luatsuhanoi.org.vn/traodoi/nhuong%20quyen%20kinh%20doa
nh%20o%20viet%20nam.asp.
52.
Nguyễn Thanh Hằng, Nhượng quyền thương mại và những mối
quan tâm củadoanh nghiệp, bài viết đăng trên Bản tin Sở hữu trí
tuệ, số 49/2005.
53.
Nguyễn Thiết Sơn, Các công ty xuyên quốc gia: Khái niệm, đặc
trưng và những biểu hiện mới, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân
văn Quốc gia - Trung tâm nghiên cứu Bắc Mỹ, NXB. Khoa học xã
hội, Hà Nội, 2003.
54.
Lam Hậu Giang, Các tập đoàn Trung Quốc vươn ra toàn cầu, đăng
trên Báo Cần Thơ, thứ tư, 12/5/2004 http://www.baocantho.com.vn/
vietnam/kinhte/6426.
55.
Nguyễn Trung Hiếu, Một góc nhìn về các công ty xuyên quốc gia
http://vietmanagement.com/index.php?s=4a918799d47953bff73e16
d2c4eab852&management=tinbai&demuccon=800&tinbai=1661.
56.
Trần Ngọc Thơ, Làm thế nào để có thể thu hút dòng vốn đầu tư
nước ngoài? Tạp chí Phát triển Kinh tế, số tháng 2/2005.
57.
Cầm Văn Kình, Để doanhnghiệp mạnh dạn đầutưranước ngoài,
bài đăng trên báo Tuổi trẻ, số ra ngày 09/06/2006.
101
58.
Trịnh Minh Giang, bài đăng trên trang tin điện tửViet Management,
http://www.vietmanagement.com/index.php?management=xemchud
econ&demuccon=1047.
59.
Hỗ trợ các doanh nhân VN đầutư ở nướcngoài - sự cần thiết
mở rộng thị trường xuất khẩu của VN, bài đăng trên trang tin
điện tửcủa Phòng Thương mại và Công nghiệpViệt Nam
http://www.smenet.com.vn/TiengViet/ThongTinKinhTe/TinSMEnet
Detail.asp?id=5480.
Tài liệu tham khảo tiếng Anh:
60.
OECD Benchmark Definition of Foreign Direct Investment,
Third Edition, Organisation for Economic Co-operation and
Development 1996.
61.
World Investment Report 2000: Cross-border Mergers and
Acquisitions and Development.
62.
World Investment Report 2001: Promoting Linkages, NewYork and
Geneva 2001.
63.
World Investment Report 2002: Transnational Corporations and
Export Competitiveness.
64.
World Investment Report 2003: FDI Policies for Development:
National and International Perspectives.
65.
Internationalization of Developing-Country Enterprises through
Outward Foreign Direct Investment, Trade and Development Board
Commission on Enterprise, Business Facilitation and Development,
Expert Meeting on Enhancing the Productive Capacity of
Developing-Country Firms through Internationalization Geneva, 5-7
December 2005.
66.
STAR-VIETNAM, Comparative Regulation of Foreign Investment
in the Asia Pacific Region, Hanoi, April 2004.
102
67.
Nicholas P. Sullivan, Bilateral Investment Treaties as a Determinant
of U.S. Foreign Direct Investment in Developing Countries, April
2003
http://www.moneymattersinstitute.org/html/investment_treaties.html
68.
The Provisions on the Examination and Approval of Investment to
Run Enterprises Abroad.
69.
Owen Brown, China's Direct Investment Abroad Rises 27% as
Beijing Policy Shifts, The Wall Street Journal, February 8, 2005
http://online.wsj.com/article/0,,SB110777720574647580,00.html
Thank you for evaluating AnyBizSoft PDF
Merger! To remove this page, please
register your program!
Go to Purchase Now>>
AnyBizSoft
PDF Merger
Merge multiple PDF files into one
Select page range of PDF to merge
Select specific page(s) to merge
Extract page(s) from different PDF
files and merge into one
... hành Luật đầu tư nước Việt Nam, nhà đầu tư nước đầu tư vào Việt Nam cấp giấy phép đầu tư cho dự án thực theo hình thức đầu tư quy định Điều 4, Luật Đầu tư nước Việt Nam 1996, theo hình thức đầu tư. .. chung đầu tư nước pháp luật hình thức đầu tư nước Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật hình thức đầu tư nước doanh nghiệp Việt Nam Chƣơng 3: Phương hướng giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật hình thức đầu. .. động đầu tư nước ngoài, hình thức đầu tư nước đánh giá thực trạng quy định pháp luật đầu tư nước Việt Nam vấn đề nêu Vì vậy, nói đề tài Pháp luật hình thức đầu tư nước doanh nghiệp Việt Nam