Sử dụng nguồn lực bên ngoài (Outsourcing)

Một phần của tài liệu Pháp luật về hình thức đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp việt nam (Trang 49)

7. Bố cục và nội dung cơ bản của luận văn

1.4.1.Sử dụng nguồn lực bên ngoài (Outsourcing)

Với mức độ toàn cầu hóa hoạt động sản xuất và phân công lao động ở phạm vi quốc tế ngày càng sâu sắc như hiện nay thì việc một doanh nghiệp đưa một phần hoạt động trong dây chuyền sản xuất sản phẩm của mình thực hiện tại một quốc gia khác không phải là một vấn đề đặc biệt. Trong nhiều thập kỷ, các hãng sản xuất máy bay hàng đầu thế giới như hãng Boeing của

Hoa Kỳ hoặc hãng Airbus của Pháp đã thiết lập dây chuyền sản xuất toàn cầu của mình. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Ấn Độ đã được coi là “xưởng gia công” của ngành công nghiệp phần mềm toàn cầu.

Ross Perot (Hoa Kỳ) là tác giả của ý tưởng về hoạt động outsourcing quốc tế khi ông phát minh ra Hệ thống dữ liệu điện tử (EDS) vào năm 1962 và sử dụng EDS để cung cấp dịch vụ quản trị thông tin cho các công ty. Hoạt động outsourcing (tạm dịch là sử dụng nguồn lực bên ngoài hoặc gia công) quốc tế trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ xu hướng thương mại hóa toàn cầu, không chỉ dừng lại ở các ngành công nghệ cao mà ngày càng mở rộng đối với tất cả các ngành nghề sản xuất và dịch vụ khác. Mục tiêu hướng tới của các doanh nghiệp khi sử dụng hoạt động outsourcing quốc tế là nhằm khai thác lợi thế thương mại trong việc sử dụng lao động có kỹ thuật với giá nhân công rẻ, chính sách ưu đãi của quốc gia tiếp nhận hoạt động gia công để làm giảm giá thành sản phẩm và đồng thời quan trọng hơn là thiết lập được sự hiện diện thương mại tại quốc gia nhận gia công, mở rộng phạm vi tiếp cận thị trường của doanh nghiệp. Do vậy, ngày nay, hoạt động outsourcing quốc tế được xem xét ở góc độ đầu tư nhiều hơn là góc độ hoạt động thương mại thuần túy.

Outsourcing được hiểu là việc chuyển một phần đáng kể của quá trình sản xuất và quản lý cho bên nhận gia công. Việc mua hàng hóa từ một doanh nghiệp khác không được coi là hoạt động outsourcing mà đơn thuần chỉ thiết lập quan hệ người bán và người mua. Trong quan hệ outsourcing, người ta quan tâm nhiều hơn đến việc trao đổi thông tin hai chiều, sự phối hợp và sự tin tưởng giữa các bên. Kết quả điều tra mới đây của UNCTAD tiến hành với 250 trong số 500 công ty lớn nhất tại Châu Âu cho thấy ngày càng nhiều các công ty Châu Âu tiến hành các hoạt động outsourcing quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ và hướng tới các quốc gia đang phát triển ở Châu Á nơi có chi phí lao

động thấp hơn rất nhiều so với Châu Âu. Một nửa số công ty được khảo sát đã chuyển một phần hoạt động của mình ra nước ngoài trong một vài năm trở lại đây với mục đích chủ yếu là cắt giảm chi phí để duy trì khả năng cạnh tranh. Trong đó, các công ty của Anh chiếm đến 61% trong hoạt động outsourcing quốc tế, tiếp đến là các công ty của Đức, Hà Lan, Bỉ và Luxembourg (chiếm khoảng 14%). Ấn Độ là quốc gia đứng đầu trong việc tiếp nhận hoạt động outsourcing quốc tế (37%). Báo cáo của UNCTAD cũng cho biết tỷ lệ thành công của các thương vụ outsourcing quốc tế đạt đến 80%.

Trong bối cảnh hiện nay, outsourcing quốc tế được coi là một hoạt động đầu tư đem lại lợi ích cho cả hai phía. Đối với các tập đoàn đa quốc gia, outsourcing giúp các tập đoàn đa quốc gia tiếp tục chi phối thị trường toàn cầu mà không gây làn sóng phản đối từ các nền kinh tế đang phát triển. Ngược lại đối với các quốc gia đang phát triển, outsourcing là một hình thức mới để tiếp cận nguồn vốn, công nghệ và tận dụng cơ hội tham gia vào thị trường quốc tế trong các lĩnh vực mà quốc gia có thế mạnh. Đặc biệt đối với một số ngành mà các nước đang phát triển có thế mạnh nhưng đang đứng trước nguy cơ bị kiện bán phá giá tại các thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Mỹ thì outsourcing được xem là một giải pháp đối phó hiệu quả nếu thiết lập được mối quan hệ outsourcing giữa các doanh nghiệp sản xuất ở các nước đang phát triển và các doanh nghiệp kinh doanh tại các nước tiêu thụ.

Trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian vừa qua, có một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập ở Việt Nam để nhận thực hiện các hoạt động outsourcing từ công ty mẹ tại nước ngoài. Có thể kể đến trường hợp Công ty liên doanh Eyecadcher Media SaciDelta Vietnam Ltd được thành lập trên cơ sở Hợp đồng liên doanh giữa Công ty Eyecadcher Media Aps của Đan Mạch và Công ty liên doanh Xây dựng

SaciDelta để thực hiện hoạt động outsourcing cung cấp dịch vụ thiết kế mô hình mẫu các sản phẩm nội thất cho công ty mẹ tại Đan Mạch.

Hoạt động gia công với nước ngoài cũng đã được quy định trong Luật Thương mại Việt Nam 1997 và được quy định chi tiết tại Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài. Theo đó, “gia công hàng hóa với thương nhân nước ngoài là việc thương nhân Việt Nam, doanh nghiệp được thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nhận gia công hàng hóa tại Việt Nam cho thương nhân nước ngoài hoặc đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài”. (Điều 2, Nghị định 57/1998/NĐ-CP).

Luật Thương mại 2005 (thay thế Luật Thương mại 1997) quy định:

“Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao” (Điều 178). Theo quy định tại Điều 181, Luật Thương mại 2005, bên đặt gia công có quyền: “Giao một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu gia công theo đúng hợp đồng gia công hoặc giao tiền để mua vật liệu theo số lượng, chất lượng và mức giá thoả thuận” (khoản 1) và “Bán tại chỗ sản phẩm gia công” (khoản 3) và “Cử người đại diện để kiểm tra, giám sát việc gia công tại nơi nhận gia công, cử chuyên gia để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thoả thuận trong hợp đồng gia công” (khoản 4), trong khi đó, bên gia công có quyền “xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công” trong trường hợp nhận gia công với tổ chức, cá nhân nước ngoài (Điều 182, khoản 3) hoặc có thể nhận thù lao gia công bằng “sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị dùng để gia công” (Điều 183, khoản 1).

Phân tích về những đặc điểm của hoạt động gia công hàng hóa với nước ngoài theo các quy định của pháp luật thương mại Việt Nam, trong một chừng mực nào đó, hoạt động gia công hàng hóa với nước ngoài hội tụ những đặc điểm của hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Hoạt động gia công hàng hóa với nước ngoài đã bước đầu hội tụ một số yếu tố cơ bản của đầu tư nước ngoài như: (i) Có sự chuyển dịch tư bản dưới hình thức tiền mặt, hàng hóa, máy móc, công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ từ quốc gia của bên giao gia công sang quốc gia của nước nhận gia công; (ii) có sự chuyển dịch lao động (chuyên gia kỹ thuật, tư vấn, giám sát chất lượng); và (iii) tiêu thụ hàng hóa tại thị trường nội địa của nước của bên nhận gia công.

Trong bối cảnh sự phát triển mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế và sự phát triển của kỹ thuật thương mại quốc tế như hiện nay, quan hệ gia công quốc tế sẽ có xu hướng phát triển không còn nằm trong khuôn khổ một quan hệ thương mại thuần túy mà trở thành một trong những hình thức đầu tư có nhiều tiềm năng đối với các quốc gia đang phát triển trên con đường gia nhập vào thị trường toàn cầu. Đây cũng là một vấn đề thực tiễn đặt ra đối với công tác nghiên cứu xây dựng pháp luật thương mại, pháp luật đầu tư của Việt Nam trong thời gian tới để tiến tới gia nhập Tổ chức thương mại toàn cầu (WTO) và thực thi đầy đủ Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) và các Hiệp định Thương mại song phương với các quốc gia khác.

1.4.2. Nhƣợng quyền kinh doanh quốc tế (cross-border franchising)

Nhượng quyền kinh doanh (franchise) là một phương thức kinh doanh đã rất phổ biến trên thế giới và cũng đã bắt đầu được nhiều doanh nghiệp của Việt Nam áp dụng như Trung Nguyên, Kinh Đô, Phở 24. Nhượng quyền kinh doanh hiện nay đã phát triển với tính chất và quy mô mới vượt ra ngoài khuôn khổ của một phương thức kinh doanh thuần túy.

Từ franchise có nguồn gốc từ tiếng Pháp là “franc” có nghĩa là “free” (tự do). Franchise là một phương thức nhân rộng thương hiệu, nhân rộng mô hình kinh doanh có xuất xứ từ Châu Âu cách đây cả trăm năm nhưng lại phát triển mạnh nhất tại Mỹ. Về cơ bản, franchise là một phương thức tiếp thị và phân phối một sản phẩm hay dịch vụ giữa franchisor (bên nhượng quyền hay chủ thương hiệu) và franchisee (bên được nhượng quyền hay mua franchise) bằng cách thiết lập một giao dịch hợp đồng franchise [35, tr. 12].

Hội đồng Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (Federal Trade Commission) định nghĩa franchise như sau: “Franchise là một hợp đồng hay một thỏa thuận giữa ít nhất hai người, trong đó: Người mua franchise được cấp quyền bán hay phân phối sản phẩm, dịch vụ theo cùng một kế hoạch hay hệ thống tiếp thị của người chủ thương hiệu. Hoạt động kinh doanh của người mua franchise phải triệt để tuân theo kế hoạch hay hệ thống tiếp thị này gắn liền với nhãn hiệu, thương hiệu, biểu tượng, khẩu hiệu, tiêu chí, quảng cáo và những biểu tượng thương mại khác của chủ thương hiệu. Người mua franchise phải trả một khoản phí, trực tiếp hay gián tiếp, gọi là phí franchise”.

Hiệp hội nhượng quyền kinh doanh Quốc tế (The International Franchise Association), hiệp hội lớn nhất nước Mỹ và thế giới đã định nghĩa nhượng quyền kinh doanh như sau: “Nhượng quyền kinh doanh là mối quan hệ theo hợp đồng, giữa Bên giao và Bên nhận quyền, theo đó Bên giao đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của Bên nhận trên các khía cạnh như: bí quyết kinh doanh (know-how), đào tạo nhân viên; Bên nhận hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa, phương thức, phương pháp kinh doanh do Bên giao sở hữu hoặc kiểm soát; và Bên nhận đang, hoặc sẽ tiến hành đầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn lực của mình” [51].

Dù có khá nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ franchise nhưng nói chung hình thức kinh doanh franchise vẫn thường nằm một trong hai loại điển hình sau đây: Nhượng quyền phân phối sản phẩm (product distribution franchise) hoặc nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh (business format franchise).

Đối với hình thức nhượng quyền phân phối sản phẩm, bên mua franchise thường không nhận được sự hỗ trợ đáng kể nào từ phía chủ thương hiệu ngoại trừ việc được phép sử dụng tên nhãn hiệu (trade mark), thương hiệu (trade name), biểu tượng (logo), khẩu hiệu (slogan) và phân phối sản phẩm hay dịch vụ của bên chủ thương hiệu trong một phạm vi khu vực và thời gian nhất định. Điều này có nghĩa là bên mua franchise sẽ quản lý điều hành cửa hàng nhượng quyền của mình khá độc lập, ít bị ràng buộc nhiều bởi những quy định từ phía chủ thương hiệu. Bên mua franchise trong trường hợp này thậm chí có thể chế biến cung cách phục vụ và kinh doanh theo ý mình. Hình thức nhượng quyền này tương tự với kinh doanh cấp phép (licensing) mà trong đó chủ thương hiệu quan tâm nhiều đến việc phân phối sản phẩm của mình và không quan tâm mấy đến hoạt động hàng ngày hay tiêu chuẩn hình thức của cửa hàng nhượng quyền. Do đó, mối quan hệ giữa chủ thương hiệu và người mua franchise là mối quan hệ nhà cung cấp và nhà phân phối.

Đối với hình thức nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh mà có thể gọi tắt là nhượng quyền kinh doanh thì hợp đồng nhượng quyền bao gồm thêm việc chuyển giao kỹ thuật kinh doanh và công thức điều hành quản lý. Các chuẩn mực của mô hình kinh doanh phải tuyệt đối được giữ đúng. Mối liên hệ và hợp tác giữa bên bán và bên mua franchise phải rất chặt chẽ và liên tục, và đây cũng là hình thức nhượng quyền phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay. Bên mua franchise thường phải trả một khoản phí cho bên bán franchise, có thể là một khoản phí trọn gói một lần, có thể là một khoản phí hàng tháng dựa trên doanh số, và cũng có thể tổng hợp luôn cả hai khoản phí kể trên. Ví

dụ, nếu muốn được nhượng quyền kinh doanh một cửa hàng thức ăn nhanh McDonald‟s nổi tiếng thế giới của Mỹ vào thời điểm 2005, bên mua franchise phải trả một khoản phí nhượng quyền ban đầu là 45.000USD và phí franchise hàng tháng là 1,9% trên doanh số [35, tr. 14-15].

Xem xét hình thức franchise thứ hai - nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh (nhượng quyền kinh doanh) - trên quy mô quốc tế (nhượng quyền kinh doanh ra nước ngoài), vốn là hình thức đang rất phổ biến và đem lại thành công cho các doanh nghiệp tiến hành nhượng quyền kinh doanh ra nước ngoài, chúng ta thấy hội tụ những yếu tố của hình thức đầu tư ra nước ngoài. Trong hoạt động nhượng quyền kinh doanh ra nước ngoài, chúng ta thấy cho sự dịch chuyển vốn và tài sản của bên nhượng quyền (dưới hình thức sản phẩm hoặc kỹ thuật quản lý, công thức kinh doanh) từ ra nước ngoài (nước của bên nhận nhượng quyền) và bên nhượng quyền nhận được các khoản phí nhượng quyền từ bên nhận nhượng quyền. Bên cạnh đó, bên nhượng quyền cũng có quyền tham gia kiểm soát, giám sát hoạt động kinh doanh của bên nhận nhượng quyền để đảm bảo việc kinh doanh của bên nhận nhượng quyền tuân thủ đúng theo công thức kinh doanh đã chuyển giao. Như vậy, trong hoạt động nhượng quyền kinh doanh ra nước ngoài, bên nhượng quyền tại một quốc gia đã thực hiện hoạt động xuất khẩu tư bản (dưới hình thức giá trị thương hiệu, giá trị kỹ thuật quản lý và bí quyết kinh doanh) ra nước ngoài và trực tiếp đưa tư bản đó tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh tại nước ngoài (hoạt động sản xuất kinh doanh của bên nhận nhượng quyền).

Thuật ngữ franchise được đề cập đến lần đầu tiên trong Thông tư 1254/1999/TT-BKHCNMT ngày 12/07/1999 hướng dẫn thực hiện Nghị định 45/1998/NĐ-CP về chuyển giao công nghệ “Hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh- tiếng Anh gọi là franchise” (Điều 4.1.1). Theo đó, những hợp đồng bản chất là franchise chịu sự điều chỉnh của hai hệ thống pháp luật hiện

hành liên quan tới lixăng và chuyển giao công nghệ. Hoạt động nhượng quyền thương mại được chính thức quy định trong Luật Thương mại 2005: “Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;

2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh” (Điều 284).

Theo quy định của Luật Thương mại 2005, giao dịch nhượng quyền kinh doanh hội tụ một số đặc điểm cơ bản của hoạt động đầu tư như (i) bên nhượng quyền đưa tư bản (dưới hình thức giá trị nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, biểu tượng kinh doanh,...) vào hoạt động sản xuất kinh doanh của bên nhận nhượng quyền, (ii) bên nhượng quyền có quyền kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của bên nhận nhượng quyền và (iii) bên nhượng quyền có quyền thu phí nhượng quyền theo hình thức trọn gói hoặc theo kết quả kinh doanh của bên nhận nhượng quyền.

Hiện nay, nhượng quyền kinh doanh ra nước ngoài được coi là một hình thức xâm nhập thị trường nước ngoài khá hiệu quả. Theo thống kê chưa đầy đủ, tại Việt Nam hiện có khoảng trên 70 hệ thống nhượng quyền thương

Một phần của tài liệu Pháp luật về hình thức đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp việt nam (Trang 49)