7. Bố cục và nội dung cơ bản của luận văn
1.5.3. Công ty xuyên quốc gia (TNCs)
Theo UNCTAD, công ty xuyên quốc gia là các công ty hợp nhất hoặc không hợp nhất, bao gồm các công ty mẹ và các chi nhánh tại nước ngoài. Công ty mẹ là công ty có quyền kiểm soát tài sản của các thực thể kinh tế khác ở nước ngoài, chủ yếu thông qua việc nắm giữ một tỷ lệ cổ phần nhất định. Thông thường, tỷ lệ 10% đối với nắm giữ cổ phần hoặc quyền biểu quyết được coi là ngưỡng để xác định việc kiểm soát tài sản trong một công ty. Một công ty tại một quốc gia sẽ được coi là một chi nhánh của công ty mẹ ở nước ngoài nếu như một nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ đến 10% cổ phần hoặc quyền biểu quyết của công ty đó [63, page 291]. Theo UNCTAD, các thực thể kinh tế sau đây được coi là công ty con, công ty liên kết hoặc chi nhánh của một công ty mẹ ở nước ngoài:
(a)Một công ty con được hiểu là một doanh nghiệp hợp nhất được thành lập tại quốc gia tiếp nhận đầu tư trong đó một thực thể kinh tế
nước ngoài khác trực tiếp sở hữu hơn một nửa cổ phần có quyền biểu quyết và có quyền chỉ định hoặc bãi miễn phần lớn thành viên của cơ quan quản lý, điều hành và giám sát của doanh nghiệp;
(b)Một công ty liên kết được hiểu là một doanh nghiệp hợp nhất thành lập tại quốc gia tiếp nhận đầu tư trong đó một nhà đầu tư nước ngoài sở hữu ít nhất 10%, nhưng không quá 50%, số cổ phần có quyền biểu quyết;
(c)Một chi nhánh được hiểu là một doanh nghiệp không hợp nhất thành lập tại quốc gia tiếp nhận đầu tư dưới một trong số các hình thức (i) là cơ sở sản xuất hoặc văn phòng đại diện của nhà đầu tư nước ngoài; (ii) là một hợp danh hoặc liên doanh không hợp nhất giữa nhà đầu tư nước ngoài với một hoặc nhiều bên thứ ba khác; (iii) nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp sở hữu đất đai, công trình kiến trúc hoặc các bất động sản khác hoặc (iv) vận hành và khai thác các thiết bị di động như tàu biển, máy bay, giàn khoan dầu trong phạm vi lãnh thổ quốc gia tiếp nhận đầu tư trong thời gian ít nhất là một năm.
Hiện nay có khoảng 40.000 công ty công ty xuyên quốc gia với khoảng 250.000 chi nhánh trên khắp thế giới. Các công ty này đang hình thành nên một thế giới mới thông qua sự thống trị của họ trong lĩnh vực thương mại cùng khả năng tài chính dồi dào, ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất, sự quốc tế hoá nền sản xuất xã hội và nguồn đầu tư toàn cầu tăng nhanh. Theo thống kê của UNCTAD, 2/3 thương mại toàn cầu về hàng hoá và dịch vụ là nằm trong tay TNCs, trong đó 1/3 hoạt động thương mại của TNCs là các hoạt động nội bộ, tức là giữa công ty mẹ với công ty con, hay giữa các công ty con (thuộc cùng một công ty mẹ) với nhau, 1/3 còn lại của thương mại toàn cầu là giữa TNCs với các công ty nước ngoài không trực thuộc TNCs đó. Chỉ
có 1/3 thương mại toàn cầu không bị chi phối trực tiếp bởi TNCs và không chịu ảnh hưởng bởi giá độc quyền cũng như các hoạt động độc quyền khác [55]. Ngày nay, xuất khẩu vốn, chứ không phải thương mại, mới là công cụ chủ yếu để TNCs thực hiện việc hội nhập và điều khiển các nền kinh tế trên quy mô toàn cầu. Theo Báo cáo đầu tư thế giới do UNCTAD công bố, trong 2 năm 2002-2003 dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng nhanh gấp 2 lần so với giá trị xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ toàn cầu. Phần lớn hình thức đầu tư chủ yếu là nhắm vào các hoạt động có sẵn thông qua việc tiếp quản, sáp nhập, mở rộng hơn là hình thành các doanh nghiệp mới. Bằng cách này các tổ chức độc quyền và tập đoàn khác chuyển thành TNCs.
Với những đặc điểm của mình, TNCs có thế mạnh trong hoạt động đầu tư quốc tế. Hầu hết các hoạt động đầu tư nước ngoài đều được thực hiện thông qua kênh của TNCs. Với những lợi thế về tiềm lực tài chính dồi dào, kỹ thuật hiện đại, công nghệ quản lý tiên tiến và mạng lưới thị trường rộng lớn đã tạo điều kiện thuận lợi cho TNCs tham gia một cách nhanh chóng và hiệu quả trong hoạt động đầu tư quốc tế [53, tr. 187]. Đầu tư quốc tế đồng thời cũng là chính sách phát triển gắn với hoạt động mang tính bản chất của TNCs. Hiện nay, TNCs tham gia tích cực trong các hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A), được coi là một trong những động lực của sự gia tăng đầu tư quốc tế trong những năm 2000-2003 [61, page 10], cũng như trong các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D).
Một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc là việc thành lập các tập đoàn kinh tế lớn. Trong giai đoạn đầu những năm 1980, các doanh nghiệp Trung Quốc bắt đầu thực hiện các hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Năm 1988, Quốc vụ viện Trung Quốc chính thức phê chuẩn cho phép Tổng công ty Xuất nhập khẩu công nghiệp hoá chất bắt đầu làm thử kinh doanh quốc tế hoá, chuyển từ chuyên doanh xuất nhập khẩu sang kinh
doanh đa ngành đồng thời cũng là doanh nghiệp đầu tiên tham gia thị trường quốc tế. Tính đến cuối năm 1991, tập đoàn doanh nghiệp Hoá chất Trung Quốc đã thành lập 54 chi nhánh ở các nơi trên thế giới, đạt mức doanh thu 35 tỷ USD, đầu tư ra nước ngoài 200 triệu USD, có lượng tích luỹ kinh doanh quốc tế 12,3 tỷ USD, thu ngoại tệ cho Nhà nước 11,6 tỷ USD, nộp Ngân sách 10,8 tỷ nhân dân tệ. Nhiều công ty lớn của Trung Quốc đã có những bước tiến đáng kể trong việc mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Hai tập đoàn đa quốc gia tiêu biểu nhất trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài là Konka Group và Petro China Company. Konka Group là một trong những doanh nghiệp liên doanh đầu tiên của Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất các thiết bị điện tử gia dụng, bao gồm tivi màu, tivi kỹ thuật số và điện thoại di động. Năm 1995, Konka Group mở chi nhánh tại Australia để phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tivi màu và tivi kỹ thuật số. Năm 1997, Konka Group đã đầu tư 10 triệu USD thành lập công ty phát triển công nghệ Konka tại thung lũng Silicon. PetroChina là tập đoàn đứng ở vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng của tạp chí Fortune 2002 trong số 100 doanh nghiệp hàng đầu của Trung Quốc. PetroChina được thành lập năm 1999 trên cơ sở tái cấu trúc Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) nhằm mục đích đưa PetroChina tham gia niêm yết tại thị trường chứng khoán Hong Kong (HKSE) và NewYork (NYSE). Tháng 4/2000, PetroChina tham gia thị trường chứng khoán quốc tế với 17,58 tỷ cổ phiếu được phát hành với mệnh giá 1 nhân dân tệ/cổ phiếu, tương đương 10% tổng số vốn. PetroChina cũng thực hiện các hoạt động mua lại cổ phần trong các công ty hoạt động trong lĩnh vực khai thác và chế biến dầu thô, điển hình là việc mua lại cổ phần của Công ty Devon Energy Indonesia Ltd.
Hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp qua biên giới đã dần dần trở thành hình thức đầu tư ra nước ngoài chủ yếu của các doanh nghiệp Trung Quốc. Trong thời gian 12 năm (từ 1990 đến 2002), tổng giá trị của các thương vụ mua bán, sáp nhập qua biên giới của các doanh nghiệp Trung Quốc đã tăng 17 lần từ 60 triệu USD lên đến 1,04 tỷ USD, chủ yếu được thực hiện bởi các
công ty dầu mỏ hàng đầu của Trung Quốc như Tập đoàn dầu khí ngoài khơi (CNOOC). Bên cạnh đó, hình thức mua bán, sáp nhập qua biên giới cũng được coi là một chiến lược để giúp các doanh nghiệp Trung Quốc nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao. Có thể kể đến một số thương vụ mua bán, sáp nhập điển hình như: BOE Technology mua lại Korean Hydis, một chi nhánh của tập đoàn sản xuất bán dẫn Hynix, trị giá 380 triệu USD; China Netcom mua lại Công ty Asia Global Crossing Ltd đóng tại Hong Kong trị giá 270 triệu USD; China Electronic Corporation mua lại chi nhánh sản xuất điện thoại cầm tay Philips Electronic đóng tại Hà Lan và thương vụ của TCL mua lại công ty Schneider của Cộng hòa Liên Bang Đức với trị giá 8,2 triệu euro.
Các tập đoàn kinh tế của Trung Quốc tồn tại chủ yếu trên cơ sở các hình thức sau:
- Tập đoàn kinh tế tổng hợp nhiều cấp - Tập đoàn theo mô hình liên kết dây truyền - Tập đoàn phối hợp đồng bộ
- Tập đoàn hoà nhập nghiên cứu khoa học với sản xuất kinh doanh - Tập đoàn liên kết mạng lưới cùng ngành
- Tập đoàn theo mô hình cổ phần [32].
Trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang bộc lộ ra nhiều điểm hạn chế về tiềm lực tài chính, công nghệ, trình độ quản lý và kinh nghiệm kinh doanh quốc tế. Việc xây dựng và củng cố các tập đoàn kinh tế lớn của Nhà nước làm mũi nhọn tham gia hoạt động kinh tế quốc tế, khai thác các thị trường mới, đầu tư ra nước ngoài sẽ hỗ trợ rất lớn cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam. Các tập đoàn kinh tế lớn của Nhà nước đầu tư ra nước ngoài, một mặt sẽ tạo ra được những bước đột phá tại những thị trường mà các doanh nghiệp nhỏ của Việt Nam khó tiếp cận, mặt khác góp phần xây dựng một chiến lược đầu tư ra nước
ngoài một cách bài bản, tránh tình trạng đầu tư tự phát, nhỏ lẻ và manh mún làm giảm năng lực cạnh tranh của nhà đầu tư Việt Nam.
1.5.4. Quỹ đầu tƣ quốc tế
Nhà đầu tư gián tiếp ra nước ngoài luôn quan tâm đến mức độ rủi ro tiềm ẩn tương ứng với mỗi danh mục đầu tư mà họ lựa chọn và phương thức thuận tiện nhất để nhà đầu tư gián tiếp đảm bảo đánh giá được mức độ tương qua phù hợp giữa độ rủi ro và lợi nhuận là đầu tư thông qua các Quỹ đầu tư quốc tế [56, tr. 3]. Kể từ năm 1996, nhiều Quỹ đầu tư nước ngoài và Công ty quản lý quỹ đầu tư đã thành lập và hoạt động tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực đầu tư. Một số Quỹ đầu tư nước ngoài đã gặt hái được những thành công nhất định trong hoạt động đầu tư, mặc dù khung pháp luật cho hoạt động của Quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam còn nhiều hạn chế. Quỹ đầu tư đang trở thành một trong những hình thức đầu tư được các nhà đầu tư ưa chuộng khi thực hiện đầu tư vào các nước đang phát triển cùng với quá trình mở cửa và gỡ bỏ những hạn chế trong lĩnh vực đầu tư mà Nhà nước nắm độc quyền.
Quỹ đầu tư được coi là một định chế tài chính phi ngân hàng, thực hiện hoạt động huy động vốn bằng hình thức chung vốn đầu tư của những cá nhân hay tổ chức cùng nhau đầu tư. Các chuyên gia đầu tư của Quỹ sẽ đại diện cho các nhà đầu tư, thực hiện đầu tư vào một danh mục tài sản (gọi là danh mục đầu tư) được thiết kế theo chính sách của Quỹ. Nguồn hình thành Quỹ đầu tư do vậy mà hết sức đa dạng từ các tập đoàn tư bản lớn, các công ty cho đến dân chúng, bất cứ ai có vốn nhàn rỗi đều có thể ít nhiều trở thành chủ sở hữu Quỹ đầu tư bằng cách mua các chứng chỉ thụ hưởng của Quỹ đầu tư (đối với mô hình Quỹ đầu tư tín thác) hay các cổ phiếu của Quỹ đầu tư (đối với mô hình Công ty đầu tư).
Quỹ đầu tư không dùng tài sản của mình để đầu tư mua máy móc, thiết bị, các yếu tố sản xuất khác để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh mà thực hiện kinh doanh đầu tư vốn dưới hai hình thức:
- Đầu tư trực tiếp: các Quỹ đầu tư dùng vốn của mình để thâm nhập trực tiếp vào các công ty, các dự án bằng cách góp vốn cổ phần, mua cổ phiếu phát hành lần đầu với tư cách là cổ đông sáng lập như các sáng lập viên khác.
- Đầu tư gián tiếp: Quỹ đầu tư dùng vốn của mình tham gia vào thị trường chứng khoán với tư cách của một nhà kinh doanh chứng khoán thông qua các công ty chứng khoán (thành viên của sở giao dịch chứng khoán). Ngoài ra, các Quỹ đầu tư còn dùng tiền vốn của mình cho vay đối với các dự án theo những thoả thuận nhất định, thường là các khoản cho vay có thể chuyển đổi thành vốn cổ phần.. Quỹ đầu tư được quản lý bởi Công ty quản lý Quỹ, một tổ chức đầu tư chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn cao trong đầu tư chứng khoán. Một công ty quản lý Quỹ có thể quản lý một hay nhiều Quỹ đầu tư. Ngoài ra tài sản của Quỹ đầu tư được một tổ chức chịu trách nhiệm bảo quản, thường là một ngân hàng. Ngân hàng bảo quản còn có thể làm nhiệm vụ giám sát các hoạt động quản lý Quỹ của công ty quản lý nhằm bảo đảm quyền lợi của các nhà đầu tư [58].
Các lợi ích mang lại cho nhà đầu tư thực hiện đầu tư thông qua Quỹ đầu tư bao gồm:
- Đa dạng hoá danh mục đầu tư - phân tán rủi ro: Việc phân tán rủi ro đối với một khoản tiền khiêm tốn sẽ vấp phải vấn đề trị giá của các chứng khoán trong danh mục đầu tư, nhất là các chứng khoán đựoc niêm yết trên sở giao dịch thường được giao dịch theo lô chẵn. Các khoản vốn nhỏ ấy tuy vậy lại có thể phân tán rủi ro một cách dễ dàng khi chúng được tập trung lại trong một Quỹ đầu tư. Khi đó tất cả các nhà đầu tư dù lớn hay nhỏ đều được tham gia chung vào mọi dự án đầu tư của Quỹ, cùng chia sẻ rủi ro và lợi nhuận.
- Tăng tính chuyên nghiệp trong quản lý và đầu tư: Quỹ đầu tư với các nhà tư vấn đầu tư chuyên nghiệp, nhân viên có trình độ và kiến
thức chuyên sâu, với nguồn thông tin đa dạng sẽ đem lại hiệu quả cao hơn rất nhiều so với các nhà đầu tư riêng lẻ.
- Giảm thiểu chi phí do lợi ích về quy mô: Các chi phí về thông tin, chi phí hành chính, trở ngại lớn đối với các nhà đầu tư riêng lẻ sẽ giảm thiểu khi được xử lý tập trung. Quỹ với tư cách là nhà đầu tư lớn luôn nhận được các ưu đãi về chi phí giao dịch cũng như dễ tiếp cận với các dự án hơn.
- Tăng tính thanh khoản cho tài sản đầu tư: Việc chuyển đổi tài sản thành tiền mặt với chi phí thấp nhất trong thời gian ngắn nhất luôn là tiêu chí hàng đầu đối với mỗi nhà đầu tư. Chứng chỉ Quỹ đầu tư chính là một loại chứng khoán, do vậy, người đầu tư hoàn toàn có thể mua bán nó trên thị trường chứng khoán hoặc bán lại cho bản thân Quỹ (nếu là Quỹ đầu tư dạng mở).
- Thuận tiện cho người đầu tư: Người đầu tư có thể mua hoặc bán chứng chỉ Quỹ đầu tư trực tiếp hoặc thông qua môi giới, trung gian. Việc mua bán có thể thông qua thư tín, điện thoại hay hệ thống mạng máy tính. Các nhà đầu tư có thể thoả thuận với Quỹ để tái đầu tư tự động hoặc phân chia lợi nhuận theo từng thời kỳ. Nhà đầu tư còn được Quỹ cung cấp các dịch vụ như thông tin và tư vấn.
Như vậy, Quỹ đầu tư là một mô hình phù hợp đối với điều kiện của phần lớn các nhà đầu tư Việt Nam, đặc biệt đối với các hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Các nhà đầu tư Việt Nam phần lớn không có tiềm lực tài chính dồi dào, thiếu kiến thức về thị trường quốc tế và kinh nghiệm đầu tư quốc tế.