Điều chỉnh pháp luật đối với các giao dịch đặc biệt

Một phần của tài liệu Pháp luật về hình thức đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp việt nam (Trang 100 - 114)

7. Bố cục và nội dung cơ bản của luận văn

3.2.3.Điều chỉnh pháp luật đối với các giao dịch đặc biệt

Các giao dịch kinh tế hiện nay đang phát triển hết sức nhanh chóng và được thực hiện với các hình thức đa dạng, trong đó xuất hiện ngày càng nhiều các giao dịch mang những tính chất và đặc điểm của quan hệ đầu tư, đặc biệt trong môi trường kinh doanh quốc tế. Trên thực tế, OECD đã khuyến nghị các

quốc gia khi thiết lập cán cân thanh toán quốc tế cần lưu ý đến một số giao dịch đặc biệt mà trong một số trường hợp cụ thể phải coi đó là các giao dịch đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vấn đề này đặt ra yêu cầu đối với pháp luật về đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam phải xây dựng cơ chế linh hoạt trong việc xác định các hình thức đầu tư ra nước ngoài nhằm đảm bảo cho nhà đầu tư nước ngoài có cơ hội sử dụng tối đa các công cụ đầu tư quốc tế khi thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

Bên cạnh đó, việc xuất hiện các loại giao dịch đặc biệt này cũng đặt ra vấn đề xác định luật điều chỉnh là pháp luật đầu tư hay pháp luật chuyên ngành khác nhằm đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ pháp luật. Hiện nay, các hoạt động chuyển một phần hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài (đặt gia công quốc tế) hoặc hoạt động nhượng quyền kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài mới được Luật Thương mại 2005 tạo ra các cơ sở pháp lý ban đầu. Tất nhiên, điều này phù hợp với trình độ phát triển và nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, theo phân tích ở phần trên, đến một chừng mực phát triển nào đó, các giao dịch này nên được điều chỉnh bằng các quy phạm của pháp luật đầu tư để đảm bảo phản ánh đầy đủ tính chất, đặc điểm của hoạt động đầu tư trong các giao dịch này và xây dựng cơ chế điều chỉnh thích hợp hơn đảm bảo quyền và lợi ích của Nhà nước và các chủ thể.

3.2.4. Thúc đẩy việc hình thành các thiết chế hỗ trợ đầu tƣ

Vai trò của các thể chế hỗ trợ đầu tư cần được nhận thức đúng nhằm thúc đẩy và hỗ trợ hoạt động đầu tư quốc tế. Kinh nghiệm từ các nước thành công trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài như Trung Quốc cho thấy vai trò quan trọng của Chính phủ trong việc xây dựng chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài nhằm huy động những nguồn lực trong nước và tạo ra những bảo đảm pháp lý thống nhất cho các nhà đầu tư.

Các thể chế hỗ trợ đầu tư không những tạo ra những yếu tố thuận lợi cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư của quốc gia (các hiệp định về đầu tư) mà còn trực tiếp là cơ sở để thực hiện các hình thức đầu tư nhất định (quỹ đầu tư, các công ty xuyên quốc gia).

Thực tiễn hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam trong 6 năm qua cho thấy, mặc dù các doanh nghiệp nỗ lực vượt khó khăn để tiến hành đầu tư ra nước ngoài nhưng hiệu quả đầu tư đạt được rất thấp. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 4 năm 2006, tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam đã lên đến 655 triệu USD nhưng vốn thực hiện chỉ đạt khoảng 5% tổng vốn đăng ký. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do Việt Nam chưa có một chính sách, chiến lược khuyến khích nhà đầu tư Việt Nam thực hiện đầu tư ra nước ngoài. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước hiện nay còn chịu nhiều tác động của quy hoạch phát triển của từng Bộ, ngành. Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư của nhà đầu tư Việt Nam ở nước ngoài chưa có được một cơ chế bảo đảm vững chắc. Việc hình thành các tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam diễn ra chậm. Các doanh nghiệp quy mô lớn của Việt Nam vẫn còn yếu về tiềm lực tài chính và kinh nghiệm kinh doanh quốc tế nên chưa đủ sức đóng vai trò đầu tàu để tạo ra những bước đột phá trong thị trường đầu tư quốc tế.

Cùng với việc áp dụng các quy định mới của Luật Đầu tư 2005, Chính phủ Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng chính sách đồng bộ khuyến khích và hỗ trợ các nhà đầu tư Việt Nam tiến hành hoạt động đầu tư ra nước ngoài song song với chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Cơ quan quản lý nhà nước cần có nhận thức đúng đắn hơn về vai trò, vị trí của hoạt động đầu tư ra nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế quốc gia. Việc tham

gia tích cực của Việt Nam trong các thể chế đầu tư quốc tế sẽ mở đường cho dòng đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài.

KẾT LUẬN

Hoạt động đầu tư quốc tế đang phát triển rất nhanh chóng trong thời gian qua đang đặt ra nhiều yêu cầu, cơ hội và thách thức đối với các quốc gia đang phát triển bắt đầu tham gia môi trường kinh doanh quốc tế. Nhiều quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam đã và đang nỗ lực để đưa nền kinh tế của mình hội nhập với nền sản xuất kinh doanh toàn cầu mà một trong những chiến lược quan trọng là quốc tế hóa hoạt động của các doanh nghiệp trong nước.

Trong thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong hoạt động xây dựng pháp luật, làm cho hệ thống pháp luật của mình tương thích với những chuẩn mực pháp luật quốc tế trên cơ sở những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mình. Đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư, pháp luật về đầu tư của Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể nhằm từng bước mở rộng lĩnh vực hoạt động của nhà đầu tư, gỡ bỏ những hạn chế, rào cản trong hoạt động đầu tư và tăng cường các biện pháp bảo đảm đầu tư, tiến tới xây dựng môi trường đầu tư thông thoáng và minh bạch. Đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài, việc thay đổi nhận thức về vai trò, vị trí của đầu tư ra nước ngoài đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc gia đã và đang được thể chế hóa trong các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động này. Trong thời gian tới, nhà đầu tư Việt Nam sẽ có được các công cụ đầu tư cần thiết và linh hoạt cùng những bảo đảm vững chắc cho hoạt động đầu tư ở nước ngoài.

Tuy nhiên, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam vẫn đang ở những bước đi ban đầu. Do vậy, còn nhiều vấn đề trên phương diện lý luận và thực tiễn cần được tiếp tục nghiên cứu nhằm hoàn thiện hơn khung pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài, đảm bảo quyền lợi và cơ hội đầu tư của nhà đầu tư Việt Nam. Từ góc độ tiếp cận đó, bản luận văn này đã cố

gắng phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về hình thức đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư Việt Nam nhằm mục đích phân tích bản chất và đặc điểm của hình thức đầu tư ra nước ngoài, đánh giá thực trạng pháp luật về hình thức đầu tư ra nước ngoài, nhận diện và phân tích một số vấn đề liên quan và đưa ra một số quan điểm nhằm hoàn thiện pháp luật về hình thức đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam. Thiết nghĩ, đây là một nhiệm vụ cần huy động được tâm huyết của các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học, các nhà hoạt động thực tiễn trong các lĩnh vực liên quan và cần mang tính chiến lược tổng thể, một mặt phải giải quyết được những nhiệm vụ trước mắt, đồng thời bao quát những giải pháp lâu dài. Tác giả của luận văn hy vọng rằng những nghiên cứu nêu ra tại luận văn này sẽ có thể góp vào quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam trong thời gian tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo Tiếng Việt:

1. Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2006.

2. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 được sửa đổi, bổ sung năm 1996 và năm 2000.

3. Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 thông qua ngày 13 tháng 12 năm 2005, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 6 năm 2006.

4. Luật Thương mại số 36/2005/QH11 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005.

5. Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 1999 của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam. 6. Thông tư số 05/2001/TT-BKH ngày 30 tháng 8 năm 2001 của Bộ

Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam.

7. Quyết định số 116/2001/QĐ-TTg ngày 2 tháng 8 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về một số ưu đãi, khuyến khích đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực hoạt động dầu khí.

8. Thông tư số 01/2001/TT-NHNN ngày 19 tháng 1 năm 2001 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam. 9. Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 1998 của Chính

phủ về quản lý ngoại hối.

10. Thông tư số 01/1999/TT-NHNN7 ngày 16 tháng 4 năm 1999 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thi hành Nghị định số

63/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối.

11. Nghị định số 05/2001/NĐ-CP ngày 17 tháng 1 năm 2001 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối. 12. Thông tư số 97/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2002 của Bộ

Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.

13. Thông tư số 04/2005/TT-NHNN ngày 26 tháng 8 năm 2005 của ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung khoản 6 Mục III Thông tư số 01/2001/TT-NHNN ngày 19/1/2001 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam.

14. Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

15. Thông tư số 09/2006/TT-BTM ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Bộ Thương mại hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại 16. Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính

phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

17. Quyết định số 73/2004/QĐ-BTC ngày 3 tháng 9 năm 2004 của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán và Công ty quản lý quỹ.

18. Luật Đầu tư, Dự thảo lần thứ 6. 19. Luật Đầu tư, Dự thảo lần thứ 17.

20. Nghị định Quy định hướng dẫn Luật Đầu tư, Dự thảo lần thứ 14. 21. Nghị định quy định về đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư tại Việt

22. Hiệp định giữa Việt Nam và Hoa Kỳ về quan hệ thương mại,

Chương IV “Phát triển quan hệ đầu tư”, Điều 1 “Các Định nghĩa”,

Công báo số 7, 8 từ ngày 22 đến 28/2/2002.

23. Từ điển Kinh tế - Thương mại Anh - Việt, Nhà xuất bản Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 1997.

24. Từ điển Tiếng Việt, Trung Tâm Từ điển học, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 1996.

25. Nguyễn Văn Tuấn, Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế ở Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, 2005.

26. Nguyễn Hồng Sơn (Chủ biên), Điều tiết sự di chuyển của dòng vốn tư nhân gián tiếp nước ngoài ở một số nước đang phát triển (Sách tham khảo), Viện Kinh tế Chính trị Thế giới, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005.

27. Vũ Thị Bạch Tuyết, Nguyễn Tiến Thuận, Vũ Duy Vĩnh, Giải pháp huy động vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ - Vốn nước ngoài đối với phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội, 1 - 2004.

28. Axel Mierke, Các yếu tố đầu vào và cơ sở chiến lược nhằm thúc đẩy đầu tư trực tiếp của Cộng hòa liên bang Đức tại Việt Nam, Dự án xúc tiến Đầu tư và Hợp tác kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Cục Đầu tư nước ngoài - Tổ chức Hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ), tháng 11 - 2003. 29. Từ điển Chính sách Thương mại Quốc tế, Dự án hỗ trợ Chính sách

thương mại đa biên (MUTRAP), Ban quản lý dự án MUTRAP, Hà Nội, 2003.

30. Kim Ngọc (Chủ biên), Kinh tế thế giới 2003 - 2004: Đặc điểm và triển vọng, Sách tham khảo, Viện Kinh tế thế giới, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.

31. Chính sách phát triển kinh tế: Kinh nghiệm và bài học của Trung Quốc, Tập I, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), Chương trình phát triển Liên Hợp quốc tại Việt Nam (Dự án VIE 01/012).

32. Phan Minh Tuấn, Tập đoàn kinh tế Trung Quốc và kinh nghiệm đối với Việt Nam, Thông tin khu công nghiệp Việt Nam, tháng 4-2003, http://www.vienkinhte.hochiminhcity.gov.vn/xemtin.asp?idcha =1676&cap=3&id=1713.

33. Nguyễn Thường Lạng, Một số ý kiến về khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài trong Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số tháng 6/2004.

34. Trần Văn Thắng, Về phương thức điều chỉnh Đầu tư nước ngoài ở Việt Nam và các nước, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 11/1998. 35. Lý Quý Trung, Franchise - Bí quyết thành công bằng mô hình

nhượng quyền kinh doanh, Nhà xuất bản Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2005.

36. Võ Thuận, Nhượng quyền thương hiệu ra nước ngoài: Cái khó bó cái khôn, bài đăng tại trang thông tin điện tử của báo Diễn đàn doanh nghiệp, http://www.dddn.com.vn/webplus/viewer.asp?pgid=13&aid=14079. 37. Imad A.Moosa, Đầu tư trực tiếp nước ngoài - Lý thuyết, bằng chứng

và thực tiễn, Nhà xuất bản Palgrave, 2002, bản dịch của Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương.

38. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Dự án STAR-Việt Nam, Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Tác động của Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ đến đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ tại Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005.

39. An Thị Hoàng Hoang, Cần sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Công nghiệp, kỳ I, tháng 4 năm 2005.

40. Nguyễn Hữu Huy Nhựt, Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam: Khó khăn và thách thức, bài đăng trên tạp chí Phát triển Kinh tế, số 3/2005.

41. Thẩm Hồng Thụy, “Vương quốc” công nghệ CDMA, bài đăng trên Báo Lao động số 312 ngày 11/11/2005.

42. Minh Lê, Giang Chu Minh, nhà lãnh đạo của Haier, Thời báo Kinh tế Sài gòn, số 22-2005, ngày 22 tháng 5 năm 2005.

43. Doanh nghiệp Trung Quốc ồ ạt di dời sang các nước láng giềng, bài đăng trên Báo điện tử VietnamNet ngày 06/11/2005.

44. Việt Nam - “Cửa ngõ” vào ASEAN của các tập đoàn Hàn Quốc, bài đăng trên Báo điện tử VietNamNet ngày 8/10/2004, http://www.vnn.vn/kinhte/2004/10/333064. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

45. Đầu tư ra nước ngoài là xu hướng tất yếu, bài đăng trên trang tin điện tử Thời báo Kinh tế Việt Nam, ngày 15/09/2005.

46. Xuân Toàn, Không làm ngay sẽ muộn, bài đăng trên trang tin điện tử của báo Tuổi trẻ http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx? ArticleID=98069&ChannelID=11.

47. Công Thắng, Vượt khỏi “Vòng tay bảo hộ”, bài viết đăng trên trang

Một phần của tài liệu Pháp luật về hình thức đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp việt nam (Trang 100 - 114)