1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xuất khẩu thủy sản của tỉnh Thanh Hóa Thực trạng và giải pháp

105 961 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • Trang Bìa

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

  • DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

  • MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN

  • 1.1. Một số vấn đề chung về xuất khẩu thủy sản

  • 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản

  • 1.1.2. Đặc điểm của xuất khẩu thủy sản

  • 1.1.3. Các hình thức xuất khẩu thủy sản

  • 1.2. Vai trò của xuất khẩu thủy sản

  • 1.2.1. Đóng góp vào GDP và tích lũy vốn ngoại tệ

  • 1.2.2. Góp phần đổi mới công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế

  • 1.2.3. Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động

  • 1.3. Những lợi thế của Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu thủy sản

  • 1.3.1. Vị trí địa lý

  • 1.3.2. Nguồn lợi thủy sản

  • 1.3.3. Nguồn nhân lực

  • 1.3.4. Khoa học công nghệ

  • 1.3.5. Chính sách nhà nước

  • 1.4. Thực tiễn xuất khẩu thủy sản ở một số địa phương và khả năng áp dụng vào tỉnh Thanh Hóa

  • 1.4.1. Thực tiễn xuất khẩu thủy sản của tỉnh Quảng Ninh

  • 1.4.2. Thực tiễn xuất khẩu thủy sản của tỉnh Hà Tĩnh

  • 1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Thanh Hóa

  • CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA TỈNH THANH HÓA TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY

  • 2.1. Những tiềm năng lợi thế của tỉnh Thanh Hóa trong xuất khẩu thủy sản

  • 2.1.1. Vị trí địa lý thuận lợi cho giao thương hàng hóa với các nước

  • 2.1.2. Nguồn lợi thủy sản phong phú, đa dạng

  • 2.1.3. Lao động dồi dào và tương đối có kinh nghiệm

  • 2.2. Hoạt động xuất khẩu thủy sản của tỉnh Thanh Hóa 2000 – 2012

  • 2.2.1. Chính sách xuất khẩu thủy sản của tỉnh Thanh Hóa

  • 2.2.2. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của tỉnh Thanh Hoá 2000 – 2012

  • 2.3. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu thủy sản của tỉnh Thanh Hóa từ 2000 - 2012

  • 2.3.1. Những thành tựu đạt được

  • 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

  • CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020

  • 3.1. Quy hoạch phát triển sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản của tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020

  • 3.1.1. Xu hướng biến động của thị trường hàng thuỷ sản và triển vọng xuất khẩu thuỷ sản của tỉnh Thanh Hoá

  • 3.1.2. Quy hoạch phát triển sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản đến năm 2015 & 2020

  • 3.2. Định hướng, mục tiêu xuất khẩu thủy sản của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020

  • 3.2.1. Định hướng

  • 3.2.2. Mục tiêu xuất khẩu thủy sản đến 2020

  • 3.3. Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy xuất khẩu thủy sản ở tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020

  • 3.3.1. Đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủy sản

  • 3.3.2. Đổi mới công nghệ chế biến đi đôi với tăng cường kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm

  • 3.3.3. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản

  • 3.3.4. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực

  • KẾT LUẬN

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TẠ KIM SEN XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA TỈNH THANH HÓA: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Chuyên ngành : KTTG&QHKTQT Mã số :60 31 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Mai Thị Thanh Xuân Hà Nội - 2013 MC LC Trang DANH MC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT i DANH MC CÁC BẢNG BIỂU ii MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động xuất khẩu thủy sản 7 1.1. Một số vấn đề chung về xuất khẩu thủy sản 7 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 7 1.1.2. Đặc điểm của xuất khẩu thủy sản 8 1.1.3. Các hình thức xuất khẩu thủy sản 10 1.2. Vai trò của xuất khẩu thủy sản 12 1.2.1. Đóng góp vào GDP và tích lũy vốn ngoại tệ 12 1.2.2. Góp phần đổi mới công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế14 1.2.3. Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động 15 1.3. Những lợi thế của Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu thủy sản 17 1.3.1. Vị trí địa lý 17 1.3.2. Nguồn lợi thủy sản 17 1.3.3. Nguồn nhân lực 19 1.3.4. Khoa học công nghệ 20 1.3.5. Chính sách nhà nước 22 1.4. Thực tiễn xuất khẩu thủy sản ở một số địa phương và khả năng áp dụng vào tỉnh Thanh Hóa 24 1.4.1. Thực tiễn xuất khẩu thủy sản của tỉnh Quảng Ninh 24 1.4.2. Thực tiễn xuất khẩu thủy sản của tỉnh Hà Tĩnh 27 1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Thanh Hóa 29 Chƣơng 2: Thực trạng xuất khẩu thủy sản của tỉnh Thanh Hóa từ năm 2000 đến nay 32 2.1. Những tiềm năng lợi thế của tỉnh Thanh Hóa trong xuất khẩu thủy sản . 32 2.1.1. Vị trí địa lý thuận lợi cho giao thương hàng hóa với các nước 32 2.1.2. Nguồn lợi thủy sản phong phú, đa dạng 33 2.1.3. Lao động dồi dào và tương đối có kinh nghiệm 35 2.2. Hoạt động xuất khẩu thủy sản của tỉnh Thanh Hóa 2000 – 2012 37 2.2.1. Chính sách xuất khẩu thủy sản của tỉnh Thanh Hóa 37 2.2.2. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của tỉnh Thanh Hoá 2000 – 2012 40 2.3. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu thủy sản của tỉnh Thanh Hóa từ 2000 - 2012 56 2.3.1. Những thành tựu đạt được 56 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 61 Chƣơng 3: Định hƣớng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 67 3.1. Quy hoạch phát triển sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản của tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020 67 3.1.1. Xu hướng biến động của thị trường hàng thuỷ sản và triển vọng xuất khẩu thuỷ sản của tỉnh Thanh Hoá 67 3.1.2. Quy hoạch phát triển sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản đến năm 2015 & 2020 73 3.2. Định hướng, mục tiêu xuất khẩu thủy sản của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 75 3.2.1. Định hướng 75 3.2.2. Mục tiêu xuất khẩu thủy sản đến 2020 76 3.3. Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy xuất khẩu thủy sản ở tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 78 3.3.1. Đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủy sản 78 3.3.2. Đổi mới công nghệ chế biến đi đôi với tăng cường kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm 83 3.3.3. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản 86 3.3.4. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 91 KẾT LUẬN 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 i DANH MC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa Tiếng Anh Tiếng Việt 1 ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 2 CV Cheval-vapeur Mã lực/ Công suất 3 EU European Union Liên minh Châu Âu 4 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội 5 HACCP Hazard Analysis Critical Control Point Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn 6 ISO The International Organization for Standardization Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa 7 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới ii DANH MC CÁC BẢNG BIỂU STT Số hiệu Tên bảng biểu Trang 1 Bảng 2.1 Sản lượng thủy sản từ năm 2000 – 2012 41 2 Bảng 2.2 Giá trị sản xuất thủy sản từ năm 2000 – 2012 45 3 Bảng 2.3 Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản 47 4 Bảng 2.4 Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của tỉnh Thanh Hóa từ năm 2000 – 2012 49 5 Bảng 2.5 Giá thủy sản trên thị trường thế giới 52 6 Bảng 2.6 Giá trị xuất khẩu tiểu ngạch và chính ngạch của hàng thủy sản tỉnh Thanh Hóa 54 7 Bảng 3.1 Mục tiêu xuất khẩu thủy sản của tỉnh Thanh Hóa 76 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu hướng và mục tiêu chung của tất cả các nước trên thế giới. Trong bối cảnh đó, quốc gia nào biết phát huy nội lực, tiếp thu những cơ hội thuận lợi và vượt qua những thách thức thì quốc gia đó sẽ phát triển vững mạnh. Vì vậy, tại các nước đang phát triển, để tạo vốn cho sự phát triển kinh tế - xã hội, việc phát triển các ngành kinh tế tận dụng được lợi thế so sánh là vô cùng quan trọng. Nhận thức được điều đó, Việt Nam đã không ngừng đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các ngành hàng có thế mạnh như gạo, dệt may, cao su, cà phê, thủy sản, giày dép, sản phẩm gỗ, lắp ráp linh kiện máy tính điện tử…., trong đó, thủy sản là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực và góp phần đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho Việt Nam, đưa nước ta lên vị trí các nước xuất khẩu thủy hải sản hàng đầu trên thế giới. Thanh Hóa là một trong những tỉnh có nhiều tiềm năng và cơ hội để phát triển ngành thủy sản, đặc biệt là xuất khẩu thủy sản. Đó là, Thanh Hóa có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên rất thuận lợi, với 102 km chiều dài bờ biển; ngư trường rộng lớn; năng lực đánh bắt và nuôi trồng thủy sản lớn, cùng với những chính sách hợp lý của tỉnh và sự năng động sáng tạo của các đơn vị sản xuất kinh doanh thủy sản, của hàng ngàn lao động trong nghề cá là nguồn lực cơ bản mà tỉnh có thể khai thác để phát triển thủy sản, theo hướng “bền vững”. Trong những năm qua, ngành thủy sản của tỉnh đã thực sự có một chỗ đứng ngày càng một vững chắc trên thị trường thế giới, góp phần vào tăng trưởng kinh tế trong tỉnh, giải quyết công ăn việc làm và làm đổi mới đời sống nhân dân cho các huyện ven biển. Vì thế ngành thủy sản được xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn, đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong sự nghiệp công nghiệp hoá của tỉnh. 2 Trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến nay, xuất khẩu thủy sản của tỉnh đã phát triển khá mạnh song vẫn còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại và thách thức do yếu tố chủ quan và khách quan: cơ sở xuất khẩu thủy sản chưa bắt ứng kịp với những thay đổi về nhu cầu hàng thủy sản của thị trường; mặt hàng xuất khẩu chưa phong phú đa dạng; có nhiều thị trường nhập khẩu khó tính như Mỹ, Nhật Bản, EU Vấn đề đặt ra cho tỉnh Thanh Hóa hiện nay là: tiềm năng của ngành thủy sản đã được khai thác đến đâu? Tỉnh đã có những chính sách và biện pháp gì để khuyến khích các doanh nghiệp và hộ gia đình phát triển mạnh ngành thủy sản? và trong thời gian tới cần phải làm gì để tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản, đưa ngành thủy sản phát triển xứng tầm với vị trí của nó trong nền kinh tế của tỉnh. Đó là những câu hỏi nghiên cứu sẽ được giải đáp trong luận văn thạc sỹ: “Xuất khẩu thủy sản của tỉnh Thanh Hóa: Thực trạng và giải pháp”. 2. Tình hình nghiên cứu Tại Việt Nam, thủy sản được xác định là ngành có nhiều tiềm năng, và trên thực tế kim ngạch xuất khẩu thủy sản đã đạt con số trên 6,11 tỷ USD năm 2011, chiếm khoảng 6,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nền kinh tế. Với vai trò đó, ngành thủy sản đã thu hút sự quan tâm của nhiều cấp, nhiều ngành nghiên cứu. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu được công bố xung quanh vấn đề này, trong đó có các công trình đáng chú ý là: “Hệ thống giải pháp đồng bộ đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam từ nay đến năm 2020”, luận án tiến sĩ của Nguyễn Xuân Minh, trường đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Trong công trình này, tác giả đánh giá toàn diện thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 1990 – 2006, đặc biệt rút ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của hoạt động xuất khẩu thủy sản trong bối cảnh cạnh tranh mới trên phạm vi khu vực và thế giới. 3 Từ đó tác giả đưa ra một số quan điểm mới làm cơ sở cho việc đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản: nâng cao chất lượng thủy sản xuất khẩu, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng, quảng bá thương hiệu và nâng cao khả năng thâm nhập thị trường nước ngoài của thủy sản xuất khẩu; đảm bảo xuất khẩu thủy sản bền vững; xây dựng các liên kết dọc và ngang trong chuỗi cung ứng thủy sản xuất khẩu; các giải pháp về khoa học, công nghệ; phát triển các ngành, lĩnh vực phụ trợ. “Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, luận văn thạc sĩ kinh tế của Đỗ Minh Hạnh, Trường Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội, 2005. Tác giả đã nghiên cứu một số vấn đề chung về xuất khẩu thủy sản và hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam từ năm 1990 đến năm 2005 trong mối quan hệ với tình hình sản xuất, chế biến thủy sản cho xuất khẩu và diễn biến của thị trường thế giới; phát hiện ra tiềm năng cũng như những tồn tại và hạn chế của xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam; qua đó đưa ra một số gợi ý về giải pháp nhằm đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời gian tới. “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO”, luận văn thạc sĩ kinh tế của Võ Thị Hồng Lan, Trường Đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội, 2009. Ở đây, tác giả nghiên cứu một số vấn đề lý luận cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu. Khảo cứu tình hình nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản ở một số quốc gia, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và tập trung nghiên cứu tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào các thị trường trọng điểm trên một số phương diện như giá cả, chất lượng sản phẩm, cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu, thương hiệu sản phẩm trong thời gian từ năm 2000 đến năm 2009, hướng đến năm 2020; nghiên cứu những cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ WTO cùng những ảnh hưởng của nó đến xuất khẩu thủy sản của nước ta; 4 đề xuất các giải pháp chủ yếu từ phía nhà nước, doanh nghiệp, hội chế biến và xuất khẩu thủy sản để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản thời gian tới. “Kế hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Thanh Hóa 2001 – 2005”, luận văn tốt nghiệp của Nguyễn Văn Trung. Tác giả đã phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm 1996 – 2001 ngành thủy sản tỉnh Thanh Hóa, từ đó xây dựng kế hoạch phát triển 5 năm tiếp theo của ngành thủy sản tỉnh Thanh Hóa 2001 – 2005 và đưa ra một số giải pháp thực hiện kế hoạch đó là: giải pháp huy động vốn; đổi mới công nghệ; đào tạo lao động; cơ cấu lại và phát triển các lĩnh vực sản xuất nghề cá; liên kết giữa sản xuất và chế biến. Nhìn chung, phần lớn các công trình nghiên cứu trên đều đã phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói chung, đưa ra những nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Còn xuất khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thì còn rất ít được quan tâm. Có một vài công trình ít ỏi nghiên cứu vấn đề này thì lại được thực hiện chủ yếu là trước năm 2005; trong khi đó, sự biến động của nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam lại diễn ra hết sức nhanh chóng. Điều đó đòi hỏi phải có những công trình nghiên cứu cập nhật hơn và đầy đủ hơn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là: Mục đích nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện thực trạng xuất khẩu thủy sản ở tỉnh Thanh Hóa, để đề xuất các giải pháp khắc phục những hạn chế nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản của tỉnh trong thời gian tới hiệu quả hơn. Nhiệm vụ của luận văn là: - Luận giải một số vấn đề cơ bản về hoạt động xuất khẩu thủy sản [...]... luận và thực tiễn về hoạt động xuất khẩu thủy sản Chương 2: Thực trạng xuất khẩu thủy sản của tỉnh Thanh Hóa từ năm 2000 đến nay Chương 3: Định hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 6 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN 1.1 Một số vấn đề chung về xuất khẩu thủy sản 1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1 Xuất khẩu hàng hóa Xuất. .. giá thực trạng hoạt động xuất khẩu thủy sản của tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay - Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: đề tài nghiên cứu những tiềm năng lợi thế của tỉnh Thanh Hóa trong xuất khẩu thủy sản (vị trí địa lý, nguồn lợi thủy sản, lao động); chính sách xuất khẩu thủy sản của tỉnh; ... cơ sở (chỉ tiêu gốc) 6 Đóng góp mới của luận văn - Làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về xuất khẩu thủy sản - Phân tích và làm rõ thực trạng xuất khẩu thủy sản của tỉnh Thanh Hóa từ năm 2000 đến nay - Đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 7 Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương:... điểm của xuất khẩu thủy sản 1.1.2.1 Đặc điểm sản phẩm thủy sản xuất khẩu Sản phẩm thủy sản bao gồm sản phẩm thủy sản tự nhiên được đánh bắt từ biển hoặc những vùng nước ngọt, lợ trong đất liền và các sản phẩm thủy sản nuôi trồng Đó là các loài cá, động vật thân mềm, loài giáp xác được sử dụng làm thực phẩm phục vụ mục đích tiêu dùng hoặc kinh doanh thương mại [32] Sản phẩm thủy sản và sản phẩm thủy sản. .. làm và tăng thu nhập cho người lao động Tác động của xuất khẩu thủy sản đến đời sống nhân dân bao gồm nhiều mặt: Xuất khẩu thủy sản góp phần không nhỏ vào việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động Vì thông qua hoạt động xuất khẩu thủy sản thu hút 15 được hàng triệu lao động trong các ngành sản xuất các mặt hàng xuất khẩu Đồng thời với việc thu hút sử dụng lao động, hoạt động xuất khẩu thủy sản. .. trước nhiều khó khăn và thử thách mới Nhận định được tình hình đó, Nhà nước ta đã có đủ các chính sách, biện pháp hỗ trợ về tài chính tín dụng để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thuỷ sản như miễn giảm thuế xuất khẩu thuỷ sản và nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để chế biến thuỷ sản xuất khẩu, tăng cường hoạt động tài trợ xuất khẩu và thành lập quỹ hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản Do thuỷ sản thuộc nhóm hàng... thúc đẩy ngành thủy sản phát triển và góp phần làm tăng trưởng kinh tế trong nước 1.2.2 Góp phần đổi mới công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Xuất khẩu thủy sản tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho sản xuất thủy sản trong nước phát triển ổn định, nâng cao năng lực sản xuất và năng suất tăng cao Thông qua xuất khẩu thủy sản, hàng thủy sản của ta sẽ tham gia và cuộc cạnh tranh... ngành và các lĩnh vực kinh tế Hoạt động xuất khẩu có phạm vi vượt ra khỏi biên giới của một quốc gia, là hoạt động mang tính quốc tế Chính vì lẽ đó, hoạt động xuất khẩu phải tuân thủ các nguyên tắc, luật pháp, quy định của quốc gia nhập khẩu, của quốc tế và của những sân chơi chung mà chúng ta tham gia 1.1.1.2 Thủy sản và xuất khẩu thủy sản Thủy sản là một thuật ngữ chỉ chung về những nguồn lợi, sản. .. của tỉnh; nghiên cứu hoạt động xuất khẩu thủy sản, thể hiện trên nhiều mặt: sản lượng, giá trị kim ngạch, giá cả và thị trường * Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: đề tài nghiên cứu hoạt động xuất khẩu thủy sản diễn ra trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và một số tỉnh trong nước để vận dụng kinh nghiệm - Về thời gian: đề tài nghiên cứu tình hình xuất khẩu thủy sản tỉnh Thanh Hóa từ năm 2000 đến nay (vì trong... qua, những giải pháp mà tỉnh thực hiện là kinh nghiệm quý báu cho các tỉnh học tập vận dụng hợp lý vào địa phương mình Trước hết, trên cơ sở điều kiện tự nhiên sẵn có, tỉnh và các cơ quan ban ngành chủ trương đổi mới và đa dạng hóa sản phẩm thủy sản xuất khẩu nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của thị trường các nước Đồng thời chú trọng vào những sản phẩm xuất khẩu chủ lực, lợi thế của tỉnh; chủ động . 1.4. Thực tiễn xuất khẩu thủy sản ở một số địa phương và khả năng áp dụng vào tỉnh Thanh Hóa 24 1.4.1. Thực tiễn xuất khẩu thủy sản của tỉnh Quảng Ninh 24 1.4.2. Thực tiễn xuất khẩu thủy sản của. luận và thực tiễn về hoạt động xuất khẩu thủy sản Chương 2: Thực trạng xuất khẩu thủy sản của tỉnh Thanh Hóa từ năm 2000 đến nay Chương 3: Định hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản. 61 Chƣơng 3: Định hƣớng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 67 3.1. Quy hoạch phát triển sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản của tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020

Ngày đăng: 07/07/2015, 17:22

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w