Xuất khẩu thủy sản của tỉnh thanh hóa thực trạng và giải pháp

7 283 1
Xuất khẩu thủy sản của tỉnh thanh hóa thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Xuất khẩu thủy sản của tỉnh Thanh Hóa: Thực trạng và giải pháp Tạ Kim Sen Trường Đại học Kinh Tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Kinh Tế Thế Giới & Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế Mã số 60 31 07 Người hướng dẫn: PGS.TS Mai Thị Thanh Xuân Năm bảo vệ: 2013 Abstract. Luận giải một số vấn đề cơ bản về hoạt động xuất khẩu thủy sản. Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu thủy sản của tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay. Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Áp dụng các giải pháp đã đề xuất vào các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của tỉnh, vào các huyện có nuôi trồng, đánh bắt thủy sản để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản của tỉnh. Keywords. Xuất khẩu; Kinh tế đối ngoại; Thủy sản; Thanh Hóa. Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu hướng và mục tiêu chung của tất cả các nước trên thế giới. Trong bối cảnh đó, quốc gia nào biết phát huy nội lực, tiếp thu những cơ hội thuận lợi và vượt qua những thách thức thì quốc gia đó sẽ phát triển vững mạnh. Vì vậy, tại các nước đang phát triển, để tạo vốn cho sự phát triển kinh tế - xã hội, việc phát triển các ngành kinh tế tận dụng được lợi thế so sánh là vô cùng quan trọng. Nhận thức được điều đó, Việt Nam đã không ngừng đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các ngành hàng có thế mạnh như gạo, dệt may, cao su, cà phê, thủy sản, giày dép, sản phẩm gỗ, lắp ráp linh kiện máy tính điện tử…., trong đó, thủy sản là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực và góp phần đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho Việt Nam, đưa nước ta lên vị trí các nước xuất khẩu thủy hải sản hàng đầu trên thế giới. Thanh Hóa là một trong những tỉnh có nhiều tiềm năng và cơ hội để phát triển ngành thủy sản, đặc biệt là xuất khẩu thủy sản. Đó là, Thanh Hóa có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên rất thuận lợi, với 102 km chiều dài bờ biển; ngư trường rộng lớn; năng lực đánh bắt và nuôi trồng thủy sản lớn, cùng với những chính sách hợp lý của tỉnh và sự năng động sáng tạo của các đơn vị sản xuất kinh doanh thủy sản, của hàng ngàn lao động trong nghề cá là nguồn lực cơ bản mà tỉnh có thể khai thác để phát triển thủy sản, theo hướng “bền vững”. Trong những năm qua, ngành thủy sản của tỉnh đã thực sự có một chỗ đứng ngày càng một vững chắc trên thị trường thế giới, góp phần vào tăng trưởng kinh tế trong tỉnh, giải quyết công ăn việc làm và làm đổi mới đời sống nhân dân cho các huyện ven biển. Vì thế ngành thủy sản được xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn, đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong sự nghiệp công nghiệp hoá của tỉnh. Trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến nay, xuất khẩu thủy sản của tỉnh đã phát triển khá mạnh song vẫn còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại và thách thức do yếu tố chủ quan và khách quan: cơ sở xuất khẩu thủy sản chưa bắt ứng kịp với những thay đổi về nhu cầu hàng thủy sản của thị trường; mặt hàng xuất khẩu chưa phong phú đa dạng; có nhiều thị trường nhập khẩu khó tính như Mỹ, Nhật Bản, EU Vấn đề đặt ra cho tỉnh Thanh Hóa hiện nay là: tiềm năng của ngành thủy sản đã được khai thác đến đâu? Tỉnh đã có những chính sách và biện pháp gì để khuyến khích các doanh nghiệp và hộ gia đình phát triển mạnh ngành thủy sản? và trong thời gian tới cần phải làm gì để tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản, đưa ngành thủy sản phát triển xứng tầm với vị trí của nó trong nền kinh tế của tỉnh. Đó là những câu hỏi nghiên cứu sẽ được giải đáp trong luận văn thạc sỹ: “Xuất khẩu thủy sản của tỉnh Thanh Hóa: Thực trạng và giải pháp”. 2. Tình hình nghiên cứu Tại Việt Nam, thủy sản được xác định là ngành có nhiều tiềm năng, và trên thực tế kim ngạch xuất khẩu thủy sản đã đạt con số trên 6,11 tỷ USD năm 2011, chiếm khoảng 6,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nền kinh tế. Với vai trò đó, ngành thủy sản đã thu hút sự quan tâm của nhiều cấp, nhiều ngành nghiên cứu. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu được công bố xung quanh vấn đề này, trong đó có các công trình đáng chú ý là: “Hệ thống giải pháp đồng bộ đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam từ nay đến năm 2020”, luận án tiến sĩ của Nguyễn Xuân Minh, trường đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Trong công trình này, tác giả đánh giá toàn diện thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 1990 – 2006, đặc biệt rút ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của hoạt động xuất khẩu thủy sản trong bối cảnh cạnh tranh mới trên phạm vi khu vực và thế giới. Từ đó tác giả đưa ra một số quan điểm mới làm cơ sở cho việc đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản: nâng cao chất lượng thủy sản xuất khẩu, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng, quảng bá thương hiệu và nâng cao khả năng thâm nhập thị trường nước ngoài của thủy sản xuất khẩu; đảm bảo xuất khẩu thủy sản bền vững; xây dựng các liên kết dọc và ngang trong chuỗi cung ứng thủy sản xuất khẩu; các giải pháp về khoa học, công nghệ; phát triển các ngành, lĩnh vực phụ trợ. “Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, luận văn thạc sĩ kinh tế của Đỗ Minh Hạnh, Trường Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội, 2005. Tác giả đã nghiên cứu một số vấn đề chung về xuất khẩu thủy sản và hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam từ năm 1990 đến năm 2005 trong mối quan hệ với tình hình sản xuất, chế biến thủy sản cho xuất khẩu và diễn biến của thị trường thế giới; phát hiện ra tiềm năng cũng như những tồn tại và hạn chế của xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam; qua đó đưa ra một số gợi ý về giải pháp nhằm đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời gian tới. “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO”, luận văn thạc sĩ kinh tế của Võ Thị Hồng Lan, Trường Đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội, 2009. Ở đây, tác giả nghiên cứu một số vấn đề lý luận cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu. Khảo cứu tình hình nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản ở một số quốc gia, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và tập trung nghiên cứu tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào các thị trường trọng điểm trên một số phương diện như giá cả, chất lượng sản phẩm, cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu, thương hiệu sản phẩm trong thời gian từ năm 2000 đến năm 2009, hướng đến năm 2020; nghiên cứu những cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ WTO cùng những ảnh hưởng của nó đến xuất khẩu thủy sản của nước ta; đề xuất các giải pháp chủ yếu từ phía nhà nước, doanh nghiệp, hội chế biến và xuất khẩu thủy sản để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản thời gian tới. “Kế hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Thanh Hóa 2001 – 2005”, luận văn tốt nghiệp của Nguyễn Văn Trung. Tác giả đã phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm 1996 – 2001 ngành thủy sản tỉnh Thanh Hóa, từ đó xây dựng kế hoạch phát triển 5 năm tiếp theo của ngành thủy sản tỉnh Thanh Hóa 2001 – 2005 và đưa ra một số giải pháp thực hiện kế hoạch đó là: giải pháp huy động vốn; đổi mới công nghệ; đào tạo lao động; cơ cấu lại và phát triển các lĩnh vực sản xuất nghề cá; liên kết giữa sản xuất và chế biến. Nhìn chung, phần lớn các công trình nghiên cứu trên đều đã phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói chung, đưa ra những nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Còn xuất khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thì còn rất ít được quan tâm. Có một vài công trình ít ỏi nghiên cứu vấn đề này thì lại được thực hiện chủ yếu là trước năm 2005; trong khi đó, sự biến động của nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam lại diễn ra hết sức nhanh chóng. Điều đó đòi hỏi phải có những công trình nghiên cứu cập nhật hơn và đầy đủ hơn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là: Mục đích nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện thực trạng xuất khẩu thủy sản ở tỉnh Thanh Hóa, để đề xuất các giải pháp khắc phục những hạn chế nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản của tỉnh trong thời gian tới hiệu quả hơn. Nhiệm vụ của luận văn là: - Luận giải một số vấn đề cơ bản về hoạt động xuất khẩu thủy sản - Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu thủy sản của tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay - Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: đề tài nghiên cứu những tiềm năng lợi thế của tỉnh Thanh Hóa trong xuất khẩu thủy sản (vị trí địa lý, nguồn lợi thủy sản, lao động); chính sách xuất khẩu thủy sản của tỉnh; nghiên cứu hoạt động xuất khẩu thủy sản, thể hiện trên nhiều mặt: sản lượng, giá trị kim ngạch, giá cả và thị trường. * Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: đề tài nghiên cứu hoạt động xuất khẩu thủy sản diễn ra trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và một số tỉnh trong nước để vận dụng kinh nghiệm. - Về thời gian: đề tài nghiên cứu tình hình xuất khẩu thủy sản tỉnh Thanh Hóa từ năm 2000 đến nay (vì trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến nay, xuất khẩu thủy sản của tỉnh đã phát triển khá mạnh song vẫn còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại và thách thức do yếu tố chủ quan và khách quan: cơ sở xuất khẩu thủy sản chưa bắt ứng kịp với những thay đổi về nhu cầu hàng thủy sản của thị trường; mặt hàng xuất khẩu chưa phong phú đa dạng; có nhiều thị trường nhập khẩu khó tính như Mỹ, Nhật Bản, EU ); các giải pháp đề xuất sẽ được áp dụng từ nay đến năm 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở các số liệu thứ cấp, luận văn sử dụng phương pháp chung là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để phân tích vai trò của ngành thủy sản. Luận văn còn sử dụng một số phương pháp cụ thể khác, như: - Phương pháp thống kê, phân tích mô tả số liệu: tập hợp tài liệu, số liệu của tỉnh, sau đó tiến hành phân tích, so sánh, đối chiếu rút ra kết luận - Phương pháp so sánh: xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) 6. Đóng góp mới của luận văn - Làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về xuất khẩu thủy sản. - Phân tích và làm rõ thực trạng xuất khẩu thủy sản của tỉnh Thanh Hóa từ năm 2000 đến nay - Đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động xuất khẩu thủy sản Chương 2: Thực trạng xuất khẩu thủy sản của tỉnh Thanh Hóa từ năm 2000 đến nay Chương 3: Định hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 Reference TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (2011), Quyết định số 227 – QĐ/TU ngày 27/06/2011 ban hành chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển đến năm 2015. 2. Bộ Thủy sản (2006), Quy hoạch tổng thể phát triển đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. 3. Bộ Thủy sản (2003), Quy hoạch phát triển giống thủy sản đến năm 2010. 4. Bộ Thủy sản (2004), Chương trình hành động của Bộ thủy sản về việc đẩy nhanh công nghiệp hóa – hiện đại hóa ngành thủy sản giai đoạn 2010 – 2020. 5. Bộ Thủy sản (2006), Chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. 6. Bộ Thủy sản (1999), Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 1999 – 2010, Hà Nội. 7. Bộ Thương mại, Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam thời kỳ 2001 – 2010, Hà Nội. 8. Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa (2008), Quyết định số 980/QĐ – UBND ngày 17/04/2008 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015 và định hướng đến 2020. 9. Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa (2011), Quyết định số 630/QĐ – UBND ngày 03/03/2011 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020. 10. Cục thống kê (2010), Niên giám Thống kê tỉnh Thanh Hóa 2010. 11. Nguyễn Tử Cương (2006), Giải pháp kiểm soát an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh thủy sản đến năm 2010, Kỷ yếu hội thảo “Bàn biện pháp thực hiện chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”, Thành phố Hồ Chí Minh, 20/12. 12. Nguyễn Thành Danh, "Thương mại quốc tế (vấn đề cơ bản)", 2005, Nxb Lao động – Xã hội. 13. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng IX, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. Đỗ Minh Hạnh (2005), Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội. 15. Nguyễn Hữu Hùng (2003), Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Hà Tĩnh trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, luận văn tốt nghiệp. 16. Nguyễn Xuân Minh (2006), Hệ thống giải pháp đồng bộ đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam từ nay đến năm 2020, Luận án tiến sĩ, trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. 17. Võ Thị Hồng Lan (2009), Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội. 18. Đặng Văn Phẩm (2006), Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn thạc sĩ kinh tế, khoa kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội. 19. Nguyễn Xuân Thiên (2006), Giáo trình "Thương mại quốc tế”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 20. Hà Xuân Thông (2002), Cơ sơ lý luận chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong ngành thủy sản, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 21. Võ Thanh Thu (2002), Những giải pháp về thị trường cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, Nxb thống kê Thành phố Hồ Chí Minh 22. Võ Thanh Thu, Nguyễn Cương, và cộng sự (2002), Những giải pháp về thị trường cho sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam, Nxb Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh 23. Thủ tướng chính phủ (1999), Quyết định 224/1999/QĐ-TTg ngày 08/12/1999 phê duyệt chương trình nuôi trồng thủy sản thời kỳ 1999 – 2010. 24. Thủ tướng (2000), Quyết định 103/2000/QĐ-TTg ban hành ngày 25/08/2000 về một số chính sách phát triển giống thủy sản. 25. Thủ tướng chính phủ (2006), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội ngành thủy sản 2000 – 2010. 26. Nguyễn Văn Trung (2006), Kế hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Thanh Hóa 2001 – 2005, luận văn tốt nghiệp, trường Đại học Hồng Đức, Thanh Hóa. 27. Số liệu thống kê của sở thương mại Thanh Hóa. 28. Số liệu thống kê kinh tế - xã hội, 2000 – 2007; 2008 – 2011 và 4 tháng đầu năm 2012; Cục thống kê Thanh Hóa. 29. Số liệu thống kê Sở kế hoạch và đầu tư Thanh Hóa 30. Số liệu thống kê Sở thủy sản Thanh Hóa 31. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (1995), Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 1996 – 2010. Website: 32. http://ecvn.com 33. http://www.fao.org.vn 34. http://www.fishtenet.gov.vn 35. http://www.gso.gov.vn 36. http://nafiqad.gov.vn 37. http://snnptnt.thanhhoa.gov.vn 38. http://thanhhoa.gov.vn 39. http://vietfish.org.vn 40. http://vinanet.vn 41. http://wikipedia.org.vn . và thực tiễn về hoạt động xuất khẩu thủy sản Chương 2: Thực trạng xuất khẩu thủy sản của tỉnh Thanh Hóa từ năm 2000 đến nay Chương 3: Định hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của. hiện nay. Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Áp dụng các giải pháp đã đề xuất vào các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của tỉnh, vào các huyện. góp mới của luận văn - Làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về xuất khẩu thủy sản. - Phân tích và làm rõ thực trạng xuất khẩu thủy sản của tỉnh Thanh Hóa từ năm 2000 đến nay - Đề xuất giải pháp

Ngày đăng: 24/08/2015, 21:29

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan