Thu thập, tổng hợp số liệu, tài liệu để tổng quát lên được thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, các quy định về rào cản phi thuế quan của Nhật Bản đối với
Trang 1Hàng rào phi thuế quan Nhật Bản đối với xuất
khẩu thủy sản của Việt Nam
Bùi Thị Vân Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS chuyên ngành: Kinh tế TG và quan hệ KTQT; Mã số: 60 31 07
Người hướng dẫn: GS.TS.Nguyễn Quang Thuấn
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Khái quát được hệ thống rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế nói
chung và của Nhật Bản nói riêng Thu thập, tổng hợp số liệu, tài liệu để tổng quát lên được thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, các quy định về rào cản phi thuế quan của Nhật Bản đối với hàng thủy sản Việt Nam và phân tích tác động của các quy định đó đến hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản Nghiên cứu, đánh giá quá trình khắc phục rào cản phi thuế quan của Nhật Bản đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam nhằm chỉ rõ thuận lợi, hạn chế trong hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản Từ đó đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản trên cơ sở thích ứng với những hàng rào phi thuế quan của
Nhật Bản trong giai đoạn hiện nay
Keywords: Hàng rào phi thuế quan; Thủy sản; Xuất khẩu; Nhật Bản; Việt Nam
Content
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nhật Bản là một quốc gia có nền kinh tế phát triển trên thế giới, và vì có nhiều thuận lợi trong hợp tác phát triển, quốc gia này đang ngày càng trở thành một đối tác quan trọng của Việt Nam Trong nhiều năm gần đây, xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Nhật Bản được đẩy mạnh với kim ngạch xuất khẩu không ngừng gia tăng Có thể nói một trong những mặt hàng quan trọng được Việt Nam xuất khẩu sang Nhật nhiều nhất hiện nay là thủy sản, trong năm 2011, Nhật Bản là thị trường chiếm đến trên 17% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Ngày 1/12/2008, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) chính thức có hiệu lực tại Nhật Bản và 1 số nước ASEAN trong đó có Việt Nam Cùng với Hiệp định Đối tác kinh
tế Việt Nam – Nhật Bản ký kết ngày 25/12/2008 và có hiệu lực từ ngày 01/10/2009, đã mở ra một bước ngoặt mới trong việc xuất khẩu thủy sản cũng như các mặt hàng khác của Việt Nam sang Nhật Hai hiệp định này tạo thêm nhiều lợi thế cho nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nhưng đồng thời cũng tạo thêm nhiều rào cản mới Nhật Bản sẽ áp dụng các tiêu chuẩn vệ sinh đối với hàng hóa nhập khẩu Đây là hai lĩnh vực mà Việt Nam vẫn chưa thực hiện tốt nên có thể nói, những rào cản phi thuế quan này sẽ hạn chế nhiều đến năng lực xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật, đòi hỏi phía Việt Nam phải có những hiểu biết cần thiết về hệ thống rào cản phi thuế quan của Nhật Bản, từ đó đề
Trang 2ra những phương hướng đúng đắn trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, trong đó có mặt hàng thủy sản sang Nhật Bản Xuất phát từ thực tế đó, dưới góc độ là học viên kinh tế, chuyên ngành kinh
tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế, để góp phần tìm được lời giải hay, thiết thực đáp ứng kịp thời những yêu cầu cạnh tranh khắt khe đối với hàng thủy sản nhập khẩu trên thị trường Nhật Bản Bằng những kiến thức được tích lũy trong quá trình học tập và nghiên cứu, người viết quyết định chọn đề tài “Hàng rào phi thuế quan Nhật Bản đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam” làm luận văn của mình Trên cơ sở tìm hiểu những quy định về hàng rào phi thuế quan của Nhật Bản và phân tích, đánh giá những thành tựu đồng thời tìm ra những hạn chế, từ đó đề xuất giải pháp góp phần thúc đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
2 Tình hình nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả bài viết đã tham khảo một số cuốn sách và đề tài nghiên cứu liên quan gần đây như sau:
Cuốn sách “Đáp ứng rào cản phi thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu bền vững hàng thủy sản Việt Nam”- GS, TS Đỗ Đức Bình và TS Bùi Huy Nhượng – Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2009 Luận văn “Rào cản phi thuế quan của Nhật Bản và tác động tới hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này” – Chu Lan Hương, Đại học ngoại thương, 2011
Luận án “Các biện pháp vượt rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam” – Đào Thị Thu Giang, Đại học ngoại thương Hà Nội, 2009 Tuy nhiên, các nghiên cứu trên còn hoặc là đi nghiên cứu chung về rào cản phi thuế quan nói chung hay tổng quan rào cản tác động tới tất cả các mặt hàng chứ không đi sâu nghiên cứu tác động của rào cản phi thuế quan của Nhật Bản đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam Vì vậy, cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có một đề tài nghiên cứu một cách cụ thể về rào cản phi thuế quan của Nhật Bản đối với mặt hàng thủy sản Việt Nam
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Mục đích chính của luận văn là đi sâu nghiên cứu, phân tích những rào cản phi thuế quan của Nhật Bản có tác động như thế nào tới xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản Để
từ đó đưa ra một số giải pháp khắc phục, thích ứng với những rào cản đó nhằm nâng cao hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Tóm lược, tổng hợp những khái niệm về rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế
Thu thập, tổng hợp số liệu, tài liệu để tổng quát lên được thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, các quy định về rào cản phi thuế quan của Nhật Bản đối với hàng thủy sản Việt Nam và phân tích tác động của các quy định đó đến hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản
Nghiên cứu, đánh giá quá trình khắc phục rào cản phi thuế quan của Nhật Bản đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam nhằm chỉ rõ thuận lợi, hạn chế trong hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản Từ đó đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản trên cơ sở thích ứng với những hàng rào phi thuế quan của Nhật Bản trong giai đoạn hiện nay
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu các vấn đề chung về hàng rào phi thuế quan trong thương mại quốc tế và hàng rào phi thuế quan đang được áp dụng tại Nhật Bản, cụ thể hơn nữa là đối với mặt hàng thủy sản; thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản trong những năm gần đây, tác động của hệ thống hàng rào phi thuế quan Nhật Bản đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
và từ đó đề xuất giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản
Phạm vi nghiên cứu:
Trang 3Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu những rào cản phi thuế quan của Nhật Bản nói chung, đối với mặt hàng thủy sản nói riêng, và tác động của nó đến hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, chủ yếu đi sâu nghiên cứu tác động của hàng rào kỹ thuật và đề xuất các giải pháp đối phó với những hàng rào đó
Phạm vi về thời gian: Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu tác động của rào cản kỹ thuật đến xuất khẩu thủy sản vào Nhật Bản từ năm 2005 tới nay
5 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những vấn đề đặt ra, luận văn sẽ sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: Trước hết luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng để phân tích sự hình thành, xu hướng phát triển của các rào cản phi thuế quan trên thế giới nói chung cũng như ở Nhật Bản nói riêng
Bên cạnh đó, phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn giải quy nạp được sử dụng nhằm nêu rõ thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, các quy định về rào cản phi thuế quan của Nhật Bản và tác động của nó tới hoạt động xuất khẩu thủy sản của nước ta
Các phương pháp so sánh cũng được vận dụng trong luận văn sử dụng để so sánh hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật qua từng năm, từng thời kỳ Đồng thời, phương pháp thống kê được sử dụng như là một công cụ phân tích số liệu để minh chứng cho các vấn đề nghiên cứu
6 Những đóng góp mới của luận văn
Khái quát được hệ thống rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế nói chung và của Nhật Bản nói riêng
Nêu được thực trạng hàng rào phi thuế quan của Nhật Bản nói chung, và đối với thủy sản nói riêng Phân tích sâu tác động rào cản phi thuế quan của Nhật Bản đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này
Đề xuất một số giải pháp nhằm vượt rào cản phi thuế quan của Nhật Bản và đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về hàng rào phi thuế quan trong thương mại quốc tế
Chương 2: Thực trạng hàng rào phi thuế quan Nhật Bản đối với các sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam
Chương 3: Mô ̣t số giải pháp khắc phục, thích ứng với hàng rào phi thuế quan nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản vào thi ̣ trường Nhâ ̣t Bản
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN TRONGTHƯƠNG
MẠI QUỐC TẾ 1.1 Khái quát về hàng rào phi thuế quan trong thương mại quốc tế
1.1.1 Khái niệm và phân loa ̣i hàng rào phi thuế quan
1.1.1.1 Khái niệm
Về mă ̣t lí thuyết , hàng rào phi thuế quan là các hàng rào ngoài thuế làm ảnh hưởng đến luân chuyển hàng hóa quốc tế Tuy nhiên thời gian gần đây , phạm vi các hàng rào phi thuế quan ngày càng mở rộng khi ến cho việc đưa ra một định nghĩa rõ ràng và chặt chẽ trở nên khó khăn Cho đến nay, vẫn chưa có mô ̣t đi ̣nh nghĩa chính thức về hàng rào phi thuế quan và đi ̣nh nghĩa cũng như pha ̣m
vi của chúng phu ̣ thuộc vào các nhà nghiên cứu, các quốc gia và các tổ chức quốc tế
Tại Việt Nam, trong quá trình nghiên cứu, các nhà kinh tế thường sử dụng khái niệm về hàng rào phi thuế quan của Bộ Thương ma ̣i (nay là Bộ Công thương) như sau: “Ngoài thuế quan ra, tất cả các biê ̣n pháp khác , dù là theo quy định pháp lý hay tồn tại trên thực tế , ảnh hưởng đến mức độ và phương hướng nhâ ̣p khẩu được gọi là các rào cản phi thuế quan”
Trang 4Theo như đi ̣nh nghĩa hàng rào phi thuế quan của WTO thì “ Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp phi thuế quan mang tính cản trở đối với thương mại mà không dựa trên cơ sở pháp lý, khoa ho ̣c hoă ̣c bình đẳng”
1.1.1.2 Phân loại
Bô ̣ Thương ma ̣i (nay là Bộ Công Thương ) cũng đã đưa ra cách phân loa ̣i các hàng rào phi thuế quan thành 7 nhóm chủ yếu như sau:
Nhóm 1: Các biện pháp hạn chế định lượng (như cấm, hạn ngạch, giấy phép)
Nhóm 2: Các biện pháp quản lý giá (như tri ̣ giá tính thuế quan tối thiểu, giá nhập khẩu tối đa, phí thay đổi, phụ thu)
Nhóm 3: Các biện pháp quản lý đầu mối (như đầu mối xuất khẩu, nhâ ̣p khẩu)
Nhóm 4: Các biện pháp kĩ thuật (như quy đi ̣nh kĩ thuâ ̣t, tiêu chuẩn, thủ tục xác nhận sự phù hợp, yêu cầu về nhãn mác, kiểm di ̣ch động thực vâ ̣t)
Nhóm 5: Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời (như tự vê ̣, trợ cấp và các biê ̣n pháp đối
kháng, biê ̣n pháp chống bán phá giá)
Nhóm 6: Các biện pháp liên quan đến đầu tư (như thuế suất thuế nhâ ̣p khẩu phu ̣ thuô ̣c tỉ lê ̣ nội
đi ̣a hóa, hạn chế tiếp cận ngoại tệ, yêu cầu xuất khẩu, ưu đãi gắn với thành tích xuất khẩu)
Nhóm 7: Các biện pháp khác (như tem thuế, biểu thuế nhâ ̣p khẩu hay thay đổi, yêu cầu đảm bảo
thanh toán, yêu cầu kết hối, thủ tục hành chính , thủ tục hải quan, mua sắm chính phủ , quy tắc xuất xứ)
Có thể nhận thấy dù áp dụng phương thức nào , sử du ̣ng các công cu ̣ NTB nào thì nhìn chung các NTB chính đều thuộc 7 nhóm NTB theo phân loại của Bộ Công Thương như trên Do vâ ̣y, để nghiên cứu các tác động của rào cản phi thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu vào một quốc gia thì cách phân loa ̣i của Bộ Công Thương tỏ ra khá phù hợp
1.1.2 Đặc điểm của hàng rào phi thuế quan
* Các hàng rào phi thuế quan phong phú về hình thức
* Một hàng rào phi thuế quan có thể đồng thời đáp ứng nhiều mục tiêu với hiệu quả cao
* Hình thức thể hiện của hàng rào phi thuế quan rất phong phú nên nhiều hàng rào phi thuế quan chưa chịu sự điều chỉnh của các quy tắc thương mại
* Dự đoán việc áp dụng các hàng rào phi thuế quan là rất khó khăn, vì trên thực tế chúng thường được vận dụng trên cơ sở dự đoán chủ quan, đôi khi tùy tiện của nhà chức trách về sản xuất và nhu cầu tiêu thụ trong nước
* Không những thế, vì khó dự đoán nên các hàng rào phi thuế quan thường đòi hỏi chi phí quản lý cao và tiêu tốn nhân lực của nhà nước để duy trì hệ thống điều hành kiểm soát thương mại bằng các hàng rào phi thuế quan
* Tác động của việc sử dụng các hàng rào phi thuế quan nhằm hạn chế nhập khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước hầu như không đem lại nguồn thu tài chính trực tiếp nào cho nhà nước mà thường chỉ làm lợi cho một số doanh nghiệp hoặc ngành nhất định được bảo hộ hoặc được hưởng ưu đãi đặc quyền như được phân bổ hạn ngạch, được chỉ định làm đầu mối nhập kaharu - Điều này còn dẫn đến
sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nội bộ nền kinh tế
1.2 Hệ thống rào cản phi thuế quan trên thế giới hiện nay
Trên thế giới hiện nay, các nước đã dựng rất nhiều hàng rào phi thuế quan nhằm bảo hệ nền sản xuất trong nước Từ đó người ta có thể phân chia ra làm sáu nhóm lớn:
1.2.1 Nhóm biện pháp hạn chế định lượng
1.2.2 Nhóm các biện pháp quản lý giá cả
1.2.3 Nhóm biện pháp tài chính và tiền tệ
1.2.4 Nhóm các biện pháp về hành chính - kỹ thuật
1.2.5 Các biện pháp về bảo vệ thương mại tạm thời
1.2.6 Các biện pháp khác
1.3 Các quy định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) về ha ̀ng rào phi thuế quan
Vòng đàm phán Tokyo kết thúc năm 1979 và 17 quốc gia đã ký “Hiê ̣p đi ̣nh về rào cản kỹ thuật
trong thương mại” được go ̣i là điều lê ̣ chuẩn của GATT và thỏa thuâ ̣n về các biê ̣n pháp vê ̣ sinh và vê ̣
sinh thực phẩm Mục tiêu chung của “Hiê ̣p đi ̣nh về hàng rào kĩ thuật trong thương mại” của WTO
Trang 5nhằm đảm bảo tính thống nhất của các quy đi ̣nh kĩ thuâ ̣t và các thủ tu ̣c kiểm tra , đánh giá tính tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật Hiê ̣p đi ̣nh cũng nhằm mu ̣c đích tiêu chuẩn hóa các chỉ tiêu chất lượng hàng hóa để giảm thiểu các rào cản kĩ thuật có thể được các nước áp dụng nhằm hạn chế thương mại hàng hóa WTO khuyến nghi ̣ các nước không lâ ̣p ra những văn bản đi ngược la ̣i tinh thần tự do của Hiê ̣p đi ̣nh này
Trong nhiều Hiê ̣p đi ̣nh khác của WTO, mă ̣c dù vấn đề rào cản không được đề câ ̣p một cách trực tiếp nhưng có thể được vâ ̣n du ̣ng như : Hiê ̣p đi ̣nh nông nghiê ̣p , Hiê ̣p đi ̣nh về viê ̣c áp du ̣ng các biê ̣n pháp kiểm di ̣ch đô ̣ng - thực vâ ̣t, Hiê ̣p đi ̣nh về thương ma ̣i hàng dê ̣t may
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN NHẬT BẢN ĐỐI VỚI CÁC
SẢN PHẨM THỦY SẢN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 2.1 Mô ̣t số vấn đề chung về chính sách kiểm soát hàng nhập khẩu của Nhâ ̣t Bản
2.1.1 Hê ̣ thống thuế quan
2.1.1.1 Thuế quan
2.1.1.2 Chế độ thuế quan đặc biê ̣t
2.1.1.3 Hê ̣ thống ưu đãi thuế quan
2.1.2 Hê ̣ thống phi thuế quan
2.1.2.1 Các quy định hạn chế số lượng
a) Quy định của Nhâ ̣t Bản về các mă ̣t hàng không được phép nhâ ̣p khẩu
b) Quy định của Nhâ ̣t Bản về ha ̣n nga ̣ch số lượng
c) Quy định của Nhâ ̣t Bản về ha ̣n nga ̣ch thuế quan
d) Quy định của Nhâ ̣t Bản về giấy phép nhâ ̣p khẩu
2.1.2.2 Các quy định về tiêu chuẩn ki ̃ thuật
Tại Nhật Bản hiện nay, hê ̣ thống dấu chất lượng bao gồm nhiều loa ̣i, quy đi ̣nh cho nhiều loa ̣i hàng hóa khác nhau Trong hê ̣ thống dấu chứng nhâ ̣n chất lượng có hai dấu chứng nhâ ̣n được sử du ̣ng phổ biến là:
Dấu chứng nhâ ̣n tiêu chuẩn công nghiê ̣p Nhâ ̣t Bản (viết tắt là JIS);
Dấu chứng nhâ ̣n tiêu chuẩn nông nghiê ̣p Nhâ ̣t Bản (viết tắt là JAS)
a) Tiêu chuẩn “JIS”
Hê ̣ thống tiêu chuẩn JIS áp du ̣ng đối với tất cả các sản phẩm công nghiê ̣p và khoáng sản , trừ những sản phẩm được áp du ̣ng tiêu chuẩn chuyên ngành và các sản phẩm áp du ̣ng “Luâ ̣t về tiêu chuẩn công nghiê ̣p” Theo các quy đi ̣nh của Luâ ̣t tiêu chuẩn hóa công nghiê ̣p Nhâ ̣t Bản , dấu chứng nhâ ̣n tiêu chuẩn JIS ch ỉ được phép áp dụng với các sản phẩm thỏa mãn các yêu cầu về chất lượng của JIS Do đó khi kinh doanh các sản phẩm này chỉ cần kiểm tra dấu chất lượng tiêu chuẩn JIS là đủ
để xác nhận chất lượng của chúng
b) Tiêu chuẩn “JAS”
Luâ ̣t Tiêu chuẩn nông nghiê ̣p Nhâ ̣t Bản (Luâ ̣t JAS) được ban hành vào tháng 5 năm 1970 Luâ ̣t này quy định các tiêu chuẩn về chất lượng và đóng dấu chất lượng tiêu chuẩn JAS Danh sách các sản phẩm được điều chỉnh bởi Lu ật JAS bao gồm: đồ uống, thực phẩm chế biến , dầu ăn và mỡ, các nông, lâm, thủy sản chế biến
Mô ̣t sản phẩm bi ̣ buộc phải tuân thủ theo các quy đi ̣nh về dán nhãn chất lượng JAS khi có đầy đủ các điều kiện sau:
- Sản phẩm phải là một nông sản hoặc đã có hoặc trong tương lai gần sẽ có một tiêu chuẩn JAS quy đi ̣nh cho nó
- Sản phẩm đó phải là một sản phẩm có chất lượng khó xác định
- Là sản phẩm mà người tiêu dùng cần biết được chất lượng của nó trước khi mua
Các dấu chứng nhận chất lượng khác
Ngoài các loại dấu chứng nhận chất lượng JAS và JIS còn có nhiều loại dấu chứng nhận chất lượng khác được sử du ̣ng ở Nhâ ̣t , một số là bắt buộc như dấu S , một số dấu khác có tính chất tự nguyê ̣n
Bảng 2.1: Các dấu chứng nhận chất lượng khác được sử dụng phổ biến ở Nhật
Dấu Ý nghĩa Phạm vi sử dụng
Dấu
Q Chất lượng và độ
đồng nhất của sản Dùng cho các loại sản phẩ m dê ̣t bao gồm quần áo trẻ con và các
Trang 6phẩm loại quần áo khác , khăn trải
giường
Dấu
G Thiết kế , dịch vụ
sau khi bán và chất
lượng
Dùng cho các sản phẩm như máy ảnh , máy móc thiết bị , đồ
thủy tinh , đồ gốm , đồ văn phòng, sản phẩm may mă ̣c và đồ
nô ̣i thất
Dấu S Độ an toàn Dùng cho nhiều chủng loại hàng
hóa dành cho trẻ em , đồ dùng gia du ̣ng, dụng cụ thể thao
Dấu
S.G Độ an toàn (bắt
buô ̣c) Xe tâ ̣p đi , xe đẩy , nồi áp suất ,
mũ đi xe đạp , mũ bóng chày và
các hàng hóa khác
Dấu
len Dùng cho sợi len nguyên chất ,
quần áo len nguyên chất , đồ len đan, thảm, hàng dệt kim có trên 99,7% len mớ i
Dấu
SIF Các hàng may mặc
có chất lượng tốt Hàng may mặc như quần áo nam, quần áo nữ , áo khoác , ba
lô, các sản phẩm phục vụ cho thể thao
Nguồn: Phạm Quang Thao (1997), Thị trường Nhật Bản, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội
2.1.2.3 Các quy định pháp lý
a) Luật vê ̣ sinh thực phẩm
b) Luật kiểm di ̣ch thực vâ ̣t
c) Quy định xuất xứ và nhãn mác
d) Bảo vệ người tiêu dùng
2.1.2.4 Các quy định về thủ tục hành chính
a) Thủ tục nhập khẩu
b) Thủ tục hải quan
2.1.2.5 Các biện pháp quản lý khác
a) Quản lý đầu mối (mạng lưới phân phối)
b) Quản lý ngoại hối
Ngoài ra, Nhâ ̣t Bản còn sử du ̣ng nhiều biê ̣n pháp khác như ha ̣n chế những giao di ̣ch ngoa ̣i tê ̣ , chỉ cho phép một tỷ lê ̣ % nhất đi ̣nh về viê ̣c chuyển lợi nhuâ ̣n bằng ngoa ̣i tê ̣ ra nước ngoài Trong đó có
mô ̣t biê ̣n pháp quản lý ngoa ̣i hối điển hình là Chế độ thông báo nhâ ̣p khẩu Đối với các mặt hàng được tự do nhâ ̣p khẩu, theo “Luâ ̣t Kiểm soát nhâ ̣p khẩu”, nhà nhập khẩu phải thanh toán toàn bộ tiền cho lô hàng này thì nhà nhập khẩu không cần phải đệ trình cho MITI bản thông báo nhập khẩu.[8]
2.2 Khái quát về hệ thống rào cản phi thuế quan của Nhật Bản đối với hàng thuỷ sản nhập khẩu
2.2.1.Quy đi ̣nh về vê ̣ sinh an toàn thực phẩm
Nhâ ̣t Bản là nước có nhi ều quy định khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm Đối với từng nhóm
mă ̣t hàng thủy sản, Nhâ ̣t Bản đều đề ra các quy đi ̣nh pháp lý tương ứng:
Bảng 2.2: Quy đi ̣nh của Nhâ ̣t Bản đối với mă ̣t hàng thủy sản nhâ ̣p khẩu
Mã
HS Nhóm mă ̣t hàng Quy đi ̣nh tương ứng
0301
0302
0303
0304
Cá sống
Cá tươi trữ lạnh
Cá đông lạnh
Philê và thi ̣t cá tươi /trữ la ̣nh /đông
lạnh
Luâ ̣t vê ̣ sinh thực phẩm
Luâ ̣t kiểm di ̣ch
0305 Cá khô /ướp muối /ướp chượp – tức ngâm nước muối/xông khói, bột cá Luâ ̣t vê ̣ sinh thực phẩm
0306 Giáp xác sống /tươi/trữ la ̣nh /đông
lạnh/khô/ướp muối /ngâm nướ c
muối/hấp/luô ̣c
Luâ ̣t vê ̣ sinh thực phẩm
0307 Nhuyễn thể sống /tươi/trữ la ̣nh /đông lạnh/khô/ướp muối/xông khói Luâ ̣t kiểm dịch
1603 Chất chiết xuất từ cá /giáp Luật vê ̣ sinh thực
Trang 71604
1605 xác/nhuyễn thể
Cá chế biến, trứng cá muối/chế biến
Giáp xác, nhuyễn thể chế biến
phẩm
1212 Rong, tảo
Luâ ̣t vê ̣ sinh thực phẩm
Luâ ̣t bảo vê ̣ thực
vâ ̣t
Nguồn: http://www.fistenet.gov.vn, “Quy đi ̣nh nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản”
Mô ̣t số điều khoản quan trọng
Điều 6: Danh sách những thực phẩm bi ̣ cấm:
Điều 7 – 8: Cấm nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm
Các điều khoản khác:
Chỉ định cụ thể của Nhật Bản đối với một số mặt hàng thủy sản
Tuy nhiên, hiện nay nhiều nước sản xuất đã sử du ̣ng quá nhiều hóa chất trong nuôi trồng thủy sản, chế biến, chế biến thực phẩm và bảo quản sản phẩm, dẫn tới các vấn đề về dư lượng hóa chất, kháng sinh trong thực phẩm , gây ra ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe người tiêu dùng Do vâ ̣y Nhâ ̣t Bản đã đưa ra các quy đi ̣nh mới, cụ thể đối với từng mặt hàng thủy sản nhâ ̣p khẩu; lâ ̣p danh sách các hóa chất, kháng sinh bị cấm, đi ̣nh lượng cu ̣ thể cho những hóa chất và kháng sinh được phép sử du ̣ng; lên danh sách hóa chất, kháng sinh, phụ gia được phép/không được phép có trong thực phẩm
Đối tượng kiểm tra là thủy sản và các loại thực phẩm thủy sản (cá, giáp xác, nhuyễn thể có vỏ và các loài động vật thủy sản khác sống dưới nước)
Các chất đưa vào qui định:
- Các chất cấm hoàn toàn: 15 chất, nhóm chất (trong đó 8 chất, nhóm chất giống quy định của Việt Nam)
- Các chất được qui định mức dư lượng tối đa: 61 chất, nhóm chất
- Các chất được áp dụng mức dư lượng tạm thời: 799 chất, nhóm chất, trong đó có 116 chất liên quan đến thực phẩm thủy sản
- Các chất khác được áp dụng mức dư lượng mặc định tối đa (mức cho phép): 0,01 ppm
Trình tự thủ tục kiểm tra thực phẩm nhập khẩu vào Nhật Bản
Thực phẩm khi nhâ ̣p khẩu vào Nhâ ̣t Bản sẽ phải trải qua các bước kiểm tra như sau : Trước hết doanh nghiê ̣p xuất khẩu phải nộp hồ sơ đăng kí nhâ ̣p khẩu để lô hàng của mình trở thành lô hàng nhâ ̣p khẩu, sau đó tiến hành khai báo nhâ ̣p khẩu và kiểm tra hồ sơ ta ̣i tra ̣m kiểm di ̣ch của Bộ Y tế , Lao đô ̣ng và Phúc lợi Nhâ ̣t Bản Tại đây lô hàng sẽ được xem xét để tiếp tu ̣c xử lí theo hai hình thức Hoă ̣c là lô hàng sẽ được miễn kiểm tra , rồi được cấp giấy chứng nhâ ̣n để thông quan và phân phối
nô ̣i đi ̣a; Hoă ̣c là lô hàng sẽ phải kiểm tra , nếu đa ̣t yêu cầu thì cũng được c ấp giấy chứng nhận và thông quan như với lô hàng được miễn kiểm tra , còn nếu ko đạt yêu cầu , lô hàng sẽ bi ̣ hủy hoă ̣c trả lại cho doanh nghiệp xuất khẩu
Các hệ thống kiểm tra thực phẩm thủy sản nhập khẩu của Nhật Bản
- Kiểm tra thông thươ ̀ ng: Lấy mẫu xác suất theo đăng kí của nhà nhâ ̣p khẩu
- Kiểm tra gia ́ m sát (monitoring inspection):
- Kiểm tra bắt buộc (inspection order):
- Hê ̣ thống kiểm tra khác:
Quy đi ̣nh xử lý hàng nhâ ̣p khẩu vi pha ̣m Luâ ̣t vê ̣ sinh thực phẩm
2.2.2 Quy đi ̣nh về kiểm di ̣ch thực phẩm
Viê ̣c kiểm đi ̣nh chất lượng hàng hóa , nhất là thực phẩm tươi sống được Nhâ ̣t Bản thực hiê ̣n rất nghiêm ngă ̣t Nhâ ̣t Bản quy đi ̣nh các trường hợp xây kho và kinh doanh th ủy sản tươi sống phải xin giấy phép kinh doanh do Chủ ti ̣ch tỉnh /thành phố cấp Các sản phẩm chứa độc tố hay chất nào đó có hại cho sức khỏe con người đều bị cấm kinh doanh
Thủy sản đông lạnh, mực, nhuyễn thể vỏ cứng là những mă ̣t hàng bắt buộc phải kiểm soát ; chất tẩy trắng và chất kháng sinh có trong thực phẩm nhâ ̣p khẩu bắt buộc phải kiểm đi ̣nh hàm lượng oxytetracyline – loại kháng sinh được sử dụng nhiều trong nuôi trồng thủy sản
2.2.3 Quy đi ̣nh về dán nhãn thực phẩm
Nhãn hàng hóa thủy sản và thực phẩm chế biến phải được in bằng tiếng Nhật và tuân thủ các luật
và quy định sau đây:
1 Luật đo lường của Nhâ ̣t Bản
2 Luật Vê ̣ sinh thực 3 Luật bảo vệ sức khỏe
Trang 84 Luật khuyến khích sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên
5 Luật chống lại việc đánh giá cao sai sự thật và mô tả gây hiểu lầm
6 Luật bảo vệ sở hữu trí tuệ
7 Luật Tiêu chuẩn nông nghiê ̣p Nhâ ̣t Bản (JAS)
Các sản phẩm không được đóng dấu JAS , với các sản phẩm này, trên nhãn sản phẩm cần ghi rõ
ràng, cụ thể các thông tin như sau :Tên sản phẩm, tên nước xuất xứ, nguyên liê ̣u cấu thành sản phẩm, khối lượng ti ̣nh, danh mu ̣c các chất phu ̣ gia sử du ̣ng trong sản phẩm , thời ha ̣n sử du ̣ng, phương pháp chế biến , phương pháp bảo quản , tên và đi ̣a chỉ của nhà sản xuất , tên và đi ̣a chỉ của nhà nhâ ̣p
khẩu/phân phối
Đối với sản phẩm khai thác phải ghi phương pháp khai thác ; đối với sản phẩm nuôi trồng phải mô tả phương pháp nuôi trồng Riêng sản phẩm đông la ̣nh thì phải có chữ “rã đông”
2.2.4 Quy đi ̣nh về nguồn gốc sản phẩm và trách nhiê ̣m sản phẩm
Để thực hiê ̣n tốt viê ̣c truy xuất nguồn gốc thủy sản , Nhâ ̣t Bản đã có những quy đi ̣nh về nhãn mác rất khắt khe đối với các mă ̣t hàng thủy sản nhâ ̣p khẩu Ngoài ra, Nhâ ̣t Bản còn yêu cầu các nước sản xuất thực phẩm để xuất khẩu vào thi ̣ trường Nhâ ̣t Bản phải thực hiê ̣n hê ̣ thống truy xuất nguồn gốc
sản phẩm phù hợp với Nhâ ̣t Bản
2.2.5 Quy đi ̣nh về bảo vê ̣ môi trường
Nhâ ̣t Bản rất coi trọng vấn đề môi trường Năm 1989, Cục Môi trường khuyến khích người tiêu
dùng sử dụng các sản phẩm không làm hại sinh thái (kể cả các sản phẩm sản xuất trong nước cũng
như sản phẩm nhâ ̣p khẩu từ nước ngoài), các sản phẩm này được đóng dấu “Ecomark”
2.2.6 Quy đi ̣nh về hạn chế số lượng
Hàng hóa cần có hạn ngạch nhập khẩu
Hàng hóa cần có sự phê duyệt cho nhập khẩu
Hàng hóa cần có xác nhận nhập khẩu
2.2.7 Mô ̣t số rào cản pháp lý khác
a) Luâ ̣t Phòng chống biểu thi ̣ thông tin không đúng
b) Luâ ̣t chống bán phá giá
c) Luâ ̣t thủy sản
d) Luâ ̣t khuyến khích sử dụng hiê ̣u quả các ngu ồn tài nguyên
2.3 Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản
2.3.1 Kim nga ̣ch xuất khẩu thủy sản của Viê ̣t Nam sang thi ̣ trường Nhật Bản
Nhìn chung, xuất khẩu thủy sản của Viê ̣t Nam sang thi ̣ trường Nhâ ̣t Bản từ năm 2005 cho tới nay
có xu hướng tăng, tuy nhiên trong giai đoạn từ năm 2007 - 2009 do ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan và chủ quan nên tổng giá trị thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản có bị giảm nhẹ, song, từ năm 2009 đến nay thì xuất khẩu thủy sản sang Nhật của Việt Nam lại có xu hướng tăng trở lại, do Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bảncó hiệu lực từ ngày 01/10/2009
đã tạo điều kiện thuận lợi cho thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này Và dự báo năm nay tổng giá trị thủy sản xuất khẩu sang Nhật Bản sẽ có thể đạt 1,1 đến 1,2 tỷ USD
Những số liê ̣u trên cho thấy Nhâ ̣t Bản là thi ̣ trường đem la ̣i hiê ̣u quả cao cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Bảng 2.3: Kim nga ̣ch xuất khẩu thủy sản Viê ̣t Nam-Nhâ ̣t Bản những năm gần đây:
KNXKTS: Kim nga ̣ch xuất khẩu thủy sản
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 10 tháng đầu 2012 KNXKTS sang
Nhâ ̣t Bản (triê ̣u
USD)
813,4 842,6 745,9 828,3 757,9 896,9 1.016 907,8
Tỷ trọng so với
tổng KNXKTS
của Việt Nam
(%)
29,7 25,1 20,1 18,4 17,9 17,8 16,5 17,7 Tăng so với
cùng kỳ năm
trước (%) 7,7 -5 -11,5 11 -8,5 18,3 13,4 15,2
Nguồn: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP)
Trang 92.3.2 Cơ cấu mô ̣t số mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang Nhật Bản của Viê ̣t Nam
Bảng 2.4: Các mặt hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật, giai đoa ̣n 2005 - nay
Đơn vi ̣: triệu USD
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 10 tháng đầu
năm 2012 Tôm 517,8 581,2 492 499 493,7 581 607,7 508,2
Cá ngừ 13,3 12,7 27,7 25,2 16,7 22,7 46,3 48,9
Cá tra 2,8 2,5 2,7 3,1 3,9 2,2 2,6 2,5
Mực,
bạch
tuộc
92,8 108,3 101,4 100,4 86,9 110,3 111,3 121,9
Mă ̣t
hàng
khác
209,3 137,9 122,1 200,3 156,7 180,7 248,1 226,3
Tổng
cô ̣ng 813,4 842,6 745,9 828 757,9 896,9 1.016 907,8
Nguồn: Trung tâm thông tin-Bộ Thủy sản, “Xuất nhập khẩu thủy sản Viê ̣t Nam”
2.3.3 Đa ́ nh giá chung về thực trạng xuất khẩu thủy sản của Viê ̣t Nam sang thi ̣ trường Nhật Bản
2.3.3.1 Thành tựu
Giá trị xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản ngày càng gia tăng
Chất lượng hàng hóa ngày càng được nâng cao
Chuyển đổi cơ cấu xuất khẩu, hình thành nhóm sản phẩm chủ lực
Đã tiếp câ ̣n tốt hơn hê ̣ thống kênh phân phối trên thi ̣ trường Nhâ ̣t Bản
Năng lực của cơ quan kiểm soát an toàn vê ̣ sinh thực phẩm cấp ngành và đi ̣a phuơng được chú
trọng
2.3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
Năng lực ca ̣nh tranh của hàng thủy sản Viê ̣t Nam không cao và không ổn đi ̣nh về chất lượng
Nguyên nhân của tình tra ̣ng này là do mă ̣t bằng về khoa học công nghê ̣ của Viê ̣t Nam còn thấp Tiếp đến, là do ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào như trình độ lao động còn chưa đá p ứng được yêu cầu xuất khẩu Cuối cùng, chất lượng nguyên liê ̣u đầu vào của Viê ̣t Nam còn thấp cũng ảnh hưởng
đến chất lượng hàng hóa, giảm khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam
Công tác thi ̣ trường đã được quan tâm, nhưng nhìn chung mới chỉ đa ̣t ở trình độ thấp
Nguyên nhân của tình tra ̣ng trên là do chúng ta không có đủ nguồn lực từ chuyên gia về thi ̣
trường, nguồn kinh phí dành cho hoa ̣t động xúc tiến thương ma ̣i còn ha ̣n chế , chưa có cơ chế thích hợp để huy đô ̣ng kinh phí từ các doanh nghiê ̣p , nhà sản xuất để phát triển thị trường cho các sản
phẩm chủ yếu , ngoài hỗ trợ của Nhà nước Ngoài ra, hiê ̣n nay, giữa các doanh nghiê ̣p trong cùng ngành chưa có sự chia sẻ thông tin về thị trường
Trình độ khoa học công nghệ trong khai thác , nuôi trồng và chế biến thủy sản còn nhiều ha ̣n
chế
Nguyên nhân của tình tra ̣ng trên là do Nhà nước và doanh nghiê ̣p hiê ̣n nay rất thiếu kinh phí cho viê ̣c đầu tư vào khoa học công nghê ̣, chưa có chuyên gia hướng dẫn kĩ thuâ ̣t , nên chưa sử du ̣ng hiê ̣u quả được công nghệ mới Mă ̣t khác, sản xuất thủy sản của Việt Nam vẫn trong tình trạng manh mún
và lạc hậu, vì vậy, viê ̣c áp dụng khoa học kĩ thuật vào trong quá trình sản xuất gặp rất nhiều khó khăn
và hiệu quả không cao
Công tác quản lý vê ̣ sinh , kiểm tra hàng hóa xuất khẩu sang thi ̣ trường Nhâ ̣t Bản chưa được
thực hiê ̣n nghiêm ngă ̣t
Nguyên nhân của tình trạng trên là do hệ thống tổ chức và cán bộ làm công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được xây dựng hoàn chỉnh ở địa phương Mă ̣t khác, viê ̣c tham gia quản lý vê ̣ sinh an toàn thực phẩm và sự phối hợp củ a các cơ quan quản lý vê ̣ sinh an toàn thực phẩm còn thiếu , phân tán chưa thành hê ̣ thống thống nhất và yếu về chuyên môn nghiê ̣p vu ̣ , một số nơi còn chưa có cán bộ hoặc rất it cán bộ
Trang 102.4 Tác động của hàng rào phi thuế quan Nhật Bản đối với hàng thuỷ sản của Việt Nam
2.4.1 Tác động của hàng rào phi thuế quan của Nhật Bản đối với hàng thủy sản của Việt Nam
Nhâ ̣t Bản là một thi ̣ trường xuất khẩu thủy sản chính của Viê ̣t Nam trong nhiều năm qua Cho đến trước năm 2006, trên thực tế hàng thủy sản xuất khẩu Viê ̣t Nam không gă ̣p trở nga ̣i lớn khi sang thi ̣ trường Nhâ ̣t Bản Chỉ có một số ít doanh nghiệp gặp phải khó khăn khi còn có những sơ suất trong quá trình đóng gói thủy sả n xuất khẩu Tuy nhiên trong thời gian gần đây , các lô hàng thủy sản, đă ̣c biê ̣t là tôm được xuất khẩu sang Nhâ ̣t Bản đã gă ̣p phải rất nhiều khó khăn Mă ̣t hàng mực hoă ̣c sản phẩm chế biến cũng vướng kháng sinh hóa chất cấm, nhưng lượng xuất không đáng kể
Tháng 11/2005, Quốc hô ̣i và chính phủ Nhâ ̣t mới ban hành Luâ ̣t Thực phẩm sửa đổi trong đó thay đổi mức quy đi ̣nh cấm đối với 17 loại kháng sinh tương đương với các loại kháng sinh hóa chất bị cấm ta ̣i Mỹ và EU, và thậm chí còn cao hơn cả mức quy định tại thị trường Mỹ và EU Nhâ ̣t Bản bắt đầu kiểm soát chă ̣t chẽ hơn hàng thủy sản nhâ ̣p khẩu Vào thời điểm tháng 5/2006, khi Luâ ̣t Thực phẩm sửa đổi bắt đầu được áp du ̣ng thì 31 nước xuất khẩu thủy sản sang Nhâ ̣t bi ̣ phát hiê ̣n dư lượng kháng sinh cấm, trong đó có Viê ̣t Nam Kể từ thời điểm đó, các lô hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Nhâ ̣t luôn bi ̣ phát hiê ̣n vượt quá dư lượng kháng sinh cho phép Nguyên nhân dẫn đến các lô hải sản
bị nhiễm dư lượng kháng sinh cấm là do ngư dân , đa ̣i lý thu mua, cơ sở chế hải sản sử du ̣ng hóa chất không rõ nguồn gốc, thành phần để bảo quản
Vấn đề xuất khẩu thủy sản Viê ̣t Nam sang Nhâ ̣t thâ ̣t sự trở nên nghiêm trọng từ ngày 25/6/2007,
Đa ̣i sứ đă ̣c mê ̣nh toàn quyền Nhâ ̣t Bản ta ̣i Viê ̣t Nam đã gửi thư cho Bộ Thủy sản liên quan đến hàng thủy sản Việt Nam khi hàng thủy sản của Việt Nam vào Nhật Bản l iên tu ̣c phát hiê ̣n có kháng sinh Bức thư nhấn ma ̣nh: “Nếu trong thời gian tới phía Viê ̣t Nam vẫn tiếp tu ̣c phát sinh các trường hợp vi phạm thì cơ quan phụ trách kiểm dịch của Nhật Bản bắt buộc phải xem xét áp dụng biện phá p cấm nhâ ̣p khẩu và không chỉ là cấm nhâ ̣p khẩu , mà ấn tượng về toàn bộ hàng hóa của Việt Nam không chỉ riêng hàng thủy hải sản sẽ không tránh khỏi bị giảm sút” Nguyên nhân là do hàng thủy sản Viê ̣t Nam bi ̣ nhiễm kháng sinh CAP nhiều nhất
Theo Vu ̣ Châu Á – Thái Bình Dương (Bô ̣ Thương ma ̣i, nay là Bộ Công thương ), tháng 7/2006, Nhâ ̣t Bản đã phát hiê ̣n mă ̣t hàng cá tươi đông la ̣nh của Viê ̣t Nam xuất khẩu sang Nhâ ̣t liên tu ̣c vi phạm Luật Vệ sinh An toàn thực phẩm Do vâ ̣y, rất nhiều lô hàng đã bi ̣ phía Nhâ ̣t yêu cầu trả la ̣i nhà xuất khẩu Nếu không, phía Nhật sẽ hủy tại chỗ và không dùng làm thực phẩm cho người
Theo NAFIQAVED từ ngày 10/4/2007 Nhật Bản đã cảnh báo 6 lô hàng thủy sản Việt Nam gồm tôm khô, ruốc khô, nem hải sản bị phát hiện dư lượng kháng sinh cấm Semicarbazide (SEM) - chất kháng sinh không được phép có dư lượng trong thực phẩm thủy sản theo quy định của Nhật Bản và nước này đã áp dụng chế độ kiểm tra 100% chỉ tiêu Semicarbazide đối với các lô hàng tôm và sản phẩm tôm của Việt Nam Chính vì thế, từ ngày 15/5/2007, NAFIQAVED bắt đầu thực hiê ̣n kiểm tra SEM đối với tôm xuất khẩu vào Nhật Bản Đến tháng 7/2007, theo báo cáo của Hiê ̣p hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), lại có thêm 14 doanh nghiê ̣p Viê ̣t Nam xuất khẩu thủy sản vào Nhâ ̣t Bản tiếp tu ̣c bi ̣ phát hiê ̣n sản phẩm nhiễm dư lượng kháng sinh cấm ta ̣i thi ̣ trường này Đây là nguyên nhân khiến Nhâ ̣t Bản chính thức áp du ̣ng biê ̣n pháp kiểm tra 100% các lô hàng thủy sản nhập khẩu ta ̣i Viê ̣t Nam Hiê ̣n nay, Bô ̣ Thủy sản Viê ̣t Nam cũng đã có quy đi ̣nh bắt buộc kiểm tra 100% các lô hàng xuất khẩu thủy sản vào Nhật Bản Chỉ có những lô hàng đảm bảo tiêu chuẩn vê ̣ sinh mới được phép xuất khẩu
Năm 2010, Nhật Bản bất ngờ quy định kiểm tra gắt gao 2 loại hoá chất trifluralin và enrofloxacin đối với 100% sản phẩm từ Việt Nam sau khi phát hiện vài lô hàng thủy sản của Việt Nam có hàm lượng các loại hoá chất trên cao hơn so với định mức cho phép mà nước này công bố Đây sẽ là một trở ngại lớn cho kế hoạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong những năm tới
Năm 2011, Nhật Bản cảnh báo 132 lô hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này, chủ yếu do bị nhiễm Trifluralin và Enrofloxacin
Gần đây, theo Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), từ đầu năm 2012, cơ quan thẩm quyền Nhật Bản đã kiểm tra và phát hiện 3 lô hàng tôm nhập khẩu từ Việt Nam có dư lượng Ethoxyquin cao hơn 0,01ppm Chính vì vậy, ngày 31/8/2012 vừa qua, các nhà nhập khẩu Nhật Bản đã thông báo sẽ tiến hành kiểm tra 100% lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam về chỉ tiêu Ethoxyquin Điều này gây khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm sang Nhật của Việt Nam, đa
số các doanh nghiệp đang phải sản xuất cầm chừng