Lao động dồi dào và tương đối có kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Xuất khẩu thủy sản của tỉnh Thanh Hóa Thực trạng và giải pháp (Trang 41)

2000 đến nay

2.1.3.Lao động dồi dào và tương đối có kinh nghiệm

Thanh Hóa là một tỉnh có quy mô dân số và lao động thuộc loại lớn của cả nước. Năm 2010, dân số toàn tỉnh là 3.406.805 người, chiếm xấp xỉ 35% dân số vùng Bắc Trung Bộ và 4,41% dân số cả nước. Nguồn nhân lực của Thanh Hóa khá dồi dào. Dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh năm 2010 là

2.070.000 người, chiếm 60,8% tổng dân số; số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 2.029,4 ngàn người, chiếm 98,0% lao động trong độ tuổi, trong đó phần lớn là lao động nông lâm nghiệp và thủy sản, chiếm tới 72% tổng số lao động xã hội; lao động công nghiệp và xây dựng chiếm 12,0% và lao động khu vực dịch vụ là 16 %; tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn trong tỉnh mới đạt 80,4%.Số lao động đang làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ lệ cao (chiếm 81,3% năm 2000; năm 2005 chiếm 74%; năm 2010 chiếm 72%) so với ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ [10]. Mặc dù đã có sự chuyển dịch cơ cấu lao động nhưng không đáng kể. Trong những năm qua cùng với các chính sách phát triển nguồn nhân lực, ngành thủy sản đã phối hợp cùng với các cơ quan khác, tổ chức các lớp học nghề, đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề và thu hút một lượng lớn lao động tham gia, nhất là số lao động nông thôn, và vùng giáp biển.

Theo tổng kết của Sở thủy sản Thanh Hóa hiện toàn tỉnh có 50.848 lao động đang làm việc trong ngành thủy sản, chiếm 2,46% tổng số lao động. Trong đó, nghề khai thác cá biển có 25.488 người là lực lượng lao động chiếm tỷ lệ cao nhất (50,13%) nhưng mới chỉ có 9,02% lao động được đào tạo (đào tạo thuyền trưởng 1.200 người, chiếm 4,7%; máy trưởng 1.100 người, chiếm 4,0%) bộ phận còn lại chủ yếu là lao động chân tay dựa vào kinh nghiệm đánh bắt được tích lũy qua thời gian đi biển dài là chính, ngoài khâu đóng thuyền bằng máy, còn hầu hết các khâu lao động khác (thả lưới; kéo lưới; gở cá, mực, tôm; bảo quản sản phẩm…) tuy rất nặng nhọc nhưng vẫn là lao động thủ công; tổng số lao động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh là 11.360 người, chiếm 22,34% số lao động thuỷ sản; tổng số lao động phục vụ trong lĩnh vực chế biến thuỷ sản là 14.000 người, chiếm 27,53%; trong đó: doanh nghiệp 1.500 người, hộ gia đình 12.500 người. Trong nuôi trồng thủy

sản và công nghiệp chế biến xuất khẩu do nó gắn với những yêu cầu về điều kiện đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm của sản xuất chế biến mà quốc tế yêu cầu nên đây là lĩnh vực có trình độ tương đối cao trong ngành thủy sản. Tuy chỉ có 16% lực lượng lao động qua đào tạo nhưng đội ngũ này đã có nhiều kinh nghiệm được tích lũy qua thời gian làm việc [30 ].

Hiện tại, tỉnh Thanh Hóa cũng đang đầu tư để đào tạo nguồn nhân lực cho ngành thủy sản, như trường Trung học thủy sản là trung tâm đào tạo của tỉnh về nghề cá, hàng năm đào tạo và tập huấn được từ 200 – 400 người. Tuy cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo còn nhiều khó khăn (chưa có phòng thí nghiệm, trại thực nghiệm…), song hoạt động đào tạo nguồn nhân lực cho cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật của ngành đã có nhiều cố gắng nên tỷ lệ lao động được đào tạo từng bước được nâng lên (đến năm 2011 đã có 7% lao động trong khai thác, 16% lao động chế biến thủy sản được đào tạo). Đây là tiềm năng lợi thế của ngành thủy sản tỉnh Thanh Hóa hiện nay.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu thủy sản của tỉnh Thanh Hóa Thực trạng và giải pháp (Trang 41)