Xu hướng biến động của thị trường hàng thuỷ sản và triển vọng

Một phần của tài liệu Xuất khẩu thủy sản của tỉnh Thanh Hóa Thực trạng và giải pháp (Trang 73)

2000 đến nay

3.1.1.Xu hướng biến động của thị trường hàng thuỷ sản và triển vọng

Thanh Hoá đến năm 2020

3.1.1. Xu hướng biến động của thị trường hàng thuỷ sản và triển vọng xuất khẩu thuỷ sản của tỉnh Thanh Hoá xuất khẩu thuỷ sản của tỉnh Thanh Hoá

3.1.1.1. Xu hướng biến động cung – cầu trên thị trường thuỷ sản thế giới

Hoạt động xuất khẩu thủy sản có đạt hiệu quả hay không, và việc xây dựng đồng bộ hệ thống các giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu thủy sản chỉ thực sự phát huy tác dụng khi nó được xây dựng dựa trên sự nhận định và phân tích xu hướng phát triển của thị trường thủy sản thế giới trong thời gian sắp tới. Tổ chức nông lương thế giới (FAO) đã dựa trên một số công trình nghiên cứu có độ tin cậy cao để đưa ra dự báo những xu hướng chính về sản lượng, tiêu thụ và thương mại thủy sản toàn cầu đến năm 2030.

+ Xu hướng biến động của cung

Mức tăng sản lượng nói chung trên thế giới chủ yếu sẽ bị tác động bởi mức tăng sản lượng của Trung Quốc, còn sản lượng của Nam Á, châu Mỹ La Tinh, Caribê và châu Âu cũng chỉ tăng chút ít. Xu hướng phát triển nuôi trồng thủy sản như một giải pháp hữu hiệu để bổ sung nguồn cung cấp thủy sản do đánh bắt ổn định hay giảm sút vì nguồn tài nguyên thủy sản đã được khai thác đầy đủ hoặc quá công suất, cùng những ràng buộc về môi trường sinh thái và chi phí đánh bắt đã tăng cao hơn mức có thể chấp nhận được.

Hoạt động nuôi trồng phát triển mạnh (trong đó Trung Quốc là nước dẫn đầu) sẽ đảm bảo cho sự bền vững của sản lượng toàn cầu. Các loài thủy sản nước ngọt, động vật thủy sản thân mềm dự báo là những thủy sản chiếm ưu thế trong nuôi trồng. Về khai thác, vùng châu Mỹ La Tinh sẽ có mức tăng sản

lượng cao nhất, trong khi 28 nước thuộc khu vực châu Âu sản lượng khai thác vẫn trong tình trạng trì trệ, còn Nhật Bản dự báo sản lượng đánh bắt sẽ tăng gấp 2 lần, với Mỹ thì không thay đổi nhiều trừ khi có sự tăng trưởng đáng kể trong nuôi trồng cá nước ngọt và nước lợ [33].

+ Xu hướng biến động của cầu

Thủy sản sẽ ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng vì được coi là sản phẩm có chất lượng, ít bị ô nhiễm, ít gây bệnh tật. Tiêu thụ bình quân đầu người trên toàn cầu về thủy sản dự báo sẽ tăng nhưng sẽ có sự khác biệt giữa các khu vực. Cụ thể tiêu thụ thủy sản sẽ tăng nhanh ở các nước đang phát triển do gia tăng dân số và thu nhập, nhưng khó tăng thêm ở các nước phát triển vì đã ở mức cao. Vùng Nam Á, mức tăng tiêu thụ bình quân đầu người sẽ đạt gần 60%; châu Mỹ la tinh và Caribê 50%; Trung Quốc trên 84%. Nhưng châu Phi lại giảm 3%; Cận Đông và châu Á giảm 17%; châu Đại Dương giảm 8%; các nước thuộc Liên Xô cũ giảm 4% [33].

Bên cạnh đó thị hiếu tiêu thụ cũng sẽ có sự biến đổi theo hướng chuyển sang tiêu dùng nhiều hàng thủy sản tươi, sống, đặc biệt ở trên các thị trường Đông Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông) tiêu thụ mạnh những loại có giá trị cao như tôm hùm, cua biển, các vược, cá mú, cá chình, cá chép, sò, điệp, cá hồi, các ngừ, mực… Tiêu thụ hàng thủy sản đông lạnh lại có chiều hướng giảm ở những thị trường có mức thu nhập cao như Tây Âu, Mỹ, Nhật Bản. Đồ hộp thủy sản cũng ít được ưa chuộng hơn bởi sợ nguy cơ nhiễm chất hóa học, song tôm hộp, thịt cua hộp, trứng cá hộp lại ngày càng được tiêu thụ nhiều. Nhu cầu thực phẩm chế biến nhanh, có hương vị đặc sắc như thực phẩm chế biến tại gia cũng có xu hướng tăng lên.

Thị trường thủy sản thế giới sẽ diễn ra rất sôi động với hàng trăm mặt hàng vô cùng phong phú, đa dạng. 7 nhóm sản phẩm chính sẽ được trao đổi

trên thị trường là: cá tươi, ướp đông, đông lạnh; giáp xác và nhuyễn thể tươi, ướp đông lạnh; cá khô, ướp muối, hun khói; bột cá và dầu cá.

Xu hướng phát triển các thị trường xuất nhập khẩu chính như sau: Nhật Bản dự báo vẫn là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất, với mức nhập khẩu chiếm 30% giá trị nhập khẩu của thế giới về thủy sản. Thị trường Mỹ cũng rất lớn cả về xuất khẩu và nhập khẩu (khoảng 15%) vì ở Mỹ do chi phí nhân công cao, có nhiều quy định chặt chẽ về an toàn thực phẩm, môi trường nên sản lượng không đủ đáp ứng được mức tăng tiêu thụ mà phải bù đắp bằng nhập khẩu. Nhu cầu nhập khẩu của EU duy trì ở mức cao (Pháp và Tây Ban Nha sẽ chiếm 5 - 6% giá trị nhập khẩu thế giới) bởi sản lượng khai thác của khu vực này cũng đang còn trì trệ. Các thị trường khác, đặc biệt là Trung Quốc sẽ có nhu cầu nhập khẩu cao vì đây vừa là thị trường tiêu thụ cho dân cư bản địa đang có mức thu nhập ngày càng tăng, lại vừa là thị trường tái chế và tái xuất. Nhìn chung các nước phát triển vẫn chiếm trên 80% nhập khẩu thủy sản thế giới [33].

+ Quan hệ cung – cầu trên thị trường

So sánh các dự báo về cung và cầu thuỷ sản cho thấy nhu cầu sẽ vượt cung trong tương lai. Lượng thiếu cung các loại thuỷ hải sản sẽ lên tới 10,9 triệu tấn vào năm 2015. Nguồn cung thiếu hụt sẽ khiến mức giá thuỷ sản gia tăng trong những năm tới. Mức tăng giá thực tế này sẽ có tác động mạnh tới những người tiêu dùng có thu nhập thấp. Đồng thời, sự gia tăng giá thành sản xuất chế biến do tăng chi phí khai thác nguyên liệu và tăng giá lao động sẽ là những yếu tố tiếp tục duy trì xu hướng gia tăng về giá thuỷ sản. Tuy nhiên, xu hướng tăng giá thuỷ sản sẽ không lớn do thuỷ sản là nhóm hàng thực phẩm có khả năng thay thế lớn (giữa các loại thuỷ sản với nhau). Thêm vào đó, do tính cạnh tranh cao trên thị trường, các nhà cung cấp thuỷ sản vẫn sử dụng giá như vũ khí lợi hại để chiếm lĩnh thị trường, nên xu hướng tăng giá trên thị trường

thế giới cũng bị hạn chế. Dự báo, giá các loại thuỷ sản sẽ tăng khoảng 3,2% vào năm 2015. Do giá tăng, tiêu thụ cá các loại trên toàn cầu ở mức 165,2 triệu tấn vào năm 2010, thấp hơn 3,1 triệu tấn so với dự báo về nhu cầu trong trường hợp giá tương đối ổn định. Tương tự, tổng tiêu thụ cá vào năm 2015 sẽ ở mức 179 triệu tấn, tương đương với mức nhu cầu giảm 3,8 triệu tấn. Mặt khác, nguồn cung cá các loại trên toàn cầu, được kích thích bởi giá cao, sẽ tăng tương ứng 6,3 triệu tấn và 7,1 triệu tấn vào cuối mỗi giai đoạn dự kiến. Giá cả trên thị trường thủy sản thế giới sẽ tăng không nhiều (khoảng từ 3,5 – 4%) bởi tuy khoảng cách cầu của thủy sản còn khá lớn nhưng đây lại là nhóm hàng thực phẩm có khả năng thay thế cao (giữa các loại thủy sản với nhau) và trên một số thị trường các nhà cung cấp vẫn sử dụng giá như một vũ khí lợi hại để cạnh tranh, do đó làm hạn chế mức tăng giá [33].

Xu hướng về chế độ thương mại đối với hàng thủy sản: do xu hướng tự do hóa thương mại nên mức thuế nhập khẩu thủy sản vào các nước phát triển sẽ giảm đáng kể, chỉ ở mức trung bình 5%, giảm 26% so với mức thuế trước vòng đàm phán Uruguay. Các hàng rào phi thuế về nguyên tắc sẽ được dỡ bỏ dần, nhưng trên thực tế không diễn ra dễ dàng. Trong khi đó, những luật lệ về an toàn thực phẩm, tiêu thụ sản phẩm sạch, bảo vệ môi trường ngày càng trở nên khắt khe nhằm duy trì sự bảo vệ đối với các nhà sản xuất trong nước ở các nước nhập khẩu.

Những xu hướng này được dự báo vẫn tồn tại và phát triển trong thời gian tới, đây cũng là lý do để thị trường tiếp tục phát triển năng động. Điều này đồng nghĩa với những cơ hội thị trường mới dù rằng sẽ có nhiều thách thức mới cho các nhà xuất khẩu thủy sản. Nhận định được rõ những xu hướng này sẽ góp phần hoàn thiện trong việc xây dựng cơ chế, chính sách và giải pháp trong phát triển ngành thủy sản nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng của Thanh Hóa.

3.1.1.2. Triển vọng xuất khẩu thủy sản của tỉnh Thanh Hóa

Thuỷ sản là một trong 5 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Thanh Hóa (Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản; hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp; hàng nông sản; hàng lâm sản và hàng thủy sản) và đã được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Vì vậy chúng ta đang rất cần có những định hướng và giải pháp có hiệu quả để thúc đẩy xuất khẩu. Định hướng phát triển của ngành thuỷ sản của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2020 được thể hiện trong chiến lược xuất khẩu thuỷ sản của tỉnh giai đoạn 2010 - 2020. Trong chiến lược đó những triển vọng xuất khẩu thủy sản của tỉnh Thanh Hóa được đánh giá qua một số khía cạnh sau:

Thứ nhất, Thanh Hóa còn nhiều tiềm năng để phát triển sản xuất, xuất khẩu thủy sản bởi tài nguyên thủy sản còn khá phong phú; lực lượng lao động ngành thủy sản dồi dào, có sức khỏe, thông minh, có truyền thống lao động cần cù; giá cả sức lao động tương đối thấp, góp phần làm tăng lợi thế cạnh tranh của thủy sản xuất khẩu.

Thứ hai, sản xuất và xuất khẩu thủy sản được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn, trong hướng ưu tiên phát triển của chính phủ cũng như của tỉnh, vì vậy sẽ tiếp tục nhận được mọi sự quan tâm về cơ chế, chính sách, đầu tư cho hoạt động này. Bên cạnh đó, sự phát triển các thành phần kinh tế trong lĩnh vực thủy sản cùng với những kinh nghiệm thời gian qua là những điều kiện rất thuận lợi cho sự lớn mạnh của ngành trong thời gian tới.

Thứ ba, nhu cầu tiêu thụ thủy sản trên thế giới rất lớn, lượng cung không đủ cầu tạo cơ hội cho các nước có tiềm năng sản xuất, xuất khẩu như Việt Nam. Những thị trường tiêu thụ thủy sản lớn của thế giới như Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản đều có nhu cầu cao và đa dạng về các loại sản phẩm mà Việt Nam có khả năng khai thác, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu với khối lượng lớn như: tôm, cá, nhuyễn thể hai mảnh…. do đó có thể nói thủy sản là

một trong những ngành rất có triển vọng thị trường so với những ngành hàng xuất khẩu truyền thống khác của Việt Nam hiện nay. Như vậy với những tỉnh có lợi thế sản xuất thủy sản như Thanh Hóa sẽ có nhiều cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản.

Thứ tư, xuất khẩu thủy sản tỉnh Thanh Hóa cũng như của cả nước sẽ có điều kiện thuận lợi cho phát triển hơn bởi Việt Nam là nước đi sau trong việc phát triển xuất khẩu thủy sản so với một số nước khác, lại biết vận dụng phương châm đi tắt đón đầu, rút ngắn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện hóa đất nước nên sẽ rút được kinh nghiệm từ các bài học thành công và thất bại của nước khác; đồng thời có nhiều cơ hội tiếp cận công nghệ mới, phương thức quản lý, kinh doanh tiên tiến của thế giới để phát triển.

Thứ năm, Việt Nam đã tham gia hội nhập kinh tế quốc tế khu vực, đã ký hiệp định thương mại Việt - Mỹ, đã tham gia vào tổ chức thương mại thế giới (WTO), do đó, trên nguyên tắc có đi có lại, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có điều kiện hưởng mức thuế suất ưu đãi khi xuất khẩu sản phẩm thủy sản vào các nước ASEAN, các nước thành viên WTO, mở ra triển vọng lớn về kim ngạch xuất khẩu thủy sản, có cơ hội đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn. Thông qua hội nhập kinh tế quốc tế, doanh nghiệp Việt Nam có nhiều điều kiện để học hỏi, tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, các kiến thức về nuôi trồng, đánh bắt, chế biến, đa dạng hóa sản phẩm, tiếp cận, mở rộng thị trường...

Tất cả những điều trên sẽ giúp cho sản xuất, xuất khẩu thủy sản của tỉnh có khả năng nhanh chóng nâng cao năng suất, chất lượng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, từ đó đẩy mạnh phát triển ngành thủy sản trong thời gian tới đặc biệt hướng tới xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu thủy sản của tỉnh Thanh Hóa Thực trạng và giải pháp (Trang 73)