Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của tỉnh Thanh Hoá 2000 – 2012

Một phần của tài liệu Xuất khẩu thủy sản của tỉnh Thanh Hóa Thực trạng và giải pháp (Trang 46)

2000 đến nay

2.2.2. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của tỉnh Thanh Hoá 2000 – 2012

2.2.2.1. Sản lượng và giá trị sản xuất thuỷ sản

Trong thời gian qua, nhờ có sự hỗ trợ của Đảng bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế thủy sản, sự cố gắng của các thành phần kinh tế tham gia sản xuất, cùng với những điều kiện tự nhiên thuận lợi, ngành thủy sản Thanh Hóa đã có bước phát triển đáng kể. Sản lượng thủy sản của tỉnh không ngừng gia tăng cả trong lĩnh vực khai thác lẫn nuôi trồng, được thể hiện qua bảng 2.1

Theo số liệu từ bảng cho ta thấy, từ năm 2000 đến 2012 sản lượng thủy sản của tỉnh liên tục tăng với mức độ tăng khá đều từ khoảng 4.000 đến 7.000 tấn, trong đó cả ngành khai thác lẫn nuôi trồng đều có bước tăng đáng kể. Nếu năm 2000 tổng sản lượng thủy sản chỉ mới đạt 48.000 tấn thì đến năm 2005 đạt 79.217 tấn, tăng gần gấp đôi so với năm 2000; năm 2010 đạt 103.385 tấn tăng gần gấp 3 lần so với năm 2000. Năm 2011 đạt 112.000 tấn và năm 2012 đạt 116.000 tấn tăng hơn gấp 3 lần so với năm 2000, gần gấp 2 lần so với 2005.

Bảng 2.1. Sản lượng thủy sản từ năm 2000 - 2012 Đơn vị tính: Tấn Năm Tổng số Chia ra Khai thác Nuôi trồng 2000 48.000 36.000 12.000 2001 52.340 39.110 13.230 2002 57.723 42.322 15.401 2003 63.896 47.182 16.714 2004 68.495 51.068 17.427 2005 73.544 54.401 19.143 2006 79.217 57.811 21.406 2007 83.909 60.779 23.130 2008 91.699 65.825 25.874 2009 98.075 70.213 27.862 2010 103.385 73.912 29.473 2011 112.000 77.000 35.000 2012 116.000 80.138 36.734

Nguồn: - Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa 2010 - Sở Thủy sản tỉnh Thanh Hóa 2012

Về hoạt động khai thác: Nhờ vào lợi thế về điều kiện tự nhiên và sự quan tâm đầu tư của tỉnh cũng như của các hộ tham gia vào đánh bắt nên lĩnh vực khai thác thu được sản lượng cao: năm 2005 sản lượng thủy sản khai thác đạt 54.401 tấn, bằng 1,6 lần so với năm 2000, đến năm 2010 đạt 73.912 tấn, bằng 2,1 lần so với năm 2000 và 1,4 lần so với năm 2005; các huyện có sản lượng khai thác thuỷ sản cao là huyện Tĩnh Gia (17.985 tấn/năm 2010), Hậu Lộc (13.474 tấn/năm 2010), Thị xã Sầm Sơn (13.474 tấn/năm 2010), huyện Hoằng

Hoá (12.094 tấn/năm 2010), Quảng Xương (12.023 tấn/năm 2010), và Nga Sơn (2.062 tấn/năm 2010). Mặc dù sản lượng khai thác liên tục tăng, nhưng tốc độ tăng lại không cao. Năm có tốc độ tăng lớn nhất là năm 2008 là 9,3%, và năm gần đây nhất là năm 2009 tốc độ tăng đạt 7%.

Điều này nói lên một phần thực trạng của nghề khai thác thủy sản của tỉnh đó là: năng lực đánh bắt thủy sản nhất là thủy sản xa bờ còn rất yếu; trình độ công nghệ trong khai thác hải sản như việc trang bị tàu cá, các thiết bị đánh bắt đồng thời các dịch vụ hậu cần nghề cá phát triển với tốc độ chậm, không đáp ứng được yêu cầu tăng sản lượng khai thác nhằm tăng sản lượng chế biến xuất khẩu khi thị trường đang có xu hướng tăng nhu cầu về mặt hàng thủy sản.

Về nuôi trồng thuỷ sản (gồm cả nuôi nước ngọt, nước lợ và nước mặn): có bước phát triển nhanh cả về diện tích và sản lượng, góp phần đáng kể vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn. Công tác nuôi trồng được chú trọng đầu tư và mở rộng diện tích, chuyển từ nuôi quảng canh sang bán thâm canh và thâm canh với các đối tượng nuôi ngày càng đa dạng, các mô hình phong phú. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng thuỷ sản được đẩy mạnh. Năm 2010, diện tích nuôi trồng toàn tỉnh đạt 11.993,04 ha tăng so với năm 2000 là 3.513,70 ha (năm 2000 diện tích là 8.479,34 ha) và tăng so với năm 2005 là 1.836,22 ha (năm 2005 diện tích là 10.156,82 ha); sản lượng đạt 29.473 tấn tăng so với năm 2000 là 17.473 tấn (năm 2000 sản lượng đạt 12.000 tấn) và tăng so với năm 2005 là 10.330 tấn (năm 2005 đạt 19.143 tấn). Các huyện có diện tích và sản lượng thuỷ sản nuôi trồng lớn là Hoằng Hoá, Quảng Xương, Tĩnh Gia, Hậu Lộc... Tiềm năng nuôi trồng ở biển của Thanh Hóa còn rất lớn nhưng chưa có đủ điều kiện đầu tư nên vẫn chưa phát huy hết được tiềm lực.

Năm 2011 tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt 112.000 tấn tăng 9,1% so với cùng kỳ. Riêng sản lượng khai thác thủy sản năm 2011

đạt 77.000 tấn tăng 4,8% so với cùng kỳ. Nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển với tốc độ khá cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 35.000 tấn tăng 18,7% so với cùng kỳ. Thành công đáng nói nhất của nuôi trồng thủy sản năm 2011 chính là 100 ha nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng công nghiệp, sản lượng tôm thẻ chân trắng toàn tỉnh đạt 1.500 tấn, năng suất bình quân 1tấn/ha/vụ, với lợi nhuận khoảng 300 triệu đồng/ha/vụ.

Đến năm 2012, mặc dù sản xuất thủy sản của tỉnh gặp nhiều khó khăn, thách thức: dịch bệnh trên thủy sản nuôi, mưa bão gây thiệt hại nặng ở một số địa phương...; giá xăng dầu, điện tăng cao; vốn tín dụng hạn hẹp, lãi suất cao nên các doanh nghiệp, nông dân đều rất khó khăn trong việc duy trì sản xuất. Nhưng được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Trung ương, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, địa phương; sự nỗ lực của các doanh nghiệp và đặc biệt là các hộ, cơ sở nuôi trồng, đánh bắt, khai thác thuỷ sản trong tỉnh; sản xuất thuỷ sản đạt nhiều kết quả tích cực: tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt 116.229 tấn, bằng 100,3% kế hoạch và tăng 6,8% so với cùng kỳ, trong đó: sản lượng thuỷ sản khai thác đạt 80.138 tấn, bằng 102,1% kế hoạch và tăng 3,6% so với cùng kỳ (khai thác trên biển là 76.973 tấn, đạt 101,5% kế hoạch, tăng 3,5% cùng kỳ; khai thác nội địa 3.165 tấn, tăng 5,9% cùng kỳ). Còn sản lượng nuôi trồng thuỷ sản là 36.734 tấn, đạt 98,4% kế hoạch và tăng 5,2% so với cùng kỳ.

Như vậy, trong những năm gần đây việc nuôi trồng thủy sản đã được tỉnh chú ý quan tâm phát triển. Đây là một chủ trương đúng nhằm đảm bảo nguyên liệu chế biến khi sản lượng khai thác không thể tăng mạnh do hạn chế về nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển.

Việc nuôi trồng thủy sản phát triển còn tạo độ ổn định về đầu vào cho chế biến xuất khẩu thủy sản hơn là phát triển khai thác thủy sản do sự phụ

thuộc vào điều kiện tự nhiên ít hơn. Chính vì vậy việc phát triển thủy sản bền vững, ổn định cần phải có chính sách đẩy mạnh hơn nữa việc nuôi trồng thủy sản theo cả chiều rộng và chiều sâu.

Tính chung, trong vòng 12 năm, sản lượng thủy sản đã tăng gấp hơn 2 lần (từ 48.000 tấn/năm 2000 đến năm 2012 đạt 116.000 tấn) đây được xem là một thành công lớn trong quá trình đầu tư vào ngành thủy sản của tỉnh.

Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Thanh Hóa là tôm, cá, hải sản đông lạnh khác (ghẹ, sứa), và các hải sản khô. Trong đó tôm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản, thường chiếm 40-50%, loại có giá trị lớn là tôm sú luôn được tỉnh chú trọng phát triển nuôi trồng nhanh cả về quy mô, năng suất và sản lượng. Nhiều vùng trong tỉnh đã đạt năng suất nuôi trồng khá cao như: huyện Hoằng Hóa, huyện Quảng Xương, huyện Tĩnh Gia, huyện Hậu Lộc…. Đứng thứ hai sau tôm là cá chiếm khoảng 15%, các sản phẩm cá được xuất khẩu hiện nay bao gồm: theo môi trường sống có cá biển, cá nước lợ, cá nước ngọt; theo sản phẩm chế biến có chả cá, cá đông lạnh, cá khô. Đặc biệt là xuất khẩu chả cá của tỉnh Thanh Hóa trong những năm gần đây tăng nhanh chóng (năm 2010 xuất khẩu 2,152 triệu USD, đến năm 2012 xuất khẩu được 7,800 triệu USD) nguyên nhân là do cả yếu tố chủ quan lẫn khách quan: đó là, trên thị trường nhập khẩu thủy sản lớn như Mỹ, Nhật Bản gặp khó khăn về kinh tế nên thị hiếu tiêu dùng thay đổi, có xu hướng chuyển sang tiêu thụ những mặt hàng thủy sản kém xa xỉ hơn là chả cá; trong khi đó, các doanh nghiệp xuất khẩu của tỉnh đã biết chú ý đa dạng hóa các loại chả cá theo hướng thuận tiện cho sử dụng, quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm từ khâu nguyên liệu đến chế biến.

Ngoài sự biến đổi theo sản phẩm, hàm lượng công nghệ trong giá trị sản phẩm thủy sản xuất khẩu cũng được tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó các mặt hàng thủy sản sống và thủy sản có giá trị cũng đang ngày càng được tỉnh và

các doanh nghiệp chú trọng đầu tư để xuất khẩu như: tôm bao bột, tôm luộc, cá thu… Vì thế giá trị sản xuất thủy sản của tỉnh liên tục tăng theo các năm

Bảng 2.2. Giá trị sản xuất thủy sản từ năm 2000 – 2012 (giá gốc 1994)

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm Giá trị sản xuất thủy sản

2000 401 2001 433 2002 489 2003 559 2004 617 2005 676 2006 730 2007 779 2008 852 2009 920 2010 975 2011 1.065 2012 1.140 2013 (chỉ tiêu) 1.203

Nguồn: - Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa, 2011

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa

Từ bảng số liệu trên ta thấy ngành thuỷ sản đã có bước phát triển nhanh và khá toàn diện trên các lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, và chế biến nên giá trị sản xuất tăng nhanh từ 401 tỷ đồng năm 2000 lên 676 tỷ đồng năm 2005 và năm 2010 đạt 975 tỷ; đạt tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2000 - 2005 là 11,0%; thời kỳ 2006 - 2010 đạt 7,6%/năm và từ 2000 - 2010 bình quân đạt

9,3%. Năm 2011 giá trị sản xuất 1.065 tỷ, năm 2012 tăng lên 1.140 tỷ đồng và chỉ tiêu tỉnh đưa ra để toàn ngành phấn đấu đến năm 2013 đạt 1.203 tỷ đồng.

Nhìn chung khả năng cạnh tranh của thủy sản tỉnh Thanh Hóa hiện nay có thể đánh giá là khá tốt cả về giá cả và chất lượng. Tuy nhiên, Thanh Hóa vẫn cần phải cố gắng trên nhiều phương diện mới đảm bảo khả năng cạnh tranh và phát huy được thế mạnh của thủy sản xuất khẩu một cách bền vững, nhằm đem lại hiệu quả hơn cho xuất khẩu trong điều kiện cạnh tranh ngày một gay gắt và hội nhập kinh tế quốc tế.

2.2.2.2. Kim ngạch xuất khẩu

Với sản lượng thủy sản ngày càng tăng, xuất khẩu thủy sản cũng đã đem lại kết quả tốt - giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản cũng tăng lên đáng kể qua các năm (bảng 2.3)

Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2000 đạt 14,952 triệu USD, chiếm 1,01% so với cả nước thì đến năm 2005 xuất khẩu đạt 23,542 triệu USD, nhưng so với cả nước giảm và chỉ chiếm 0,86%; năm 2010 đạt 47,890 triệu USD tăng gấp đôi so với năm 2000 nhưng tỷ lệ phần trăm so với cả nước giảm 0,09%.

Năm 2011 mặc dù giá trị sản xuất thủy sản tăng nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu lại giảm hơn so với năm 2010. Nguyên nhân của tình trạng đó là do các yếu tố đầu vào cho sản xuất ngày một tăng cao: giá điện tăng thêm 18%, giá xăng dầu cũng tăng mạnh, thị trường tiền tệ có sự biến động lớn về lãi suất liên ngân hàng (lãi suất tiền gửi trên 18%/năm, cho vay ra ngoài 20%), điều đó gây bất lợi rất lớn đối với các doanh nghiệp chế biến thủy sản cũng như người nuôi trồng và khai thác thủy sản trong việc huy động vốn để đầu tư sản xuất. Bên cạnh đó, tỉnh Thanh Hóa cũng như cả nước lại gặp khó khăn về thị trường xuất khẩu - các rào cản kỹ thuật hiện đại đang được các thị trường lập ra áp dụng đối với hàng thủy sản của Việt Nam.

Bảng 2.3. Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản

Đơn vị tính: triệu USD, %

Năm Tổng kim ngạch XKTS cả nƣớc Kim ngạch XKTS tỉnh Thanh Hóa % so với cả nƣớc 2000 1.479 14,952 1,01 2001 1.778 13,808 0,78 2002 2.023 16,843 0,83 2003 2.200 17,500 0,8 2004 2.408 21,472 0,89 2005 2.733 23,542 0,86 2006 3.358 29,120 0,87 2007 3.764 30,650 0,81 2008 4.509 37,650 0,83 2009 4.251 45,850 1,08 2010 5.202 47,890 0,92 2011 6.110 43,216 0,71 2012 6.090 58,1 0,95 2013 (dự báo) 6.500 62 0,95

Nguồn: - Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa, 2011

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa - Tổng cục hải quan

- Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam

Nhưng sang năm 2012, Tỉnh đã chú trọng đầu tư nâng cấp mở rộng một số cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu, khuyến khích các cơ sở chế biến tư nhân phát triển; một số cơ sở hạ tầng nghề cá như cảng cá Lạch Bạng, Lạch Hới... được đầu tư nâng cấp, đáp ứng yêu cầu phát triển khai thác thủy sản.

Năng lực đánh bắt cũng tăng nhanh, vì tỉnh đã đầu tư trang bị thêm nhiều phương tiện khai thác, nâng tổng số tàu cá trong toàn tỉnh là 7.870 chiếc, trong đó số tàu cá trên 90 CV là 1.016 chiếc, chiếm 14%, có 2 đôi tàu công suất gần 1.000 CV. Tổng công suất 354.307 CV, bình quân 48,5 CV/tàu, tăng 13,1 CV/tàu so với cùng kỳ. Đóng mới 58 tàu, mua 88 tàu từ tỉnh khác, đóng mới cải hoán 167 tàu với tổng vốn đầu tư khoảng 50 tỷ đồng. Vì thế giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng cao nhất từ trước đến nay đạt 58,1 triệu USD, chiếm 0,95% so với cả nước, tăng hơn năm 2011 là 0,24% và trên đà phát triển đó tỉnh đưa ra dự báo cho năm 2013 sẽ đạt 62 triệu USD.

Nếu so sánh với các mặt hàng xuất khẩu khác của tỉnh thì từ nhiều năm nay thủy sản luôn duy trì ở vị trí thứ hai, sau mặt hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, góp phần rất lớn vào tăng trưởng GDP của tỉnh.

Trên thế giới, sản phẩm thủy sản của tỉnh Thanh Hóa ngày càng được người tiêu dùng lựa chọn nhờ đó thị trường được mở rộng. Năm 2000 giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản toàn tỉnh đạt 14,952 triệu USD chiếm 1,01% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước (cả nước đạt 1.479 triệu USD); năm 2005 toàn tỉnh đạt 23,542 triệu USD, chiếm 0,86%; năm 2010 là 47,890 triệu USD, chiếm 0,92%; đến năm 2011 là 43,216 triệu USD, chiếm 0,71% và năm 2012 giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh đạt 58,1 triệu USD, chiếm 0,95%.

2.2.2.3. Thị trường xuất khẩu

Cùng với việc đa dạng hoá sản phẩm thủy sản xuất khẩu tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những thành tích đáng khích lệ trong việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Đến nay thủy sản Thanh Hóa đã có mặt trên 20 nước và vùng lãnh thổ, trong đó nhiều nhất là: Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Hàn Quốc... Nhiều doanh nghiệp của tỉnh đã chứng tỏ được bản lĩnh trên thương trường

quốc tế và vững vàng vượt qua các thử thách. Các thị trường cơ bản của xuất khẩu thủy sản của tỉnh Thanh Hóa là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Bảng 2.4: Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của tỉnh Thanh Hóa từ năm 2010 - 2012

Đơn vị: triệu USD và %

Thị trƣờng nhập khẩu 2000 2005 2010 2011 2012 Kim ngạch Tỷ lệ Kim ngạch Tỷ lệ Kim ngạch Tỷ lệ Kim ngạch Tỷ lệ Kim ngạch Tỷ lệ Nhật bản 1,502 10,04 1,540 10,79 4,571 9,54 0,609 1,41 3,937 6,78 Trung Quốc 13,450 89,96 21,002 89,21 43,319 90,64 41,990 97,16 49,159 84,61 Hàn Quốc 0,617 1,43 1,637 2,82 Italya 1,541 2,65 Tây Ban Nha 1,090 1,88 Bồ Đào Nha 0,736 1,27 Tổng 14,952 100 23,542 100 47,89 100 43,216 100 58,1 100

Nguồn: Sở Thương mại tỉnh Thanh Hóa

Bảng số liệu 2.4 cho thấy, thị trường Trung Quốc hiện nay đang giữ vị trí là nhà nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Thanh Hóa, năm 2010 nhập khẩu 43,319 triệu USD chiếm 90,64%; sang đến năm 2011 do nhiều yếu tố tác động nên giá trị nhập khẩu giảm xuống còn 41,990 triệu USD nhưng tỷ lệ lại tăng bởi tổng giá trị xuất khẩu của toàn tỉnh bị giảm; năm 2012 giá trị xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc tăng lên đáng kể 49,159 triệu USD nhưng tỷ lệ lại giảm xuống còn 84,61% vì kim ngạch xuất khẩu sang các nước khác tăng lên. Như vậy Trung Quốc đang là thị trường lớn và đầy tiềm năng của

Một phần của tài liệu Xuất khẩu thủy sản của tỉnh Thanh Hóa Thực trạng và giải pháp (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)