2000 đến nay
2.2.1. Chính sách xuất khẩu thủy sản của tỉnh Thanh Hóa
Trên cơ sở lợi thế của tỉnh về phát triển sản xuất và xuất khẩu thủy sản, trong thời gian qua Đảng bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã thường xuyên xây dựng và điều chỉnh nhằm hoàn thiện chính sách định hướng cho việc phát triển xuất khẩu thủy sản. Dựa trên những chủ trương chung về phát triển kinh tế của đất nước và chính sách phát triển ngành xuất khẩu thủy sản, tỉnh Thanh Hóa đã có những chính sách cụ thể đối với hoạt động này. Cụ thể:
Ngày 01/10/2002 UBND tỉnh đã có Quyết định số 3178/QĐ-CT về việc hỗ trợ kinh phí sản xuất giống thủy sản 2002. Trong năm đã khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân đầu tư xây dựng 16 cơ sở sản xuất giống tôm sú, tôm càng xanh quy mô công suất từ 10 - 15 triệu con giống/trại.
Thực hiện Quyết định số 4100/2005/QĐ-UBND ngày 30/12/2005 của chủ tịch UBND tỉnh về cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng các trại sản xuất giống tôm sú, cá rô phi đơn tính đực trên địa bàn tỉnh đến năm 2010. Đã khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân đầu tư xây dựng 4 cơ sở sản xuất giống tôm sú, quy mô công suất từ 20 – 35 triệu con giống/trại. Tổng kinh phí ngân sách tỉnh hỗ trợ 1.080 triệu đồng. Khuyến khích công ty cổ phần giống thủy sản Thanh Hóa xây dựng 3 cơ sở sản xuất cá rô phi đơn tính với tổng công suất 7 triệu cá giống/năm. Ngân sách tỉnh hỗ trợ 126 triệu đồng.
Các chính sách theo thông báo số 124/TB-UBND ngày 22/10/2007 của văn phòng UBND tỉnh bao gồm: hỗ trợ đào tạo thuyền máy trưởng tàu cá, hỗ trợ tôm sú bố mẹ bị bệnh vi rút đốm trắng, thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản. Các đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện như trường trung cấp thủy sản, chi cục kiểm tra và bảo vệ nông lâm thủy sản đã thực hiện tốt các chính sách theo thông báo.
Quyết định số 227-QĐ/TU ngày 27/06/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa ban hành chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển đến năm 2015.
Năm 2012, UBND tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng Đề án phát triển thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020. Đề án tổng kết tình hình phát triển thủy sản giai đoạn 2000 – 2011, những kết quả đạt được cùng những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân từ đó đưa ra những giải pháp phát triển ngành thủy sản và xuất khẩu thủy sản đến năm 2020.
Đó là những căn cứ pháp lý quan trọng, tạo động lực cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu thủy sản của tỉnh Thanh Hóa trong những năm qua đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ. Các chính sách đã có tác động tích cực đối với hoạt động sản xuất và xuất khẩu thủy sản của tỉnh ở một số khía cạnh sau:
Các chính sách đã có tác dụng huy động và phân bổ lại các nguồn lực xã hội một cách có hiệu quả để tập trung cho phát triển ngành thủy sản - một ngành được xác định là có lợi thế so sánh, có tiềm năng phát triển, đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Để phát triển ngành Thủy sản thời kỳ 2006-2015 nhu cầu vốn đầu tư được xác định là: 3.300,86 tỷ đồng, trong đó: vốn ngân sách: 801,112 tỷ đồng = 24,3%; các nguồn vồn khác: 2.499,748 tỷ đồng = 75,7% [8].
Cơ chế, chính sách của tỉnh còn tác động tích cực đảm bảo tăng nguồn cung ứng nguyên liệu thủy sản cho chế biến và xuất khẩu, đồng thời tạo điều kiện mở rộng khối lượng xuất khẩu thông qua các quyết định, những chương trình, đề án được tỉnh phê duyệt.
Các chính sách của Ủy ban nhân dân tỉnh cũng có tác dụng thúc đẩy quá trình phát triển, nâng cao năng lực cho ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản để đạt trình độ công nghệ bước đầu tiếp cận với các nước trong khu vực. Chẳng hạn như chính sách khuyến khích đầu tư, nâng cấp, đổi mới công nghệ như: đầu tư thiết bị đông rời nhanh (IQF), thiết bị dò kim loại, thiết bị đóng gói chân không, phân cỡ thay thế lao động thủ công… đã có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm chế biến, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đa dạng hóa mặt hàng, tăng tỷ trọng thủy sản chế biến có giá trị gia tăng cao, giảm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh cho hàng thủy sản Thanh Hóa trên thị trường thế giới.
Chính sách của tỉnh còn có tác dụng rất thiết thực trong việc tạo công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo cho một số bộ phận lớn ngư dân, nông dân và nâng cao thu nhập cho đời sống của gia đình họ, ví dụ như các chính sách về hỗ trợ vốn và giống thủy sản cho ngư dân.
Tuy nhiên, một số chính sách mặc dù đã được ban hành nhưng khi đi vào thực tiễn áp dụng vẫn còn gặp nhiều khó khăn và hiệu quả chưa cao. Vì vậy,
để tạo được môi trường thuận lợi, kích thích xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới tỉnh cần xây dựng hệ thống chính sách sao cho tạo điều kiện thuận lợi nhất để phát triển ngành thủy sản nói riêng cũng như phát triển kinh tế toàn tỉnh nói chung.