Để ngành xuất khẩu thuỷ sản hoạt động có hiệu quả nhà nước đóng vai trò rất quan trọng. Các chính sách của nhà nước không chỉ điều tiết cho ngành thuỷ sản phát triển đúng hướng, mà còn tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi. Doanh nghiệp rất cần sự trợ giúp của Nhà nước trong việc tăng cường khả năng hiểu biết thị trường, khả năng tiếp thị, mở văn phòng đại diện…
Trong những năm vừa qua, trước sự khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn thế giới kéo theo đó là biến động của thị trường các nước nhập khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đứng trước nhiều khó khăn và thử thách mới. Nhận định được tình hình đó, Nhà nước ta đã có đủ các chính sách, biện pháp hỗ trợ về tài chính tín dụng để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thuỷ sản như miễn giảm thuế xuất khẩu thuỷ sản và nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để chế biến thuỷ sản xuất khẩu, tăng cường hoạt động tài trợ xuất khẩu và thành lập quỹ hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản. Do thuỷ sản thuộc nhóm hàng mà nguồn cung cấp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, có tính thời vụ, rủi ro lớn và giá cả biến động thất thường nên cần có sự tài trợ xuất khẩu của nhà nước, bao gồm tài trợ trước khi giao hàng, tài trợ
trong khi giao hàng và tín dụng sau giao hàng... Có sự quản lý, hỗ trợ của các chính sách nhà nước do đó hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam thu được những thành tựu nhất định: nguồn thủy sản khai thác đa dạng và phong phú hơn, đảm bảo về số lượng và chất lượng cho hoạt động xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu những mặt hàng đã qua chế biến. Đồng thời chúng ta cũng mở rộng được thị trường xuất khẩu, bên cạnh những thị trường truyền thống như: Mỹ, Nhật, EU, Trung Quốc… chúng ta đã xây dựng thêm những thị trường mới ở các nước châu Phi, Trung Đông… Thủy sản của Việt Nam liên tục đạt được mức kim ngạch và tốc độ tăng khả quan
Để đảm bảo chất lượng mặt hàng xuất khẩu, nhà nước cũng đã ban hành chính sách tăng cường đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh hàng thủy sản xuất khẩu. Nhờ có sự ban hành kịp thời chính sách này mà các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam vẫn đáp ứng được yêu cầu và tiêu chuẩn ngày càng cao của các thị trường tiêu thụ, đồng thời tăng sức cạnh tranh cho chính mặt hàng này.
Các chính sách nhà nước còn hạn chế dần tính ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước như trước đây của những doanh nghiệp nhà nước, tạo được cho doanh nghiệp, ngư dân trong ngành thủy sản tư tưởng, thói quen chủ động, năng động, sáng tạo trong đầu tư sản xuất, kinh doanh. Điều đó tạo khởi đầu tốt cho các doanh nghiệp thủy sản phát triển trong cơ chế thị trường và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, mỗi chính sách bên cạnh những mặt tích cực, vẫn còn bộc lộ những hạn chế đã trở thành lực cản đối với sự phát triển ngành thủy sản, đặc biệt là xuất khẩu thủy sản.
Nói tóm lại trong thời điểm hiện nay, các chính sách có tác động rất lớn đối với sự phát triển của ngành kinh tế thuỷ sản. Tuy vậy chúng ta phải biết vận dụng chúng một cách hết sức linh hoạt, đưa ra đúng thời điểm cho phù hợp với điều kiện mới để đạt được hiệu quả cao.
1.4. Thực tiễn xuất khẩu thủy sản ở một số địa phƣơng và khả năng áp dụng vào tỉnh Thanh Hóa
1.4.1. Thực tiễn xuất khẩu thủy sản của tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh là tỉnh nằm ở duyên hải Bắc Bộ Việt Nam, với những điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc đánh bắt, nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản. Tỉnh có bờ biển dài 250 km với 43.093 ha rừng ngập mặn, trong đó có trên 26.000 ha có khả năng nuôi trồng thủy sản; gần 9.000 ha bãi cao triều và trên cao triều phát triển nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh; trên 21.000 ha diện tích bãi nuôi phân bố dọc theo bờ biển từ huyện Yên Hưng đến Thành phố Móng Cái... Thực hiện chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, ngành thủy sản được xác định là một trong những ngành kinh tế chủ đạo của Quảng Ninh và mảnh đất địa đầu tổ quốc này đang là một mũi nhọn về phát triển kinh tế thủy sản. Với những thành tựu đạt được trong xuất khẩu thủy sản những năm vừa qua, những giải pháp mà tỉnh thực hiện là kinh nghiệm quý báu cho các tỉnh học tập vận dụng hợp lý vào địa phương mình.
Trước hết, trên cơ sở điều kiện tự nhiên sẵn có, tỉnh và các cơ quan ban ngành chủ trương đổi mới và đa dạng hóa sản phẩm thủy sản xuất khẩu nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của thị trường các nước. Đồng thời chú trọng vào những sản phẩm xuất khẩu chủ lực, lợi thế của tỉnh; chủ động nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu thủy sản. Việc liên kết giữa các doanh nghiệp với các hộ nuôi trồng thủy sản cũng đang là hướng đi tích cực của các doanh nghiệp hiện nay. Theo đó, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đứng ra làm chủ liên kết với người hộ nuôi hình thành vùng nuôi lớn; doanh nghiệp sản xuất thức ăn cung cấp thức ăn cho người nuôi thông qua hợp đồng với doanh nghiệp xuất khẩu; và ngân hàng cung ứng vốn qua hợp đồng giữa doanh nghiệp xuất khẩu với doanh nghiệp thức ăn và người nuôi. Khi tới kỳ thu hoạch thì người nuôi phải bán toàn bộ sản phẩm cho doanh nghiệp xuất
khẩu. Cái lợi của mô hình này là người dân chỉ cần nuôi gia công nhưng đảm bảo đầu ra; doanh nghiệp xuất khẩu có nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng và giá đầu vào biết trước, nhằm dễ dàng trong việc đàm phán hợp đồng với nước ngoài; doanh nghiệp thức ăn bán được nhiều sản phẩm, trong khi ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn đúng địa chỉ và có tài sản thế chấp rõ ràng… Hiện nay ngành thủy sản của Quảng Ninh rất chú trọng tới việc đa dạng hóa các sản phẩm, nuôi trồng thủy sản phát triển trên cả 3 loại hình mặt nước: mặn, lợ, ngọt. Đối tượng nuôi tương đối đa dạng và phong phú, một số giống loài thủy sản có giá trị hàng hóa và giá trị kinh tế cao như: cá biển, giáp xác, nhuyễn thể... đang có xu hướng phát triển nuôi mạnh. Việc đa dạng các sản phẩm thủy sản sẽ góp phần mở rộng thì trường xuất khẩu, bên cạnh những thị trường truyền thống và lâu năm như Mỹ, Nhật, EU thì việc tìm kiếm, mở rộng thị trường mới sẽ góp phần tăng giá trị xuất khẩu mặt hàng, thúc đẩy ngành kinh tế thủy sản của tỉnh. Theo số liệu thống kê của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, năm 2010, tổng sản lượng thuỷ sản khai thác toàn tỉnh đạt 49.960 tấn; năm 2011 là 52.256 tấn và từ đầu năm đến nay, ngư dân trong tỉnh đã khai thác được hơn 30.000 tấn thuỷ sản các loại; giá trị chế biến thuỷ sản xuất khẩu đạt hơn 12 triệu USD. Hiện nay các thị trường mới mà ngành thủy sản Quảng Ninh hướng tới là Trung Đông, Đông Âu (Nga, Ukraina), Bắc Phi, Nam Mỹ, Trung Quốc...
Đổi mới và đa dạng hóa nguồn nguyên liệu cung cấp cho xuất khẩu thủy sản được chú trọng. Tỉnh Quảng Ninh đã có cơ chế chính sách cho việc phát triển nguồn giống thuỷ sản; chính sách vay vốn ưu đãi đối với các doanh nghiệp sản xuất giống; quy hoạch vùng sản xuất giống; vấn đề về khoa học kỹ thuật; công tác quản lý, kiểm dịch giống; công tác đào tạo nguồn nhân lực sản xuất giống… Tập trung đầu tư ứng dụng các đề tài nghiên cứu, sản xuất theo công nghệ tiên tiến để tạo ra giống, đối tượng nuôi mới có hiệu quả kinh tế
cao như: nghiên cứu đặc điểm sinh học và sinh sản thử nghiệm giống ngao dầu; nghiên cứu đặc điểm sinh sản và nuôi vỗ tôm chân trắng thành tôm bố mẹ và giống ốc nhảy; chuyển giao công nghệ sản xuất giống ghẹ xanh, nuôi tu hài, hàu thương phẩm.... đồng thời tạo cơ chế thông thoáng để khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước cùng đầu tư nuôi trồng thủy sản, tổ chức xây dựng các nhà máy chế biến thủy sản, đảm bảo đầu ra như: Nhà máy Chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu của nhà đầu tư tỉnh Khánh Hòa tại phường Hải Yên (Móng Cái); doanh nghiệp Phú Minh Hưng (Yên Hưng) thu mua xuất khẩu tôm...
Trong những năm gần đây, trước sự biến động của nền kinh tế thế giới, do đó thị trường xuất khẩu nói chung cũng như thị trường xuất khẩu thủy sản nói riêng cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều. Do đó dưới sự chỉ đạo của tỉnh và các cơ quan ban ngành, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản ở Quảng Ninh đã rất chú trọng tới công tác dự báo thị trường tiêu thụ trong nước và ngoài nước. Ưu tiên cho các chương trình phát triển thị trường, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tập trung đầu tư phát triển chế biến, xuất khẩu theo chiều sâu, chú trọng đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia và các yêu cầu của thị trường tiêu thụ. Đặc biệt Ủy ban nhân dân tỉnh và các ngành chức năng rất chú trọng đến việc xây dựng hệ thống cảnh báo sớm cho các doanh nghiệp dựa trên một cơ chế trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý Nhà nước và các Hiệp hội nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhận thức rõ và sớm các cơ hội cũng như thách thức của môi trường kinh doanh và giúp cho các doanh nghiệp nắm bắt thông tin kịp thời về các thị trường để có định hướng xuất khẩu phù hợp.
Là một trong những tỉnh xuất khẩu thủy sản đứng đầu của cả nước, những phương hướng và giải pháp mà Quảng Ninh thực hiện là những kinh
nghiệm quý báu cần tham khảo và học hỏi cho các địa phương trong việc nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản.
1.4.2. Thực tiễn xuất khẩu thủy sản của tỉnh Hà Tĩnh
Ngành kinh tế thuỷ sản được xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn, đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong sự nghiệp công nghiệp hoá của tỉnh Hà Tĩnh. Thuỷ sản là nhóm hàng xuất khẩu có tỷ trọng tương đối lớn của tỉnh với lợi thế 137 km bờ biển; ngư trường rộng lớn; có hàng chục ha mặt nước lợ, năng lực đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản ở tỉnh còn lớn; nhu cầu về thuỷ sản của thế giới khá ổn định; thuế suất hàng thuỷ sản thấp nên có lợi thế cạnh tranh thị trường. Trong những năm vừa qua, để đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế thủy sản nói chung cũng như xuất khẩu thủy sản nói riêng là nhờ các cơ quan ban ngành chức năng, các doanh nghiệp của địa phương đã nỗ lực thực hiện các nhóm giải pháp. Cụ thể là:
Tỉnh Hà Tĩnh xác định, muốn xuất khẩu thủy sản thì trước hết cần đảm bảo nguồn nguyên liệu chế biến, do đó các doanh nghiệp rất chú trọng đến công tác thu mua nguyên liệu theo cách quy hoạch phát triển sản xuất nguyên liệu theo nhóm sản phẩm chủ yếu, gắn chặt chẽ chế biến với thị trường tiêu thụ [15].
Các cơ quan quản lý Nhà nước ở tỉnh đã đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tăng cường công tác thu thập và cung cấp thông tin thị trường, dự báo thị trường, quy hoạch và định hướng cho xuất khẩu, tạo hành lang môi trường pháp lý, các điều kiện ưu đãi để thu hút mạnh mẽ đầu tư của mọi thành phần kinh tế vào sản xuất và kinh doanh xuất khẩu. Nghiên cứu các chính sách hỗ trợ, các doanh nghiệp trong công tác thị trường; làm đầu mối tổ chức hoạt động phát triển thị trường và xúc tiến thương mại.
Các doanh nghiệp đẩy mạnh công tác maketing, tiếp thị để nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của thị trường, có chiến lược dài hạn và kế hoạch ngắn hạn về sản xuất và tiêu thụ. Tích cực, chủ động tranh thủ mở rộng thị trường nhất là sau khi hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký kết và Việt Nam tham gia WTO. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại trên cơ sở chiến lược xuất khẩu dài hạn của ngành với những hoạt động như tổ chức và tham gia hội chợ triển lãm, quảng cáo quốc tế, phối hợp chặt chẽ với Bộ Thương mại, Cục Xúc tiến thương mại, các cơ quan thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài và các bộ, ngành có liên quan, chủ động giúp các doanh nghiệp tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu thuỷ sản.
Đẩy mạnh việc áp dụng thương mại điện tử vào các hoạt động thương mại thuỷ sản, nhanh chóng hỗ trợ các biện pháp về công nghệ và kỹ thuật để đưa thương mại điện tử trở thành một công cụ hữu hiện giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ vượt qua rào cản thương mại.
Củng cố, mở rộng hệ thống khuyến ngư đến tận huyện xã nghề cá, đặt hệ thống này trong mối quan hệ chặt chẽ với các viện nghiên cứu và trường đại học nhằm chuyển giao trực tiếp công nghệ mới, huấn luyện kỹ thuật cho lao động nghề cá.
Tăng tỷ trọng cơ sở chế biến thực hiện chương trình quản lý chất lượng theo quy phạm sản xuất (good Manu facturing Praetice - GMP), HACCP, Quy phạm vệ sinh (Sanitarystandard Operating Procedure - Ssop), ISO 9000.
Xây dựng, ban hành và triển khai áp dụng các tiêu chuẩn Nhà nước và tiêu chuẩn ngành về điều kiện sản xuất, an toàn vệ sinh tối thiểu đối với các chợ, cảng cá, cơ sở chế biến thuỷ sản tiêu thụ trong nước và xuất khẩu
Củng cố tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước tham gia xuất khẩu thuỷ sản; tập hợp thu gọn đầu mối có năng lực thực sự và đủ lớn làm nòng cốt trong công tác sản xuất, kinh doanh xuất khẩu; động viên và khuyến
khích tất cả mọi thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu; bố trí cán bộ có năng lực, nhiệt tình trách nhiệm vào vị trí chủ chốt trong các doanh nghiệp thuộc ngành.
1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Thanh Hóa
Thanh Hóa với những lợi thế tự nhiên cho việc nuôi trồng, xuất khẩu thủy sản trong những năm vừa qua với những cố gắng không ngừng đã trở thành một trong những tỉnh đứng đầu về khai thác thủy sản trong số 28 tỉnh thành có biển và là tỉnh có sản lượng khai thác thủy sản lớn nhất 11 tỉnh có biển ở miền Bắc, đây là một lợi thế rất lớn trong hoạt động xuất khẩu thủy sản của tỉnh. Dựa trên những tiềm năng vốn có cùng với sự học hỏi từ các địa phương trong việc nuôi trồng, xuất khẩu thủy sản, đặc biệt tỉnh Quảng Ninh và Hà Tĩnh, Thanh Hóa đã rút ra cho mình những kinh nghiệm quý báu như sau:
Thứ nhất, cần đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng cao cho xuất khẩu bằng các giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản và đánh bắt xa bờ
Do hiện nay yêu cầu của thị trường nhập khẩu ngày càng cao cả về chủng loại sản phẩm, đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và thị hiếu của người tiêu dung cũng trở nên phong phú, đa dạng hơn thì việc tăng cường khả năng cạnh tranh cho thủy sản xuất khẩu là yếu tố sống còn để đảm bảo xuất khẩu phát triển bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. Do vậy hiện nay một kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Thanh Hóa là tăng cường khả năng cạnh tranh của thủy sản xuất khẩu. Muốn vậy, trước hết, chú trọng đa dạng hóa sản phẩm và tăng tỷ lệ thủy sản xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, tiếp tục đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị, cơ giới hóa dây chuyền chế biến để tăng năng lực chế biến. Trong khi đó vẫn cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vì đây là mối quan tâm hàng đầu và có tính quyết định khi lựa chọn, sử dụng