Đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Xuất khẩu thủy sản của tỉnh Thanh Hóa Thực trạng và giải pháp (Trang 97)

2000 đến nay

3.3.4. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Với quan điểm con người là vốn quý nhất, có ý nghĩa quyết định. Do đó muốn đầu tư đổi mới công nghệ thì trước hết cần có quy hoạch nâng cao trình độ, kỹ năng và sức khỏe cho người lao động, các chuyên gia và nhà quản lý.

Việc phát triển nguồn nhân lực cho ngành thuỷ sản thông qua việc nâng cao trình độ văn hoá và tay nghề cho ngư dân, đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ thị trường để có đủ năng lực và thích ứng với yêu cầu của nền kinh tế thị trường là chìa khoá thành công của chiến lược xuất khẩu thuỷ sản trong thời gian tới bởi các biện pháp khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước ngay cả khi được xác định một cách khoa học và đúng đắn cũng chỉ là một vế của phương trình xuất khẩu, trách nhiệm cuối cùng cũng như khả năng tận dụng mọi sự ưu đãi đó để chào bán các sản phẩm có tính cạnh tranh cao, mở rộng thị trường xuất khẩu lại phụ thuộc vào bản thân

doanh nghiệp và nổ lực của họ. Đào tạo nguồn nhân lực là mối quan tâm không chỉ ở quy mô doanh nghiệp mà cả quy mô quốc gia và quốc tế. Vì vậy, phương châm Nhà nước và nhân dân cùng tham gia đầu tư xây dựng nguồn nhân lực sẽ mang lại hiệu quả. Cụ thể:

Phải liên kết với các trường đại học, trung học thuỷ sản để đào tạo đội ngũ lao động cho tỉnh với những nghề cần chú trọng đào tạo là quản lý nghề cá, quản lý môi trường, thanh tra nguồn lợi thuỷ sản, thanh tra chất lượng thuỷ sản, chế biến thuỷ sản, kinh tế thuỷ sản, maketing thuỷ sản và quản lý doanh nghiệp.

Mở các lớp tập huấn cho các chủ hộ nuôi trồng thủy sản để họ tiếp thu được kiến thức cơ bản về kỹ thuật nuôi, cách phát hiện và phòng chống dịch bệnh, tiếp cận dần đến phương thức nuôi công nghiệp. Mở các lớp đào tạo thuyền trưởng, thuyền viên đảm bảo sử dụng công nghệ hiện đại cho vận hành tàu khai thác thủy sản xa bờ.

Tăng cường đầu tư cho trường trung cấp thủy sản của tỉnh trong việc đào tạo lao động lành nghề cung cấp cho ngành thủy sản Thanh Hóa. Nâng cấp cơ sở hạ tầng về văn hoá, giáo dục xã hội trong các khu vực cộng đồng ngư dân.

Củng cố tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước tham gia xuất khẩu thuỷ sản. Tập hợp thu gọn đầu mối có năng lực thực sự và đủ lớn làm nòng cốt trong công tác sản xuất, kinh doanh xuất khẩu. Động viên và khuyến khích tất cả mọi thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu. Bố trí cán bộ có năng lực, nhiệt tình trách nhiệm vào vị trí chủ chốt trong các doanh nghiệp thuộc ngành.

Làm tốt công tác phát triển nguồn nhân lực không những tạo ra tiền dề vững chắc cho những bước nhảy vọt của ngành sau này mà còn góp phần quan trọng trong việc xây dựng một ngành công nghệ chế biến thực phẩm vững mạnh cho tỉnh.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn xuất khẩu thủy sản tại tỉnh Thanh Hóa từ năm 2000 đến nay, có thể bước đầu rút ra một số kết luận cơ bản sau:

1. Trước đây và hiện tại, thủy sản luôn được đánh giá là ngành kinh tế đem lại giá trị cao cho Việt Nam, là một trong những mặt hàng xuất khẩu đem lại lợi nhuận lớn. Trong xu hướng chung đó của đất nước, trên cơ sở tiềm năng vốn có cùng với những chính sách và giải pháp phù hợp, trong những năm qua Thanh Hóa đã đưa thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và vươn lên đứng vị trí tốp dẫn đầu về giá trị xuất khẩu ở miền Bắc cũng như trên toàn quốc.

2. Trong xu hướng phát triển chung về xuất khẩu thủy sản, Thanh Hóa đã rất chú trọng vào việc mở rộng, đa dạng hóa các mặt hàng xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào công nghệ chế biến làm tăng tỷ lệ sản phẩm chế biến, từ đó nâng được giá trị gia tăng của thủy sản xuất khẩu của tỉnh. Với tiềm năng sẵn có và lợi thế về tự nhiên trong việc phát triển sản xuất và xuất khẩu thủy sản, cộng với sự quan tâm của chính quyền địa phương và chính sách hợp lý, ngành thủy sản của tỉnh đã đạt được những thành tựu to lớn: kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng nhanh trong những năm qua đã có ý nghĩa đáng kể trong việc tăng thu ngoại tệ, mở rộng quan hệ thương mại, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đặc biệt đối với các vùng nông thôn ven biển, góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo thông qua việc cải tạo cơ sở hạ tầng, tăng nguồn lực, tạo việc làm cung cấp nguồn dinh dưỡng và an ninh thực phẩm…

3. Tuy nhiên bên cạnh đó, xuất khẩu thủy sản của tỉnh còn những khó khăn hạn chế nhất định về nguồn nguyên liệu, kỹ thuật chế biến, chất lượng

nguồn nhân lực… đặc biệt là phải đối mặt với sự biến động của thị trường các nước, sự suy thoái của nền kinh tế thế giới. Do đó, Đảng bộ và các cơ quan ban ngành của tỉnh Thanh Hóa trên cơ sở phân tích, dự báo xu hướng của thị trường các nước đã đưa ra “Định hướng phát triển của ngành thuỷ sản của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2020”.

4. Để khắc phục khó khăn hạn chế, thúc đẩy xuất khẩu thủy sản phát triển, tỉnh Thanh Hóa cần thực hiện các giải pháp như: nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu; đổi mới công nghệ khai thác, chế biến thủy sản; tích cực mở rộng thị trường; xây dựng chiến lược để quảng bá thương hiệu ra nước ngoài… Với sự đồng bộ của hệ thống các giải pháp đó sẽ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của tỉnh Thanh Hóa đạt được mục tiêu đề ra và thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, then chốt đem lại sự biến đổi lớn cho kinh tế của tỉnh dựa trên những tiềm năng và nguồn lực sẵn có.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (2011), Quyết định số 227 – QĐ/TU ngày 27/06/2011 ban hành chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển đến năm 2015.

2. Bộ Thủy sản (2006), Quy hoạch tổng thể phát triển đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

3. Bộ Thủy sản (2003), Quy hoạch phát triển giống thủy sản đến năm 2010.

4. Bộ Thủy sản (2004), Chương trình hành động của Bộ thủy sản về việc đẩy nhanh công nghiệp hóa – hiện đại hóa ngành thủy sản giai đoạn 2010 – 2020.

5. Bộ Thủy sản (2006), Chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

6. Bộ Thủy sản (1999), Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 1999 – 2010, Hà Nội.

7. Bộ Thương mại, Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam thời kỳ 2001 – 2010, Hà Nội.

8. Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa (2008), Quyết định số 980/QĐ – UBND ngày 17/04/2008 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015 và định hướng đến 2020.

9. Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa (2011), Quyết định số 630/QĐ – UBND ngày 03/03/2011 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020.

10. Cục thống kê (2010), Niên giám Thống kê tỉnh Thanh Hóa 2010. 11. Nguyễn Tử Cương (2006), Giải pháp kiểm soát an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh thủy sản đến năm 2010, Kỷ yếu hội thảo “Bàn biện pháp

thực hiện chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”, Thành phố Hồ Chí Minh, 20/12.

12. Nguyễn Thành Danh, "Thương mại quốc tế (vấn đề cơ bản)", 2005, Nxb Lao động – Xã hội.

13. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng IX, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Đỗ Minh Hạnh (2005), Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội.

15. Nguyễn Hữu Hùng (2003), Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Hà Tĩnh trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế,

luận văn tốt nghiệp.

16. Nguyễn Xuân Minh (2006), Hệ thống giải pháp đồng bộ đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam từ nay đến năm 2020, Luận án tiến sĩ, trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

17. Võ Thị Hồng Lan (2009), Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội.

18. Đặng Văn Phẩm (2006), Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn thạc sĩ kinh tế, khoa kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội.

19. Nguyễn Xuân Thiên (2006), Giáo trình "Thương mại quốc tế”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

20. Hà Xuân Thông (2002), Cơ sơ lý luận chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong ngành thủy sản, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

21. Võ Thanh Thu (2002), Những giải pháp về thị trường cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, Nxb thống kê Thành phố Hồ Chí Minh

22. Võ Thanh Thu, Nguyễn Cương, và cộng sự (2002), Những giải pháp về thị trường cho sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam, Nxb Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh

23. Thủ tướng chính phủ (1999), Quyết định 224/1999/QĐ-TTg ngày 08/12/1999 phê duyệt chương trình nuôi trồng thủy sản thời kỳ 1999 – 2010.

24. Thủ tướng (2000), Quyết định 103/2000/QĐ-TTg ban hành ngày 25/08/2000 về một số chính sách phát triển giống thủy sản.

25. Thủ tướng chính phủ (2006), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội ngành thủy sản 2000 – 2010.

26. Nguyễn Văn Trung (2006), Kế hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Thanh Hóa 2001 – 2005, luận văn tốt nghiệp, trường Đại học Hồng Đức, Thanh Hóa.

27. Số liệu thống kê của sở thương mại Thanh Hóa.

28. Số liệu thống kê kinh tế - xã hội, 2000 – 2007; 2008 – 2011 và 4 tháng đầu năm 2012; Cục thống kê Thanh Hóa.

29. Số liệu thống kê Sở kế hoạch và đầu tư Thanh Hóa 30. Số liệu thống kê Sở thủy sản Thanh Hóa

31. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (1995), Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 1996 – 2010.

Website: 32. http://ecvn.com 33. http://www.fao.org.vn 34. http://www.fishtenet.gov.vn 35. http://www.gso.gov.vn 36. http://nafiqad.gov.vn 37. http://snnptnt.thanhhoa.gov.vn 38. http://thanhhoa.gov.vn

39. http://vietfish.org.vn 40. http://vinanet.vn

Một phần của tài liệu Xuất khẩu thủy sản của tỉnh Thanh Hóa Thực trạng và giải pháp (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)