Quy hoạch phát triển sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản đến năm

Một phần của tài liệu Xuất khẩu thủy sản của tỉnh Thanh Hóa Thực trạng và giải pháp (Trang 79)

2000 đến nay

3.1.2. Quy hoạch phát triển sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản đến năm

2015 & 2020

Quyết định số 980/QĐ-UBND ngày 17/04/2008 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015 và năm 2020. Quyết định số 630/QĐ-UBND ngày 03/03/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản và chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020. Đây là cơ sở quan trọng để ngành thuỷ sản có chiến lược phát triển sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản trong nhiều năm tới.

Quy hoạch chỉ rõ, từ năm 2011 - 2020: nâng cao năng lực của Công ty xuất nhập khẩu Thuỷ sản Thanh Hoá. Ngoài các sản phẩm truyền thống đã có, cần tổ chức sản xuất các mặt hàng và sản phẩm mới, các sản phẩm có giá trị gia tăng cao; củng cố, ổn định và mở rộng sản xuất đối với 3 đơn vị là Công ty Lê Hồng Phát, xí nghiệp Đông lạnh Hoằng Trường, xí nghiệp Đông lạnh Quân đội. Đảm bảo các điều kiện để đăng ký kiểm tra tiêu chuẩn ngành và tiến tới tiêu chuẩn EU. Tỉnh đầu tư xây dựng thêm 2 nhà máy chế biến xuất khẩu mới tại Hậu Lộc và Tĩnh Gia. Các nhà máy mới đầu tư xây dựng phải đảm bảo thiết bị hiện đại, đồng bộ, tiên tiến để sản xuất, chế biến các sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào EU, Bắc Mỹ...[8,9]

Nâng cấp hoàn thiện Cảng cá Lạch Hới, bến cá Hải Châu, bến cá Nga Bạch, bến Ngư Lộc, bến Hoằng Phụ và bến Nghi Sơn. Đầu tư xây dựng hệ thống chợ đầu mối và chợ chuyên kinh doanh thuỷ sản (đã được phê duyệt tại Quyết định số: 1999/QĐ - UBND ngày 19/7/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá): 3 chợ đầu mối thuỷ sản tại 3 huyện Hậu Lộc, Tĩnh Gia và thị xã Sầm Sơn; 3 chợ chuyên kinh doanh thuỷ sản tại 3 huyện: Nga Sơn, Hoằng Hoá và Quảng Xương. Đảm bảo cho khâu thu gom sản phẩm, bảo quản tốt

sản phẩm cho khâu chế biến đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm và yêu cầu khắt khe của thị trường.

Nâng cấp Trại cá giống Đông Sơn thành trại giống cấp 1 thuộc trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống thuỷ sản làm nhiệm vụ lưu giữ đàn cá giống gốc, cung cấp đàn cá bố mẹ hậu bị cho các trại cấp 2, 3 và chuyển giao công nghệ sản xuất giống chất lượng cao cho các cơ sở sản xuất giống trong tỉnh.

Đầu tư xây dựng mới một số trại sản xuất giống thuỷ sản nước ngọt cấp 3 tại các vùng trọng điểm và có quy mô diện tích chuyển đổi sản xuất lớn, quy mô công suất mỗi trại từ 30 - 50 triệu cá bột/năm, các huyện miền núi: Bá Thước, Cẩm Thuỷ, Thạch Thành, mỗi huyện từ 1 - 2 trại; các huyện đồng bằng, ven biển: Hà Trung, Nông Cống, Triệu Sơn, Yên Định, Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá mỗi huyện từ 2 - 3 trại. Giống thuỷ sản mặn, lợ: xây dựng mới trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống thuỷ sản tại Hải An - Tĩnh Gia (thay thế Trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống thuỷ sản tại Hoằng Thanh - Hoằng Hoá); nâng cấp và củng cố lại một số trại giống hiện có ở các huyện đảm bảo các điều kiện kỹ thuật sản xuất giống tôm, cua, cá đạt chất lượng tốt nhất. xây dựng mới 15 trại tại Quảng Xương, Tĩnh Gia làm nhiệm vụ sản xuất giống thuỷ sản mặn, lợ (tôm, cua, cá và nhuyễn thể). Quy mô công suất mỗi trại: 10 – 15 triệu tôm P15; 0,5 - 1 triệu cua giống. Để đảm bảo cung cấp đủ giống cho việc nuôi trồng thủy sản phục vụ cho quá trình xuất khẩu thủy sản [ 8, 9, 25].

Nuôi trồng thủy sản: đến năm 2015, tổng diện tích nuôi thuỷ sản đạt 22.320 ha, tốc độ tăng trưởng 3,2%/năm; trong đó nuôi thuỷ sản nước ngọt 16.700 ha, nuôi thuỷ sản mặn, lợ 5.620 ha, nuôi thuỷ sản lồng bè 6.850 lồng, tập trung chủ yếu vào các huyện Quảng Xương, Hà Trung, Hoằng Hóa, Hậu Lộc.... để đảm bảo số lượng hàng thủy sản xuất khẩu. Trong quá trình nuôi trồng phải thực hiện các qui trình kỹ thuật trong nuôi trồng, sản xuất, dịch vụ

giống thuỷ sản, phát triển các vùng nuôi trồng thủy sản hiệu quả bền vững. Thực hiện quan điểm nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao giá trị xuất khẩu [8].

Khai thác thủy sản: chuyển dịch cơ cấu tàu cá theo hướng tăng phương tiện khai thác xa bờ, giảm phương tiện khai thác gần bờ, nâng cấp, cải hoán phương tiện khai thác tuyến lộng và tuyến bờ hiện có, phát triển mạnh phương tiện khai thác tuyến lộng và tuyến khơi để khai thác nguồn lợi thuỷ sản theo từng tuyến biển, từng vùng nước một cách hợp lý, đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất và phát triển bền vững [8].

3.2. Định hƣớng, mục tiêu xuất khẩu thủy sản của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020

3.2.1. Định hướng

Tỉnh tiếp tục phát huy thế mạnh của biển, các vùng nước ngọt, lợ, tiềm lực lao động kết hợp với việc phát triển nông lâm nghiệp, thuỷ sản và du lịch để phát triển sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh công nhiệp hoá, hiện đại hoá, từng bước đưa ngành thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế của tỉnh.

Tỉnh sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh, mở rộng và đi từng bước vững chắc trong quá trình đất nước hội nhập vào khu vực và Quốc tế. Trên cơ sở đó tăng nhanh giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản, nhằm tăng cường tích luỹ nội bộ, mở rộng năng lực sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, cải thiện đời sống người lao động nghề cá làm nghĩa vụ nộp ngân sách ngày càng tăng.

Phát triển mạnh mẽ nuôi trồng thuỷ sản, đối với cơ cấu nghề khai thác hải sản ven bờ, tăng cường công tác khai thác xa bờ, góp phần làm thay đổi cơ cấu hàng thuỷ sản xuất khẩu và cải thiện đời sống của xã hội nông thôn vùng ven biển.

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ thích hợp vào phát triển sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm và mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm thuỷ sản.

Thúc đẩy công tác bảo vệ nguồn lợi, bảo vệ môi trường, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nuôi, duy trì cân bằng sinh thái ở những vùng nuôi, đồng thời có biện pháp hữu hiệu phòng dịch bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản, bảo đảm hàng thuỷ sản xuất khẩu có chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu của những thị trường khó tính như EU, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc...

Tập trung vật tư, tiền vốn để xây dựng vật chất kỹ thuật của ngành, ưu tiên vào những vùng trọng điểm, đồng thời đưa nhanh các công trình dự án vào sản xuất, bảo đảm hiệu quả đầu tư.

Sử dụng có hiệu quả viện trợ và hoạt động hợp tác Quốc tế, thu hút các hoạt động có vốn đầu tư trực tiếp, đặc biệt trong nuôi trồng thuỷ sản và chế biến các sản phẩm có giá trị thương mại cao.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới bộ máy tổ chức, sắp xếp lại cán bộ để đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn mới.

3.2.2. Mục tiêu xuất khẩu thủy sản đến 2020

* Mục tiêu chung

Tập trung huy động các nguồn lực, phát triển toàn diện cả khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ thuỷ sản trên cơ sở đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng và nhân rộng mô hình nuôi hiệu quả, bền vững; phát triển nhanh đánh bắt xa bờ gắn với nâng cấp chuyển đổi nghề, tăng tỷ trọng sản phẩm khai thác có giá trị kinh tế cao; nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm thuỷ sản sau thu hoạch; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới vào bảo quản chế biến; xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm thuỷ sản có thế mạnh; đưa thuỷ sản thành ngành sản xuất hàng hoá lớn, có sức cạnh tranh cao, có nhịp độ tăng trưởng khá, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế

xã hội của tỉnh và đảm bảo vững chắc chủ quyền an ninh quốc gia trên biển đảo [8,37].

* Mục tiêu cụ thể:

Bảng 3.1. Mục tiêu xuất khẩu thủy sản của tỉnh Thanh Hóa

Tiêu chí Năm 2015 Năm 2020

Tốc độ tăng giá trị sản xuất

thủy sản 7,7%/năm 6%/năm

Tổng sản lượng (Khai thác, nuôi trồng) 145.255 tấn (Khai thác 80.000 tấn; nuôi trồng 65.255 tấn) 190.000 tấn (Khai thác 90.000 tấn; nuôi trồng 100.000 tấn) Giá trị xuất khẩu thủy sản 75 triệu USD 110 triệu USD

Nguồn: Sở thủy sản Thanh Hóa

Mục tiêu cụ thể xuất khẩu thủy sản tỉnh Thanh Hóa:

Không ngừng tăng phần đóng góp của ngành thuỷ sản vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh bằng việc tăng cường xuất khẩu, gia tăng thu nhập ngoại tệ và nâng cao vị thế của thuỷ sản trên trường Quốc tế, giải quyết được nhiều công ăn việc làm và nâng cao thu nhập, mức sống của dân cư sống dựa vào nghề cá.

Tăng mức cung cấp sản phẩm thuỷ sản cho các thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân có thể tiếp cận và tiêu dùng sản phẩm thuỷ sản dễ dàng.

Đưa thuỷ sản trở thành một ngành kinh tế được công nghiệp hoá, hiện đại hoá với khoa học và kỹ thuật tiên tiến, không ngừng tạo ra hiệu quả kinh tế cao, luôn phát huy lợi thế so sánh và góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Có cơ chế quản lý tốt về sản xuất cũng như xuất khẩu thủy sản nhằm đạt được sự phát triển ổn định, bền vững cho hiện nay và trong tương lai. Đó cũng là tiền đề, động lực để nâng cao khả năng cạnh tranh của thuỷ sản xuất khẩu.

3.3. Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy xuất khẩu thủy sản ở tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 Thanh Hóa đến năm 2020

3.3.1. Đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủy sản

Thách thức đối với xuất khẩu thủy sản của tỉnh Thanh Hóa hiện nay là khối lượng xuất khẩu trong nhiều trường hợp bị giới hạn bởi khả năng cung cấp nguyên liệu và chất lượng của nguồn nguyên liệu chưa cao. Để đảm bảo đủ cho các hợp đồng xuất khẩu, đồng thời đưa ra thị trường quốc tế được những sản phẩm thủy sản sạch, không bị ô nhiễm, đạt các yêu cầu chất lượng ngày càng cao của nước ngoài, từ đó mới có cơ sở giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất thiết phải tạo được nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu ổn định và có chất lượng cao. Các biện pháp nhằm đạt được mục đích trên bao gồm:

Thứ nhất: phát triển nuôi trồng thủy sản

Do tài nguyên ven bờ của tỉnh đang dần bị cạn kiệt, nên muốn phát triển nguồn nguyên liệu cần tập trung vào khai thác xa bờ, nuôi trồng thủy sản để tăng nhanh xuất khẩu trong thời gian tới. Vì vậy, đối với nuôi trồng thủy sản:

Cần nhanh chóng quy hoạch và đầu tư vào các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, theo quy mô công nghiệp, với công nghệ tiên tiến, theo mô hình sinh thái bền vững tại những vùng trọng điểm như huyện Hoằng Hóa, huyện Quảng Xương, huyện Hậu Lộc, Tĩnh Gia, Nga Sơn, Yên Định…. nhằm tạo ra sản lượng nuôi trồng tập trung, đủ lớn, đồng thời có thể kiểm soát được vấn đề môi trường.

Phát triển nuôi trồng thủy sản cả 3 loại hình mặt nước: nước mặn, nước lợ, và nước ngọt; tập trung chỉ đạo đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất thuỷ sản theo hướng hiệu quả, bền vững để đến năm 2015, tổng diện tích nuôi thuỷ sản đạt 22.320 ha, tốc độ tăng trưởng 3,2%/năm; trong đó nuôi thuỷ sản nước ngọt 16.700 ha, nuôi thuỷ sản mặn, lợ 5.620 ha, nuôi thuỷ sản lồng bè 6.850 lồng.

Tiếp tục chuyển diện tích đồng sâu trũng trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản kết hợp trồng trọt, chăn nuôi phát triển trang trại tổng hợp. Tỉnh cần quan tâm chỉ đạo phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên các hồ chứa để đến cuối năm 2020 Thanh Hoá có khoảng 20.000 ha nuôi thủy sản kết hợp. Hình thành các vùng nuôi chuyên thuỷ sản và vùng nuôi kết hợp, nuôi thuỷ sản - cấy lúa, nuôi xen ghép; trong đó nuôi thuỷ sản thâm canh và bán thâm canh chiếm 50% diện tích. Đa dạng hoá các đối tượng nuôi trồng. Ưu tiên nghiên cứu ứng dụng, sản xuất, nhập nội và nuôi trồng các đối tượng có giá trị kinh tế và giá trị xuất khẩu lớn.

Khuyến khích chuyển một số diện tích nuôi tôm sú sang nuôi tôm he chân trắng trên các vùng có khả năng nuôi thâm canh, vùng có hạ tầng riêng biệt, có điều kiện nước, chất đáy phù hợp như: vùng nuôi tôm trên cát, vùng nuôi tôm công nghiệp, vùng ao sâu có nền đáy cứng...

Mở rộng diện tích nuôi cua sau vụ tôm xuân hè đối với vùng nội đê, vùng có hạ tầng đảm bảo qui trình kỹ thuật nuôi. Cơ cấu đối tượng nuôi chủ yếu của vụ 1 (xuân hè) là: tôm sú, tôm he chân trắng; vụ 2 là: cua, tôm he chân trắng, tôm sú. Ngoài các đối tượng nuôi chủ lực có thể phát triển nuôi tôm rảo, cá vược, bống bớp, cá rô phi đơn tính, trồng rau câu… ở những nơi có điều kiện để tạo ra sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ.

Khuyến khích áp dụng hình thức nuôi hữu cơ (nuôi không sử dụng hoá chất, kháng sinh cấm), mô hình nuôi ít thay nước có sử dụng chế phẩm sinh học, mô hình nuôi theo hệ thống tuần hoàn kín. Ngoài hình thức nuôi chuyên

có thể áp dụng các mô hình nuôi xen ghép. Các cơ sở nuôi tôm căn cứ vào điều kiện hạ tầng, trình độ công nghệ, khả năng đầu tư để lựa chọn hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh hay quảng canh cải tiến.

Chủ động trong việc sản xuất và tăng cường kiểm tra điều kiện sản xuất, kinh doanh của các cơ sở sản xuất con giống trong tỉnh. Phát triển giống phù hợp với điều kiện quy hoạch lãnh thổ, giảm thiểu tính tùy tiện trong việc sử dụng giống, xây dựng hệ thống dịch vụ kỹ thuật, tuyển chọn, bồi dưỡng và phát triển các công nghệ sản xuất giống cho nuôi trồng đạt được chất lượng tốt, năng suất cao, sạch bệnh, nhất là đối với các loài có giá trị thương mại cao.

Đối với sản xuất giống thuỷ sản nước ngọt, cần nâng cấp Trại cá giống Đông Sơn thành trại giống cấp 1 thuộc trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống thuỷ sản làm nhiệm vụ lưu giữ đàn cá giống gốc, cung cấp đàn cá bố mẹ hậu bị cho các trại cấp 2, 3 và chuyển giao công nghệ sản xuất giống chất lượng cao cho các cơ sở sản xuất giống trong tỉnh. Đầu tư xây dựng mới một số trại sản xuất giống thuỷ sản nước ngọt cấp 3 tại các vùng trọng điểm và có quy mô diện tích chuyển đổi sản xuất lớn, quy mô công suất mỗi trại từ 30 - 50 triệu cá bột/năm tại các huyện miền núi: Bá Thước, Cẩm Thuỷ, Thạch Thành, mỗi huyện từ 1 - 2 trại; các huyện đồng bằng, ven biển: Hà Trung, Nông Cống, Triệu Sơn, Yên Định, Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá mỗi huyện từ 2 - 3 trại.

Đối với sản xuất giống thuỷ sản mặn, lợ, cần xây dựng mới trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống thuỷ sản tại Hải An - Tĩnh Gia (thay thế Trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống thuỷ sản tại Hoằng Thanh - Hoằng Hoá). Nâng cấp và củng cố lại một số trại giống hiện có ở các huyện đảm bảo các điều kiện kỹ thuật sản xuất giống tôm, cua, cá đạt chất lượng tốt nhất. Xây dựng mới 15 trại tại Quảng Xương, Tĩnh Gia làm nhiệm vụ sản xuất giống

thuỷ sản mặn, lợ (tôm, cua, cá và nhuyễn thể). Quy mô công suất mỗi trại: 10 – 15 triệu tôm P15; 0,5 - 1 triệu cua giống.

Cùng với giống tốt, cần đầu tư nâng cấp các cơ sở chế biến thức ăn công nghiệp để đảm bảo chủ động đáp ứng nhu cầu nuôi trồng. Các chủ cơ sở nuôi căn cứ vào phương thức nuôi, mật độ thả giống để đầu tư thức ăn đảm bảo

Một phần của tài liệu Xuất khẩu thủy sản của tỉnh Thanh Hóa Thực trạng và giải pháp (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)