Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Xuất khẩu thủy sản của tỉnh Thanh Hóa Thực trạng và giải pháp (Trang 67)

2000 đến nay

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

- Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu nêu trên hoạt động xuất khẩu thủy sản của tỉnh Thanh Hóa vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, khó khăn nhất định, trong đó phải kể đến:

Thứ nhất, công tác tổ chức khai thác thủy sản theo tổ đội cho tàu đánh bắt xa bờ theo 3 cùng (cùng ngư trường, cùng nghề, cùng quê hương) và triển khai kế hoạch quản lý, bảo quản sản phẩm đang còn lúng túng. Việc đào tạo, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong khai thác xa bờ còn chậm.

Thứ hai, công tác tổ chức xây dựng vùng nguyên liệu cho chế biến đang còn nhiều bất cập: các nhà máy chế biến thiếu nguồn nguyên liệu tập trung ổn định; sản phẩm chế biến chủ yếu là xuất khẩu tiểu ngạch, sản phẩm xuất khẩu sản lượng còn ít, tính cạnh tranh không cao, sản phẩm chế biến giá trị gia tăng thấp, nhiều sản phẩm chưa được đăng ký thương hiệu; phần lớn các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu nhỏ lẻ, nhận thức về vệ sinh an toàn thực phẩm chưa

tố nên chất lượng sản phẩm nhiều khi không kiểm soát được. Vì thế chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu kém hơn so với các nước cùng xuất khẩu nên giá cả cạnh tranh luôn thấp hơn.

Thứ ba, đội ngũ lao động tham gia trong ngành thủy sản trình độ vẫn còn thấp, chủ yếu vẫn dựa vào kinh nghiệm là chính nên trong công tác đánh bắt, chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu nhiều khi chưa đạt yêu cầu tiêu chuẩn mà các thị trường thế giới đề ra.

Thứ tư, thị trường còn hạn hẹp, mới chỉ xuất khẩu mạnh sang một số thị trường như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc nên giá trị kim ngạch xuất khẩu chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng mà tỉnh Thanh Hoá có.

Thứ năm, công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa nhiều khi chưa kịp thời và sát sao.

- Nguyên nhân của những hạn chế:

Do nguồn lợi thủy sản gần bờ của tỉnh bị giảm mạnh do khai thác đã quá giới hạn; trong khi đó khai thác xa bờ lại kém, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng phong phú của nó, đầu tư vào tàu thuyền có công suất lớn chưa được chú trọng. Việc nuôi trồng thủy sản nhiều lúc còn tràn lan, thiếu tính khoa học, kỹ thuật nuôi trồng còn kém chất lượng.

Chưa xây dựng tốt quan hệ liên kết giữa sản xuất nguyên liệu và nhà máy chế biến, dẫn tới thiếu chủ động nguồn nguyên liệu, trong khi đó chế biến thủy sản cho xuất khẩu phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu, chất lượng nguồn nguyên liệu có cao thì mới đảm bảo chất lượng sản phẩm chế biến đạt yêu cầu xuất khẩu. Chất lượng của nguồn nguyên liệu cung cấp cho xuất khẩu trong nhiều trường hợp chưa cao, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của thị trường bởi thuốc kháng sinh, hóa chất bị cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản vẫn đang bán trôi nổi trên thị trường chưa kiểm soát được,

trong khi công tác nghiên cứu và áp dụng các kết quả nghiên cứu thay thế kháng sinh, hóa chất bị cấm rất chậm chạp.

Ngoài ra phải kể đến một nhân tố quan trọng còn tồn tại ảnh hưởng trực tiếp tới giá trị thủy sản đó là năng lực chế biến. Mặc dù các cơ sở sản xuất của tỉnh đã cố gắng cải tạo điều kiện sản xuất, coi trọng khâu chế biến nhưng năng lực chế biến của tỉnh vẫn còn rất hạn chế chủ yếu là do trình độ công nghệ chưa cao dẫn đến khả năng đổi mới và đa dạng hóa sản phẩm thủy sản xuất khẩu thấp, chủng loại xuất khẩu còn nghèo nàn, chưa phong phú, chủ yếu vẫn là tôm, mực đông lạnh, cá dưới dạng thô, mới chỉ qua sơ chế vì vậy mà giá trị xuất khẩu thấp, tính cạnh tranh của sản phẩm không cao, việc xuất khẩu cá sản phẩm cao cấp có phần chưa được chú trọng.

Nhiều cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư vốn thỏa đáng, trình độ công nghệ và kỹ thuật sản xuất, chế biến, bảo quản tuy có được cải tiến nhưng vẫn ở trình độ thấp. Máy móc hầu hết đều đã cũ nên khả năng chế biến cho xuất khẩu thấp. Hơn nữa, khâu bảo quản nguyên liệu và sản xuất còn kém.

Hầu hết các doanh nghiệp đều có trình độ công nghệ chưa cao, họ mong muốn đổi mới công nghệ, song họ lại đang gặp nhiều khó khăn như: thiếu vốn, thiếu đội ngũ lao động có khả năng sử dụng thiết bị công nghệ hiện đại, thiếu các thông tin của những thị trường lớn, nhất là các thị trường có yêu cầu cao về tiêu chuẩn kỹ thuật và môi trường.

Mặc dù tỉnh Thanh Hóa có một nguồn lao động dồi dào, tuy nhiên, chất lượng nguồn lao động lại chưa cao. Sự thiếu hụt nhân lực được đào tạo, có tay nghề cao ngày càng gay gắt. Đội ngũ ngư dân trên các tàu đánh bắt xa bờ chưa được đào tạo và huấn luyện để có thể tiến hành khai thác có hiệu quả ở các ngư trường xa bờ. Hàng trăm hộ nông dân ở các vùng ven biển chuyển đổi từ nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản đang hết sức bỡ ngỡ với nghề nuôi trồng thủy sản nên sản lượng và chất lượng chưa cao. Cùng với đó là

trình độ cán bộ quản lý doanh nghiệp và trình độ người lao động tham gia vào chế biến, sản xuất còn nhiều hạn chế cả về kiến thức và kinh nghiệm cạnh tranh trên thị trường quốc tế đã làm giảm lợi thế so sánh của xuất khẩu thủy sản của tỉnh.

Vấn đề thị trường còn những hạn chế nhất định, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng bởi kinh phí dành cho công tác thị trường hạn hẹp, khả năng phát triển thị trường cho xuất khẩu thủy sản cũng còn nhiều yếu kém. Công tác dự báo nhu cầu, nghiên cứu kỹ đặc điểm, truyền thống văn hóa, yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường còn bị bỏ ngỏ làm hạn chế tốc độ mở rộng thị trường. Nhiều doanh nghiệp không xây dựng được chiến lược kinh doanh, mặt khác, số liệu thống kê về thị trường, thị phần xuất khẩu thế giới còn nhiều bất cập, không thể làm cơ sở phân tích, dự báo chính xác cho từng thị trường, từng sản phẩm. Vấn đề thị trường vẫn là vấn đề khó khăn cho xuất khẩu thủy sản nước ta, làm sao để không bị mất thị phần và phát triển mở rộng đó là bài toán lớn ra với các doanh nghiệp trong tỉnh nói riêng và toàn ngành thủy sản nói chung.

Vấn đề xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu cũng được coi là một thách thức lớn của thủy sản Việt Nam cũng như của các tỉnh. Đây là một vấn đề mang tính chiến lược và cần được đầu tư lâu dài nhưng các doanh nghiệp lại chưa có kế hoạch và chương trình xúc tiến thương mại trên thị trường nước ngoài. Và việc mất thương hiệu là điều rất dễ xảy ra. Các doanh nghiệp còn ít tham gia vào các hội chợ triển lãm để chủ động tìm kiếm khách hàng do đó nhiều khi để mất hợp đồng xuất khẩu vào tay các đối thủ cạnh tranh. Điều này cần được nhanh chóng khắc phục để khẳng định thương hiệu thủy sản của Việt Nam cũng như thương hiệu thủy sản của tỉnh Thanh Hóa và phát triển mở rộng thị trường.

Trong hoạt động kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng tỉnh hiệu quả chưa cao, dẫn đến tình trạng vi phạm trong quá trình sử dụng các hóa chất cấm trong cả quá trình nuôi trồng và chế biến, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Cũng do đó, quy trình kiểm tra về chất lượng đối với sản phẩm xuất khẩu bị bắt buộc phải mở rộng, làm cho doanh nghiệp xuất khẩu phải chịu thêm chi phí, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh.

Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế kéo dài, thiên tai trên thế giới ảnh hưởng trực tiếp đến tổng cầu đối với hàng hóa thủy sản, làm gia tăng mức độ cạnh tranh, suy giảm sản lượng tiêu thụ tại các thị trường lớn, thị trường truyền thống của thủy sản như thị trưởng Mỹ, EU, Nhật Bản... Thủy sản xuất khẩu hiện nay cũng phải đối mặt với xu hướng tăng cường các rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm từ các nước nhập khẩu lớn. Đối với thị trường Nhật Bản, việc liên tục đưa ra các quy định chặt chẽ hơn về giới hạn các chất tồn dư (ethoxyquin, triflurarin, các chất kháng sinh...) đối với tôm nhập khẩu, đặc biệt là từ Việt Nam cũng cho thấy xu hướng này. Thị trường Trung Quốc, một trong các thị trường có mức tăng trưởng mạnh mẽ về nhập khẩu thủy sản Việt Nam, cũng đưa ra các quy định vệ sinh, đăng ký sản phẩm cũng như cơ sở sản xuất đối với thực phẩm nhập khẩu (hiện mới chỉ áp dụng đối với hàng hóa có nguồn gốc thực vật) cũng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến thủy sản xuất khẩu sang thị trường này.

Trong tình hình các thị trường nhập khẩu chính về thủy sản đang có xu hướng thu hẹp nhu cầu tiêu dùng, thủy sản Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng cũng đang phải đối mặt với áp lực cạnh tranh ngày càng tăng trên thị trường quốc tế. Đối với sản phẩm tôm, xu hướng hạ giá bán của các nước sản xuất, xuất khẩu tôm chính như Thái Lan, Indonesia đã gây áp lực mạnh mẽ đến hoạt động xuất khẩu tôm của Việt Nam trong đó có Thanh Hóa.

Tóm lại, hoạt động xuất khẩu thủy sản của Thanh Hóa những năm qua đã đạt được những thành tích rất lớn, đưa ngành thủy sản từ chỗ chỉ là một ngành nhỏ bé, hầu như không xuất khẩu được sản phẩm ra thị trường nước ngoài, nay đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đem lại hiệu quả đầu tư cao, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của tỉnh, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội của đất nước. Tuy nhiên hoạt động xuất khẩu thủy sản vì nhiều nguyên nhân khác nhau vẫn còn những hạn chế làm giảm hiệu quả xuất khẩu và làm cho xuất khẩu chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Do đó cần phải có những giải pháp thiết thực hơn để khai thác tiềm năng xuất khẩu thủy sản, đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành trong tương lai và phát huy hơn nữa vai trò của hoạt động xuất khẩu thủy sản đối với nền kinh tế của tỉnh Thanh Hóa.

CHƢƠNG 3

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu Xuất khẩu thủy sản của tỉnh Thanh Hóa Thực trạng và giải pháp (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)