Giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình

126 661 11
Giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ____________________________ LƢU THỊ HUYỀN GIẢM NGHÈO THEO HƢỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA VIỄN, TỈNH NINH BÌNH LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ____________________________ LƢU THỊ HUYỀN GIẢM NGHÈO THEO HƢỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA VIỄN, TỈNH NINH BÌNH Chuyên ngành : KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số : 60.31.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. PHAN HUY ĐƢỜNG HÀ NỘI – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, tài liệu tham khảo được trích dẫn đảm bảo tính chính xác, tin vậy và trung thực. NGƢỜI CAM ĐOAN LƢU THỊ HUYỀN MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 9 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 10 7. Kết cấu của luận văn 11 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢM NGHÈO THEO HƢỚNG BỀN VỮNG 12 1.1. Quan niệm về nghèo và giảm nghèo theo hướng bền vững 12 1.1.1. Quan niệm về nghèo 12 1.1.2. Nguyên nhân nghèo 16 1.2. Giảm nghèo theo hướng bền vững 20 1.2.1.Quan niệm, nội dung giảm nghèo theo hướng bền vững 20 1.2.2. Các tiêu chí đánh giá mức độ bền vững trong giảm nghèo 25 1.3. Kinh nghiệm giảm nghèo theo hướng bền vững tại một số địa phương và bài học cho huyện Gia Viễn 26 1.3.1. Kinh nghiệm giảm nghèo theo hướng bền vững tại một số địa phương trong nước 26 1.3.2. Một số bài học rút ra cho huyện Gia Viễn 34 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO THEO HƢỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA VIỄN, TỈNH NINH BÌNH 36 2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới giảm nghèo theo hướng bền vững ở huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình 36 2.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình 36 2.1.2. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội 41 2.1.3. Thực tiễn xóa đói, giảm nghèo tại tỉnh Ninh Bình thời gian qua 46 2.2. Đánh giá thực trạng giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Gia Viễn từ năm 2007 đến nay 52 2.2.1. Những thành tựu đạt được 52 2.2.2. Những hạn chế trong việc thực hiện giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Gia Viễn 68 2.2.3. Những vấn đề đặt ra trong công tác giảm nghèo theo hướng bền vững 69 Chƣơng 3: QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO THEO HƢỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA VIỄN, TỈNH NINH BÌNH 74 3.1. Bối cảnh quốc tế, trong nước, tỉnh Ninh Bình ảnh hưởng đến giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình 74 3.1.1. Bối cảnh Quốc tế 74 3.1.2. Bối cảnh trong nước 76 3.1.3. Bối cảnh tỉnh Ninh Bình 82 3.2. Quan điểm cơ bản về giảm nghèo theo hướng bền vững ở huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình 89 3.2.1 Những quan điểm chung 89 3.2.2. Định hướng cụ thể 92 3.3. Một số giải pháp đẩy mạnh công tác giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình 93 3.3.1. Những giải pháp kinh tế 93 3.3.2. Những giải pháp về xã hội 98 3.3.3. Giải pháp về thể chế 103 3.3.4. Các giải pháp cụ thể giảm nghèo trên địa bàn huyện 106 KẾT LUẬN 114 TÀI LIỆU THAM KHẢO 115 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT Ký hiệu Ý nghĩa ASEAN Tổ chức các nước khu vực Đông Nam á BHYT Bảo hiểm y tế CNH - HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa ĐBKK Đặc biệt khó khăn UBND Ủy ban nhân dân MTTQ Mặt trận tổ quốc NTM Nông thôn mới NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội NQ Nghị quyết HĐND Hội đồng nhân dân HTX Hợp tác xã HU Huyện ủy KHKT Khoa học kỹ thuật FAO Tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc TU Tỉnh ủy TNHH Trách nhiệm hữu hạn TWMTTQ Trung ương Mặt trận Tổ quốc TTCN Tiểu thủ công nghiệp TBXH Thương binh xã hội XKLĐ Xuất khẩu lao động XHCN Xã hội chủ nghĩa XĐGN Xóa đói giảm nghèo 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đói nghèo là một vấn đề mang tính toàn cầu. Nó không chỉ là một thực tế đang diễn ra ở nước ta mà còn là một tồn tại phổ biến trên toàn thế giới và khu vực. Ngay cả những nước phát triển cao, vẫn còn một bộ phận dân cư sống dưới mức nghèo khổ. So với năm 2008, số người nghèo năm 2009 đã tăng lên trên 100 triệu người nghèo khổ. Thủ phạm chính của tình trạng này là cuộc khủng hoảng lương thực kết hợp với suy thoái kinh tế toàn cầu. Các nước thành viên của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) đã cam kết đến năm 2015, giảm một nửa số người bị đói trên thế giới. Nhưng từ đó đến nay, số người bị đói trên Thế giới đã tăng từ 850 triệu người lên gần một tỷ người và cứ 6 giây có một đứa trẻ bị chết đói. Theo bản báo cáo của FAO, từ nay đến năm 2050, sản xuất nông nghiệp phải tăng 70% mới có đủ lương thực để nuôi 9 tỷ người trên thế giới. Theo Ngân hàng Thế giới, giá lương thực lên cao làm tăng ngay số người nghèo đói lên và sự giảm sút về thu nhập trên toàn cầu cũng là một nguyên nhân làm cho tình trạng nghèo đói tồi tệ hơn. Điều trớ trêu là hầu hết những người nghèo đói trên Thế giới lại là nông dân, những người sản xuất ra lương thực. Thực tế hơn 60% người dân Châu Phi làm việc ở nông thôn, trồng trọt và chăn nuôi súc vật, chỉ kiếm được chưa đầy 1 USD/ngày. Năng suất các vụ mùa của họ chỉ bằng 20% năng suất các vụ mùa ở Châu Âu và Mỹ, bởi vì họ không tiếp cận được với tất cả những điều kiện cần thiết để tăng sản lượng như giống, phân bón, nước, điện, kỹ thuật và khả năng tiếp cận thị trường. Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường trong sản xuất nông nghiệp thực hiện giao khoán đến hộ đã nhảy vọt từ nước đang thiếu lương thực vươn lên thành nước xuất khẩu gạo, và giữ vị trí trong ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất Thế giới từ đó đến nay, an ninh lương thực đã vững vàng. Tuy nhiên, đến 2 nay vẫn còn tỷ lệ đói nghèo (bao gồm cả thiếu lương thực) mà đa số phân bố ở các xã thuộc chương trình 135 (xã nghèo). Đầu thập niên 1990, Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nguy cơ đói nghèo đã được nhận rõ, mà trước hết là số liệu trẻ em suy dinh dưỡng đã ở mức báo động (gần 50%). Ngay từ đầu năm 1991, vấn đề xóa đói giảm nghèo đã đề ra trong các diễn đàn, các nghiên cứu và triển khai thành phong trào xóa đói giảm nghèo. Hiện nay, theo chuẩn nghèo quốc gia thì tỷ lệ hộ nghèo toàn quốc đã giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 14,8% năm 2007; theo chuẩn quốc tế thì từ 58% năm 1993 xuống còn 24% vào năm 2004, năm 2008 là 13,4% và còn 12,3% vào năm 2009. Việt Nam đã sớm đạt mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ về xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, nước ta cũng còn rất nhiều huyện, xã chưa được giải quyết tận gốc vấn đề nghèo đói. Những kết quả đạt được chưa mang tính bền vững bởi vì thu nhập của người dân hầu hết đều xoay quanh ở mức cận nghèo. Do vậy rất dễ rơi vào tình trạng tái nghèo khi gặp những tác động không thuận lợi đến sản xuất và đời sống của họ. Đặc biệt đối với hộ nông dân miền núi, nơi có những khó khăn về mặt địa hình, kinh tế xã hội, trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng kém phát triển, trình độ sản xuất hàng hóa và tiếp cận thị trường còn hạn chế. Để đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nước ta từ nay đến năm 2020 cơ bản thành một nước công nghiệp thì vấn đề xóa đói giảm nghèo cần được ưu tiên thực hiện hàng đầu. Huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở thường xuyên quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo và có nhiều giải pháp tích cực nhằm xoá đói, giảm nghèo; đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và mọi nguồn lực cho công tác xoá đói, giảm nghèo đã đạt được kết quả quan trọng. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân ở các xã nghèo, được đầu tư 3 xây dựng. Việc thực hiện đầy đủ các chính sách ưu đãi, hỗ trợ hộ nghèo, vùng nghèo; chính sách hỗ trợ xây dựng, sửa chữa và xoá nhà tranh tre, vách đất cho các hộ nghèo, hộ chính sách…đã tạo điều kiện và góp phần để các hộ dân của các xã vùng khó khăn vươn lên giảm nghèo. Đến nay, toàn huyện không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm. Nhiều hộ gia đình, nhiều thôn, xóm, xã, thị trấn đã vươn lên thoát nghèo thành những điển hình về xóa đói, giảm nghèo ngày càng được nhân rộng. Tuy nhiên, công tác xoá đói giảm nghèo vẫn còn những tồn tại, hạn chế: Tỷ lệ hộ nghèo còn cao và không đồng đều giữa các địa phương. Một số hộ thoát nghèo chưa vững chắc, nguy cơ tái nghèo còn tiềm ẩn. Kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống sinh hoạt của các xã nghèo còn thiếu và khó khăn. Nguồn lực huy động cho công tác xoá đói giảm nghèo chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội với chương trình giảm nghèo còn hạn chế, hiệu quả chưa cao. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân đối với công tác XĐGN chưa được quan tâm đúng mức, một bộ phận người dân chưa ý thức rõ trách nhiệm của mình để phấn đấu vươn lên tự thoát nghèo, còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại. Nhiều mô hình, cách làm hay về giảm nghèo có hiệu quả chưa được kịp thời tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm. Xóa đói giảm nghèo cũng như chữa bệnh, điều cốt lõi là phải tìm ra được đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đói nghèo? Trong đó nguyên nhân nào là nguyên nhân chính? Từ đó đề ra được những giải pháp đúng đắn nhất, hiệu quả nhất nhằm giúp người dân xóa nghèo bền vững. Do vậy giảm nghèo bền vững của huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình là một yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi địa phương cũng như tỉnh, Trung ương phải sớm tìm ra những giải pháp hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập tiến tới “thoát nghèo” bền vững. Xuất phát từ những vấn đề cấp thiết trên, đề tài: “Giảm nghèo theo hƣớng bền vững trên địa bàn huyện Gia 4 Viễn, tỉnh Ninh Bình” được tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu của luận văn thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế Chính trị. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam là vấn đề được Đảng và nhà nước các cấp các ngành cũng như nhiều cơ quan nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Ở Việt Nam đã có nhiều công trình khoa học đề tài nghiên cứu các bài viết liên quan về xóa đói giảm nghèo được công bố như Từ khi chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo được Chính phủ phê duyệt, công cuộc xóa đói giảm nghèo của Việt Nam đã trải qua ba giai đoạn: 1993 – 1997, 1998 - 2000, 2001- 2005 và 2006- 2010, 2011 - 2015 với những thành công nhất định, tỷ lệ hộ đói nghèo của cả nước giảm xuống còn 13% năm 2000, 7% năm 2005 với chuẩn nghèo tương ứng. Từ 2006 đến nay với việc thực hiện nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo như chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2006 - 2010, Chương trình 135, Nghị quyết 30a của Chính phủ…đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ trong công tác xóa đói giảm nghèo, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao; đã nâng cao đáng kể đời sống nhân dân nói chung và người nghèo nói riêng. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về công tác xóa đói giảm nghèo nói chung, đề ra các cơ chế, chính sách cũng như tổ chức thực hiện các chương trình giảm nghèo. Công trình nghiên cứu của Lê Thị Nghệ năm 1995 với đề tài “Những giải pháp nhằm nâng cao thu nhập của hộ nông dân nghèo vùng bằng Sông Hồng” đã đưa ra những giải pháp giảm nghèo ở vùng Đồng bằng sông Hồng. Đến năm 1996, công trình nghiên cứu của Vũ Thị Biểu với đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động để góp phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam” đã đưa ra những đề xuất giảm nghèo thông qua việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. [...]... nghèo đói và thực hiện xóa đói giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình từ năm 2007 đến nay, từ đó đánh giá những thành công và những mặt còn tồn tại trong quá trình thực hiện các chính sách giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình - Nghiên cứu những quan điểm cơ bản của huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình về công tác giảm nghèo và đưa ra một số giải... 8 công tác xoá đói giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình 4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về việc giảm nghèo theo hướng bền vững ở huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình * Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: Luận văn nghiên cứu về vấn đề xóa đói giảm nghèo theo hướng bền vững từ năm 2007 đến nay Về không gian: Luận văn đi... huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình Chƣơng 3: Quan điểm định hướng và giải pháp đẩy mạnh công tác giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình 11 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢM NGHÈO THEO HƢỚNG BỀN VỮNG 1.1 Quan niệm về nghèo và giảm nghèo theo hƣớng bền vững 1.1.1 Quan niệm về nghèo Hộ nghèo là những hộ có thu nhập bình quân đầu người trong hộ dưới ngưỡng đói nghèo. .. cuộc giảm xóa đói giảm nghèo theo hướng bền vững; đánh giá thực trạng nghèo đói và xoá đói giảm nghèo ở nước ta, từ đó đưa ra một số giải pháp góp phần giảm nghèo theo hướng bền vững ở huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình * Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề nghèo đói và xóa đói giảm nghèo bền vững ở huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình; - Nghiên cứu về thực trạng nghèo. .. theo hướng bền vững - Phân tích, đánh giá tổng thể tình hình thực hiện công tác giảm nghèo theo hướng bền vững của huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình từ năm 2007 đến nay và tầm nhìn đến năm 2020 rút ra những thành tựu đạt được, hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân - Đề xuất một số giải pháp để công tác giảm nghèo trong thời gian tới ở huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình đạt hiệu quả cao và đảm bảo mục tiêu giảm nghèo. .. hướng XHCN trong đó tập trung vào vấn đề giảm nghèo theo hướng bền vững tại huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình; chủ trương, chính sách của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Ninh Bình, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Gia Viễn về XĐGN * Phương pháp nghiên cứu Tác giả kế thừa các công trình đã nghiên cứu để hệ thống hóa lý luận về 9 xóa đói giảm nghèo khái quát thực tiễn xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam Phương pháp luận duy... của huyện trong việc chỉ đạo triển khai công tác XĐGN theo hướng bền vững tại huyện Gia Viễn, góp phần thực hiện thành công chủ trương xây dựng nông thôn mới 7 Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về giảm nghèo theo hướng bền vững Chƣơng 2: Thực trạng giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Gia. .. ngành, địa phương chưa chặt chẽ, hiệu quả Với những giải pháp đồng bộ như vậy, sẽ đảm bảo tính khả thi trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn 2011 - 2020 Cho đến nay, vẫn chưa có một quan niệm thống nhất về giảm nghèo bền vững hay giảm nghèo theo hướng bền vững Tuy nhiên vấn đề giảm nghèo luôn được đề cập khi nói đến phát triển bền vững và giảm nghèo bền. .. nghiệm giảm nghèo theo hƣớng bền vững tại một số địa phƣơng và bài học cho huyện Gia Viễn 1.3.1 Kinh nghiệm giảm nghèo theo hướng bền vững tại một số địa phương trong nước 1.3.1.1 Kinh nghiệm Quảng Ninh Là một tỉnh có nhiều lợi thế, tiềm năng về phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp - thương mại, dịch vụ và du lịch, không để cái khó, cái nghèo cản trở mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh, Quảng Ninh. .. của người nghèo Thiếu các yếu tố môi trường thuận lợi, thiếu định hướng đúng cho người nghèo và thiếu sự hỗ trợ tiếp sức, người nghèo sẽ không thể vượt qua được đói nghèo 1.2.2 Các tiêu chí đánh giá mức độ bền vững trong giảm nghèo Để đánh giá mức độ bền vững trong giảm nghèo, không thể chỉ đánh giá dựa trên số lượng người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo, huyện nghèo giảm xuống mà phải căn cứ trên nhiều . VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA VIỄN, TỈNH NINH BÌNH 74 3.1. Bối cảnh quốc tế, trong nước, tỉnh Ninh Bình ảnh hưởng đến giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. HƢỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA VIỄN, TỈNH NINH BÌNH 36 2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới giảm nghèo theo hướng bền vững ở huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình. các chính sách giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. - Nghiên cứu những quan điểm cơ bản của huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình về công tác giảm nghèo và đưa

Ngày đăng: 07/07/2015, 16:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan