Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu Giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình (Trang 58)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1.Những thành tựu đạt được

2.2.1.1. Về vận dụng các chủ trương chính sách Nhà nước, tỉnh Ninh Bình trong thực tiễn giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện

Sự phân hoá giàu nghèo gây bất bình trong xã hội, gây mất ổn định về chính trị - xã hội. Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX, X của Đảng chỉ rõ: “Cùng với quá trình đổi mới, tăng trưởng kinh tế phải tiến hành công tác XĐGN, thực hiện công bằng xã hội, tránh sự phân hoá giàu nghèo quá giới hạn cho phép”. Nghị quyết TW 5 khoá VII của Đảng cũng nêu rõ:

53

“Phải trợ giúp người nghèo bằng cách cho vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn, tranh thủ nguồn tài trợ trong nước và quốc tế, phấn đấu tăng nhanh các hộ giàu đi đôi với XĐGN ”.

XĐGN là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước, là sự nghiệp của toàn dân. Phải huy động nguồn lực của Nhà nước, của xã hội và của người dân để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, nhất là sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp để XĐGN, phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Cùng với sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng xã hội, sự nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo của người nghèo, hộ nghèo là nhân tố quyết định thành công của công cuộc XĐGN.

Công cuộc giảm nghèo nhanh, bền vững đối với huyện là nhiệm vụ chính trị trọng tâm hàng đầu, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo sâu sát, cụ thể và đồng bộ của các cấp chính quyền, sự phối hợp tích cực của MTTQ và các đoàn thể nhân dân; đồng thời, phải phát huy vai trò làm chủ của người dân từ khâu xây dựng kế hoạch, đến tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá hiệu quả của Chương trình.

Thực hiện các chính sách theo Nghị quyết 30a, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chăn nuôi của Chương trình 30a trong gần 5 năm qua đã tạo điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách có điều kiện phát triển kinh tế gia đình. Về chính sách hỗ trợ xây dựng mô hình khuyến nông, đến nay huyện đã xây dựng được 9 mô hình, đang phát huy hiệu quả. Đặc biệt mô hình bón phân vi sinh hữu cơ cho lúa đạt năng suất, sản lượng cao hơn từ 8 đến 10 tạ/ha so với năng suất lúa cấy sử dụng phân bón thông thường. Thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo chương trình mục tiêu quốc gia, Quyết định 1956 và Chương trình 30a, từ năm 2009 đến nay huyện đã tổ chức dạy nghề cho 890 học viên, tập trung vào các nghề kỹ thuật trồng cây công nghiệp; chăm sóc và trị bệnh cho trâu bò; trồng nấm; mộc dân dụng, thêu ren, đính hạt cườm... Qua các lớp dạy nghề, đa số học viên áp

54

dụng tốt kiến thức khoa học - kỹ thuật vào thực tiễn. Về xây dựng cơ sở hạ tầng, chương trình đã bố trí nguồn vốn xây dựng và nâng cấp 6 công trình hồ đập thủy lợi, 7 công trình đường giao thông, 1 trung tâm dạy nghề và duy tu bảo dưỡng 7 công trình với tổng kinh phí hàng trăm tỷ đồng [40]. Chương trình 30a thực sự đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân trong huyện. Chương trình không chỉ đến với người dân bằng những công trình xây dựng cơ bản, hỗ trợ cây, con giống, xóa nhà tạm, nhà dột nát... mà còn góp phần quan trọng vào việc giúp bà con từng bước thay đổi tập quán sản xuất cũ, áp dụng khoa học - kỹ thuật tiên tiến nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi, từ đó giúp địa phương đẩy nhanh hơn quá trình giảm nghèo theo hướng bền vững.

Bên cạnh đó là thực hiện Chương trình 167 là chương trình chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở của Chính phủ được thực thi theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở. Mục đích của Chương trình 167 là hỗ trợ các hộ nghèo để có nhà ở ổn định, an toàn, từng bước nâng cao mức sống, góp phần xoá đói, giảm nghèo bền vững. Đối tượng của Chương trình 167 là: hộ nghèo ở khu vực nông thôn chưa có nhà (hoặc nhà tạm bợ, nhà đã hỏng). Các đối tượng trên sẽ nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ theo một trật tự ưu tiên quy định trong Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg. Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tham gia đóng góp để xây dựng được một căn nhà có diện tích sử dụng tối thiểu 24m²; tuổi thọ căn nhà từ 10 năm trở lên.

Đảng bộ, chính quyền tỉnh Ninh Bình đã có nhiều chủ trương, chính sách, chương trình, dự án để phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo. Các quan điểm, chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế, giảm nghèo được ghi trong các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình, các chương trình hành động của Tỉnh uỷ Ninh Bình và đề án của UBND tỉnh, cụ thể như:

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XIX đề ra: “Đẩy mạnh việc đào tạo nghề, nhất là cho nông dân vùng giải phóng mặt bằng làm

55

khu công nghiệp, cụm công nghiệp gắn với quy hoạch xây dựng nhà ở, khu vui chơi giải trí cho người lao động. Duy trì và phát triển làng nghề truyền thống, xây dựng các trường dạy nghề. Đẩy mạnh công tác XKLĐ, xây dựng cơ chế, chính sách về đào tạo nguồn lao động, tích cực XKLĐ để giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Tiếp tục chỉ đạo chặt chẽ công tác XĐGN, phấn đấu đến năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 10% (theo tiêu chí năm 2005); tạo môi trường thuận lợi khuyến khích mọi người dân vươn

lên làm giàu chính đáng”.

- Nghị quyết số: 10-NQ/TU ngày 15/10/2007 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về “tăng cường lãnh đạo đối với công tác giảm nghèo đến năm 2010”.

- Đề án số: 15-ĐA/UBND ngày 15/10/2007 của UBND tỉnh Ninh Bình

về “công tác giảm nghèo đến năm 2010 (dành riêng cho 23 xã nghèo có tỷ lệ

hộ nghèo cao)”.

- Chương trình hành động số: 20-CTr/TU ngày 21/10/2008 của Tỉnh uỷ Ninh Bình về “Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.

- Nghị quyết số: 04-NQ/TU ngày 09/8/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Ninh Bình về “đẩy mạnh phát triển trồng, chế biến cói, thêu ren và chế tác

đá mỹ nghệ giai đoạn 2006 - 2010”.

- Đề án số: 02/ĐA-TTHĐ ngày 18/6/2008 của HĐND tỉnh Ninh Bình về việc “hỗ trợ xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa nhà dột nát trên địa bàn tỉnh

Ninh Bình giai đoạn 2008 - 2009”.

- Nghị quyết số: 03-NQ/TU ngày 05/12/2006 của Ban Chấp hành Tỉnh uỷ Ninh Bình về “đẩy mạnh sản xuất vụ đông từ nay đến 2010”.

Những Nghị quyết, đề án và chương trình hành động trên đã xác định trúng vấn đề, hợp lòng dân, đã đề ra được những mục tiêu có trọng tâm, trọng điểm trong công tác giảm nghèo, đưa ra được các giải pháp đồng bộ, khoa học,

56

hiệu quả phù hợp với năng lực kinh tế và thực trạng nghèo của tỉnh Ninh Bình nói chung và huyện Gia Viễn nói riêng

2.2.1.2. Về công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện

Công tác giảm nghèo theo hướng bền vững được Huyện ủy quán triệt sâu rộng tới các Đảng bộ, chi bộ, tới các cấp chính quyền địa phương, các ban ngành, đoàn thể huyện. Thực hiện tốt Nghị quyết 10-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Đề án 15/ĐA-UBND của UBND tỉnh Ninh Bình là thực hiện tốt mục tiêu Quốc gia giảm nghèo của Đảng và Nhà nước đã đề ra. Chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện đề án giảm nghèo bằng các hình thức đa dạng, phong phú thông qua hội nghị, thông qua hệ thống truyền thông và các đoàn thể từ đó nhận thức về trách nhiệm của cán bộ, đảng viên đối với công tác giảm nghèo được nâng lên. Đồng thời quán triệt đầy đủ quan điểm và định hướng giảm nghèo nhằm tăng trưởng kinh tế nhanh gắn liền với đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, không để tái nghèo trên địa bàn huyện, tạo điều kiện về phát triển sản xuất dịch vụ để người nghèo tự lực vươn lên thoát nghèo. Thực hiện xã hội hóa các hoạt động giảm nghèo, đa dạng hóa việc huy động các nguồn lực của dân cư, cộng đồng nhà nước và doanh nghiệp cho công cuộc giảm nghèo ưu tiên nguồn lực để cải thiện cơ sở hạ tầng và các điều kiện phục vụ sản xuất dịch vụ và sinh hoạt đối với 3 xã nghèo trọng điểm có tỉ lệ hộ nghèo cao là Gia Phong, Gia Minh, Gia Lạc.

Công tác chỉ đạo, điều hành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

UBND huyện Gia Viễn đã thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của cấp trên trong đó tập trung vào những nhiệm vụ cụ thể:

- Thành lập Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp huyện do đ/c Bí thư Huyện ủy làm trưởng ban, thành viên là các đ/c lãnh đạo UBND huyện, trưởng các ban ngành đoàn thể có liên quan xây dựng Đề án của huyện trên cơ sở đó, hướng

57

dẫn xây dựng đề án giảm nghèo cho cấp xã đồng thời triển khai tập huấn công tác giảm nghèo tới cán bộ các khu dân cư.

- Tổ chức triển khai rà soát lập danh sách hộ nghèo, hộ gia đình chính sách có khó khăn về nhà ở, hỗ trợ sửa chữa xây mới nhà xuống cấp hư hỏng.

Chỉ đạo tập trung cho phát triển sản xuất chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuổi đẩy mạnh sản xuất vụ đông, nghiêm túc thực hiện chính sách hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi ở các xã nghèo. Tích cực huy động mọi nguồn lực xã hội cho phát triển trong đó có hỗ trợ thuốc trừ sâu, phân bón, chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất cho các hộ nghèo, hướng dẫn hộ nghèo làm lúa tái sinh, chuyển đổi mô hình sản xuất tại các xã nghèo.

- Đầu tư xây dựng, nâng cấp một số công trình giao thông thủy lợi phục vụ sản xuất

- Đẩy mạnh các hoạt động dạy nghề, phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động. Huy động các ngân hàng cho người nghèo vay vốn phát triển sản xuất.

- Tập trung phát huy các làng nghề thêu ren, trồng nấm, làm tăm hương, mây tre đan.

- Chỉ đạo các ban, ngành trong toàn huyện phối hợp chặt chẽ, đề ra các giải pháp tích cực, có hiệu quả trong công tác giảm nghèo như thực hiện chiến lược quốc gia về cấp nước sạch, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm. Tổ chức chiến dịch truyền thông sức khỏe, kế hoạch hóa gia đình, phòng chống tệ nạn xã hội.

Xây dựng đề án giảm nghèo

Căn cứ vào các Chỉ thị nghị quyết cấp trên UBND huyện tiến hành xây dựng các đề án giảm nghèo đồng thời chỉ đạo các xã thị trấn dựa trên điều kiện cụ thể và tình hình kinh tế xã hội, dựa vào tập quán canh tác vốn có, với nghề truyền thống để xây dựng các đề án giảm nghèo một cách cụ thể để áp dụng vào thực tiễn.

58

2.2.1.3. Về kết quả và các chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình

Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” do Uỷ ban TW MTTQ Việt Nam phát động từ tháng 10 năm 2000. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo của chính quyền, MTTQ các cấp là cơ quan chủ trì cuộc vận động. Trong 10 năm qua được sự lãnh đạo của Thường trực Huyện uỷ, ngay từ ngày đầu phát động xây dựng quỹ “Ngày vì người nghèo” ở Huyện đã thành lập Ban vận động “Ngày vì người nghèo”. Ban Thường trực UB MTTQ Huyện đã chủ động phối hợp với ban vận động Huyện và các cơ quan hữu quan, các tổ chức thành viên, tích cực tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân kêu gọi con em quê hương đang sinh sống, học tập, công tác ở mọi miền tổ quốc ủng hộ, xây dựng quỹ “Ngày vì người nghèo”, đã phát huy được truyền thống tốt đẹp của dân tộc, với nghĩa cử cao đẹp và lòng nhân ái sâu rộng, đã được mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng tích cực. Các cơ quan, đơn vị các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, các tổ chức, các nhà hảo tâm… trên địa bàn huyện đã đi đầu, không chỉ đóng góp, xây dựng quỹ mà còn phối hợp chặt chẽ với Ban vận động, tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân quyên góp tiền, vật tư, ngày công…Do vậy sau 5 năm thực hiện cuộc vận động giai đoạn (2000 - 2005) toàn huyện đã tập trung xoá được 363 ngôi nhà và sửa chữa 63 ngôi nhà cho hộ nghèo, hộ chính sách, với tổng số tiền, kể cả vật liệu, ngày công quy ra tiền lên tới hơn 2 tỷ đồng.Trong đó quỹ của TW, của Tỉnh hỗ trợ 135 triệu đồng; Hội đồng hương tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Thành phố Hạ Long- Tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ 27 triệu đồng; năm 2004 huyện Gia Viễn trích ngân sách hỗ trợ cho những hộ xoá nhà tranh vách đất, mỗi hộ 500.000 đồng. Từ kết quả trên đến tháng 7/2005 huyện được Uỷ ban TW MTTQ Việt Nam cấp bằng ghi công công nhận là đơn vị đứng thứ 2 toàn tỉnh Ninh Bình đã hoàn thành việc xây dựng “Nhà đại đoàn kết”, xoá xong nhà tranh vách đất cho hộ

59

nghèo. Tiêu biểu trong cuộc vận động này là những cơ quan, đơn vị như cơ quan Huyện uỷ; Phòng giáo dục - đào tạo; Văn phòng HĐND, UBND huyện; Khối đoàn thể Huyện; xã Gia Hưng; Gia Hoà; Gia Trung; Gia Thịnh; Gia Vượng; Thị Trấn Me; Gia Xuân….Như vậy đến thời điểm này Huyện Gia Viễn không còn nhà tranh vách đất. Tất cả 21 xã, thị trấn đều được Uỷ ban TW MTTQ Việt Nam cấp bằng ghi công, đã xoá xong nhà tranh vách đất, nhà dột nát cho hộ nghèo [44].

60

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp hộ nghèo từ năm 2007 đến năm 2013

tại 21 xã, thị trấn trong huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình

Stt Đơn vị

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng số hộ Số hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo (%) Tổng số hộ Số hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo (%) Tổng số hộ Số hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo (%) Tổng số hộ Số hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo (%) Tổng số hộ Số hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo (%) Tổng số hộ Số hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo (%) Tổng số hộ Số hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo (%) 1 Gia Thanh 1643 174 10,65 1165 180 15,45 1862 108 5,8 1866 95 4,7 1908 149 7,81 1951 143 7,33 2016 44 2,18 2 Gia Xuân 1015 160 15,76 1076 162 15,06 1145 123 10,74 1150 110 9,5 1278 154 12,05 1300 71 5,46 1331 66 4,96 3 Gia Trấn 1493 378 25,32 1562 285 18,25 1776 186 10,47 1775 170 9,5 1825 178 9,75 1837 125 6,80 1836 88 4,79 4 Gia Tân 2166 266 12,28 2248 281 12,5 2400 158 6,58 2400 140 6 2480 178 7,81 2647 154 5,82 2652 142 5,35 5 Gia Lập 1861 308 16,55 1916 253 13,62 2062 179 8,68 2062 178 8,6 2199 165 7,50 2246 117 5,21 2350 97 4,13 6 Gia Vân 1445 157 10,87 1473 146 9,91 1629 115 7,06 1625 110 6,7 1623 138 8,50 1719 118 6,86 1759 90 5,12 7 Gia Hoà 1985 92 4,63 2027 93 4,59 2149 60 2,79 2149 55 2,3 2226 74 3,32 2255 70 3,1 2277 68 2,99 8 Gia Hưng 1620 287 17,72 1620 203 12,53 1653 193 11,68 1650 175 10,6 1739 199 11,44 1739 186 10,70 1882 142 7,55 9 Liên Sơn 1326 135 10,18 1332 117 8,78 1471 69 4,69 1470 65 4,4 1563 92 5,89 1581 71 4,49 1583 68 4,30

Một phần của tài liệu Giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình (Trang 58)