Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình (Trang 47)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2.Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội

Trong mười năm trở lại đây kinh tế liên tục tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tỷ trọng công nghiệp tăng mạnh. Sản xuất nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, sản xuất vụ đông phát triển tốt.

- Các chủ trương, chính sách về phát triển nông, lâm, thủy sản được triển khai thực hiện có hiệu quả. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 3,8% năm, cao hơn 0,8 % so với giai đoạn 2001- 2005.

- Diện tích đất trồng lúa giảm hơn 400 ha nhưng do tăng diện tích lúa cao sản, lúa tái sinh và mở rộng diện tích cây vụ đông nên tổng sản lượng lương thực có hạt vẫn tăng, vụ chiêm xuân năm 2010 đạt 42.174 tấn, tăng 2.604 tấn so với năm 2005 [54].

- Sản xuất vụ đông phát triển nhanh và đạt hiệu quả thiết thực. Vụ đông đang dần trở thành vụ sản xuất chính, diện tích cây vụ đông năm 2009- 2010 đạt 2.700 ha, giá trị sản lượng đạt 60 tỷ đồng. Tập trung chuyển đổi 1.994 ha đất trồng cây có giá trị kinh tế thấp sang nuôi trồng các loại cây, con có giá trị kinh tế cao; có hơn 300 ha đất nông nghiệp đạt giá trị canh tác trên 100 triệu đồng/1 ha/ năm.

- Kết cấu hạ tầng phục vụ cho nông nghiệp và nông thôn được tăng cường. Hệ thống thuỷ lợi được đầu tư 48,3 tỷ đồng; đến hết năm 2010, 100% các trạm bơm lớn được nâng cấp; 86% kênh mương cấp I, cấp II được kiên cố hoá, 87% đường giao thông nông thôn được bê tông hóa.

- Chăn nuôi phát triển khá toàn diện, dịch bệnh được kiểm soát chặt chẽ; đã xuất hiện một số mô hình chăn nuôi theo hướng công nghiệp và trang trại, có hộ gia đình một năm xuất chuồng gần 1.000 tấn lợn hơi; diện tích nuôi

42

trồng thủy sản 1.113 ha, sản lượng đạt 2.230 tấn, tăng 1.200 tấn so với năm 2005. Đến nay 100% số HTX trong toàn huyện đã chuyển đổi theo Luật HTX, các HTX cơ bản thực hiện tốt 2 dịch vụ bắt buộc gồm: dịch vụ nước và bảo vệ thực vật; các dịch vụ khác như cung ứng giống đảm bảo 55%, phân bón 50%, làm đất 40 %.

- Công tác phòng chống lụt bão được coi trọng. Đã tích cực chủ động triển khai thực hiện tốt các phương án phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai, góp phần hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, đặc biệt là năm 2008 đã bảo vệ an toàn các tuyến đê và đập tràn Lạc Khoái trước nhiều trận lũ lớn và thu hoạch trọn vẹn gần 1.000 ha lúa chiêm xuân ở ngoài đê trước đợt lũ tiểu mãn đầu tháng 5/2009.

Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh, tạo cơ sở thuận lợi để đẩy mạnh phát triển TTCN và chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế trong những năm tới.

- Các cấp, các ngành đã quan tâm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng và đảm bảo tốt an ninh trật tự trên địa bàn tạo môi trường thuận lợi thu hút, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là tại Khu công nghiệp Gián Khẩu nhiều doanh nghiệp đã đi vào sản xuất ổn định, có hiệu quả như: Nhà máy xi măng The Vissai, Nhà máy ôtô Thành Công, Công ty may Đài Loan, Công ty gỗ Tài Anh…Tổng doanh thu năm 2009 tại Khu Công nghiệp Gián Khẩu đạt 1.190 tỷ đồng. Đồng thời huy động nguồn lực đầu tư phát triển CN-TTCN địa phương theo hướng tập trung vào những sản phẩm có ưu thế cạnh tranh và là thế mạnh của huyện như đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng, thêu ren…đều đạt mức tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất công nghiệp năm sau cao hơn năm trước và đạt mức tăng trưởng trung bình: 37,4%/năm.

Hoạt động tài chính, ngân hàng có nhiều cố gắng; thu ngân sách đạt kết quả khá. Thu ngân sách trên địa bàn hàng năm đều vượt cao so với chỉ tiêu

43

được giao. Năm 2009 đạt 110 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2005, năm 2010 đạt 88 tỷ đồng. Công tác chi ngân sách đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đã có 01 đơn vị tự cân đối được ngân sách (Thị trấn Me) [54].

- Hệ thống ngân hàng, tín dụng làm tốt việc huy động các nguồn vốn để đầu tư, cho vay phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo và kiềm chế lạm phát. Mức tăng trưởng nguồn vốn huy động tăng 23%/năm, tín dụng tăng bình quân trên 31%/năm.

Công tác tài nguyên được coi trọng và có chuyển biến: Đã hoàn thành quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010-2015 và quy hoạch mở rộng địa giới hành chính Thị trấn Me. Tổ chức đấu giá giá trị quyền sử dụng đất hàng năm đều vượt cao, riêng năm 2009 đạt 66 tỷ đồng, vượt 88% kế hoạch, nhất là công tác quản lý đất đai ngày càng chặt chẽ hơn. Từ năm 2006 đến nay, toàn huyện đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng 149 dự án, thu hồi 765,8 ha. Nhìn chung công tác giải phóng mặt bằng các dự án bảo đảm công khai, minh bạch, đúng quy trình, thủ tục; chú trọng công tác tuyên truyền, giải quyết các tồn tại, vướng mắc phát sinh, do vậy đã hạn chế việc khiếu nại, tố cáo, vượt cấp đông người, góp phần đảm bảo tiến độ kế hoạch xây dựng của các dự án trên địa bàn huyện.

Cơ sở vật chất kĩ thuật, kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội được tăng cường: Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản được triển khai thực hiện nghiêm túc theo hướng tập trung, dứt điểm, ưu tiên trả nợ các công trình đã hoàn thành; công tác quản lý vốn, quản lý quy hoạch từng bước đi vào nền nếp, đặc biệt là thực hiện tốt phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” trong xây dựng cơ sở hạ tầng, do đó kết quả đầu tư xây dựng cơ bản đã có bước tăng trưởng khá, bình quân hàng năm đạt 23%, cao hơn 17% so với thời kỳ 2001- 2005. Trong 5 năm, toàn huyện đã giải ngân được 1.977 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước các cấp và thu hút được 3.465 tỷ đồng vốn của các doanh

44

nghiệp để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Nhiều công trình quan trọng đã hoàn thành đưa vào sử dụng, góp phần thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch, giao thông vận tải, điện lực và bưu chính viễn thông có bước phát triển: Triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 15 của Tỉnh ủy, Kế hoạch số 07 của UBND tỉnh về phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Hoạt động du lịch phát triển mạnh, chất lượng dịch vụ được nâng lên; công tác đảm bảo an ninh trật tự tại các khu, điểm du lịch có chuyển biến tốt. Nhiều dự án đã đi vào hoạt động có hiệu quả như Khu du lịch núi chùa Bái Đính, Khu du lịch sinh thái Vân Long, Khu suối nước khoáng Kênh Gà…Năm 2010, đón trên 2 triệu lượt khách du lịch đến Gia Viễn, gấp 20 lần so với năm 2005.

- Dịch vụ vận tải hành khách và hàng hóa tiếp tục phát triển. Thị trường hàng hóa dồi dào, phong phú, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên thị trường tăng bình quân 18%/năm. Tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm 2009 đạt gần 32,4 triệu USD.

- Dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển cả bề rộng và chiều sâu. Số thuê bao trên mạng tăng bình quân 26% (đạt 26 máy/100 dân) và có 1.127 thuê bao Internet.

- Nhu cầu về điện phục vụ sản xuất và đời sống cơ bản được đáp ứng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế- xã hội của huyện (đến nay đã có 87,88% hộ gia đình trong huyện được mua điện trực tiếp từ ngành điện).

Kinh tế phát triển là nhân tố phát triển văn hoá, giáo dục. Thực hiện Nghị Quyết Trung ương khóa XII và khoá XIII và các Nghị Quyết văn hoá, giáo dục các cấp. Năm 1997 huyện đã công nhận và hoàn thành phổ cập tiểu học xóa mù chữ. Đến nay, toàn huyện có 84 trường tiểu học, 912 lớp và 28.756 học sinh. Số trường lớp cơ bản đã được kiên cố hoá, số trường tranh tre nứa còn 3%, không có tình trạng học ca 3. Có 9 xã hoàn thành phổ cập cơ

45

bản và 3 trường đạt chuẩn quốc gia. Hệ thống thông tin đại chúng phát triển mạnh, góp phần nâng cao dân trí và nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục được đẩy mạnh. Đến hết năm 2012, có 24.500 gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ 75,4%; 189 khu dân cư tiên tiến đạt tỷ lệ 94%, 93 làng, phố văn hóa; 48 cơ quan đơn vị, trường học văn hóa; Nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội có chuyển biến tốt; các hoạt động văn hóa ở cơ sở ngày càng phong phú, đa dạng góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Với 45 di tích, danh thắng, trong đó có 13 di tích được Nhà nước xếp hạng di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia, 32 di tích cấp tỉnh, huyện đã được quan tâm, đầu tư, trùng tu các di tích văn hóa lịch sử; các giá trị văn hóa phi vật thể được nhân dân quan tâm lưu giữ. Công tác chăm lo sức khoẻ cho nhân dân được chú trọng, tất cả các xã đều có trạm y tế, chất lượng khám, chữa bệnh được đảm bảo, làm tốt công tác y tế dự phòng, vệ sinh an toàn thực phẩm, 85% gia đình được sử dụng nước sạch.

Trong điều kiện kinh tế khó khăn, giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu tăng cao, các cấp, các ngành đã triển khai thực hiện nhiều chủ trương và giải pháp đồng bộ nên an sinh xã hội vẫn được đảm bảo, đời sống của đại bộ phận nhân dân trong huyện ổn định, có mặt được cải thiện, nhất là gia đình chính sách, người có công, người nghèo được quan tâm thường xuyên; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 27,6 triệu đồng/người/năm.

Triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp theo nội dung Thông báo số 516-TB/TU ngày 13/4/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa

XIX) về tăng cường lãnh đạo đối với công tác giảm nghèo”, năm 2012 tỷ lệ

hộ nghèo theo tiêu chí mới là 6,84%, hộ cận nghèo là 5,57% (giảm 1,54% hộ nghèo, 0,53% hộ cận nghèo so với năm 2011). Đã giải quyết việc làm cho 3.500 lao động (trong đó XKLĐ 210 người); có 2.066 lượt đối tượng được

46 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vay vốn để giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo với số tiền trên 55 tỷ đồng; đào tạo nghề cho 2.600 lao động, chủ yếu là lao động nông thôn, lao động thuộc hộ nghèo và bị thu hồi đất để thực hiện các dự án; tỷ lệ lao động được đào tạo tăng từ 19,5% năm 2010 lên 25% năm 2012. Thực hiện hỗ trợ xây dựng 465 nhà cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách từ nguồn kinh phí tài trợ của các tổ chức, doanh nghiệp; tiếp nhận và bàn giao 293 con bê (nghé) do Tập đoàn Vingoup tài trợ. Hoàn thành xét duyệt và có 196 trường hợp được hưởng chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến theo Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

Qua phân tích điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện cho thấy bên cạnh những thuận lợi là rất nhiều khó khăn đặt ra cho huyện Gia Viễn trong quá trình thực hiện công tác giảm nghèo theo hướng bền vững như: địa hình phức tạp, sự tác động của mặt trái kinh tế thị trường, sự phát triển không đồng đều về văn hóa, kinh tế,... giữa các vùng, miền, dẫn đến những ảnh hưởng nhất định về việc thực hiện chương trình, kế hoạch, mục tiêu đặt ra đối với công tác giảm nghèo cũng như trình độ, năng lực, nhận thức của cán bộ và nhân dân trong huyện.

Một phần của tài liệu Giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình (Trang 47)