7. Kết cấu của luận văn
1.3.1. Kinh nghiệm giảm nghèo theo hướng bền vững tại một số địa
phương trong nước
1.3.1.1. Kinh nghiệm Quảng Ninh
Là một tỉnh có nhiều lợi thế, tiềm năng về phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp - thương mại, dịch vụ và du lịch, không để cái khó, cái nghèo cản trở mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh, Quảng Ninh đã chớp mọi thời cơ, vận dụng linh hoạt các cơ chế chính sách nhằm giảm nghèo thông qua chương trình xây dựng nông thôn mới. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 4,89% năm 2011 xuống còn 3,69% cuối năm 2012.
Một kinh nghiệm quý của Quảng Ninh đó là tỉnh đã biến chủ trương xóa đói giảm nghèo thành hành động chung của toàn xã hội, trong gần 3 năm qua, nhiều địa phương trong toàn tỉnh đã xuất hiện nhiều mô hình hoạt động thật sự có ý nghĩa, có sức lan tỏa, khơi gợi tinh thần “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, nhiều mô hình sản xuất theo hướng hàng hóa tại các địa phương đã mang lại hiệu quả thiết thực, đời sống của người dân từng bước được nâng lên rõ rệt.
27
Theo đó, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác giảm nghèo, tập trung nguồn lực đầu tư, lồng ghép và hỗ trợ triển khai các mô hình dự án phát triển kinh tế gắn với đặc thù của từng địa phương. Đặc biệt, tỉnh đã hỗ trợ trực tiếp giúp vùng nghèo, hộ nghèo tự vươn lên thoát nghèo, tổng số tiền chi cho an sinh xã hội từ ngân sách năm 2012 đạt 1.093,8 tỷ đồng tăng 43% so với năm 2011.
Điển hình là các mô hình kinh tế giảm nghèo tại huyện Đông Triều, với sự hỗ trợ, phối hợp với các đơn vị quân đội và các doanh nghiệp trên địa bàn đăng ký hỗ trợ, giúp đỡ những hộ nghèo. Tính đến hết năm 2012 đã có trên 2 tỷ đồng cùng hàng ngàn ngày công lao động giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo thông qua các mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình như: nuôi nhím, nuôi bò sữa… nhờ đó chỉ tính riêng trong năm 2012 toàn huyện đã giúp đỡ thoát nghèo được 620 hộ, cận nghèo thoát trên 500 hộ, so với chỉ tiêu đạt 155% kế hoạch của tỉnh (620 hộ/400 hộ).
Còn tại Ba Chẽ, ban đầu chỉ có 1-2 hộ trồng mía, nấm linh chi, đến nay với sự vào cuộc của các cấp chính quyền địa phương, mô hình này đã được nhân rộng ra toàn huyện giúp trên 300 hộ thoát nghèo, giảm từ 1.624 hộ nghèo đầu năm 2012 xuống còn 1.324 hộ vào cuối năm 2012. Trong khi đó, tại huyện Đầm Hà, với nguồn vốn hỗ trợ từ chương trình xây dựng nông thôn mới cho phát triển sản xuất, huyện đã hỗ trợ trên 400 triệu đồng tiền giống và phân bón cho các hộ gia đình trồng mía với diện tích trên 43ha. Cây mía tím đã cho thu nhập 250-300 triệu đồng/ha, lãi 90-100 triệu đồng/ha, tạo việc làm cho hàng trăm lao động nông nghiệp trên địa bàn huyện, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người nông dân. Nhờ đó, năm 2012 toàn huyện đã giảm từ 1.359 hộ nghèo xuống còn 1.003 hộ, hộ cận nghèo giảm từ 892 hộ xuống còn 751 hộ [29].
Có thể thấy ở Quảng Ninh, ý nghĩa của công tác xóa đói giảm nghèo đã được biểu hiện rõ nét; Không chỉ có sự tham gia quyết liệt của các cấp chính
28
quyền địa phương. Đặc biệt, cần ghi nhận sự vào cuộc tích cực của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thông qua việc đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ cho chương trình xây dựng nông thôn mới. Điển hình như: Công ty Cổ phần xi măng Thăng Long ủng hộ 14.300 tấn xi măng chi các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Việt Long triển khai dự án rau an toàn tại huyện Quảng Yên với sự tham gia của 540 hộ dân; Công ty Than Khe Chàm tiêu thụ hơn 300 tấn gạo cho nông dân huyện Đông Triều; Công ty TNHH Thuấn Quỳnh - huyện Hải Hà thu mua 10 tấn chè tươi/ngày của 1.000 người dân tại 9 xã trên địa bàn huyện Hải Hà…Ngoài ra, các doanh nghiệp đầu tư xây dựng chợ dân sinh, hỗ trợ xây dựng khuôn viên nhà văn hóa, giúp hộ nghèo xây dựng nhà, đào tạo cho hàng trăm lao động nông thôn…
Điều quan trọng của chương trình nông thôn mới mà Quảng Ninh hướng đến là giúp người dân nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo môi trường, nguồn lực, cơ chế nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề để người nghèo vươn lên thoát nghèo bằng chính bàn tay, khối óc, mảnh đất, ruộng vườn của họ. Qua đó, góp phần đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
1.3.1.2. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo ở Đồng Nai
Đồng Nai được xem là một trong những địa phương thành công nhất trong việc thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo. Bài học kinh nghiệm của tỉnh thì nhiều, nhưng dưới góc nhìn của Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo Chính phủ, thì các chính sách "đem cái chữ đến cho người nghèo", "gắn chế biến nông sản với vùng nguyên liệu" và "đưa ngân hàng về cơ sở" của Đồng Nai là những nét nổi bật.
Những bài học kinh nghiệm trên đây về công tác xóa đói giảm nghèo ở Đồng Nai chưa phải là tất cả nhưng cũng rất quan trọng đóng góp vào công cuộc xóa đói giảm nghèo trong tỉnh đạt kết quả tốt đẹp.
29
Những hộ nghèo thiếu đất sản xuất được tập trung giải quyết để hộ nghèo có đất và tư liệu sản xuất. Thực hiện cuộc vận động toàn dân hỗ trợ giúp đỡ hộ nghèo về nhà ở.
1.3.1.3. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo ở Lào Cai.
Lào Cai là một tỉnh có có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, có cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu và thấp kém, sản xuất còn giản đơn theo kinh nghiệm, nặng về tự cấp tự túc, thiếu khoa học kỹ thuật, việc tiếp cận các yếu tố của kinh tế thị trường còn hạn chế, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao.
Chính vì vậy, từ năm 2004, tỉnh Lào Cai bắt đầu được thí điểm thực hiện các mô hình xoá đói giảm nghèo theo nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Cụ thể, trong thời gian 5 năm (2006 - 2010), trên địa bàn tỉnh đã xây dựng và mở rộng lên 7 mô hình với tổng số 455 hộ nghèo tham gia. Tổng kinh phí đã đầu tư cho các mô hình là 3.316,9 triệu đồng, trong đó: đầu tư trực tiếp hỗ trợ người nghèo là 708,02 triệu đồng (chiếm 21,35%), đầu tư cho vay là 1.975 triệu đồng (chiếm 60%), còn lại là chi cho công tác tập huấn và quản lý của các cấp. Nhìn chung các mô hình đã thực hiện đều có khả năng nhân rộng, hàng năm có từ 20-30% số hộ nghèo tham gia dự án thoát nghèo. Có được những thành công như vậy là do:
- Các mô hình đều đặt lợi ích của người nghèo lên hàng đầu, nhiều vấn đề có liên quan thuộc lợi ích của người nghèo và những mong muốn của họ đã được quan tâm giải quyết, thông qua các quyền mà người nghèo được hưởng khi tham gia dự án, đó là: được tham gia dự án, các mô hình đều được xây dựng trên cơ sở sự họp bàn thống nhất của đại diện tất cả các hộ nghèo, các hộ nghèo đều được cùng tham gia trong quá trình khảo sát, bàn bạc xác định các tiềm năng thế mạnh của địa phương, các loại cây trồng vật nuôi có khả năng phát triển được, điều kiện của từng hộ, những thuận lợi khó khăn
30
của quá trình sản xuất như lao động, vốn, kỹ thuật, thị trường; được tự quyết ngay từ khâu lập dự án, một số vấn đề quan trọng đã được giao cho chính người người nghèo tự quyết định... từ đó giúp cho họ mạnh dạn hơn, tự tin hơn và cảm thấy mình được làm chủ quá trình sản xuất, khơi dậy được tính sáng tạo và tinh thần trách nhiệm đối với những quyết định của mình; được vay vốn ưu đãi với 60% tổng số vốn đầu tư của dự án dành cho tín dụng ưu đãi, được hỗ trợ xây dựng củng cố chuồng trại chăn nuôi để chuyển đổi tập quán chăn nuôi từ thả rông sang nuôi nhốt hoặc che chắn phòng chống mưa, rét; được tham gia tập huấn khuyến nông, tư vấn hỗ trợ kỹ thuật thường xuyên, tham gia các buổi đối thoại với với các đối tượng khác nhằm trao đổi những kinh nghiệm làm ăn, cách làm hay của các hộ khá và giàu, cũng như giải đáp thắc mắc của các hộ nghèo; được lực lượng khuyến nông viên, thú y viên tự nguyện, chuyên trách ở xã, thôn bản tư vấn, trợ giúp kỹ thuật trực tiếp; được tham gia giám sát, đánh giá dự án thông qua hoạt động sơ kết, tổng kết định kỳ về tình hình thực hiện mô hình, những hộ làm ăn hiệu quả được khen thưởng, tôn vinh, ghi nhận và động viên kích lệ kịp thời.
Vấn đề lợi ích của các lực lượng tham gia cũng được quan tâm gắn liền với trách nhiệm. Các hộ khá giàu tham gia dự án với vai trò đầu tàu, có trách nhiệm hỗ trợ, giúp đỡ các hộ nghèo về kinh nghiệm sản xuất, tiêu thụ sản phẩm,... Các hộ này cũng được hưởng lợi bình đẳng với các hộ nghèo về vốn vay ưu đãi, tập huấn khuyến nông, chăm sóc và tư vấn thú y,... Lực lượng khuyến nông viên, thú y viên, cán bộ chuyên trách ở cấp thôn, xã được trợ cấp thêm kinh phí của dự án để thực hiện các hoạt động quản lý, theo dõi các hợp đồng trách nhiệm được ký kết giữa Ban quản lý dự án với người tham gia dự án. Bên cạnh đó người dân trên địa bàn cũng được hưởng lợi từ các hoạt động: thúc đẩy sản xuất hàng hoá của dự án; tư vấn và trợ giúp kỹ thuật của lực lượng khuyến nông, thú y viên của mô hình và hưởng lợi từ các sản phẩm
31
do các hộ trong mô hình sản xuất ra như con giống, lương thực, thực phẩm tại chỗ tăng thêm.
Nguồn nhân lực tại chỗ được chú ý khai thác đã phát huy hiệu quả tích cực. Từ việc đan xen giữa hộ khá, giàu và hộ nghèo trong mô hình đã tạo thêm được nguồn lực, kiến thức và kinh nghiệm thực hiện dự án. Chính sự gần gũi giữa các hộ khá, giàu và hộ nghèo đã giúp các hộ nghèo học hỏi được kinh nghiệm làm ăn của các hộ khá, giàu, đồng thời cũng khai thác được nhiều sự giúp đỡ trực tiếp khác của các hộ khá, giàu cho các hộ nghèo. Việc sử dụng trưởng thôn, bản làm khuyến nông viên trong các mô hình đã nhanh chóng mang lại hiệu quả trực tiếp, do họ vừa là người đi đầu, gương mẫu trong sản xuất ở thôn bản đó, vừa là người nắm rõ được tâm tư nguyện vọng của từng hộ dân, thông thạo phong tục tập quán và khắc phục ngay được những rào cản về ngôn ngữ. Các mô hình đều lựa chọn các loại hình sản xuất đa dạng để có thể tận dụng sức lao động phổ thông và thời gian nhàn rỗi của hộ nghèo, tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập cho các hộ gia đình tham gia dự án. Kết quả bình quân ngày công lao động của các hộ gia đình tham gia dự án đều tăng từ (7 -10)% sau mỗi năm, tạo thu thu nhập ổn định, năm sau cao hơn năm trước để giảm nghèo và thoát nghèo bền vững.
1.3.1.4. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo ở huyện Nho Quan
Là huyện miền núi có số xã nghèo và tỷ lệ hộ nghèo nhiều nhất của tỉnh Ninh Bình, huyện Nho Quan đã huy động "tổng lực" vào chiến dịch xóa nghèo theo Nghị quyết 10 của Tỉnh ủy.
Với nhiều mô hình xóa nghèo đa dạng, sáng tạo, Nho Quan đã khích lệ nhiều hộ nghèo phấn khởi vượt qua khó khăn, vươn lên làm ăn khá giả. Theo báo cáo của UBND huyện Nho Quan, cuối năm 2007 tỷ lệ hộ nghèo của huyện ở mức 17,1%, cao nhất tỉnh. Trong đó, 9 xã miền núi đông đồng bào dân tộc sinh sống với tập quán canh tác lạc hậu, thu nhập thấp có tỷ lệ hộ nghèo chiếm từ 30%- 40% tổng số hộ. Những xã có tỷ lệ nghèo cao nhất
32
huyện là Thạch Bình, Cúc Phương, Phú Long, Quảng Lạc, Quỳnh Lưu với tỷ lệ từ 32- 42 % số hộ nghèo. Với nỗ lực không mệt mỏi của toàn hệ thống chính trị trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm xuống còn 13,1%, tỷ lệ hộ nghèo ở 9 xã đặc biệt khó khăn xuống còn 18,3%, đã có hơn 4.700 hộ thoát nghèo [43, 44].
Huyện ủy - UBND huyện đã chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc cùng ban, ngành, đoàn thể trong huyện vào cuộc với nhiệm vụ cụ thể để cùng nhau thực hiện chương trình giảm nghèo hiệu quả, bền vững. Huyện phân công các đoàn thể cơ sở mỗi năm nhận giúp từ 5- 7 hộ thoát nghèo; các cơ quan, ban ngành, tham gia giám sát dự án và thực hiện chính sách hỗ trợ, xây dựng mô hình điểm mang tính "đột phá" để nhân ra diện rộng. Các xã, thị trấn trong huyện đã kiện toàn Ban giảm nghèo; phối hợp với Hội Nông dân điều tra, khảo sát đúng tiêu chí các hộ nghèo, hoàn cảnh dẫn đến đói nghèo của từng hộ để có giải pháp giúp họ thoát nghèo hiệu quả. Từ việc thực hiện chu đáo các bước chuẩn bị, Ban giảm nghèo của huyện đã đề ra nhiều giải pháp như: hỗ trợ các đối tượng nghèo chuyển đổi cây trồng vật nuôi để phát triển sản xuất; các mô hình chuyển diện tích vùng trũng từ trồng lúa bấp bênh sang mô hình lúa, cá; hỗ trợ giống, vốn, phân bón cho các hộ nghèo trọng điểm; xây dựng các mô hình nuôi trồng cây, con đặc sản, phù hợp với điều kiện đất đai, gia cảnh của hộ nghèo.
Trong 2 năm 2009-2010, huyện đã cấp hơn 2,1 tỷ đồng cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho hơn 2.800 hộ, hỗ trợ giống lúa lai, ngô lai, lạc, giống gia cầm, phân đạm, với mức bình quân hơn 600.000 đồng/hộ. Mặt khác, huyện chỉ đạo các xã miền núi có diện tích rừng phòng hộ ít xung yếu chuyển sang trồng rừng kinh tế, nâng cao thu nhập cho người trồng rừng tại Thạch Bình, Quảng Lạc, Kỳ Phú, Phú Long, Gia Lâm với diện tích 200 ha, khiến nhân dân yên tâm phấn khởi bám đất, bám rừng.
33
Cùng với chuyển đổi cây trồng vật nuôi, nhiều mô hình kinh tế như phát triển ngành nghề nông thôn, tạo việc làm cho người lao động được triển khai ở tất cả các địa bàn từ vùng núi rừng đến xã vùng chiêm trũng. Điển hình là hơn 100 hộ đã đưa nghề trồng nấm vào sản xuất; trong 6 tháng của năm 2010, các hộ này đã sản xuất được hơn 10 tấn nấm khô được Công ty nấm Hồng Ngọc bao tiêu toàn bộ sản phẩm, đạt giá trị hơn 120 triệu đồng, bình quân thu nhập trên 1 triệu đồng/hộ. Để nghề trồng nấm phát triển ổn định, huyện đã đầu tư cho các xã Thượng Hòa, Phú Long hơn 70 triệu đồng để xây dựng lò sấy, lán trại sản xuất cho các hộ trồng nấm. Các cơ sở dạy nghề của huyện phối hợp với các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, hội nông dân, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức nhiều lớp đào tạo nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 3.000 lao động với các nghề: may công nghiệp, mây tre đan, làm chiếu trúc, đan cói xuất khẩu, hàn điện, trồng nấm rơm, nuôi thỏ, với kinh phí hơn 300 triệu đồng, học viên được đào tạo miễn phí. Sau đào tạo, các cơ sở dạy nghề đã giới thiệu cho 200 lao động vào làm việc tại Công ty cổ phần may Vạn Phú, hơn 200 lao động làm việc tại Công ty may Thăng Long, hơn 100 lao động đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan, Malaixia, Hàn