7. Kết cấu của luận văn
3.1.3. Bối cảnh tỉnh Ninh Bình
Chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước, Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội an ninh quốc phòng vùng đồng bằng sông Hồng, tăng cường phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tạo điều kiện mới cho sự phát triển. Với vị trí tương đối thuận lợi, Ninh Bình là nơi nối tiếp giao lưu kinh tế và văn hoá giữa lưu vực sông Hồng với lưu vực sông Mã, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ với vùng Tây Bắc Tổ quốc. Ninh Bình còn là điểm nút giao thông trên
83
tuyến Bắc Nam, quốc lộ 1A đoạn chạy qua Ninh Bình dài hơn 30 km, đường sắt xuyên Việt chạy qua Ninh Bình trên 20 km, cùng với các tuyến quốc lộ 10, đường 12A, 12B và hệ thống sông, ngòi (sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Vân,…) tạo thành mạng lưới giao thông thuỷ bộ rất thuận lợi cho việc giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội.
Sau gần 30 năm đổi mới, kinh tế Ninh Bình tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, các nguồn lực huy động cho đầu tư phát triển nhanh, cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường, đời sống nhân dân ổn định và được cải thiện nhiều mặt, thể hiện rõ nét qua một số thành tựu sau:
Một là, sản xuất nông nghiệp phát triển, cơ cấu sản xuất trong nông
nghiệp chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá. Sản xuất nông nghiệp liên
tục được mùa, cơ cấu cây trồng, vật nuôi từng bước được chuyển đổi, đã chuyển trên 2000 ha đất trồng cây có giá trị kinh tế thấp sang trồng cây, nuôi con có giá trị kinh tế cao. Chăn nuôi tiếp tục phát triển, đã xuất hiện nhiều trang trại chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá. Thủy sản phát triển cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Kinh tế hộ và các thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển. Toàn tỉnh hiện có 693 trang trại. Công tác quản lí đất đai, quản lí tài nguyên, môi trường có chuyển biến, đã hoàn thành qui hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001-2010 theo Luật đất đai. Cơ sở hạ tầng đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn tăng.
Hai là, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển khá.
Tỉnh có nhiều chủ chương, chính sách khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp. Hình thành quỹ khuyến công và các chính sách thu hút đầu tư, thu hút nhân tài. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển nhanh, nhiều làng nghề truyền thống như: đá mỹ nghệ, thêu ren, chế biến cói và một số ngành nghề mới như sản xuất mộc nhĩ, nấm các loại… được khuyến khích phát triển. Các doanh nghiệp được sắp xếp, sản xuất, kinh doanh ổn định, nhiều doanh nghiệp có sự phát triển mới, có hiệu
84
quả hơn, việc làm, đời sống người lao động cơ bản ổn định, một bộ phận được nâng lên.
Ba là, lĩnh vực dịch vụ, du lịch, giao thông vận tải, điện lực, bưu chính
viễn thông có bước phát triển, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống.
Tỉnh đã xây dựng được quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trên địa bàn, tranh thủ sự giúp đỡ của trung ương, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch; lượng khách du lịch đến Ninh Bình ngày một tăng, trong đó khách nước ngoài tăng mạnh. Các dự án du lịch trọng điểm như: Bái Đính, Tràng An, Tam Cốc- Bích Động, Hồ Đồng Chương, hồ Yên Thắng, khu du lịch sinh thái Vân Long được tập trung chỉ đạo, xây dựng, thu hút các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đầu tư và khai thác. Thị trường hàng hoá đa dạng, tổng mức bán lẻ và dịch vụ trên thị trường tăng. Đã hình thành hệ thống thương mại hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. Hệ thống cơ sở hạ tầng, phương tiện giao thông tiếp tục đuợc đầu tư phát triển, đáp ứng yêu cầu vận tải hàng hoá và đi lại của nhân dân; quản lý Nhà nước về giao thông vận tải được tăng cường, phong trào cứng hoá đường giao thông nông thôn được đẩy mạnh, góp phần làm cho làng xóm khang trang, sạch sẽ, việc đi lại của nhân dân thuận tiện hơn. Hệ thống lưới điện được đầu tư nâng cấp và mở rộng. Bưu chính viễn thông duy trì tốc độ phát triển theo hướng hiện đại, đa dạng hoá hình thức phục vụ, cơ bản đảm bảo thông tin liên lạc.
Bốn là, hoạt động tài chính, ngân hàng có tiến bộ, kết quả thu ngân
sách đạt khá. Hoạt động của ngân hàng và các tổ chức tín dụng có chuyển
biến tích cực. Các dịch vụ ngân hàng được phát triển theo hướng hiện đại, từng bước đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế. Đã tập trung vốn tín dụng cho các dự án kinh tế lớn, trọng điểm của tỉnh, phát triển kinh tế và các ngành nghề trong nông nghiệp, nông thôn.
85
Năm là, môi trường đầu tư được cải thiện, nguồn vốn huy động cho đầu
tư phát triển, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường. Tỉnh đã ban
hành nhiều chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế cùng phát triển. Tập trung xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch các vùng sản xuất, phát triển đô thị và nông thôn, rà soát bổ sung quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, khu du lịch. Điều chỉnh và ban hành chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, khu du lịch, xuất khẩu, khuyến công, hỗ trợ đầu tư, phát huy nguồn lực, tăng hiệu quả sản xuất. Quy mô đầu tư được mở rộng, cơ cấu đầu tư cho lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, y tế, giáo dục đều tăng. Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản có đổi mới về phân cấp đầu tư, giao kế hoạch sớm, các công trình, dự án trọng điểm được tập trung chỉ đạo chặt chẽ.
Bên cạnh những thuận lợi, hiện nay kinh tế tỉnh Ninh Bình cũng đứng trước một số khó khăn, thách thức sau:
GDP bình quân đầu người so với các tỉnh đồng bằng sông Hồng vẫn
còn ở mức ở mức thấp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, nhất là cơ cấu kinh
tế nông nghiệp, nông thôn, sự phát triển giữa các lĩnh vực chưa đều:
Sản xuất chưa tạo được chuyển biến mạnh về cơ cấu vật nuôi, cây
trồng, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện
cơ sở hạ tầng khu, cụm công nghiệp còn chậm, làm hạn chế tiến độ đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm công nghiệp chưa cao, thị trường tiêu thụ sản phẩm khó khăn. Hoạt động kinh tế đối ngoại hiệu quả thấp. Việc triển khai một số đề tài khoa học còn dàn trải, quản lý, ứng dụng vào thực tiễn còn hạn chế; vệ sinh môi trường, nhất là ở thành phố, thị xã, thị trấn và các cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa bàn nông thôn chưa được quan tâm đúng mức.
Công tác xây dựng quy hoạch đô thị và nông thôn, quản lý quy hoạch
86
chặt chẽ, xây dựng cơ bản còn dàn trải, vẫn còn tình trạng đầu tư chưa tập trung, hiệu quả thấp, nợ đọng vốn xây dựng cơ bản lớn; chất lượng một số công trình xây dựng cơ bản chưa đảm bảo yêu cầu.
Hiệu quả hoạt động du lịch chưa tương xứng với tiềm năng và nguồn
lực đã đầu tư, dịch vụ phục vụ du lịch nghèo nàn, đội ngũ cán bộ làm công
tác du lịch chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Giá trị sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn khá lớn, nhưng chủ yếu là xuất khẩu qua uỷ thác, chưa xây dựng được thương hiệu hàng hoá có sức
cạnh tranh trên thị trường, kim ngạch xuất khẩu thấp. Kết quả kêu gọi đầu tư
nước ngoài còn nhiều hạn chế, thu hút các nguồn lực đầu tư vào du lịch, khu công nghiệp còn chậm; việc giải phóng mặt bằng, giao đất cho một số dự án còn chậm, thiếu kiên quyết.
Nhiều hợp tác xã nông nghiệp sau chuyển đổi hoạt động mang tính
hình thức, chưa đảm bảo được khâu dịch vụ đầu ra cho sản xuất nông nghiệp;
sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ chưa được quan tâm đúng mức. Các loại hình kinh tế hợp tác phát triển chậm, các mô hình, điển hình tiên tiến chậm được nhân ra diện rộng.
Các lĩnh vực văn hoá - xã hội có tiến bộ, đời sống nhân dân ổn định và cải thiện về nhiều mặt, bộ mặt đô thị và nông thôn có nhiều đổi mới, cụ thể như sau:
Một là, giáo dục - đào tạo phát triển cả quy mô và chất lượng, cơ bản
đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Phong trào xã hội hoá giáo dục phát
triển, đã có 100% xã, phường, thị trấn thành lập trung tâm học tập cộng đồng. Công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia có nhiều cố gắng. Công tác quản lý giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực. Đội ngũ giáo viên phát triển về số lượng và chất lượng. Chất lượng giáo dục được nâng lên.
Hai là, công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, công tác dân số gia đình trẻ em được chú trọng. Triển khai đồng bộ và có hiệu quả các
87
chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Mạng lưới y tế xã, phường, thị trấn tiếp tục được đầu tư, củng cố; cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác khám, chữa bệnh được tăng cường. Công tác y tế dự phòng được chú trọng, đã khống chế và đẩy lùi một số dịch bệnh nguy hiểm như H1N1, H5N1 và dịch cúm gia cầm. Nhiều cơ sở khám, chữa bệnh cho nhân dân được xây mới, nâng cấp. Đặc biệt, tỉnh Ninh Bình đã khánh thành bệnh viện 700 giường với nhiều trang thiết bị hiện đại để phục vụ nhân dân. Công tác khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, y học cổ truyền, vệ sinh an toàn thực phẩm, BHYT có nhiều cố gắng. Đội ngũ cán bộ ngành y tế được thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cơ bản đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Công tác dân số, gia đình và trẻ em có cố gắng. Mô hình gia đình ít con, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc được đông đảo các tầng lớp nhân dân đồng tình và tích cực thực hiện, góp phần đảm bảo mục tiêu giảm tỷ lệ sinh hàng năm.
Ba là, công tác khoa học công nghệ, vệ sinh môi trường được coi trọng,
đã tích cực tiếp thu, ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất và đời sống, nhất là các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, vệ sinh môi trường, y tế, giáo dục, công nghệ thông tin, điều tra cơ bản…góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi vào các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Một số đề tài, dự án khoa học công nghệ được nghiệm thu và ứng dụng vào sản xuất, đời sống bước đầu phát huy hiệu quả. Phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật được đẩy mạnh trên các lĩnh vực hoạt động. Công tác quản lý, vệ sinh môi trường có chuyển biến, việc quản lý tiêu chuẩn, đo lường chất lượng sản phẩm đạt được một số kết quả, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, phục vụ đời sống.
Bốn là, công tác văn hoá - văn nghệ, thông tin, báo chí, phát thanh - truyền hình phát triển đúng hướng có đổi mới cả về nội dung và phương thức
88
dân cư” phát triển mạnh mẽ được đông đảo các tầng lớp nhân dân đồng tình hưởng ứng, góp phần XĐGN, phòng chống tai, tệ nạn xã hội, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội có chuyển biến tích cực. Các hoạt động văn hoá ở cơ sở ngày càng phong phú, đa dạng, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Các hoạt động tuyên truyền, cổ động, triển lãm kịp thời phục vụ các sự kiện chính trị của đất nước và của tỉnh, đạt hiệu quả thiết thực. Công tác bảo tồn, bảo tàng, phát huy giá trị các di sản văn hoá dân tộc đạt nhiều kết quả. Công tác báo chí, phát thanh - truyền hình có chuyển biến tích cực, thời lượng phát sóng phát thanh, truyền hình ngày một tăng, chất lượng hoạt động từng bước được nâng lên, đảm bảo tuyên truyền đúng định hướng, có đổi mới cả về nội dung, hình thức, bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, tập trung tuyên truyền kịp thời các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các mô hình, điển hình tiên tiến. Đội ngũ phóng viên được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Cơ sở hạ tầng ngành phát thanh - truyền hình tiếp tục được đầu tư.
Năm là, phong trào thể dục, thể thao tiếp tục được phát triển. Phong
trào thể dục thể thao quần chúng được đẩy mạnh, số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao ngày một tăng. Các trường học thực hiện có kết quả việc giáo dục thể chất cho học sinh. Cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động thể dục, thể thao được tăng cường.
Sáu là, đời sống nhân dân ổn định và được cải thiện về nhiều mặt. Các
chính sách xã hội được quan tâm thường xuyên, nhất là chăm sóc người có công. Cơ bản đảm bảo các đối tượng chính sách có mức sống tương đương với các hộ có mức sống trung bình ở địa phương. Hỗ trợ tín dụng cho hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất.
Việc chỉ đạo giải quyết một số vấn đề xã hội bức xúc như việc làm cho người lao động còn hạn chế. Các tai, tệ nạn xã hội, nhất là ma tuý còn diễn biến phức tạp, chưa được chặn đứng, đẩy lùi. Công tác tuyên truyền có lúc
89
chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Quản lý các dịch vụ văn hoá chưa chặt chẽ, việc xây dựng nếp sống văn minh ở các khu du lịch, khu di tích văn hoá chưa được quan tâm đúng mức. Chất lượng khám, chữa bệnh và chất lượng giáo dục - đào tạo chưa cao; kết quả công tác dân số kế hoạch hoá gia đình chưa vững chắc.
Thành tựu giảm nghèo, từ chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân cùng với sự chỉ đạo tập trung quyết liệt của Tỉnh uỷ, sự cố gắng nỗ lực của các cấp, các ngành, MTTQ, các đoàn thể và nhân dân trong tỉnh, công tác giảm nghèo của tỉnh Ninh Bình đã đạt được những kết quả tốt; các nhiệm vụ giải pháp giảm nghèo được triển khai đồng bộ, toàn diện, nhiều mục tiêu, nhiệm vụ đạt và vượt kế hoạch, tạo chuyển biến rõ nét tác động sâu sắc tới nhiều mặt đời sống xã hội của nhân dân trong tỉnh nói chung và của các hộ nghèo nói riêng. Đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nhiều nguồn lực cho công tác giảm nghèo; kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, nhất là các vùng nghèo, xã có tỷ lệ hộ nghèo cao được tập trung đầu tư có hiệu quả; đời sống vật chất và tinh thần của hộ nghèo được cải thiện và nâng lên rõ rệt.
Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm nhanh, năm 2009 còn 6,87% là kết quả thực chất, đúng, sát với tiêu chí hộ nghèo và tình hình thực tế của các xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Đa số hộ nghèo được hỗ trợ đã thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo của 23 xã nghèo có tỷ lệ hộ nghèo cao giảm nhanh từ 21,51% năm 2007 xuống còn dưới 10% năm 2010. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh năm 2010 còn 6,15% (theo tiêu chí 2005).
3.2. Quan điểm cơ bản về giảm nghèo theo hƣớng bền vững ở huyện Gia