Các giải pháp cụ thể giảm nghèo trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu Giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình (Trang 112)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.4. Các giải pháp cụ thể giảm nghèo trên địa bàn huyện

Qua quá trình tìm hiểu trên có thể thấy công tác giảm nghèo đã được thực hiện ở khắp nơi nói chung và ở huyện nhà nói riêng và đã đạt được một số kết quả tuy vậy hiệu quả chưa cao, chưa đảm bảo tính bền vững nên cần phải có những cách tiếp cận mới thì mới tạo ra hiệu quả cao. Việc giảm nghèo

107

bền vững là công việc cần phải làm thường xuyên liên tục và lâu dài, luôn đổi mới sáng tạo trong cách làm thì mới đạt hiệu quả cao.

Tăng cường công tác tuyên truyền vận động thuyết phục hộ nghèo, thôn nghèo và xã nghèo đặc biệt khó khăn; thôn và xã có tỷ lệ nghèo cao tự nguyện, cam kết đăng ký thoát nghèo bền vững từ nội lực của bản thân, địa phương, làm thay đổi và chuyển biến nhận thức trong giảm nghèo, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo, địa phương nghèo để thoát nghèo, vươn lên khá giả.

Các cấp uỷ đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân cần xác định đây là nhiệm vụ chính trị có ý nghĩa hết sức lớn lao, vì vậy cần phải hết mình, chung sức, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để làm tốt công tác tuyên truyền vận động hộ nghèo và từng địa phương (thôn, xã) tự nguyện đăng ký thoát nghèo góp phần vào sự nghiệp giảm nghèo chung của đất nước, của tỉnh và của địa phương.

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác điều tra, rà soát, Phân loại đối tượng nghèo hộ nghèo, hộ cận nghèo làm cơ sở cho việc thực hiện đề án, nhất là nắm được nguyên nhân nghèo và nguyện vọng của từng hộ nghèo để có giải pháp để đưa ra cách giảm nghèo phù hợp cụ thể, sát thực giúp hộ nghèo thoát nghèo bền vững. Bên cạnh đó, cần làm tốt công tác tư tưởng để hộ nghèo, địa phương nghèo (thôn, xã) chia sẻ với nhà nước trong công cuộc xoá đói giảm nghèo.

Phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể nhân dân để tranh thủ, động viên, thuyết phục hộ nghèo, thôn và xã nghèo ý thức trách nhiệm, tự lực vươn lên để thoát nghèo, nhà nước chỉ hỗ trợ để hộ nghèo, địa phương nghèo thoát nghèo bền vững.

Thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện đề án, tăng cường huy động vốn từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác. Đối với vốn huy động từ các nguồn khác, chú trọng huy động đóng góp

108

của các doanh nghiệp và vận động tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Thường xuyên theo dõi, thẩm tra, đánh giá hiệu quả thực hiện đề án của từng địa phương khen thưởng đối với các hộ đăng ký thoát nghèo bền vững; thôn, xã thoát nghèo bền vững; thôn, xã có tỷ lệ nghèo cao có đạt và vượt mức giảm nghèo theo quy định của đề án.

Xét về tổng thể từ nhiều năm qua huyện đã thực hiện nhiều biện pháp giảm nghèo và đã có một số kết quả bước đầu tuy vậy hiệu quả giảm nghèo chưa cao bởi vì các biện pháp đã và đang thực hiện mới chỉ triển khai theo phong trào chưa có sự đầu tư hoạch định chiến lược lâu dài năng suất thấp, giá trị đem lại không cao. Có thể thấy để có thể giảm nghèo bền vững trong lĩnh vực sản xuất cần phải có sự đột phá việc chuyển đổi tích cực, hiệu quả cơ cấu kinh tế mùa vụ, hỗ trợ vốn để các hộ tổ chức phát triển sản xuất, ổn định chỗ ở, tổ chức dạy nghề chuyển giao kỹ thuật cho người lao động. Thực hiện đầy đủ kịp thời các chính sách xã hội đối với những người thuộc diện nghèo. Phối kết hợp để tạo thêm việc làm cho người lao động. Không quá chú trọng tìm những việc mới, hướng đi mới nhiều mà quan trọng là phân tích những điều kiện tự nhiên xã hội, ưu thế từng vùng miền để có những giải pháp phù hợp. Tập trung vào tìm giải pháp nâng cao hiệu quả những phong trào, những công việc, ngành nghề đã được triển khai để tập trung đầu tư phát triển có hiệu quả cao. Kinh nghiệm cho thấy đối với người nghèo nên hướng họ làm những việc, học những nghề đơn giản, dễ làm ít rủi ro và làm theo nguyên tắc làm thử nghiệm tích lũy kinh nghiệm, quy mô từ nhỏ phát triển dần đến lớn, không nóng vội, chậm mà chắc thì sẽ thành công

3.3.4.1.Các giải pháp về hỗ trợ

Trong công tác giảm nghèo của huyện thì công tác hỗ trợ cải tạo, sửa chữa xây mới nhà ở cho hộ nghèo đạt được kết quả rất tích cực, đã xóa bỏ hoàn toàn những ngôi nhà rách nát không đảm bảo an toàn, giúp cho người

109

nghèo ổn định được chỗ ở tập trung vào phát triển sản xuất ổn định cuộc sống, đây là một sự giúp đỡ hỗ trợ người nghèo tương đối bền vững cần thường xuyên tiến hành trong đó huy động tối đa các nguồn hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng.

Mua bảo hiểm cho người nghèo là xu hướng tất yếu hiện nay đã được một số địa phương trong cả nước thực hiện nhưng hướng quan trọng là nên tổ chức các cuộc khám bệnh miễn phí cho người nghèo theo định kỳ 2-3 năm một lần vì người dân hiện nay không có thói quen khám bệnh định kỳ nhất là đối với người nghèo thì đến khi bệnh nặng mới đi viện dẫn đến mất cơ hội chữa bệnh kịp thời, có khi tốn kém nhiều mà không khỏi bệnh. Hiện nay vấn đề ốm đau, bệnh tật là nguyên nhân gây ra nghèo nhanh và khó khắc phục nhất, vì không những gây gánh nặng về kinh tế chi phí chữa bệnh mà còn lấy đi nhiều thời gian công sức lẽ ra để lao động sản xuất. Cần chú trọng công tác y tế cộng đồng giúp người dân xây dựng cuộc sống khoa học hợp vệ sinh, giữ môi trường sống trong lành là cách phòng bệnh tốt giúp người nghèo tránh những nguy cơ dễ tổn thương, là cách giảm nghèo, tái nghèo bền vững hiệu quả

3.3.4.2.Các giải pháp về phát triển hạ tầng, quy hoạch phát triển giao thông thuận tiện đối với huyện sẽ đầu tư về cơ sở hạ tầng và cơ sở sản xuất để phát huy những điều kiện sẵn có của địa phương tạo thêm việc làm cho người lao động.

Đề nghị cấp trên xem xét để có dự án xây dựng cầu vượt sông ở bến phà Đồng Chưa nối với vùng hữu ngạn tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội, văn hóa du lịch cũng như tạo điều kiện cho nhân dân dễ dàng qua sông thuận lợi cho lao động, học tập, sinh hoạt.

- Xây dựng điểm dừng đỗ của tuyến đường bộ Bắc - Nam thôn Mưỡu Giáp xã Gia Xuân với diện tích 10.000 đến 20.000m2, phương thức cho thuê đất 49 năm để xây dựng bãi đỗ xe nhà hàng ăn, nghỉ và sửa chữa ô tô. Xây dựng và nâng cấp chợ đầu mối để thu mua rau quả của các xã Gia Thắng, Gia Tân, Gia Tiến, Gia Phương.

110

Hỗ trợ cho việc nâng cấp các chợ ở các xã trong đó xét đến những địa điểm thuận lợi đã được thể hiện trong thực tiễn tạo điều kiện cho việc trao đổi hàng hóa nhỏ lẻ của hộ gia đình được thuận tiện, giúp người dân tăng được thu nhập khi có sản phẩm cần trao đổi, giảm chi phí vận chuyển.

Đẩy nhanh công tác dồn điền đổi thửa chỉnh trang đồng ruộng, quy hoạch các vùng chuyên canh giúp cho việc cơ giới hóa nông nghiệp, chủ động trong sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chuyên môn hóa sản phẩm tạo ra những sản phẩm có chất lượng và giá trị kinh tế cao

Nâng cao chương trình xây dựng nông thôn mới: Trong xây dựng NTM, kết cấu hạ tầng giữ vai trò tiền đề, là xuất phát điểm để thực hiện các tiêu chí khác, nhất là tiêu chí phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho người dân nông thôn. Mỗi khu dân cư cần có khu vui chơi và nhà văn hóa góp phần nâng cao dân trí, tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật, phổ biến kiến thức. Thực tế ở nhiều xã xây dựng NTM cho thấy, đường giao thông thuận lợi, hệ thống tưới, tiêu bảo đảm không chỉ thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả, việc giao lưu hàng hóa thuận lợi hơn mà cùng với đó, các công trình xây dựng khác như trường học, trạm y tế, chợ... còn là nhân tố làm thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn theo hướng ngày càng văn minh, hiện đại; góp phần làm cho đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nông dân ngày một nâng lên.

3.3.4.3.Các giải pháp về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

- Phát triển mở rộng thêm các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tại khu vực xung quanh công ty cổ phần đá Gia Thanh. Sản xuất liệu liệu xây dựng, sản xuất đồ gỗ tại khu vực phía bắc đường ĐT 477 thuộc thôn Bích Sơn, xã Gia Vân. Phát triển các xưởng sản xuất tiểu thủ công nghiệp tại làng Đồng Chưa, cụm công nghiệp dịch vụ xã Gia Phú. Đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp mở các cơ sở sản xuất tại địa phương, những khu vực này sẽ tạo ra việc làm thuận lợi cho các lao động nông thôn vì tiết kiệm được nhiều chi phí.

111

Đối với các ngành nghề thủ công

Với các làng nghề như: đan cót - Gia Tân, đan rổ rá mây tre - Gia Trung, đan nón - Gia Thịnh, Gia Vượng. Với các làng nghề này hiện nay đang gặp khó khăn do các sản phẩm truyền thống không còn được tiêu thụ mạnh như xưa. Các làng nghề rất cần được nhà nước quan tâm xây dựng củng cố, duy trì làng nghề bởi trước hết là giá trị văn hóa truyền thống. Các làng nghề mây tre đan cần phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch và xuất khẩu nên cần phải đào tạo lại để người dân tiếp cận sản xuất ra các sản phẩm mới có giá trị kinh tế cao đồng thời tìm đầu ra ổn định trong tiêu thụ sản phẩm.

Với nghề thêu zen và nghề chẻ tăm hương đã và đang được duy trì, tuy vậy năng suất còn thấp và giá trị không lớn nên thu nhập của người lao động chỉ đạt khoảng 15-20 nghìn đồng/ngày. Vì vậy rất cần sự quan tâm đào tạo nâng cao tay nghề cho lao động để tạo ra năng suất cũng như giá trị sản phẩm nâng cao thu nhập, đây là nghề có ưu điểm là nhẹ nhàng, tận dụng tối đa những khoảng thời gian nhàn rỗi phù hợp với các lao động vùng nông thôn ở mọi nơi.

Với nghề đan bèo bồng đã được triển khai nhưng quy mô còn nhỏ, việc sản xuất còn nhỏ lẻ. Đây là nghề cần được chú trọng vì là sản phẩm phục vụ xuất khẩu có giá trị, nguồn nguyên liệu tại chỗ, dễ trồng, không tốn nhiều chi phí. Cần quy hoạch một số nơi có sông để tạo vùng nguyên liệu vì huyện có diện tích sông khá lớn nhất nhất là các xã: Gia Phong, Gia Lạc, Gia Minh, Gia Thịnh, Gia Hưng, Gia Trung...

3.3.4.4.Các giải pháp về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Xây dựng thêm một số làng nghề mới xây dựng mô hình trang trại nhỏ, diện tích mỗi cụm từ 5 -10 ha mỗi xã có từ 1 đến 3 cụm ở những vùng đất xa dân cư và trồng lúa kém hiệu quả.

Tập trung phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giải quyết việc làm cho người lao động.

112

Đẩy mạnh sản xuất cây vụ đông, mạnh dạn đưa các cây trồng có năng suất cao và khả năng xuất khẩu ở các xã: Gia Phú, Gia Hưng, Liên Sơn, Gia Tiến, Gia Trấn, Gia Phương Gia Thắng.

Hỗ trợ phân bón, thuốc trừ sâu cho hộ nghèo, làm lúa tái sinh ở các xã: Gia Lạc, Gia Phong, Gia Minh, Gia Thịnh, Gia Hưng, Gia Phú.

Phát triển nghề trồng nấm rơm, nấm mỡ vì đây là các sản phẩm nông nghiệp sạch được thị trường tiêu dùng ưa chuộng có giá trị xuất khẩu. Hiện nay nguồn nguyên liệu rơm rạ rất dồi dào, do không còn dùng làm chất đốt chính, và nguồn này bị bỏ phí rất lớn. Phát triển nghề trồng nấm không những tạo ra được sản phẩm mà còn tận dụng được nguồn rơm rạ lớn không được xử lý gây ô nhiễm môi trường.

Phát triển dịch vụ du lịch xây dựng các làng nhà sàn du lịch thôn Đá Hàn- xã Gia Hòa. Làng nhà vườn và trồng hoa, cây cảnh phục vụ du lịch sinh thái tại xã Gia Vân, Gia Lập. Với mỗi xã nên thử nghiệm một loại cây trồng có giá trị xuất khẩu để tập trung chuyên môn hóa. Làng trồng hoa, cây cảnh, cây ăn quả và làm hương phục vụ khác du lịch chùa Bái Đính xã Gia Sinh. Làng nuôi trồng thủy sản tại sông Hoàng Long cụt- xã Gia Trung. Làng nuôi các con đặc sản tại xã Gia Tân. Cần phải có giải pháp gắn kết người sản xuất với người bao tiêu sản phẩm

3.3.4.5.Các giải pháp về đào tạo nghề giới thiệu việc làm

Trong các giải pháp giảm nghèo thì đào tạo nghề là hướng đi rất quan trọng, chúng ta thường hay nói giúp người nghèo cần câu hướng dẫn họ cách câu để kiếm cá, như vậy nghề nghiệp là chiếc cần câu quan trọng giúp người nghèo có được thu nhập ổn định vươn lên thoát nghèo. Từ nhiều năm qua chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, cho người nghèo được triển khai nhưng chưa được chú ý đúng mức và chưa đem lại hiệu quả cao. Cần chú trọng đến những nghề phù hợp với trình độ năng lực người lao động cũng như những lợi thế sẵn có của địa phương. Trong tình hình hiện nay nên

113

tập trung đào tạo những nghề liên quan đến nông nghiệp, dễ học, dễ thực hành và luôn có ý nghĩa vì nông nghiệp bao giờ cũng cần thiết không bị lỗi thời như những ngành nghề khác.

Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, tạo điều kiện cho người nghèo có được

việc làm và thu nhập ổn định, đây là một trong những giải pháp quan trọng để giúp thoát nghèo tạo ra tiền đề phát triển kinh tế. Đã có nhiều người thoát nghèo xây dựng được cuộc sống khá giả ổn định. Tuy vậy những năm qua đã có không ít người đi xuất khẩu lao động sang thị trường như Malayxia, công việc không ổn định thu nhập thấp, có người sau chuyến đi chỉ đủ trả chi phí ban đầu, không tích lũy được vốn. Vì vậy rất cần được nhà nước hỗ trợ trong việc xuất khẩu lao động, đảm bảo công việc và thu nhập ổn định hiệu quả thì sẽ giúp giảm nghèo bền vững.

114

KẾT LUẬN

Xóa đói, giảm nghèo là chiến lược lớn của Đảng và Nhà nước ta, được xem vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng; vừa là lý tưởng cao cả, nhân văn của Đảng, vừa là khát vọng của toàn dân. Có thể nói chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội ngày càng được tăng cường, hoàn thiện và hiệu quả hơn, người nghèo được tiếp cận đầy đủ các chính sách trợ giúp của Nhà nước, một số chính sách đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả trong thực tế. Với việc đề ra hướng tiếp cận mới trong thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững, hệ thống các chính sách giảm nghèo đã trở thành nhiệm vụ thường xuyên của các cấp, các ngành, các địa phương. Những năm qua, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình đã tích cực thực hiện chủ trương này với tinh thần "Chí đã quyết, lòng đã đồng", trong các năm tới, Đảng bộ và nhân dân huyện Gia Viễn quyết tâm xây dựng thành công nông thôn mới để giải quyết đồng bộ các vấn đề: nông nghiệp, nông dân và nông thôn, coi đây là giải pháp then chốt để cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, khai thác hiệu quả tiềm năng tài nguyên, sức lao động, bảo đảm an sinh xã hội, cũng là yếu tố bền gốc, yên dân. Xóa đói giảm nghèo là sự nghiệp lâu dài gắn liền với sự nghiệp phát triển của đất nước do đó cần kiên trì thực hiện mục tiêu đề ra

Một phần của tài liệu Giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình (Trang 112)