Điều kiện tự nhiên huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu Giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình (Trang 42)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình

Gia Viễn là một huyện đồng chiêm trũng của tỉnh Ninh Bình với diện tích đất tự nhiên của huyện là 178,5 km2. Phía bắc giáp huyện Lạc Thuỷ (tỉnh Hoà Bình), phía đông bắc giáp huyện Thanh Liêm (tỉnh Hà Nam), phía đông là sông Đáy và giáp huyện Ý Yên (tỉnh Nam Định), phía nam giáp huyện Hoa Lư và phía tây giáp huyện Nho Quan.

Gia Viễn là cửa ngõ về phía bắc, tây bắc của tỉnh trong quan hệ kinh tế - xã hội với các tỉnh vùng Tây bắc, vùng đồng bằng sông Hồng và thủ đô Hà Nội. Trên địa bàn huyện có nhiều tuyến giao thông quan trọng: Quốc lộ 1A chạy dài khoảng 4,5 km từ cầu Đoan Vĩ tới cầu Gián Khẩu; đường ĐT 477 nối từ Gián Khẩu qua huyện lỵ sang Nho Quan đi Hoà Bình; các đường tỉnh lộ 491, 477B, 477C chạy qua nhiều xã trong huyện. Trên địa bàn huyện có mạng lưới sông ngòi với các con sông chính: sông Hoàng Long, với tổng diện tích lưu vực khoảng 1.500 km2, bắt nguồn từ vùng núi Hoà Bình, chảy theo hướng tây bắc - đông nam trên chiều dài hơn 120 km và gặp sông Đáy ở cửa Gián Khẩu, vừa là tuyến giao thông quan trọng, vừa là nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp nhưng cũng thường xảy ra úng lụt vào mùa mưa lũ.

Gia Viễn thuộc vùng chiêm trũng, địa hình không bằng phẳng, vừa có núi đá, vừa có đồi và đồng bằng ruộng trũng đan xen. Đặc điểm địa hình và sông suối đã tạo nên các điều kiện tự nhiên để hình thành hai vùng sản xuất nông nghiệp: vùng tả sông Hoàng Long gồm 17 xã, được bao bọc bởi 46 km đê: tuyến đê từ Gián Khẩu đến Mai Hương, Gia Hưng; tuyến đê ven núi Gia

37

Hưng đi Gia Thanh và tuyến đê Đáy Gia Thanh đến Gián Khẩu. Vùng hữu Hoàng Long (Đầm Vét) gồm 4 xã, được bao bọc bởi tuyến đê từ núi Mõ xuống Gia Sinh và tuyến đê Bắc Rịa. Nhìn chung, do địa hình phức tạp, không bằng phẳng, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn còn nhiều khó khăn, phải chống chọi với úng ngập, đặc biệt là 4 xã vùng hữu sông Hoàng Long thuộc vùng phân lũ, chậm lũ.

- Khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm, lại thường xuyên bị ảnh hưởng của mưa bão. Mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hè nắng nóng, mưa nhiều. Tổng lượng mưa trung bình năm 1.700-1.800 mm. Tháng 9 hàng năm có lượng mưa lớn nhất, dễ gây ngập úng cho vụ lúa mùa đang trong thời kỳ làm hạt.

Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm: 23,5 - 240C; khi không khí lạnh tràn về, nhiệt độ thấp nhất vào mùa đông có thể xuống dưới 100C; khi thời tiết khô nóng khống chế, nhiệt độ cao trong ngày có thể lên tới 35-370C. Ngày bắt đầu mùa nóng thường vào cuối tháng 4, đầu tháng 5. Kết thúc mùa nắng nóng là trung tuần tháng 10. Mùa nắng nóng kéo dài 5 tháng rưỡi.

Độ ẩm tương đối trung bình năm 85%; thấp nhất (khi có gió lào có thể xuống 20-30%); cao nhất (khi có mưa phùn) có thể đạt 90%.

Bão, áp thấp nhiệt đới xảy ra với tần suất lớn thường dễ dẫn đền ngập úng là một trong những nguy cơ gây hại cho sản xuất và dân sinh.

- Thuỷ văn: Mạng lưới sông ngòi Gia Viễn có 3 phía (Tây, Nam và Đông) thuận lợi cho việc cấp thoát nước phục vụ nông nghiệp và giao thông vận tải. Phía bắc có Hồ Đầm Cút kết hợp trữ nước tưới với thông thoát lũ trước mắt.

Sông Đáy: ở phía Đông của huyện bắt nguồn từ Sơn Tây về Độc Bộ hợp với Sông Đào (bắt nguồn từ sông Hồng sang) chảy ra biển tại cửa Đáy, Về mùa lũ nước sông Đáy cao hơn mặt ruộng khá nhiều, đặc biệt khi có lũ sông Hồng. Về mùa kiệt nước sông Đáy tương đối dồi dào do được bổ sung

38

nguồn nước sông Hồng qua sông Đào (Nam Định) nhưng mặt nước lại thấp hơn mặt ruộng.

Sông Hoàng Long là hợp lưu của sông Lạng và sông Bôi tại Kênh Gà - Gia Thịnh, chảy qua địa phận huyện, đổ qua cửa Gián Khẩu vào sông Đáy.

Nhìn chung, mạng lưới sông ngòi ở Gia Viễn cách xa biển nên ít chịu ảnh hưởng của thuỷ triều biển, không có nước mặn, mặt khác lại tiếp cận với khu núi đá phía Bắc và Tây Bắc nên mùa mưa lũ xuống nhanh, lưu lượng giữa mùa kiệt và mùa lũ chênh lệch nhau rất lớn.

Mạng lưới sông chính ở lưu vực sông Hoàng Long có dạng hình rẻ quạt nên khi có lũ thì nước ở các sông cùng đồng thời tập trung về vùng đồng bằng, uy hiếp đê điều, dễ gây ra lũ lụt nghiêm trọng. Dòng chảy trên sông Hoàng Long chia làm 2 mùa và sự cách biệt giữa mùa lũ và mùa kiệt rất lớn, vào mùa mưa, Gia Viễn thường phải chịu đựng sức ép về nước của các con sông với diện tích lưu vực trên 1500 km2

.

- Thổ nhưỡng: đất của Gia Viễn chủ yếu là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm, thích hợp với thâm canh cây lúa, kết hợp chăn nuôi lợn, nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt. Tuy nhiên, do địa hình phức tạp, về mùa mưa nếu lượng nước lớn dễ xảy ra úng lụt trên quy mô lớn, gây khó khăn và thiệt hại không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. Ở một số xã có địa hình cao hơn, đất đai thích hợp cho việc phát triển trồng cây khoai lang, ngô, các loại cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao như đậu, vừng, lạc, đậu tương, mía và các loại cây rau quả thực phẩm, cây ăn quả kết hợp chăn nuôi đại gia súc.

Diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 17.846,05 ha, trong đó: - Đất nông nghiệp: 8.609,73 ha;

- Đất lâm nghiệp: 4.119,6 ha

- Đất chưa sử dụng, đất cho công nghiệp, sông suối và núi đá: 5.116,72ha.

39

Tổng diện tích rừng là: 4.119,6 ha, trong đó diện tích rừng phòng hộ là 949,6 ha, diện tích rừng sản xuất là 433,4 ha và diện tích rừng đặc dụng là 2.736,4 ha. Diện tích rừng phòng hộ và rừng sản xuất giao cho các hộ nhận khoán, rừng đặc dụng thuộc Ban Quản lý rừng đặc dụng Vân Long- Hoa Lư quản lý.

Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản: 1.106 ha, trong đó:

- Diện tích nước ngọt: 1.106 ha, chia ra: Diện tích nuôi cá 1.078 ha, diện tích nuôi tôm 22 ha, diện tích nuôi ươm cá giống 5 ha, diện tích nuôi thuỷ sản khác: 1 ha

+ Khoáng sản: có 2 loại khoáng sản chính là Núi đá vôi và đất sét là tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn tập trung ở các xã: Gia Thanh, Gia Vân, Gia Hưng, Gia Hoà, Gia Sinh, Gia Vượng với 2.18,17 ha chủ yếu là nguyên liệu cho nhà máy xi măng và để sản xuất vật liệu trong ngành xây dựng, ngoài ra còn có than mỡ ở Bích Sơn, Gia Vân với trữ lượng nhỏ, than bùn ở Đầm lầy xã Gia Hoà có thể sản xuất phân bón vi sinh, quặng Đôlômít nằm rải rác ở các hang động có thể tận thu làm phân bón cải tạo ao hồ để nuôi cá, tôm.

Toàn huyện có 20 xã và 01 thị trấn

- Tổng số nhân khẩu: 119.284 người, mật độ dân số 659 người/km2, có 13,8% dân số theo đạo Công giáo.

- Số người trong độ tuổi lao động: 74.730 người chiếm 62,65%, trong đó: + Lao động đang làm việc trong các ngành KTQD: 65.958 người; + Số người trong độ tuổi có khả năng lao động đang đi học: 6.834 người; + Số người trong độ tuổi lao động làm nội trợ: 643 người.

- Số người ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn lao động: 2.755 người; - Số người mất khả năng lao động: 4.050 người.

40

Thuận lợi: số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao đây là lực lượng lao động tham gia vào khu công nghiệp của huyện và lao động tận dụng thời gian nông nhàn để làm các nghề phụ như mộc, nề, thêu zen….

Tuy nhiên lao động chuyên trong các ngành nông lâm, ngư nghiệp trong huyện vẫn còn cao, ước tính khoảng 57% tổng thời gian lao động trong năm.

* Đánh giá tiềm năng của huyện.

Huyện Gia Viễn có rất nhiều tiềm năng, thế mạnh trong việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội cụ thể:

- Vùng núi đá vôi tập trung ở phía Bắc và Đông - Nam; vùng bán sơn địa ở phía Tây nam và vùng đồng bằng ở trung tâm huyện.

Vùng có hai dãy núi đá vôi ở phía bắc giáp Hoà Bình và phía đông nam giáp với huyện Hoa Lư. Ngoài ra cũng có một số núi đá vôi độc lập, phân bố rải rác xen kẽ với đất canh tác. Vùng núi đá vôi là vùng có tiềm năng phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, phát triển du lịch. Vùng núi, ngoài núi đá vôi còn có một số đồi theo hướng Đông-Tây. Đất đồi vùng này thường trơ trọi, ít màu mỡ, giành để khoanh nuôi, trồng và tái sinh rừng và làm vật liệu trong san lấp mặt bằng

- Vùng bán sơn địa ở phía tây nam, tiếp giáp với khu núi Đính, thoải dần từ chân núi Đính về ven đê hữu sông Hoàng Long, có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, du lịch, chăn nuôi trâu, bò, dê. Hiện tại đang xây dựng khu du lịch tâm linh Chùa Bái Đính.

- Vùng đồng bằng tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình 1- 1,5 m, với đất phù sa không được bồi hàng năm, nằm dọc các đê tả, hữu sông Hoàng Long, đê hữu sông Đáy và đê Đầm Cút. Đây là vùng đất canh tác chủ yếu của huyện, có tiềm năng phát triển sản xuất lương thực (lúa, màu) và cây công nghiệp ngắn ngày, cây rau đậu thực phẩm.

Với điều kiện như vậy thì đời sống của nhân dân trong huyện chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó Huyện cũng đang tích cực tận

41

dụng thế mạnh tự nhiên của mình để phát triển thêm nhiều ngành kinh tế khác tiềm năng như du lich, sản xuất vật liệu xây dựng, khu công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu...

Một phần của tài liệu Giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)