Thực tiễn xóa đói, giảm nghèo tại tỉnh Ninh Bình thời gian qua

Một phần của tài liệu Giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình (Trang 52)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.3. Thực tiễn xóa đói, giảm nghèo tại tỉnh Ninh Bình thời gian qua

Ninh Bình trước đây là tỉnh có thu nhập bình quân đầu người thấp nên công tác xóa đói, giảm nghèo luôn là điều trăn trở của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh. Gần 20 năm qua, Đại hội Đảng bộ tỉnh qua các nhiệm kỳ đều kiên trì xác định xóa đói, giảm nghèo là nhiệm vụ vừa cơ bản, vừa cấp bách.

Là một tỉnh nằm ở phía nam đồng bằng sông Hồng, giao thông thủy, bộ thuận tiện, Ninh Bình có tiềm năng kinh tế lớn ở cả 3 vùng: đồng bằng, ven biển, trung du miền núi và 2 thế mạnh: du lịch, vật liệu xây dựng. Ninh Bình cũng có nhiều nghề truyền thống, như trồng, chế biến cói, thêu ren, chế tác đá mỹ nghệ, mộc, sinh vật cảnh... Không chỉ có nguồn lao động dồi dào, người

47

dân Ninh Bình lại cần cù, chăm chỉ và có ý chí thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi ấy, Ninh Bình cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức. Nhiều xã ở vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển điều kiện sản xuất, sinh hoạt còn khó khăn, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, tập tục sản xuất, sinh hoạt lạc hậu, kết cấu hạ tầng gần như chưa có gì. Vì vậy, vốn đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng cho những vùng này là rất lớn, trong khi ngân sách địa phương lại hạn hẹp. Nguồn lao động trong tỉnh tuy dồi dào nhưng phần lớn chưa được đào tạo, nên năng suất, chất lượng lao động kém, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế.

Khai thác thuận lợi, khắc phục khó khăn, Đảng bộ và nhân dân Ninh Bình đã phấn đấu giảm dần tỷ lệ đói nghèo qua mỗi nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh. Đặc biệt, những năm qua, do đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, công tác giảm nghèo đạt được kết quả cao, tỷ lệ hộ nghèo từ 12,83% năm 2007 xuống còn 6,87% năm 2009.

Cho đến nay, có thể khẳng định, chất lượng giảm nghèo ở Ninh Bình là bền vững, bởi những năm qua Ninh Bình đã tích cực thực hiện giảm nghèo trên nền tảng những thành tựu kinh tế - xã hội đạt được khá toàn diện, trong đó tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP, tốc độ thu ngân sách và phát triển công nghiệp - xây dựng liên tục đạt mức cao. Kết quả đó xuất phát từ các nghị quyết của Đảng bộ tỉnh, không chỉ xác định trúng vấn đề mà còn hợp lòng dân, kịp thời, giải quyết đúng những vấn đề đang đặt ra tại địa phương với những giải pháp mạnh, quyết liệt như: Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 14/4/2006 về đẩy mạnh phát triển vụ đông đến năm 2010; Nghị quyết số 04- NQ/TU ngày 9/8/2006 về đẩy mạnh trồng, chế biến cói, thêu ren và chế tác đá mỹ nghệ giai đoạn 2006 - 2010. Đặc biệt là Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 15/10/2007 về tăng cường lãnh đạo công tác giảm nghèo đến năm 2010. Đây là những nghị quyết đã được các cấp, các ngành, các địa phương, nhất là Ban Thường vụ Tỉnh ủy dày công nghiên cứu, thảo luận với những mục tiêu có

48

trọng tâm, trọng điểm, những bước đi có hệ thống, giải pháp đồng bộ, khoa học, hiệu quả phù hợp với năng lực kinh tế và thực tiễn Ninh Bình.

Trên tinh thần Nghị quyết số 10-NQ/TU, sau khi khảo sát thực tế, tính toán kỹ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Ninh Bình đã xây dựng Đề án số 15-ĐA/UBND về công tác giảm nghèo dành cho các xã nghèo, cụm xã nghèo trọng điểm. Đầu năm 2008, HĐND tỉnh Ninh Bình lại có Đề án số 02 về "Hỗ trợ xây nhà mới, cải tạo, sửa chữa nhà dột nát trên địa bàn tỉnh". Như vậy, ngay từ đầu, Nghị quyết số 10-NQ/TU đã được triển khai nghiêm túc, được tuyên truyền vận động sâu, rộng đến nhân dân. Hằng năm, tỉnh cử các đoàn đi khảo sát, kiểm tra đánh giá thực trạng công tác giảm nghèo ở nhiều cơ sở, kịp thời bổ sung một số chính sách phù hợp với tình hình thực tế.

Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã triển khai kế hoạch đến từng cơ sở, tập trung tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh về tầm quan trọng của công tác giảm nghèo, tích cực tham gia thực hiện các biện pháp giảm nghèo trên địa bàn. Nhiệm vụ cụ thể được giao cho từng chi hội, đoàn thể ở các thôn, xóm, phố, mỗi cơ sở, tổ chức có trách nhiệm mỗi năm giúp đỡ 1-2 hộ thoát nghèo; các hội đoàn thể xã mỗi năm xây dựng được 1-2 mô hình giảm nghèo, từ đó rút kinh nghiệm để nhân ra diện rộng. Mặt trận Tổ quốc cùng các đoàn thể trong tỉnh tích cực tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân, nhất là các doanh nghiệp phát huy tinh thần đoàn kết, hỗ trợ người nghèo thông qua các quỹ, như Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, Quỹ Khuyến học, Quỹ Vì người nghèo... Từ cách làm này, ý chí giảm nghèo liên tục được bồi đắp ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương, các đoàn thể chính trị, các doanh nghiệp và đến từng người dân. Sau gần 3 năm triển khai, thực tế đã cho thấy, Tỉnh ủy Ninh Bình đã thực sự huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và mọi nguồn lực cho công tác giảm nghèo, đã tạo ra được bước chuyển biến mạnh mẽ, nhất là ở những địa phương khó khăn có tỷ lệ hộ nghèo cao. Ví dụ, từ năm 2007 - 2009, tỷ lệ hộ nghèo ở xã

49

Thạch Bình (huyện Nho Quan) từ 40,39% đã giảm xuống còn 14,48%; xã Văn Phong (Nho Quan) từ 20,64% giảm xuống 6,45%; xã Yên Sơn (Tam Điệp) từ 15,52% xuống 4,36%; xã Gia Minh (Gia Viễn) từ 29,18% xuống 7,12%... Thực tế này đã được đánh giá là những kỳ tích về giảm nghèo [54].

Trong 3 năm 2007 - 2009, Ninh Bình đã tập trung đầu tư trên 6.200 tỉ đồng (bao gồm cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) cho mục tiêu giảm nghèo để xây dựng kết cấu hạ tầng; hỗ trợ chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống cây trồng; phát triển ngành nghề; giải quyết việc làm cho 35.256 lao động; xây dựng, cải tạo, sửa chữa 1.256 nhà dột nát và 1.438 nhà cho hộ nghèo, hộ chính sách khó khăn.

Chủ trương lồng ghép các chương trình, dự án trồng trọt, chăn nuôi, phát triển trang trại, phát triển thủ công nghiệp của tỉnh với thực hiện mục tiêu giảm nghèo được quán triệt sâu, rộng tới từng cấp ủy, chính quyền. Trên cơ sở đó, các cấp chính quyền cơ sở tạo điều kiện về đất đai, giống, vốn, khoa học - kỹ thuật, khuyến khích các hộ dân khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương để phát triển kinh tế, từng bước cải thiện đời sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo, làm giàu cho gia đình, quê hương. Riêng 23 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, ngoài chính sách hỗ trợ sản xuất vụ đông, hỗ trợ giống lúa năng suất và lúa chất lượng cao, hằng năm ủy ban nhân dân tỉnh đã cấp hỗ trợ từ ngân sách tỉnh 5 tỉ đồng để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Nhiều gia đình nghèo đã có điều kiện để phát triển sản xuất, như nuôi gà thả vườn, dê sinh sản, bò sinh sản, cá - lúa, trồng ngô lai, ngô ngọt, đào phai, nấm rơm... giải quyết việc làm, tăng thu nhập để thoát nghèo bền vững. Để mở rộng nghề trồng nấm, trong 2 năm 2008 - 2009 tỉnh đã hỗ trợ 1.600 triệu đồng cho giá giống nấm, xây mới lán trại, lò sấy, lò hấp tập trung tại các xã nghèo của huyện Nho Quan, Yên Mô, Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Khánh.

50

Nguồn vốn cho vay hộ nghèo đặc biệt được quan tâm. NHCSXH tỉnh đã kết hợp nguồn vốn từ ngân sách địa phương và vốn TW giải ngân tới 180 tỉ đồng cho 14.347 hộ nghèo vay với thủ tục thuận tiện, nhanh gọn.

Về xây dựng kết cấu hạ tầng, Ninh Bình đã huy động mọi nguồn lực, lồng ghép khéo léo với các chương trình của Trung ương để xây dựng khá hoàn chỉnh hệ thống giao thông, các công trình thủy lợi, kênh mương, trạm biến áp, hệ thống chợ nông thôn, trạm y tế, trường mầm non, nước sạch, nhà văn hóa thôn, bản... với 127 công trình. Đây là điều kiện rất quan trọng để phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, nhất là ở các vùng khó khăn.

Trong công cuộc giảm nghèo ở Ninh Bình, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên... đã phát huy cao trách nhiệm, bám sát Nghị quyết, cơ sở, tận tình vận động, hướng dẫn người nghèo biết cách làm ăn, xóa bỏ tập tục sản xuất lạc hậu, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.

Hội Nông dân Ninh Bình trong 2 năm 2008 - 2009 đã xây dựng 607 mô hình phát triển kinh tế tập trung vào trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất tiểu, thủ công nghiệp. Nhiều mô hình đạt hiệu quả cao được bà con nông dân nhân rộng như: mô hình trồng khoai lang Nhật Bản ở xã Văn Phương, Văn Phú (Nho Quan); nuôi dê sinh sản tại xã Kỳ Phú; trồng lúa chất lượng cao tại xã Quảng Lạc; trồng lúa cao sản và nuôi ếch thương phẩm ở xã Thượng Hòa; trồng nấm tại Quảng Lạc... Hội đã tổ chức 5.275 lớp chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho 434.000 nông dân, 341 lớp dạy nghề cho 23.600 hộ nông dân nghèo, phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tín chấp cho 32.300 hộ nông dân vay vốn với tổng dư nợ trên 278 tỉ đồng.

100% số cơ sở của Hội Phụ nữ Ninh Bình tổ chức hướng dẫn kiến thức khoa học - kỹ thuật cho phụ nữ, tổ chức 3.161 lớp chuyển giao khoa học - kỹ thuật, hướng dẫn chị em ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, đưa vụ đông từng bước

51

trở thành vụ sản xuất chính, vận động phụ nữ gieo trồng lúa cao sản, lúa chất lượng cao, nhân các mô hình kinh tế hiệu quả ra diện rộng.

Hội Cựu chiến binh tỉnh đã ra quân toàn diện đưa tỷ lệ hộ nghèo của Hội từ 2,2% xuống 1,4%. Mặt trận Tổ quốc tỉnh có sáng kiến vận động các doanh nghiệp xây dựng Quỹ Vì người nghèo. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh có dự án làng thanh niên nuôi trồng thủy sản, hỗ trợ bò sinh sản, đưa giống ngô mới vào sản xuất...

Công cuộc giảm nghèo diễn ra sôi nổi, rộng khắp ở cả 8 huyện, thành phố, thị xã. Cấp ủy, chính quyền, Ban chỉ đạo giảm nghèo tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, phân công đoàn thể phụ trách, sâu sát cơ sở, năng động, sáng tạo trong các giải pháp thực hiện nên phong trào ngày càng hiệu quả, đi vào chiều sâu, trở thành mối quan tâm thường xuyên của các cấp, các ngành, các địa phương.

Tại cơ sở, cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể đều đồng lòng, nỗ lực để giảm nghèo và rất sáng tạo trong quá trình thực hiện. ở xã Ninh Hòa (Hoa Lư) giảm nghèo theo phương thức "1+2". Nghĩa là cứ 1 hộ nghèo thì có 1 đảng viên và 1 hội viên của đoàn thể phụ trách thôn giúp đỡ. Đảng viên, hội viên được phân công giúp đỡ kiên trì vận động, thuyết phục người nghèo có ý chí vươn lên thoát nghèo, hướng dẫn cách thức làm ăn, hỗ trợ ngày công, con giống, dạy nghề. Đây chính là một trong những phương thức thực hiện giảm nghèo bền vững mà Ninh Bình đã triển khai tích cực trong 3 năm qua. Gia đình anh Bùi Khắc Khá ở thôn Xuân Long, xã Gia Sơn (Nho Quan) là một hộ nghèo không đủ ăn được vay 10 triệu đồng để nuôi trâu, lợn sinh sản, được Hội Nông dân hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi. Đến nay gia đình anh mỗi năm thu nhập trên 20 triệu đồng.

Với mục đích tạo thêm việc làm cho lao động lúc nông nhàn, tăng thêm thu nhập cho người dân, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương rà soát các đối tượng thiếu việc làm, nhất là các hộ nghèo, hộ bị thu hồi đất, chủ

52

động phối hợp cùng các doanh nghiệp tổ chức dạy nghề, trong đó chú trọng các ngành nghề có lợi thế của địa phương, như nuôi thủy sản, trồng nấm rơm, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, tăm hương.

Qua 3 năm thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU của Tỉnh ủy, Ninh Bình đã giúp cho 12.133 hộ thoát nghèo, nhiều vùng quê nghèo thay da đổi thịt. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện. Song không chủ quan, thỏa mãn, Tỉnh ủy Ninh Bình xác định: giảm nghèo đã khó nhưng giữ cho không tái nghèo còn khó hơn. Hiện số lượng hộ cận nghèo của tỉnh vẫn còn cao. Các hộ nghèo thường tập trung ở các địa phương vùng sâu, vùng xa, điều kiện sản xuất, sinh hoạt rất khó khăn, trình độ dân trí thấp, nhiều hộ neo đơn hay ốm đau, bệnh tật. Vì vậy, trong năm 2010 và nhiệm kỳ Đại hội tới, Tỉnh ủy Ninh Bình rà soát, bổ sung, sửa đổi chính sách để tiếp tục thực hiện tốt NQ số 10-NQ/TU, mở rộng thêm số xã cận nghèo để công tác giảm nghèo tiếp tục đạt kết quả theo hướng bền vững, trong đó chú trọng giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng an sinh xã hội, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; tiếp tục hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vốn sản xuất, dạy nghề, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, chống tái nghèo ở những vùng khó khăn...

2.2. Đánh giá thực trạng giảm nghèo theo hƣớng bền vững trên địa bàn huyện Gia Viễn từ năm 2007 đến nay

2.2.1. Những thành tựu đạt được

2.2.1.1. Về vận dụng các chủ trương chính sách Nhà nước, tỉnh Ninh Bình trong thực tiễn giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện

Sự phân hoá giàu nghèo gây bất bình trong xã hội, gây mất ổn định về chính trị - xã hội. Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX, X của Đảng chỉ rõ: “Cùng với quá trình đổi mới, tăng trưởng kinh tế phải tiến hành công tác XĐGN, thực hiện công bằng xã hội, tránh sự phân hoá giàu nghèo quá giới hạn cho phép”. Nghị quyết TW 5 khoá VII của Đảng cũng nêu rõ:

53

“Phải trợ giúp người nghèo bằng cách cho vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn, tranh thủ nguồn tài trợ trong nước và quốc tế, phấn đấu tăng nhanh các hộ giàu đi đôi với XĐGN ”.

XĐGN là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước, là sự nghiệp của toàn dân. Phải huy động nguồn lực của Nhà nước, của xã hội và của người dân để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, nhất là sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp để XĐGN, phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Cùng với sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng xã hội, sự nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo của người nghèo, hộ nghèo là nhân tố quyết định thành công của công cuộc XĐGN.

Công cuộc giảm nghèo nhanh, bền vững đối với huyện là nhiệm vụ chính trị trọng tâm hàng đầu, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo sâu sát, cụ thể và đồng bộ của các cấp chính quyền, sự phối hợp tích cực của MTTQ và các đoàn thể nhân dân; đồng thời, phải phát huy vai trò làm chủ của người dân từ khâu xây dựng kế hoạch, đến tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá hiệu quả của Chương trình.

Thực hiện các chính sách theo Nghị quyết 30a, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chăn nuôi của Chương trình 30a trong gần 5 năm qua đã tạo điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách có điều kiện phát triển kinh tế gia đình. Về chính sách hỗ trợ xây dựng mô hình khuyến nông, đến nay huyện đã xây dựng được 9 mô hình, đang phát huy hiệu quả. Đặc biệt mô hình bón phân vi sinh hữu cơ cho lúa đạt năng suất, sản lượng cao hơn từ

Một phần của tài liệu Giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)