Bối cảnh trong nước

Một phần của tài liệu Giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình (Trang 82)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.2.Bối cảnh trong nước

Trong những năm trở lại đây đất nước ta đã thực hiện cải cách mở cửa hội nhập với thế giới đã thúc đẩy kinh tế nước ta có những bước phát triển mạnh mẽ, đời sống sống người dân được cải thiện rõ rệt theo từng năm, số hộ đói nghèo giảm dần, tuy vậy nền kinh tế thị trường cũng đã đặt ra những vấn đề hết sức cấp bách về sự chênh lệch giàu nghèo, sự thay đổi những giá trị xã hội, tai tệ nạn xã hội phát triển, an ninh trật tự, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu là những thách thức lớn đòi hỏi cả xã hội cần phải chung tay tháo gỡ

Có thể khẳng định rằng tăng trưởng kinh là điều kiện quan trọng hàng đầu để thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo của tất cả mọi quốc gia nói chung và của Việt Nam nói riêng. Từ quan điểm cơ bản: "tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển", thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội ở Việt Nam, gần 20 năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã vạch ra hàng loạt các chương trình, mục tiêu quốc gia nhằm giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc: dạy nghề, tạo việc làm, xuât khẩu lao động, xóa mù, phổ cập tiểu học, xóa đói giảm nghèo (Chương trình 133), hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn (Chương trình 135),

77

chính sách đối xử với người có công, v.v... Hàng loạt văn bản luật và dưới luật được thể chế hóa để giải quyết các vấn đề xã hội: xây dựng Bộ Luật Lao động, Luật Giáo dục, Pháp lệnh nghĩa vụ công ích, Luật Phòng chống ma túy, Luật Di sản văn hóa, pháp lệnh thư viện, pháp lệnh về các lĩnh vực y tế, giáo dục, thể thao, nghị định về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, cải tiến tiền lương, thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, v.v.. Nhờ vậy nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trong giải quyết các vấn đề xã hội. Trước hết là đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt: thu nhập bình quân đầu người nước ta từ 220USD/người/năm trong đầu những năm 90 của thế kỷ XX đã tăng lên 400USD/người/năm (2000), tăng 1,8 lần, 483 USD/người/năm (2003) và 580 USD/người/năm (2004). Theo đánh giá của WB thì tỷ lệ nghèo đói của Việt Nam giữa những năm 80 là 51% giảm xuống 37% cuối những năm 90 của thế kỷ XX, được xếp vào nước có tỷ lệ đói nghèo giảm nhanh. Còn theo chuẩn của Việt Nam thì tỷ lệ hộ nghèo đói ở nước ta từ 30,1% năm 1992 xuống 11% năm 2000 và theo chuẩn mới thì năm 2002 còn 17,2%, đến năm 2004 giảm xuống còn 8,3%. Chỉ riêng ngân sách nhà nước chi cho các chương trình quốc gia liên quan đến mục tiêu xóa đói giảm nghèo đã chiếm trên 21 tỉ đồng. Nguồn quỹ tín dụng giúp hộ nghèo vay vốn lãi suất thấp được mở rộng. Ngân hàng phục vụ người nghèo đến cuối năm 1999 đã huy động được 4.078 tỉ đồng. Tổng dư nợ đạt 3.503 tỉ đồng, đã cho 2.170.000 hộ vay, bình quân mỗi hộ vay 1,56 triệu đồng. Có hàng trăm chương trình, dự án với hơn 40 tỉ đồng giúp hộ nghèo, huyện nghèo, xã nghèo. Theo đánh giá của Liên hợp quốc thì Việt Nam đã giảm được 1/2 tỷ lệ đói nghèo trong thập niên vừa qua. Nước ta đã xây dựng được quỹ trợ cấp thường xuyên và trợ cấp đột xuất. Hàng năm, có từ 1 triệu đến 1,5 triệu người (gồm người già neo đơn, trẻ mồ côi, người tàn tật, trẻ lang thang hoặc các gia đình bị thiên tai) được cứu tế. Riêng năm 1999 và 2000 nhờ quỹ trợ cấp đột xuất, hàng triệu hộ được cứu trợ do bị lũ lụt ở miền Trung và Nam Bộ.

78

Mức tiêu dùng bình quân tăng từ 2,6 triệu đồng/người/năm (1995) lên 4,3 triệu đồng/người/năm (2001). Việt Nam được công nhận là nước đạt chuẩn xóa mù chữ, phổ cập tiểu học. Đầu tư cho giáo dục trong tổng đầu tư ngân sách năm 2000 là 15% và năm 2003 là trên 16%. Tính đến hết năm 2003, có tới 19 tỉnh, thành phố đạt tiêu chuẩn phổ cập trung học cơ sở. Về y tế, có 97,5% số xã có trạm y tế, trên 40% cơ sở y tế xã có bác sỹ, có 80% số thôn, bản có nhân viên y tế cộng đồng, 95% trẻ dưới 5 tuổi được tiêm chủng mở rộng. Giảm nhanh tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (đến nay còn 34%). Năm 1996, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi ngang với Thái Lan là nước có GDP cao hơn nước ta nhiều lần. Tuổi thọ trung bình tăng từ 66 tuổi (1989) lên 68 tuổi (1999) và 69 tuổi (2003). Tỷ lệ sinh giảm 0,8% (kế hoạch đề ra là 0,6%). Tỷ lệ tăng dân số từ 2% đầu thập niên 90 của thế kỷ trước giảm xuống 1,32% năm 2002.

Từ năm 1996 đến nay, có hàng nghìn tỉ đồng của Nhà nước và nhân dân tham gia nhằm giải quyết việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 9%-10% (1990) xuống 6,5% (2000). Trong 3 năm 2000 - 2003, đã giải quyết việc làm cho 4,3 triệu người, trong đó, nông nghiệp 2,6 triệu, công nghiệp 90 vạn và dịch vụ khoảng 76 vạn. Năm 2004, đã tạo việc làm mới cho hơn 1,5 triệu lao động, đạt 103% kế hoạch đề ra, riêng Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm đã giải quyết cho 35 vạn lao động. Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam tăng khá so với các nước nghèo và đang phát triển. Theo báo cáo về phát triển người của Liên hợp quốc: năm 1997, HDI của Việt Nam là 0,557 xếp thứ 121/174 nước, năm 1999 là 0,662 xếp thứ 110, năm 2000 xếp thứ 108/174 và năm 2001 xếp thứ 109/175 nước, năm 2003 xếp thứ 101/174 nước. Để thực hiện mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành tiếp tục thực hiện các chương trình, chính sách xoá đói giảm nghèo như: Chương trình 134; Chương trình 135; Chương trình 30a và nhiều chương trình quốc gia khác hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, các xã đặc biệt khó

79

khăn; cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế và miễn giảm chi phí khám chữa bệnh cho người nghèo, v.v. Kết quả thực hiện các chương trình và dự án nêu trên đã góp phần bảo đảm ổn định đời sống dân cư, đặc biệt đối với người nghèo và đồng bào vùng sâu, vùng xa. Mặc dù năm 2009 bão lũ đã tàn phá nặng nề các địa phương thuộc vùng Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ, nhưng tình trạng thiếu đói giáp hạt ở khu vực nông thôn vẫn giảm đáng kể. Theo báo cáo của các địa phương, năm 2009 trên địa bàn cả nước có 676,5 nghìn lượt hộ với 2973,3 nghìn lượt nhân khẩu bị thiếu đói, giảm 29,4% số lượt hộ và giảm 26,2% số lượt nhân khẩu thiếu đói so với năm trước. Để khắc phục tình trạng thiếu đói, các cấp, các ngành và địa phương đã hỗ trợ các hộ thiếu đói 43 nghìn tấn lương thực và 65,2 tỷ đồng, riêng tháng 12/2009 hỗ trợ 5,3 nghìn tấn lương thực và 23,9 tỷ đồng. Nhờ các chính sách nêu trên, đời sống người nghèo đã được cải thiện rõ rệt. Tỷ lệ hộ nghèo chung của cả nước năm 2009 là 11%, thấp hơn mức 14,8% của năm 2007 và mức 13,4% của năm 2008.

Mặc dù tăng trưởng kinh tế của nước ta khá ấn tượng về con số, tuy nhiên sự tăng trưởng ấy còn có một số hạn chế, đặc biệt là "sự lan toả của tăng trưởng kinh tế đến các đối tượng chịu ảnh hưởng không mạnh và khuynh hướng ảnh hưởng tiêu cực có phần gia tăng". Trong báo cáo của mình, GS-TS Nguyễn Văn Nam (Đại học KTQD) đã viết rằng "Điều đáng nói là, thực tế tác động của tăng trưởng kinh tế tới giảm nghèo đang có xu hướng giảm và bất bình đẳng lại tăng lên tương ứng". Ông đưa ra một số con số chứng minh cho nhận định của mình:

Năm 1990, sự cách biệt của 20% số hộ giàu nhất và 20% số hộ nghèo nhất chỉ là 4,1 lần. Con số này năm 1995 là 7,0; năm 1999 là 7,6; năm 2002 là 8,1; năm 2004 là 8,34; năm 2006 là 8,37. Điều này cho thấy tình trạng tụt hậu của người nghèo trong mối tương quan với người giàu. Phân tích tình hình biến đổi về thu nhập của các nhóm dân cư cho thấy, người giàu hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế nhiều hơn, mức độ cải thiện thu nhập của người nghèo

80

chậm hơn nhiều so với mức sống chung và đặc biệt so với nhóm có mức sống cao. Nhiều báo cáo tại hội thảo đưa ra nhận xét: Khoảng cách giàu - nghèo lớn và phân hoá giàu nghèo ngày càng doãng ra. Nếu trong năm 1993, chi tiêu bình quân đầu người của những hộ gia đình giàu nhất cao gấp 5 lần so với hộ gia đình nghèo nhất thì năm 2004, tỷ lệ này là 7,27 lần. Tỷ trọng thu nhập của 40% dân số có thu nhập thấp nhất có xu hướng ngày càng thấp đi trong tổng thu nhập dân cư: năm 1995 là 21,1%; năm 1999 là 17,98%, năm 2006 là 17,47%. Một vấn đề cần được quan tâm chú ý là tính bền vững của xoá đói giảm nghèo. Đến hết năm 2008, nước ta còn khoảng 1 triệu hộ cận nghèo với khoảng 4,3 triệu người, còn 62 huyện có trên 50% số hộ nghèo. Nếu tính theo tiêu chuẩn nghèo quốc tế là 2 USD/ngày/người thì tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam còn khoảng 35% đến 40%. Còn theo tiêu chuẩn "nội" thì tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 37,4% năm 1998 xuống còn 19,5% năm 2004. Số lượng là vậy nhưng chất lượng chưa vững chắc. Theo TS Lê Quốc Hội (Đại học KTQD), thu nhập của một bộ phận lớn dân cư vẫn nằm giáp ranh mức nghèo. Do vậy, khi có những dao động về thu nhập hoặc gặp thiên tai, rủi ro, biến động giá cả, họ lại rơi xuống ngưỡng nghèo. Cùng với xu hướng xoá đói giảm nghèo đã chậm lại thì tỷ lệ tái nghèo ngày càng tăng, ở mức 7% đến 10%.

Từ khi chúng ta thực hiện kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, bên cạnh những thành tựu tăng trưởng kinh tế quan trọng đã đạt được còn nổi lên một số vấn đề về công bằng xã hội cần được quan tâm đúng mức.

Trước hết là xu hướng gia tăng sự phân hoá giàu nghèo giữa tầng lớp có thu nhập cao và tầng lớp có thu nhập thấp trong nước… Năm 1993, 20% số hộ có thu nhập cao nhất gấp 4,43 lần 20% số hộ có thu nhập thấp nhất, đến năm 1996 là 7,3 lần và đến 2005 đã tăng lên là 9 lần. Khoảng cách chênh lệch giàu nghèo ngày càng gia tăng do cơ hội và thành quả tăng trưởng kinh tế không được chia sẻ một cách đồng đều mà lại theo hướng có lợi cho nhóm người vốn đã có cuộc sống dư dật, khá giả hơn…

81

Thứ hai là sự phân hoá thu nhập có xu hướng gia tăng giữa các vùng miền khác nhau, đặc biệt là giữa thành thị và nông thôn, giữa vùng đồng bằng với vùng sâu, vùng xa, vùng núi, vùng dân tộc thiểu số…

Thứ ba là trong xu hướng gia tăng khoảng cách giàu nghèo, trong 20% số hộ thu nhập cao nhất xuất hiện ngày càng nhiều những biểu hiện làm giàu bất chính như tham nhũng, buôn lậu, làm ăn phi pháp, gây ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng xã hội, gây bất bình, phẫn nộ trong quần chúng…

Thứ tư là sự đầu tư và sự hưởng thụ về giáo dục, sức khoẻ và các dịch vụ khác ngày càng nghiêng về phía người có nhiều tiền sống ở thành thị… Phân tích sâu hơn, chúng ta có thể thấy mặc dù kinh tế có bước tăng trưởng cao trong những năm qua, nhưng hiệu quả của nó tác động đến người nghèo lại giảm tương đối so với các tầng lớp có thu nhập cao. Theo một kết quả nghiên cứu, người nghèo không được hưởng đầy đủ các kết quả của quá trình tăng trưởng.

Nếu tăng trưởng kinh tế tăng 10% thì người nghèo có thể được hưởng lợi rất ít trong số đó. Trái lại, nhóm các hộ giàu có thể khai thác nhiều hơn cơ hội tăng trưởng cho phúc lợi của mình. Kết quả là, trong khi tăng trưởng kinh tế góp phần to lớn vào xóa đói giảm nghèo, thì chính nó lại gia tăng thêm khoảng cách chênh lệch giàu nghèo, do thành quả tăng trưởng không được chia sẻ một cách đồng đều mà theo hướng có lợi cho nhóm người vốn đã có cuộc sống dư dật, khá giả hơn, ở đây có sự đánh đổi giữa mục tiêu tăng trưởng và công bằng xã hội. Sở dĩ có tình trạng trên là do tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng tập trung vào các ngành đòi hỏi vốn cao, ít lao động và lao động có trình độ cao, điều này chắc chắn tác động trực tiếp đến người nghèo, những người mà bản thân ít vốn liếng, tri thức và trình độ để tham gia vào các ngành sản xuất đó. Các chính sách bảo hộ, thay thế nhập khẩu sẽ làm tăng chi phí sản xuất và giá cả sản xuất đối với hàng triệu người nghèo. Cơ hội việc

82

làm, thu nhập, tiếp cận thông tin, tri thức của người nghèo vì thế ngày càng thấp, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong những năm tiếp theo.

Nền kinh tế Việt Nam lựa chọn là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy tăng trưởng kinh tế mà Đảng và Nhà nước đã xác định là tăng trưởng có chất lượng, tăng trưởng bền vững, tăng trưởng vì con người, vì một xã hội ngày càng công bằng hơn, dân chủ hơn. Tuy nhiên, kinh nghiệm của chính nền kinh tế đổi mới của nước ta trong những năm gần đây cho thấy rằng tốc độ tăng trưởng cao không nhất thiết đi liền với xu hướng tạo ra một nền kinh tế mạnh. Bằng việc xác định rõ định hướng phát triển trong dài hạn, Việt Nam cần có sự lựa chọn thứ tự ưu tiên các mục tiêu phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội trong từng giai đoạn nhất định, từ đó thực sự có những bước phát triển bền vững.

Qua những phân tích ở trên có thể thấy rằng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam có tác động rất lớn đến vấn đề xóa đói giảm nghèo và công bằng xã hội. Yêu cầu đặt ra là phải có sự kết hợp hài hòa, đồng bộ giữa các chủ trương, chính sách từ chính sách kinh tế vĩ mô, cải cách cơ cấu, chính sách và giải pháp phát triển ngành đến chính sách an sinh xã hội của tất cả các ngành, các cấp nhằm bảo đảm tăng trưởng bền vững và xóa đói giảm nghèo, thực hiện tốt công bằng xã hội; đảm bảo Việt Nam vững bước đi theo con đường XHCN

Một phần của tài liệu Giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình (Trang 82)