Những quan điểm chung

Một phần của tài liệu Giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình (Trang 95)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.1 Những quan điểm chung

Cụ thể hóa quan điểm tổng quát của Đảng “Tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát

90

Một là: Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, tăng trưởng

kinh tế và công bằng xã hội có thể và cần phải làm tiền đề và điệu kiện cho nhau.

Hai là: Một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đòi hỏi tăng trưởng kinh tế đến đâu phải thực hiện ngay công bằng xã hội đến đấy, không thể chờ đợi đến khi kinh tế đạt đến trình độ phát triển cao mới thực hiện công bằng xã hội, càng không hy sinh công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần vì lợi ích của một thiểu số.

Ba là: Thực hiện công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường nhiều

thành phần, đa sở hữu phải triệt để khắc phục những tàn dư của chế độ phân phối bình quân, “cào bằng”, chia đều các nguồn lực và của cải làm ra, bất chấp chất lượng, hiệu quả của sản xuất, kinh doanh và sự đóng góp công sức, trí tuệ, tài sản của mỗi con người cho sự phát triển chung của đất nước..

Giảm nghèo nhanh, bền vững là trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể, doanh nghiệp và nhân dân trong huyện, là nhiệm vụ mang tính chiến lược của hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo toàn diện của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, trực tiếp, thường xuyên của Ban Thường vụ Huyện ủy và sự quản lý, điều hành của UBND huyện; trong đó trách nhiệm chính là của cấp ủy, chính quyền và người dân các xã trong huyện. Đẩy mạnh công tác giảm nghèo phải gắn liền với việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt, hiệu quả Nghị quyết 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn

2012-2020 và Chương trình trình hành động của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị

quyết 15-NQ/TW. Chủ trương của huyện là giảm nghèo toàn diện và bền

vững, vì nếu không giải quyết thành công các vấn đề xã hội thì không thể thực hiện được phát triển bền vững. Không vì tăng trưởng kinh tế mà để khoảng cách giàu-nghèo gia tăng, gây bất ổn trong đời sống xã hội. Chương trình giảm nghèo là một chính sách, chủ trương mang tính chiến lược, đòi hỏi mọi

91

nguồn lực của xã hội cùng tham gia kể cả cá nhân người nghèo-hộ nghèo, huy động sức mạnh của hệ thống chính trị các cấp tạo thành phong trào hành động của quần chúng.

Thực hiện công tác giảm nghèo phải dựa trên cơ sở tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững; chủ động, tích cực huy động các nguồn lực trong nước, quốc tế và tổ chức thực hiện đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm.

- Nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách của Trung ương, của tỉnh và nguồn lực xã hội hóa là rất cần thiết nhưng khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng, lợi thế và nguồn lực tại chỗ tự vươn lên thoát nghèo của người nghèo, hộ nghèo là nhân tố quyết định bảo đảm cho giảm nghèo nhanh và bền vững.

Đưa nhiệm vụ giảm nghèo bền vững là một nội dung, mục tiêu lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, liên tục trong kế hoạch, chương trình công tác của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể; xem đây là nhiệm vụ, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội, mà trước hết là của bản thân người nghèo và địa phương nghèo. Công tác giảm nghèo là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài, do đó phải thực hiện một cách đồng bộ, kiên trì, liên tục, quyết liệt, có cách làm phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng địa phương, cộng đồng dân tộc và từng hộ gia đình. Điều cốt yếu là vận động nhân dân tự vươn lên thoát nghèo, nâng cao ý thức trách nhiệm sử dụng có hiệu quả các chương trình, dự án đã đầu tư. Thực hiện tốt việc lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ, các nguồn vốn thuộc các chương trình giảm nghèo trên địa bàn nhằm phát huy cao nhất hiệu quả sử dụng nguồn vốn đã được bố trí

Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần các điều kiện cần thiết cho người nghèo, địa phương nghèo để phát triển sản xuất, nâng cao dân trí, thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội và phát triển cơ sở hạ tầng để thoát nghèo; hạn chế tái nghèo khi gặp rủi ro, trong đó ưu tiên đối tượng người nghèo là gia đình chính sách, người cao tuổi, người khuyết tật, phụ nữ và trẻ em; cương quyết xóa bỏ tình trạng trông chờ, ỷ lại chính sách cũng như bệnh thành tích trong

92

công tác giảm nghèo. Phải gắn chương trình giảm nghèo với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các dự án đầu tư để giải quyết việc làm, tạo điều kiện, cơ hội cho người nghèo-hộ nghèo vượt nghèo, không ỷ lại trông chờ sự hỗ trợ từ chế độ và chính sách của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)