1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhận thức và hành vi sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Xã hội học

131 3K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 2 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --- NGUYỄN THỊ THUY NHẬN THỨC VÀ HÀNH VI SỬ DỤNG NGÔN NGỮ MẠNG CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY Nghiên cứu tại Trường

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN THỊ THUY

NHẬN THỨC VÀ HÀNH VI SỬ DỤNG NGÔN NGỮ MẠNG CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY (Nghiên cứu tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn

và Trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội)

LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội - 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN THỊ THUY

NHẬN THỨC VÀ HÀNH VI SỬ DỤNG NGÔN NGỮ MẠNG CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY (Nghiên cứu tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn

và Trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội)

Chuyên ngành : Xã hội học

Mã số : 60 31 30

LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Vân Hạnh

Hà Nội - 2014

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ của mình, bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn, các thày cô giáo, cũng như sự động viên, ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ

Xin bày tỏ lòng biết ơn đến TS Nguyễn Thị Vân Hạnh, người đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này Xin gửi lời tri ân của tôi đối với những điều mà cô đã dành cho tôi

Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy, cô trong Khoa Xã hội học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, những người đã không ngừng động viên, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã

hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ

Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2014

Học viên

Nguyễn Thị Thuy

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là Nguyễn Thị Thuy, học viên lớp Cao học Xã hội học, chuyên ngành

Xã hội học, khoá 2009-2012 Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào

Học viên

Nguyễn Thị Thuy

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG… …………4

DANH MỤC BIỂU ĐỒ… ……… 4

MỞ ĐẦU 6

1.1 Lý do chọn đề tài 6

1.2 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 9

1.2.1 Ý nghĩa khoa học 9

1.2.2 Ý nghĩa thực tiễn 9

1.3 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 10

1.3.1 Trên thế giới 10

1.3.2 Trong nước 12

1.4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 16

1.4.1 Mục đích nghiên cứu 16

1.4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 16

1.5 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 17

1.5.1 Đối tượng nghiên cứu 17

1.5.2 Khách thể nghiên cứu 17

1.5.3 Phạm vi nghiên cứu 17

1.6 Phương pháp nghiên cứu 17

1.6.1 Phương pháp trưng cầu ý kiến 17

1.6.2 Phương pháp phỏng vấn sâu 18

1.6.3 Phương pháp phân tích tài liệu 19

1.7 Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết 19

1.7.1 Câu hỏi nghiên cứu 19

1.7.2 Giả thuyết nghiên cứu 19

1.7.3 Khung lý thuyết 20

1.8 Hạn chế của Luận văn 21

1.9 Cấu trúc luận văn 21

Trang 6

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 22

1.1 Cơ sở lý luận 22

1.1.1 Các khái niệm công cụ 22

1.1.2 Lý thuyết áp dụng 27

1.2 Cơ sở thực tiễn 36

1.2.1 Tổng quan trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn 36

1.2.2 Tổng quan trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội 38

Chương 2: NHẬN THỨC VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ MẠNG CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI HIỆN NAY 40

2.1 Sơ lược nguồn gốc hình thành ngôn ngữ mạng 40

2.2 Nhận thức của sinh viên về ngôn ngữ mạng 42

2.2.1 Hiểu biết chung của sinh viên về ngôn ngữ mạng 42

2.2.2 Đánh giá của sinh viên về ngôn ngữ mạng 48

2.3 Thực trạng sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên hiện nay 53

2.3.1 Mức độ và hình thức sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên 53

2.3.2 Việc sử dụng ngôn ngữ mạng trong các hoạt động của sinh viên 67

2.3.3 Mục đích sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên hiện nay 76

Chương 3: NGUYÊN NHÂN VÀ HỆ QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG NGÔN NGỮ MẠNG TRONG SINH VIÊN HIỆN NAY 85

3.1 Nguyên nhân việc sử dụng ngôn ngữ mạng 85

3.1.1 Nguyên nhân khách quan 85

3.1.2 Nguyên nhân chủ quan 92

3.2 Những hệ quả của việc sử dụng ngôn ngữ mạng trong tương lai 102

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 112

Kết luận 112

Khuyến nghị 114

TÀI LIỆU THAM KHẢO 117

PHỤ LỤC 119

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2-1: Số lượng sinh viên biết về các hình thức khác nhau của ngôn ngữ mạng

43

Bảng 2-2: Đánh giá của sinh viên về ngôn ngữ mạng (tỷ lệ %) 48

Bảng 2-3: Số lượng sinh viên sử dụng ngôn ngữ mạng 54

Bảng 2-4 Mức độ sử dụng các dạng ngôn ngữ mạng của sinh viên (tỷ lệ %) 55

Bảng 2-5 Mức độ sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên trong một số hoạt động (tỷ lệ %) 68

Bảng 2-6: Mục đích sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên 76

Bảng 3-1: Mục đích sử dụng Internet của sinh viên 93

Bảng 3-2: Tương quan giữa mức độ sử dụng Internet và việc sử dụng ngôn ngữ mạng trong các hoạt động hàng ngày (Số lượng) (Mức độ sử dụng Internet: (1)-Thường xuyên; (2)-Thỉnh thoảng; (3)-Hiếm khi) 96

Bảng 3-3: Những hệ quả dự báo của việc sử dụng ngôn ngữ mạng theo đánh giá của sinh viên 103

Trang 8

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2-1: Tương quan giữa nhóm trường và số người biết về các hình thức ngôn ngữ mạng (Số lượng) 44 Biểu đồ 2-2: Cách thức tiếp cận ngôn ngữ mạng của sinh viên (tỷ lệ %) 45 Biểu đồ 2-3: Đánh giá của sinh viên về mức độ sử dụng ngôn ngữ mạng hiện nay (tỷ lệ %) 46 Biểu đồ 2-4: Đánh giá của sinh viên về mặt hạn chế của ngôn ngữ mạng (tỷ lệ %) 49 Biểu đồ 2-5: Đánh giá của sinh viên về mặt tích cực của ngôn ngữ mạng (tỷ lệ %) 51 Biểu đồ 2-6: Mức độ sử dụng hình thức biểu tượng của ngôn ngữ mạng (tỷ lệ %) 57 Biểu đồ 2-7: Mức độ sử dụng hình thức thay thế của ngôn ngữ mạng (tỷ lệ %) 60 Biểu đồ 2-8: Mức độ sử dụng hình thức mã hóa của ngôn ngữ mạng (tỷ lệ %) 66 Biểu đồ 2-9: Mức độ sử dụng ngôn ngữ mạng trong khi Chat và nhắn tin di động (tỷ

lệ %) 69 Biểu đồ 2-10: Mức độ sử dụng ngôn ngữ mạng trong giao tiếp hàng ngày (tỷ lệ %) 72

Biểu đồ 2-11: Mức độ sử dụng ngôn ngữ mạng trong khi ghi chép bài vở và viết bài kiểm tra, tiểu luận, văn bản (tỷ lệ %) 73 Biểu đồ 2-12: Mục đích sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên (tỷ lệ %) 78 Biểu đồ 2-13: Mục đích sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên (tỷ lệ %) 81 Biểu đồ 3-1: Nguyên nhân khách quan dẫn tới việc sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên (tỷ lệ %) 86 Biểu đồ 3-2: Mức độ sử dụng Internet của sinh viên (tỷ lệ %) 92

Trang 9

Biểu đồ 3-3: Nguyên nhân chủ quan dẫn tới việc sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên (tỷ lệ %) 98 Biểu đồ 3-4: Nguồn cung cấp thông tin về hoạt động bảo vệ và giữ gìn tiếng Việt (tỷ lệ %) 107 Biểu đồ 3-5: Đánh giá của sinh viên về hoạt động bảo vệ và giữ gìn tiếng Việt (tỷ lệ

%) 108

Biểu đồ 3-6: Xu hướng lựa chọn sử dụng ngôn ngữ mạng trong tương lai (tỷ lệ %) 110

Trang 10

MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin như điện thoại, internet đã tạo nhiều sự chuyển biến trong đời sống chung của cả nước mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới lối sống của thế

hệ trẻ ở cả quan niệm tư tưởng, chuẩn mực và giá trị Sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông đại chúng đã góp phần tạo điều kiện cho việc du nhập và phát triển ngày càng nhiều những nét văn hóa và lối sống mới Thanh niên là mô ̣t nhóm xã hô ̣i

đă ̣c thù, chiếm mô ̣t lực lượng đông đảo đóng vai trò quan tro ̣ng đối với sự phát triển kinh tế xã hô ̣i của đất nước và cũng là lứa tuổi năng đô ̣ng sáng ta ̣o , chịu nhiều ảnh hưởng của quá trình phát triển kinh tế cũng như biến đổi nhanh xã hô ̣i

Khoa ho ̣c kỹ thuâ ̣t , công nghê ̣ thông tin đã đem đến cho con người những

thành tựu, tiến bô ̣ để học hỏi kinh nghi ệm, tăng tính chủ đô ̣ng trong hoa ̣t đô ̣ng kinh tế, giao tiếp tiện lợi như điện thoại, internet Những loại giao tiếp càng hiện đại, càng phụ thuộc nhiều vào công nghệ thì lại càng mang tính khuyết danh cao, con người chủ yếu giao tiếp với nhau qua ngôn ngữ chữ viết Một người có thể tâm sự, chia sẻ mọi vui buồn trong cuộc sống một cách rất tự nhiên thoải mái với một người chưa từng gặp gỡ, chưa từng biết mặt, thậm chí không biết ngoài đời thực thì “nhân vật ảo” kia bao nhiêu tuổi, giới tính gì, quê quán ở đâu Thanh niên Việt Nam – đặc biệt là sinh viên, là thế hệ trẻ, năng động và tiếp cận công nghệ thông tin một cách nhanh nhạy, những người sử dụng khá thành thạo internet đã sáng tạo ra một loại ngôn ngữ đặc thù cho giới mình để thể hiện sự khác biệt, độc đáo và bí mật Loại ngôn ngữ này được ra đời và phát triển theo trào lưu internet và được gọi là “ngôn ngữ mạng” hay “ngôn ngữ 9x”, “ngôn ngữ @”, “ngôn ngữ chat”

Ngay từ khi ra đời và được sử dụng cho tới nay, ngôn ngữ mạng đã tạo ra một sự ảnh hưởng khá lớn, khi hàng năm có rất nhiều bài báo, nghiên cứu khoa học

tìm hiểu về việc sử dụng ngôn ngữ mạng Như báo cáo khoa học “Nghiên cứu sự

Trang 11

tác động của ngôn ngữ @ lên tiếng mẹ đẻ” do nhóm sinh viên lớp: 05CNP02,

Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng thực hiện năm 2008; Đề tài nghiên

cứu khóa luận tốt nghiệp đại học do Nguyễn Thị Kim Anh thực hiện: “Thực trạng

sử dụng ngôn ngữ mạng ở học sinh THPT trên địa bàn Hà Nội hiện nay”; Đề tài nghiên cứu “Việc sử dụng ngôn ngữ chat của một bộ phận teen TP Hồ Chí Minh” của một nhóm sinh viên TP.Hồ Chí Minh Những báo cáo và nghiên cứu

khoa học trên đều đi sâu tìm hiểu về thực trạng sử dụng ngôn ngữ mạng hay ngôn ngữ chat hiện nay Kết quả đã đưa ra những con số cụ thể về việc ngôn ngữ mạng được sử dụng rất phổ biến trong giới trẻ, với tần suất cao, sử dụng trong nhiều hoạt động thường ngày như giao tiếp qua mạng, điện thoại, nói chuyện hay sử dụng trong cả ghi chép bài vở, bài văn, kiểm tra trên trường lớp

Sự ảnh hưởng của ngôn ngữ mạng không chỉ dừng lại ở việc nó được sử dụng phổ biến, mà đối với nhiều bạn trẻ, sử dụng ngôn ngữ mạng đã trở thành thói quen hết sức bình thường và cho rằng đó mới là sáng t ạo và có cá tính riêng Thậm chí, ngôn ngữ mạng đã phát triển tới mức, có nhiều dạng ngôn ngữ mạng đặc biệt khó như Mật Mã (mã hóa), không phải ai cũng có thể hiểu và dịch được dạng ngôn ngữ này Vì thế, một phần mềm giải mã ngôn ngữ mạng đã ra đời

Trang 12

Đây là chương trình do Dương Đăng Trúc Khuyên – học sinh trường Trần Đại Nghĩa – viết phần mềm v2V để giúp giải mã ngôn ngữ mạng vào đầu năm lớp

8 v2V được giới thiệu là dịch chính xác khoảng 90% ngôn ngữ chat, được nâng cấp thành nhiều phiên bản Ngoài ra, người dùng có thể bổ sung những định nghĩa tiếng lóng cho riêng mình (Xem ảnh minh họa)

Ngoài những công trình nghiên cứu cụ thể như trên, còn có rất nhiều những bài báo, bài viết đã và đang bàn luận xung quanh vấn đề này Phần lớn đều xoay quanh liệu ngôn ngữ mạng thực sự là một vấn đề đáng lo ngại hay là một phát triển tích cực của Tiếng Việt truyền thống? Sự tranh luận được đẩy lên tới đỉnh điểm khi

GS TS Nguyễn Đức Dân đề nghị đưa ngôn ngữ mạng vào từ điển Tiếng Việt Điều này chứng tỏ cùng với sự phát triển không ngừng của ngôn ngữ mạng, thái độ của

xã hội đối với ngôn ngữ mạng cũng đã thay đổi, trở nên cởi mở và dễ cảm thông hơn Tuy vậy, việc thay đổi thái độ và cách nhìn nhận như thế có thật sự đúng đắn? Nên chấp nhận ngôn ngữ mạng ở mức độ nào là đủ? Ngôn ngữ mạng có thể giành được một chỗ đứng trong tiếng Việt hay không? Một khi giới trẻ Việt Nam sử dụng loại ngôn ngữ biến thể này không chỉ với bạn bè cùng trang lứa mà còn áp dụng vào

cả gia đình, với cộng đồng và cả nhà trường thì hệ quả xã hội gì sẽ xảy ra? Khi đó, ngôn ngữ mạng không chỉ còn là trò vui đùa, trải nghiệm sự sáng tạo của các bạn trẻ

mà nó còn tấn công vào “sự trong sáng của tiếng Việt”, ảnh hưởng đến ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của một bộ phận xã hội, quan trọng hơn, khi ngôn ngữ mạng bị biến thể một cách không kiểm soát thì thế hệ trẻ đã tự cô lập mình, biến mình thành những “người nước ngoài” trong cộng đồng người Việt Nam Sự phát triển ngôn ngữ mạng một cách không kiểm soát còn tiềm ẩn một nguy cơ để lại hậu quả khôn lường cho thế hệ tương lai và chữ viết đại diện của một dân tộc đó là, trong tương lai những sinh viên hiện tại, sẽ có rất nhiều người là nòng cốt, rường cột của xã hội, tham gia vào quá trình soạn thảo văn bản pháp luật, đưa luật pháp vào cuộc sống…

Sẽ như thế nào nếu loại ngôn ngữ này xuất hiện trên văn bản giấy tờ chính thống, được sử dụng công khai trong những phiên họp của nhà nước, của quốc hội?

Trang 13

Với mong muốn tìm hiểu sâu và kỹ hơn về việc sử dụng ngôn ngữ mạng của

sinh viên hiện nay, tôi chọn đề tài “Nhận thức và hành vi sử dụng ngôn ngữ

mạng của sinh viên Việt Nam hiện nay” (Nghiên cứu tại trường ĐH KHXH&NV

và trường ĐH Giao thông vận tải HN) làm hướng nghiên cứu trong Luận văn của

sử dụng ngôn ngữ mạng trong sinh viên hiện nay

Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, tác giả có sử dụng một số khái niệm, thuật ngữ, lý thuyết của xã hội học, phương pháp nghiên cứu xã hội học để tìm hiểu

và phân tích về vấn đề sử dụng ngôn ngữ mạng trong sinh viên hiện nay Hơn nữa, tác giả hy vọng nghiên cứu này sẽ góp phần nhỏ vào việc kiểm chứng phần thực tiễn của lý thuyết đã được sử dụng trong đề tài

1.2.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn cung cấp thêm cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu khoa học về những phong trào, lối sống mới của giới trẻ hiện nay Đồng thời qua đề tài này chúng tôi có cơ hội áp dụng những kiến thức lý luận, những lý thuyết và phương pháp nghiên cứu xã hội học đã được học vào thực tế

Qua đó tác giả mong muốn kết quả nghiên cứu này sẽ giúp cho chính các bạn sinh viên, gia đình và nhà trường có cái nhìn rõ hơn về việc sử dụng ngôn ngữ của thanh niên hiện nay, từ đó có những cách thức nhằm định hướng việc sử dụng ngôn ngữ của thanh niên trong tương lai, góp phần vào mục tiêu phát triển con người trong thời kỳ hội nhập của nước ta hiện nay

Trang 14

Ngoài ra, kết quả thực nghiệm của nghiên cứu sẽ góp một phần nhỏ vào việc cung cấp những thông tin cho các nhà quản lý và người hoạch định chính sách về thực trạng sử dụng ngôn ngữ của thanh niên Việt Nam trong bối cảnh biến đổi Kinh

tế xã hội hiện nay

Luận văn có thể sẽ được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên và các nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ

1.3 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

1.3.1 Trên thế giới

Trong những năm gần đây, khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì trong xã hội cũng có nhiều vấn đề nảy sinh Một trong những vấn đề mà xã hội đang quan tâm gần đây chính là việc sử dụng ngôn ngữ ở giới trẻ Ngôn ngữ mạng là một loại ngôn ngữ được hình thành dựa trên các phương tiện công nghệ thông tin hiện đại như điện thoại, internet và có sự khác biệt rất lớn so với ngôn ngữ chính thống Chính vì vậy, ngôn ngữ mạng không chỉ là vấn đề được quan tâm ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới

Nói về ngôn ngữ mạng, dường như các nước phương Tây có cái nhìn khoan dung hơn so với các nước châu Á như Việt Nam hay Trung Quốc Họ coi đây là một hiện tượng hiển nhiên của xã hội khi lưu hành mạng internet và trên thực tế, không ít các từ điển nổi tiếng như từ điển Oford đã giới thiệu cả ngôn ngữ mạng Bên cạnh đó, công trình nghiên cứu ở Mĩ được đăng tải trên tạp chí American Speech, số mùa xuân 2008, dưới tiêu đề “Linguistic Ruin? LOL! Instant Messaging and Teen Language” (tạm dịch: Phá hỏng ngôn ngữ? Ha ha! Nhắn tin nhanh và

ngôn ngữ tuổi Teen) đã có những kết luận ủng hộ cho ngôn ngữ chat: “…Tin nhắn

IM không hề phá hỏng khả năng ngôn ngữ của thế hệ trẻ, mà là một mở rộng mới cho sự phục hưng ngôn ngữ.” [24]

Tổng thống Nga Medvedev, khi trả lời đài phát thanh “Mayak” cũng cho

rằng ngôn ngữ mạng nên được đối xử một cách bình tĩnh và chân thành: “Lúc đầu

Trang 15

nó có vẻ lạ, nhưng sau đó bạn nhận ra rằng nó là một phần của môi trường … rõ ràng rằng đây là một mật mã mới bằng lời nói mà không thể bỏ qua Tôi tin rằng ngôn ngữ internet cần được đối xử một cách bình tĩnh, chân thành… chúng tôi hiểu rằng ngôn ngữ luôn phát triển không ngừng, và tôi chắc chắn rằng một số từ vựng internet bằng cách này hay cách khác đã trở thành nhu cầu hằng ngày của chúng ta.” [28]

Cơ quan FBI của Mỹ cũng có tuyển một số bạn trẻ rành về ngôn ngữ chat text để theo dõi tội phạm nhắn tin nhau Bởi có những tin nhắn (message) được viết theo ngôn ngữ chat text của lớp trẻ nên người lớn không đọc được

Trong các thư viện của Hoa Kỳ, những người quản thủ thư viện cũng lưu ý các cha mẹ về vấn đề Ngôn Ngữ Mạng khó hiểu này Một số các Chat Room có bỏ phần Tự điển Chat Ngữ tiếng Anh ngay khi bạn vào phòng Chat để trò chuyện, nó giúp cho những người mới vào không bỡ ngỡ với thế giới mới toàn lối viết tốc ký bí hiểm [9]

Trái lại với với các nước Âu Mĩ, các nước châu Á như Việt Nam và Trung Quốc lại tỏ ra thận trọng hơn khi đối mặt với ngôn ngữ mạng Tại Trung Quốc, có rất nhiều luận điểm trái chiều về ngôn ngữ mạng Trong khi, giáo sư tiếng Trung Lí

Như Long cho rằng : “Ngôn ngữ internet đối với Hán ngữ là một loại ô nhiễm”

[26], thì cũng có những ý kiến bảo vệ ngôn ngữ chat như giáo sư ngôn ngữ Vương

Tân Minh: “Trong quá trình phát triển ngôn ngữ sẽ xuất hiện một ít từ ngữ mới, một số bộ phận có sức hút sẽ được giữ lại và một số bộ phận sẽ bị đào thải, một trong số các từ ngữ mới xuất hiện trong ngôn ngữ internet sẽ trở thành từ mới của Hán ngữ…Không cần quá ngạc nhiên trước sự xuất hiện của ngôn ngữ internet”

[27]

Như vậy, có thể thấy ngôn ngữ mạng phổ biến trên thế giới từ cách đây khá lâu, và nó chỉ mới du nhập vào Việt Nam cách đây không lâu Những cuộc tranh luận về việc sử dụng ngôn ngữ mạng tại Hoa Kỳ hay thế giới toàn cầu dường như chưa có điểm dừng Chính vì thế những cuộc nghiên cứu về vấn đề sử dụng ngôn

Trang 16

ngữ mạng của giới trẻ hiện nay luôn nhận được sự quan tâm từ phía các nhà quản

lý, gia đình và nhà trường

1.3.2 Trong nước

Tại Việt Nam hiện nay, vấn đề sử dụng ngôn ngữ mạng cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm của các cá nhân, chuyên gia và tổ chức, có thể kể đến một số nghiên cứu cụ thể như sau:

Báo cáo khoa học “Nghiên cứu sự tác động của ngôn ngữ @ lên tiếng mẹ đẻ” do nhóm sinh viên lớp: 05CNP02, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà

Nẵng thực hiện năm 2008 đã phân tích khá rõ về vấn đề này Trong báo cáo, các tác giả đã nghiên cứu và đưa ra những kết quả về thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và

đề xuất một số biện pháp nhằm hạn chế việc sử dụng ngôn ngữ @ và góp phần “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” Kết quả báo cáo cho thấy, có 4 dạng thể hiện của ngôn ngữ 9x là: Phép cộng (thêm các ký tự nhằm gia tăng cảm xúc); Phép trừ (bỏ bớt ký tự nhằm tiết kiệm thời gian); phép thay thế (thay thế các ký tự hoặc cả chữ bằng 1 ký tự hoặc chữ khác); mã hóa (viết ghép số với chữ) Đây là 4 dạng ngôn ngữ @ phổ biến mà giới trẻ hiện đang sử dụng Đồng thời báo cáo cũng chỉ ra được những con số về việc sử dụng ngôn ngữ @ như có tới 79,3% số học sinh tham gia cuộc điều tra là biết phép trừ (bỏ bớt ký tự nhằm tiết kiệm thời gian) và 79% trong

số đó là thường xuyên sử dụng để chat, viết blog… Có 65% người biết về cách thay thế các ký tự bằng ký tự khác, trong đó có 36,7% là thực hành cách viết này

Bên cạnh việc chỉ ra được thực trạng sử dụng ngôn ngữ @ của giới trẻ, báo cáo còn đưa ra một số nguyên nhân sử dụng loại ngôn ngữ này là do sự thích thú đối với một loại ngôn ngữ mới; để tiết kiệm thời gian; thể hiện theo “mốt” hay muốn bí mật với gia đình Từ những thực trạng và nguyên nhân trên, báo cáo đã chỉ

ra một số những ảnh hưởng hay hậu quả của việc sử dụng ngôn ngữ @, nhấn mạnh vào việc sử dụng quá nhiều và phổ biến sẽ ảnh hưởng tới hệ thống tiếng Việt, phá

vỡ cấu trúc tiếng Việt và “mất sự trong sáng của tiếng Việt”

Trang 17

Đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp đại học do Nguyễn Thị Kim Anh

thực hiện: “Thực trạng sử dụng ngôn ngữ mạng ở học sinh THPT trên địa bàn Hà Nội hiện nay” đã phân tích khá kỹ về thực trạng sử dụng ngôn ngữ mạng ở học học

sinh THPT như mức độ, tần suất sử dụng, mục đích sử dụng và đối tượng hướng đến

sử dụng ngôn ngữ mạng của học sinh THPT, đồng thời nghiên cứu cũng tìm hiểu về tâm lý hay những đánh giá của chính những người sử dụng về ngôn ngữ mạng Một

số kết quả đáng chú ý mà tác giả đã nghiên cứu được là có 91,7% số người được hỏi

đã từng sử dụng ngôn ngữ mạng Ngôn ngữ mạng được sử dụng thường xuyên nhất trong các hoạt động như nhắn tin điện thoại (65%) và chat (64,2%) Điều đáng chú ý

là ngôn ngữ mạng cũng đã được giới trẻ sử dụng trong việc ghi chép bài vở (7,5%), qua đây có thể thấy được mức độ sử dụng ngôn ngữ mạng của giới trẻ hiện nay là khá phổ biến

Đề tài nghiên cứu “Việc sử dụng ngôn ngữ chat của một bộ phận teen TP

Hồ Chí Minh” của một nhóm sinh viên tại một trường đại học trên địa bàn TP.Hồ

Chí Minh, thực hiện vào tháng 10/2011, đã có nhiều kết quả khá bất ngờ về thực trạng sử dụng ngôn ngữ mạng hiện nay Cụ thể, khi khảo sát 100 người thì có tới 35 người trả lời sử dụng ngôn ngữ mạng ở mức độ bình thường, 32 người thường xuyên

sử dụng và 17% sử dụng với tần suất rất nhiều Bên cạnh đó, nghiên cứu còn chỉ ra 75% số người được hỏi thường sử dụng ngôn ngữ chat trong khi giao tiếp qua mạng, nhắn tin yahoo và qua điện thoại, 10% sử dụng khi nói chuyện ở lớp và nơi công cộng, 8% sử dụng khi tham gia các diễn đàn, mạng xã hội, 5% dùng ngôn ngữ mạng trong bài vở, viết văn trên lớp

Ngoài việc nêu ra thực trạng sử dụng ngôn ngữ mạng của một bộ phận teen trên địa bàn TP Hồ Chí Minh hiện nay, thì nghiên cứu này còn chỉ ra một số những yếu tố tác động đến việc sử dụng ngôn ngữ mạng như: Môi trường sống ngày càng hiện đại và phát triển về công nghệ; sự thiếu quan tâm giáo dục của gia đình, nhà trường đối với con em mình; sự hiếu thắng, tâm lý muốn thể hiện cá tính riêng, “bằng

Trang 18

bạn bằng bè” của giới trẻ… Ngoài ra, nghiên cứu còn nêu ra những tác động tích cực

và tiêu cực của ngôn ngữ mạng đối với thế hệ trẻ hiện nay

Sự xuất hiện của Internet đã tạo thành một bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển nhân loại Không ai có thể phủ nhận vai trò cũng như ảnh hưởng của internet đến đời sống của cá nhân và xã hội Chính vì thế, việc nghiên cứu những tác động của internet với tư cách là một hiện tượng xã hội đã được nhiều nhà khoa học quan tâm Một nghiên cứu có liên quan đến vấn đề sử dụng Internet của nhóm sinh viên

K46 Xã hội học, trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội: “Tìm hiểu

về mục đích sử dụng Internet của Sinh viên Đại học quốc gia Hà Nội hiện nay” ,

đã cho thấy được tỉ lệ sinh viên sử dụng Internet ngày càng cao Trong 337 người được điều tra, thì có 220 người (chiếm 65,3%) sử dụng Internet Trong số đó, có 2,7% số người tiếp cận Internet từ 5 năm trở lên, 15% tiếp cận từ 3 – 5 năm, 32,7% dưới 1 năm và chiếm nhiều nhất là những người tiếp cận Internet từ 1 – 2 năm (49,5%) Tỉ lệ sinh viên sử dụng Internet tùy thuộc vào đặc thù của các trường học Trong số các trường được khảo sát, tỉ lệ sinh viên tiếp xúc với Internet ở trường Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội là ít nhất do trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng (58,3%), do trình độ tin học còn yếu (29,,2%), do chưa biết cách để khai thác thông tin (62,5%) Từ đề tài nghiên cứu này, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:

Đề tài này đã cung cấp những số liệu phản ánh thực tế sử dụng Internet của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội, chỉ ra được sự phân hóa trong việc sử dụng Interner của sinh viên giữa các trường, theo đó, những trường có thế mạnh về tin học và ngoại ngữ (Đại học Công nghệ, khoa Kinh tế, Đại học ngoại ngữ…) thì số sinh viên sử dụng Internet chiếm một tỉ lệ lớn Thậm chí ngay trong một trường, tỉ

lệ sinh viên sử dụng Internet cũng khác nhau phụ thuộc vào đặc thù của từng khoa Theo đó, những khoa có đông sinh viên sử dụng Internet là: khoa Môi trường, khoa Công nghệ thông tin, khoa Anh, khoa Toán, khoa Du lịch…

Đề tài cũng chỉ ra được những nguyên nhân, giải thích xu hướng tăng nhanh

về số lượng sinh viên sử dụng Internet Những lí do chính được nêu ra là: Internet là

Trang 19

công cụ hỗ trợ đắc lực cho học tập của sinh viên, chi phí thấp, tiếp cận nhiều nguồn tài liệu phong phú và chủ động Internet cũng là công cụ giải trí hữu hiệu cho sinh viên sau những giờ học tập và làm việc căng thẳng

Bên cạnh những nghiên cứu cụ thể trên còn có rất nhiều những nghiên cứu, bài

viết khoa học khác về lối sống của thanh niên, giới trẻ hiện nay như bài viết “Văn hóa và lối sống của thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế - Một số vấn đề lý thuyết và cách tiếp cận”; “Nghiên cứu về lối sống: Một

số vấn đề khái niệm và cách tiếp cận” của PGS.TS Phạm Hồng Tung (Đại học Quốc

gia Hà Nội); trong các bài viết này đã đi sâu phân tích về các đặc điểm của thanh niên, lối sống của thanh niên hiện nay Đồng thời cũng cho ta một cái nhìn mới về văn hóa thanh niên Việt Nam hiện nay, qua đó làm sáng tỏ một số khái niệm và vấn

đề liên quan đến lối sống của thanh niên và giới trẻ hiện nay

Qua những nghiên cứu và bài viết kể trên đây, có thể thấy rằng lối sống của giới trẻ hiện nay đang được xã hội đặc biệt quan tâm, thể hiện qua các hoạt động hàng ngày như cách ăn mặc, giao tiếp, lao động và học tập Vấn đề sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ đã nhận được sự quan tâm của xã hội Các nghiên cứu trên đã cung cấp

về mặt lý luận và thực tiễn cho đề tài nghiên cứu, là những nét phác thảo về vấn đề sử dụng ngôn ngữ mạng (ngôn ngữ 9x, ngôn ngữ @) của thanh niên hiện nay Trong

nghiên cứu này, tôi lựa chọn vấn đề “Nhận thức và hành vi sử dụng ngôn ngữ

mạng của sinh viên Việt Nam hiện nay” (Nghiên cứu tại trường ĐH KHXH&NV

và trường ĐH Giao thông vận tải HN) làm hướng nghiên cứu cho mình Qua đó, tôi

muốn tập trung hướng đến thực trạng sử dụng ngôn ngữ mạng thể hiện ở mức sộ, tần suất sử dụng, hình thức, trường hợp sử dụng và mục đích sử dụng Bên cạnh đó tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra một số những dự báo về hệ quả của việc sử dụng ngôn ngữ mạng đối với thế hệ thanh niên trong tương lai Qua nghiên cứu này, tôi hi vọng kết quả của cuộc nghiên cứu sẽ góp phần làm rõ hơn về thực trạng sử dụng ngôn ngữ mạng hiện nay, từ đó giúp bản thân các bạn sinh viên, gia đình, nhà trường và cộng

Trang 20

đồng có cái nhìn thực tế về hiện tượng này, đồng thời từ kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần bổ sung vào những kết quả nghiên cứu trước đó

1.4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

1.4.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu nhận thức và thực trạng sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên hiện nay Đề tài tập trung vào phân tích nhận thức, mức độ, hình thức, mục đích, nguyên nhân của việc sử dụng ngôn ngữ mạng Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả luận văn lấy đó làm cơ sở khoa học và thực tiễn để

đề xuất một số khuyến nghị cụ thể góp phần định hướng việc sử dụng ngôn ngữ của

giới trẻ hiện nay

1.4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

 Tìm hiểu nhận thức của sinh viên về ngôn ngữ mạng thông qua các khía cạnh:

- Hiểu biết chung của sinh viên về ngôn ngữ mạng

- Đánh giá của sinh viên về ngôn ngữ mạng

 Tìm hiểu thực trạng sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên hiện nay thông qua các chỉ báo:

- Nguyên nhân khách quan

- Nguyên nhân chủ quan

Trang 21

 Đưa ra những hệ quả dự báo của việc sử dụng ngôn ngữ mạng

1.5 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

1.5.1 Đối tượng nghiên cứu

Nhận thức và hành vi sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên hiện nay

1.6 Phương pháp nghiên cứu

1.6.1 Phương pháp trưng cầu ý kiến

Thu thập thông tin bằng phương pháp trưng cầu ý kiến được thực hiện đối với những sinh viên thuộc hai trường Đại học KHXH&NV và Đại học GTVT Hà Nội Phiếu trưng cầu gồm 21 câu hỏi nhằm tìm hiểu việc sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên trên địa bàn Hà Nội hiện nay

Tại hai trường Đại học KHXH&NV và Đại học GTVT Hà Nội, chúng tôi tiến hành thu thập thông tin từ 250 phiếu khảo sát với số lượng người tương ứng tại 2 trường Đại học Mẫu đã chọn thu được sau khi khảo sát tại địa bàn nghiên cứu như sau:

Trang 22

Mô tả mẫu khảo sát tại hai trường Đại học KHXH&NV và Đại học GTVT Hà Nội:

Tiêu chí Chi tiết Kết quả điều tra Tỷ lệ (%) Địa điểm Đại học KHXH&NV

Trình độ Năm thứ nhất đến năm thứ tư

Nguồn: Số liệu khảo sát Nhận thức và hành vi sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên Việt Nam hiện nay, 10/2013

Các phiếu khảo sát được kiểm tra (phỏng vấn thử) trước khi thực hiện khảo sát chính thức với tổng số phiếu đã chọn Sau khi phỏng vấn xong, các phiếu khảo sát được làm sạch và xử lý bằng phần mềm SPSS 15.0

1.6.2 Phương pháp phỏng vấn sâu

Bên cạnh phương pháp trưng cầu ý kiến, nghiên cứu cũng đã sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu để giúp thu được những thông tin mà bảng hỏi không thu thập được Bằng phương pháp này sẽ giúp cho ta hiểu sâu, hiểu kỹ hơn về quá trình sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên, đồng thời qua đó tìm hiểu được phần nào những nguyên nhân và tác động của việc sử dụng ngôn ngữ mạng này

Trang 23

Trong nghiên cứu này, người viết đã tiến hành phỏng vấn sâu 10 người, trong đó có 5 sinh viên nam, 5 sinh viên nữ

1.6.3 Phương pháp phân tích tài liệu

Phương pháp phân tích tài liệu được sử dụng chủ yếu trong giai đoạn ban đầu phát hiện vấn đề và lựa chọn đối tượng nghiên cứu, hình thành giả thuyết Trong quá trình thực hiện nghiên cứu này, tôi đã sử dụng phương pháp phân tích tài liệu trên cơ sở kế thừa, tiếp thu có chọn lọc kết quả các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ mạng, ngôn ngữ 9x trong các năm gần đây đề phân tích, tổng hợp, khái quát làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu của đề tài Bên cạnh đó, người viết còn sử dụng và phân tích một số bài viết trên Internet, các văn bản, văn kiện Đại hội Đảng, Để tìm kiếm và bổ xung thêm nguồn thông tin cho vấn đề mà nghiên cứu đề cập tới, giúp hoàn thành nghiên cứu nhanh hơn

1.7 Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết

1.7.1 Câu hỏi nghiên cứu

Nhận thức của sinh viên về việc sử dụng ngôn ngữ mạng hiện nay như thế nào?

Việc sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên hiện nay diễn ra như thế nào?

Nguyên nhân nào dẫn tới việc sử dụng ngôn ngữ mạng trong sinh viên hiện nay?

Việc sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên hiện nay có thể dẫn đến những

hệ quả nào trong tương lai?

1.7.2 Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết 1: Phần lớn sinh viên đều nhận thức rất rõ về ngôn ngữ mạng và việc sử

dụng ngôn ngữ mạng diễn ra khá phổ biến trong sinh viên hiện nay

Giả thuyết 2: Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc sinh viên sử dụng ngôn ngữ mạng,

trong đó có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan

Giả thuyết 3: Việc sử dụng ngôn ngữ mạng có thể gây ra rào cản trong giao tiếp và

ảnh hưởng tới sự trong sáng của tiếng Việt trong tương lai

Trang 24

1.7.3 Khung lý thuyết

Trang 25

1.8 Hạn chế của Luận văn

Nghiên cứu đã sử dụng 250 phiếu khảo sát phát tại hai trường Đại học, tuy nhiên, phương pháp chọn mẫu phi xác suất trong nghiên cứu này chưa cho phép kết quả nghiên cứu được suy rộng ra tổng thể Vì vậy, về phạm vi, có thể xem đây là một nghiên cứu trường hợp tại một địa bàn nhỏ là hai trường Đại học KHXH&NV

và Đại học GTVT Hà Nội

Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng và đưa ra được một số nguyên nhân, hệ quả dự báo của việc sử dụng ngôn ngữ mạng, tuy nhiên, những tác động của ngôn ngữ mạng lên tiếng Việt gốc và trong cuộc sống chưa được đề cập nhiều trong nội dung Luận văn mà mới chỉ dừng lại ở những dự báo bước đầu Đây có thể là gợi ý cho hướng nghiên cứu tiếp theo của tác giả hay của những người khác

có cùng mối quan tâm về chủ đề này

1.9 Cấu trúc luận văn

Luận văn gồm 3 phần: Phần Mở đầu, phần Nội dung chính và phần Kết luận

Phần Nội dung chính được chia thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn

Trong chương này, nội dung Luận văn đề cập đến phần cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, bao gồm :

- Cơ sở lý luận: Các lý thuyết áp dụng; các khái niệm công cụ

- Tổng quan địa bàn nghiên cứu: Tổng quan về trường ĐH Khoa học Xã hội

và Nhân văn Hà Nội; tổng quan về trường ĐH Giao thông vận tải Hà Nội

Chương 2: Nhận thức và thực trạng việc sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên hiện nay

Trong chương này, Luận văn đề cập tới 2 nội dung chính:

- Nhận thức của sinh viên về ngôn ngữ mạng

- Thực trạng sử dụng ngôn ngữ mạng trong sinh viên

Trang 26

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Các khái niệm công cụ

Nhận thức

Nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người, nhưng đó không phải là sự phản ánh đơn giản, thụ động mà đó là quá trình biện chứng dựa trên sự hoạt động tích cực, sáng tạo của chủ thể trong quan hệ với khách thể (đã được cải biên ít nhiều)

Chủ thể nhận thức: là sự phản ánh hiện thực khách quan bởi con người Vì thế chủ thể nhận thức chính là con người Tuy nhiên, con người chỉ trở thành chủ thể nhận thức khi họ tham gia vào các hoạt động có tính chất xã hội nhằm nhận thức và biến đổi khách thể

Thế giới khách quan luôn tồn tại với tư cách là khách thể nhận thức Khách thể nhận thức không phải là toàn bộ thế giới hiện thực tồn tại bên ngoài và độc lập với với ý thức của con người mà đó chỉ là một bộ phận, một lĩnh vực nằm trong miền hoạt động thực tiễn và nhận thức của chủ thể Chủ thể và khách thể nhận thức bao giờ cũng có mối quan hệ hữu cơ với nhau, trong hoạt động nhận thức chúng không

thể thiếu nhau

Nhận thức là quá trình phức tạp, đầy mẫu thuẫn phải giải quyết như từ chưa biết cho đến biết, từ biết ít đến biết nhiều, đi từ hiện tượng tới bản chất, từ bản chất kém sâu sắc tới bản chất sâu sắc hơn, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện Do đó, nhận

thức là quá trình tư duy, ý thức là sản phẩm của tư duy [9, tr.112-113]

Hành vi

Hành vi (Behaviour) được nghiên cứu kỹ trong lý thuyết Hành vi (Behaviourism) rất phát triển ở Mỹ Lý thuyết này cho rằng chỉ có thể nghiên cứu những phản ứng quan sát được của các cá nhân khi họ trả lời kích thích J.Watson đại diện tiêu biểu của thuyết hành vi trong tâm lý học đã đưa ra mô hình hành vi

Trang 27

(Reaction) là phản ứng Theo sơ đồ này, hành vi của chúng ta hoàn toàn máy móc,

cơ học và không có sự tham gia của ý thức hoặc một yếu tố nào khác Như vậy, theo cách hiểu của lý thuyết hành vi chính thống, hành vi của con người chỉ là phản ứng máy móc, có thể quan sát được sau các tác nhân và nếu không quan sát được thì có thể nói là không có hành vi

Theo các nhà hành vi xã hội, giữa tác nhân và phản ứng không đơn giản là mối quan hệ trực tiếp và máy móc mà giữa chúng phải có những yếu tố trung gian được chia thành hai loại: các nhu cầu sinh lý và các yếu tố nhận thức Một số nhà nghiên cứu khác còn chia các yếu tố trung gian thành 3 nhóm gồm:

Lý thuyết nhu cầu

Lý thuyết giá trị

Tình huống thực hiện hành vi

Nhà xã hội học người Mỹ, G Mead cho rằng “Chúng ta có thể giải thích hành

vi con người, hành vi có tổ chức của nhóm xã hội Hành vi xã hội không thể hiểu được nếu xây dựng nó từ các tác nhân và các phản ứng Nó cần được phân tích như là một chỉnh thể được phân tích một cách độc lập”

Như vậy, hành vi xã hội là một chỉnh thể thống nhất gồm các yếu tố bên trong

và bên ngoài có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Để có hành vi xã hội, các cá nhân phải suy nghĩ, đối chiếu, ảnh hưởng trước các tác nhân trước khi phản ứng, hoàn toàn không phải phản ứng một cách máy móc

Hành vi là một chuỗi các hành động lặp đi lặp lại, thường sử dụng trong sự tác động đến môi trường, xã hội [2]

Sinh viên

Sinh viên là những người đang theo học chương trình giáo dục đại học được thực hiện từ hai đến ba năm học (đối với trình độ Cao đẳng) hoặc từ bốn đến sáu năm học (đối với trình độ Đại Học) Người vào Đại học – Cao đẳng phải có bằng

Trang 28

và khó hiểu nhưng nó vẫn là yếu tố chủ chốt trong chuyển giao văn hóa [8, tr75]

Chữ viết

Chữ viết là hệ thống các ký hiệu để ghi lại ngôn ngữ theo dạng văn bản, là

sự miêu tả ngôn ngữ thông qua việc sử dụng các ký hiệu hay các biểu tượng Nó phân biệt với sự minh họa như các phác họa trong hang động hay các tranh vẽ, đây

là các dạng ghi lại ngôn ngữ theo các phương tiện truyền đạt phi văn bản, ví dụ như các băng từ tính trong các đĩa âm thanh Chữ viết có quan hệ mật thiết với ngôn ngữ nhưng không đồng nhất với ngôn ngữ Người ta có thể không biết chữ nhưng vẫn có ngôn ngữ để giao tiếp Nhiều dân tộc có ngôn ngữ riêng nhưng vẫn chưa có

Trang 29

trong tin nhắn điện thoại (sms)…Ngôn ngữ mạng ra đời dựa trên sự sáng tạo, ham học hỏi và tìm tòi cái mới của giới trẻ, mong muốn thể hiện mình và đặc biệt là muốn tiết kiệm tối đa ký tự khi sử dụng trong giao tiếp của giới trẻ

Một số hình thức biến đổi trong ngôn ngữ mạng:

- Sử dụng các ký hiệu trên bàn phím thay cho dấu

* : dấu râu; ? : Dấu hỏi

’ : dấu sắc; ~: Dấu ngã

` : dấu huyền : Dấu nặng

^ : Dấu mũ ( : Dấu trăng

VD: Tôj đâu co’ lỗj gj` co* chu*”

Dịch: Tôi đâu có lỗi gì cơ chứ

- Thêm chữ cái để tạo ra những âm mới gia tăng hàm lượng cảm xúc

VD: Về = dzìa, vui = dzui, thôi = thoai…

- Bỏ bớt chữ cái để tiết kiệm thời gian

VD: muốn = mún, buồn = bùn

- Thay thế bằng con số hoặc chữ cái khác

+ Thay thế 1 phần: Bà = pà; cảm ơn = cảm un; thành = tkank; làm = jam

+ Thay thế toàn bộ: gì = j, không = hem, rồi = oy

+ Thay chữ cái bằng số: VD: A = 4, E = 3,

- Viết hoa không theo quy tắc

VD: kác bạn có bít FíM sHiFt hÔg? MiN sẽ dZùNg kái Fím áy để tRaG tRí vĂn

KủA MìN mụt Chút FảI LuN LuN Cố gắg Để cHữ kủa MìN đẹp HơN Chữ KủA nG` kHáC cHứ! gọi Là Sĩ dZiện Điẹn tử đấy!! Hihi!!!!

Trang 30

Dịch: Các bạn có biết phím shift không !! Mình sẽ dùng cái phím ấy để trang trí

văn của mình một chút Phải luôn luôn cố gắng để chữ mình đẹp hơn chữ của người khác chứ ! gọi là sĩ diện điện tử đấy !! Hihi!!!!

- Mã hóa

Ghép số cạnh chữ

VD: G9 (Good night); 4 (four = for = cho); 4EAE (forever and ever)

Trên các diễn đàn, blog hiện nay, các cá nhân, bloger đã lưu truyền nhau một bảng chữ cái mật mã dành riêng cho ngôn ngữ 9x, với người bình thường, nếu đọc những dòng chữ được mã hóa dưới dạng mật mã này thì sẽ không thể hiểu được nội dung viết gì Chính vì vậy hiện nay cũng đã xuất hiện đi kèm những phần mềm dùng để dịch (giải mã) ngôn ngữ 9x

Mật mã ngôn ngữ mạng

Ngôn ngữ teen không chỉ dừng lại ở những kiểu biến thế trên, mà càng ngày càng được cải tiến hơn rất nhiều, trở thành loại ngôn ngữ mật mã, ngôn ngữ đảm bảo sự riêng tư của bạn một cách nhất định

Trang 31

VD:

]\[(¬Cl¥ ]_µ(' ]\[Cl¥' ])Cl¥ PvF_ (Cl/v\? ††|Cl¥' /v\]]\[†|` 3Cl†' ]_µ( , ¥F_µ'

])µº]',††|]F_µ' 3Cl]\[? ]_]]\[†|~ ]<†|] ]<†|º]\[(¬ ††|F_? ]_º

]_Cl]\[(¬'(†|ºF_/v\]\[†|µ]\[(¬µº]`]<†|Cl('

Dịch: Ngay lúc này đây, cảm thấy mình bất lực, yếu đuối, thiếu bản lĩnh khi không

thể lo lắng cho em như người khác, không thể ở bên cạnh để an ủi em, lo lắng cho

em mỗi ngày, chỉ còn biết viết entry, tất cả niềm tin đều đặt vào những entry như thế này

Bên cạnh một số hình thức của ngôn ngữ mạng như trên thì giới trẻ hiện nay còn sáng tạo ra rất nhiều những hình thức ngôn ngữ mạng khác nhau Như việc dùng ngoại ngữ xen với tiếng Việt: “like is afternoon” (thích thì chiều), “no table” (miễn bàn), “know die now” (biết chết liền) hay “lemon question” (chanh + hỏi thành chảnh), “I want to kiss toilet you” (anh muốn cầu hôn em), “sugar sugar ajinomoto ajinomoto” (đường đường, chính chính); hay thậm chí một số người còn

sử dụng kiểu “chơi chữ” hay tiếng lóng thời đại và quen thuộc như: xịn, chảnh, chán như con dán, xinh như tinh tinh, tinh vi sờ ti con gà ri, già khốt ta bít, hiểu chết liền, biết chết liền…

1.1.2 Lý thuyết áp dụng

Lý thuyết cấu trúc chức năng của Robert Merton

Thuyết cấu trúc – chức năng là kết quả của những đóng góp lý luận xã hội học của nhiều tác giả khác nhau Luận điểm gốc của thuyết này cho rằng một xã hội tồn tại được, phát triển được là do các bộ phận cấu thành của nó hoạt động nhịp nhàng với nhau để đảm bảo sự cân bằng chung của cả cấu trúc; bất kỳ một sự thay đổi nào ở thành phần nào cũng kéo theo sự thay đổi ở các thành phần khác

Thuyết chức năng hướng vào giải quyết vấn đề bản chất của cấu trúc xã hội

và hệ quả của cấu trúc xã hội, đồng thời chủ thuyết này đòi hỏi phải tìm hiểu cơ chế

Trang 32

hoạt động của từng thành phần để biết chúng có chức năng, tác dụng gì đối với sự tồn tại một cách cân bằng, ổn định của cấu trúc xã hội

Robert Merton (1910) với công trình khoa học nổi tiếng là cuốn “Lý thuyết

xã hội và cấu trúc xã hội” Khi bàn về tình hình phát triển xã hội học hiện đại Theo Merton, thuyết cấu trúc - chức năng là sự giải thích một hiện tượng xã hội bằng cách chỉ ra hệ quả (chức năng) của nó đối với những cấu trúc mà nó là một bộ phận cấu thành Giống như quan niệm của Durkhiem và Parsons, Merton cho rằng các cấu trúc văn hóa mà cụ thể là hệ các giá trị xã hội là những yếu tố cơ bản để lý giải

cơ chế hoạt động và phối hợp hoạt động của các thiết chế xã hội

Khác với Parsons luôn coi mọi hệ quả của một thiết chế xã hội là chức năng với nghĩa là những tác dụng tốt, có lợi cho toàn bộ cấu trúc xã hội Merton đã phát hiện ra sự loạn phản chức năng còn gọi là phi chức năng hay phản chức năng –

những phản chức năng của thiết chế xã hội Phản chức năng là những hệ quả làm cản trở, thậm chí gây rối loạn, làm giảm khả năng tồn tại, thích ứng của cấu trúc

Để nhận diện sự loạn chức năng hay phản chức năng cần trả lời câu hỏi: hệ quả của một hiện tượng xã hội đem lại lợi ích hay gây tổn hại tới lợi ích của ai? Cần thấy rằng, hệ quả có thể là chức năng, tức là có lợi cho nhóm người này nhưng lại là phản chức năng, tức là có hại cho nhóm người kia [2, tr211]

Phân loại chức năng trội và chức năng lặn: Merton chỉ ra cách phân tích

chức năng là phải vượt qua quan niệm thông thường về mục đích, ý nghĩa mà các chủ thể gán cho sự vật, hiện tượng để xác định chính xác, khách quan tác dụng của chúng Khi tìm hiểu thiết chế và tổ chức xã hội cần chỉ ra đâu là hệ quả không chủ định, chưa thấy rõ, chưa biểu hiện công khai và đâu là hệ quả chủ định, thấy rõ và công khai

Các cấu trúc chức năng thay thế: Giống như nhiều nhà chức năng luận,

Merton chỉ ra những nhu cầu chức năng cần phải đáp ứng để xã hội vận hành một

cách bình thường và gọi chúng là “những điều kiện tiên quyết về mặt chức năng đối

Trang 33

với xã hội” Nhưng khác với họ, Merton cho rằng không nhất thiết mỗi thiết chế xã

hội chỉ đáp ứng một loại nhu cầu xã hội Mà trên thực tế trong xã hội luôn có “các cấu trúc chức năng thay thế nhau” để thỏa mãn các yêu cầu chức năng mà xã hội đặt ra Một chức năng có thể do hai hay nhiều hơn các tổ chức, thiết chế xã hội cùng

có khả năng thực hiện Điều này có nghĩa là những thiết chế hiện hành, đang được duy trì không phải vì chúng thực sự cần thiết và thực sự tốt hay có lợi cho xã hội

Mà chẳng qua chúng có cơ chế để tồn tại và có khả năng để duy trì sự tồn tại của chúng bất chấp việc chúng có thực sự là cần thiết hay có chức năng hay không

Lý thuyết chức năng về sai lệch xã hội

Merton đã đưa ra lý thuyết về sự sai lệch xã hội, ông định nghĩa: Sự lệch chuẩn là sự không phù hợp, sự lệch pha giữa mục tiêu văn hóa và phương tiện được thiết chế hóa Do xác định sai mục tiêu văn hóa hoặc chọn sai phương tiện mà hạnh động bị coi là lệch chuẩn, là sai lệch thậm chí là tội phạm Như vậy, sự lệch chuẩn

xã hội là do sự lệch lạc so với chuẩn mực xã hội trong việc lựa chọn một trong hai thành tố quan trọng nhất của cấu trúc hành động, đó là mục tiêu và phương tiện

Từ cách giải thích mang tính chức năng luận về sự lệch chuẩn, Merton đưa ra bảng phân loại hành động để nhận diện các kiểu hành vi sai lệch xã hội [7, tr 95-101] Căn cứ vào việc xã hội chấp nhận (ký hiệu dấu +) hay bác bỏ (ký hiệu dấu -) mục tiêu và phương tiện, Merton phân biệt năm kiểu hành động thích nghi với xã hội như sau:

Kiểu thỏa hiệp (++): Khi cả mục tiêu văn hóa và phương tiện được chủ thể lựa chọn đều phù hợp với hệ các giá trị, chuẩn mực xã hội và do vậy được xã hội hoàn toàn chấp nhận

Kiểu đổi mới (+-): Đây là kiểu hành động nhằm mục tiêu đã được chấp nhận nhưng bằng những phương tiện và cách làm mới mà xã hội có thể chưa hay không chấp nhận

Trang 34

Kiểu nghi thức (-+): Đây là kiểu hành động tuân theo các thủ tục, các quy định và sử dụng các phương tiện được thừa nhận, nhưng lại không nhằm vào mục tiêu văn hóa được xã hội chấp nhận

Kiểu thoái lui ( ): Đây là kiểu hành động mà cả mục tiêu và phương tiện của

nó đều không được chấp nhận

Kiểu nổi loạn (+-+-): Đây là kiểu hành động hướng tới mục tiêu mới được đặt ra để thay thế cho những mục tiêu cũ và sử dụng phương tiện mới thay thế cho phương tiện cũ

Sự khác biệt giữa các kiểu ứng xử xã hội chủ yếu là ở sự nhận thức và thái

độ đánh giá của xã hội đối với từng biểu hiện của mục tiêu văn hóa và phương tiện được lựa chọn để thực hiện mục tiêu Tiêu chuẩn để xác định mức độ đúng mực hay sai lệch của hành động phụ thuộc vào hệ quả của nó đối với xã hội

Lý thuyết cấu trúc chức năng được sử dụng trong nghiên cứu để lý giải vấn

đề ngôn ngữ mạng như sau: ngôn ngữ mạng được tạo ra trở thành một thành phần của cấu trúc xã hội và đặt trong trường hợp này nó cũng là một thành phần trong hệ thống chữ viết, trong giao tiếp toàn xã hội Vậy ngôn ngữ mạng biến thể so với tiếng Việt gốc lý giải trên quan điểm cấu chúc – chức năng thì nó đóng vai trò như thế nào đối với hệ thống xã hội? Sự sai lệch về mặt ký tự so với ngôn ngữ tiếng Việt chính thống này sẽ có thể kéo theo sự thay đổi của cả hệ thống chữ viết và giao tiếp gốc của người Việt Nam? Sự khác biệt của ngôn ngữ mạng có thể hiểu là sự thay đổi văn hóa và yếu tố văn hóa này, theo thuyết cấu chúc – chức năng của Merton thì

đó là một dạng loạn chức năng có thể gây hệ quả trực tiếp lên hệ thống tiếng Việt và văn hóa giao tiếp Ngôn ngữ mạng khi được sử dụng phổ biến, đã thể hiện rõ những chức năng đối với nhóm người sử dụng và những nhóm khác không sử dụng ngôn ngữ mạng Thể hiện ở chỗ, ngôn ngữ mạng dường như là một ngôn ngữ, một công

cụ riêng để thể hiện sự sáng tạo và cá tính riêng của người sử dụng, phục vụ những nhu cầu và mục đích riêng của nhóm người sử dụng, tuy nhiên nó cũng nhận được

Trang 35

những phản ứng không đồng tình từ phía những người khác khi cho rằng, ngôn ngữ mạng biến thể so với tiếng việt gốc đã làm mất đi sự trong sáng của tiếng việt và ảnh hưởng lớn tới hệ giá trị của thanh niên Việt Nam trong tương lai

Thuyết cấu trúc – chức năng của Merton cho rằng một chức năng đang được duy trì không phải vì chúng thực sự cần thiết và thực sự tốt hay có lợi cho xã hội

Mà chẳng qua chúng có cơ chế để tồn tại và có khả năng để duy trì sự tồn tại của chúng bất chấp việc chúng có thực sự là cần thiết hay có chức năng hay không Lý giải điều này về ngôn ngữ mạng, có thể nói sự tồn tại của ngôn ngữ mạng không hẳn là nó mang lại lợi ích cho toàn xã hội, nhưng nó vẫn tồn tại vì đơn giản nó có khả năng để duy trì sự tồn tại của nó, mà cụ thể ở đây chính là một bộ phận giới trẻ

đã và đang thừa nhận, tiếp thu và sáng tạo để ngôn ngữ mạng ngày một độc đáo và khác biệt hơn

Nhiều người tỏ ra băn khoăn lo lắng liệu ngôn ngữ mạng có thể trở thành ngôn ngữ chính thống trong tương lai? Mặc dù, theo phân tích của thuyết cấu trúc chức năng, những rối loạn chức năng có thể thay đổi qua thời gian và là động cơ cho sự thay đổi xã hội nhưng có lẽ một xu hướng, một trào lưu được tạo ra từ sự tùy hứng và thiếu thống nhất thì cũng khó có thể trở nên phổ biến và thay thế loại chữ là bản sắc văn hóa đại diện cho cả một dân tộc

Hạn chế quan trọng trong phân tích của mô hình cấu trúc chức năng trong giải thích văn hóa là khuynh hướng đề cao mẫu văn hóa thống trị của một xã hội và

ít chú ý đến tính đa dạng văn hóa trong xã hội Điều này đặc biệt đúng đối với sự khác biệt văn hóa phát sinh từ sự bất công xã hội Ngoài ra, mô hình cấu trúc chức năng thường nhấn mạnh tính ổn định văn hóa, ít chú ý đến sự thay đổi văn hóa

Lối sống là một trong những biểu hiện cụ thể của văn hóa và góp phần tạo nên sự thay đổi trong văn hóa, tuy nhiên sự thay đổi này diễn ra khá chậm chạp bởi văn hóa bao giờ cũng mang tính lạc hậu tương đối so với sự phát triển của xã hội

Sự khác biệt trong ngôn ngữ và văn hóa giao tiếp trong một bộ phận giới trẻ tạo nên

Trang 36

một phong cách sống khá đặc trưng và nó góp phần tạo nên sự đa dạng văn hóa tuy nhiên so với mẫu văn hóa, lối sống thống trị thì sự biến đổi trong ngôn ngữ chữ viết

và văn hóa giao tiếp của thế hệ trẻ cũng chỉ được coi là một “tiểu văn hóa” của nhóm nhỏ đặc trưng theo tuổi

George Herbert Mead (1863-1931), là nhà triết học thực dụng, nhà tâm lý học hành vi xã hội, nhà xã hội học người Mỹ, là một trong những người đứng đầu trường phát xã hội học Chicago, là một trong những người sáng lập thuyết tương tác biểu trưng

Theo H Mead, con người không chỉ chịu áp lực từ phía xã hội mà còn chịu tác động ngay từ phía nội tâm của chủ thể hành động Con người hoạt động tích cực

vì nó đảm bảo sự tồn tại những đòi hỏi từ thế giới bên trong nội tâm Con người luôn ghi nhớ và đặt cơ sở nhận thức của nó về một thế giới mà nó cho rằng có lợi cho bản thân, con người xác định những vật thể tự nhiên và xã hội mà đương đầu với nó trong một thế giới theo nghĩa: “Làm thế nào tận dụng hay sử dụng được chúng” Muốn hiểu được chủ thể hành động, chúng ta phải đặt nhận thức của mình ( biểu trưng) vào cái mà các chủ thể khác đang hành động trong đời sống thực tế, khi con người tiếp xúc với thế giới thực tế và chỉ có ở đó con người mới thỏa mãn nhu cầu của mình

Một trong những luận điểm trung tâm của thuyết Tương tác biểu trưng là các

cá nhân trong quá trình tương tác qua lại với nhau không phản ứng đối với hành động trực tiếp của người khác mà là “đọc” và lý giải chúng

Chúng ta luôn tìm những ý nghĩa gắn cho mỗi hành động, cử chỉ đó chính

là “biểu tượng” Để có thể hiểu được ý nghĩa của hành động, cử chỉ của người khác (các biểu tượng), chúng ta cần phải nhập vào vai trò của người đó, nói cách khác là đặt mình vào vị trí của người đó Chỉ khi chúng ta đặt mình vào vị trí của đối tượng tương tác chúng ta mới có thể hiểu hết ý nghĩa của những phát ngôn, những hành

Trang 37

động của họ Đây cũng là yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách cá nhân Theo lý thuyết này, con người như một thực thể sống trong thế giới của các biểu tượng và môi trường ký hiệu Xã hội học thực hiện sự điều chỉnh cá nhân thông qua các biểu tượng đó [6, tr15]

Vận dụng lý thuyết tương tác biểu trưng của H Mead để lý giải về hiện tượng sử dụng ngôn ngữ mạng trong giới trẻ hiện nay để làm cơ sở lý giải về hành động sử dụng ngôn ngữ mạng, tại sao giới trẻ lại lựa chọn hành động này và chúng

đã ảnh hưởng tới nhân cách của giới trẻ ra sao Theo thuyết tương tác biểu trưng, để hiểu hơn về việc sử dụng ngôn ngữ mạng của giới trẻ, người luận giải cần phải đặt

chính bản thân họ vào hoàn cảnh của người sử dụng mới hiểu hết được ý nghĩa của những phát ngôn và hành động của họ Trong quá trình giao tiếp và quan hệ xã hội

với các cá nhân, các bạn cùng lứa tuổi, văn hóa của các cá nhân khác đã ảnh hưởng trực tiếp tới suy nghĩ và nội tâm của các bạn trẻ, họ sẽ hành động theo những cái mà

họ cho rằng nó có lợi cho bản thân, và thế giới nội tâm của họ mong muốn thể hiện Ngôn ngữ 9x chính là một thứ phương tiện rất khác biệt và độc đáo đối với giới trẻ, qua đó nó phần nào thể hiện được những mong muốn và tâm tư của các bạn trẻ khi muốn thể hiện mình và đặc biệt là sáng tạo ra một cá tính riêng cho bản thân hay cho những người cùng một thế hệ (9x) Chính vì vậy, việc sử dụng ngôn ngữ mạng của học sinh THPT hiện nay là sự thể hiện nhu cầu và mong muốn của cá nhân giới trẻ

Thuyết Tiểu văn hóa và văn hóa nghịch dòng

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng hai lý thuyết xã hội học chính làm cơ

sở để giải thích việc sử dụng ngôn ngữ mạng ở sinh viên hiện nay là thuyết cấu trúc chức năng và thuyết tương tác biểu trưng Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng thuyêt tiểu văn hóa và văn hóa nghịch dòng nhằm bổ trợ cho nghiên cứu trong việc tiếp cận văn hóa nhóm thanh niên, nhằm hiểu rõ hơn về văn hóa đặc trưng của thanh niên đặt trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay

Trang 38

Tiểu văn hóa

Các nhà xã hội học sử dụng thuật ngữ “tiểu văn hóa” để ám chỉ các mẫu văn hóa khác với văn hóa thống trị trong một số cách đặc biệt Độ tuổi, dân tộc, giai cấp

xã hội và cách sống tất cả đều khuyến khích sự hình thành các tiểu văn hóa trong xã hội [3, tr 95]

Các nghiên cứu về văn hóa thanh niên theo cách tiếp cận là một loại hình

“tiểu văn hóa” thường tập trung vào phân tích các biểu tượng văn hóa gắn với cách phục trang, loại hình âm nhạc được ưa thích hoặc là những tác động hữu hình lên các thành viên của tiểu văn hóa đó

Qua cách tiếp cận này, có thể thấy văn hóa thanh niên là một bộ phận không tách rời với văn hóa dân tộc, nó có mối liên hệ hữu cơ với các bộ phận và các thành

tố khác của văn hóa dân tộc (suy rộng ra là cả nền văn hóa nhân lọai) theo cả ba chiều: chiều dọc, chiều phẳng ngang và chiều sâu Văn hóa thanh niên, vì vậy, trước hết cũng phản ánh bản sắc văn hóa dân tộc, với những đặc điểm chung của nền văn hóa dân tộc Tuy nhiên, như đã nói ở trên, thanh niên là một nhóm xã hội - dân cư đặc thù của cộng đồng quốc gia - dân tộc Vì vậy nó cũng còn có những đặc điểm, đặc trưng và sắc thái riêng của nó Những đặc điểm, đặc trưng và sắc thái riêng của văn hóa thanh niên bắt nguồn từ chính vị thế đặc biệt của nhóm xã hội - dân cư thanh niên Thanh niên – sinh viên hiện nay, là một nhóm người có đặc điểm là trẻ

và năng động, là lứa tuổi diễn ra nhiều sự biến đổi tâm sinh lý phức tạp, là lứa tuổi

mà hệ giá trị chưa định hình và đang kiểm nghiệm và thử nghiệm những gì họ nhận được từ thế hệ đi trước, tiếp thu được từ thế giới bên ngoài, cọ xát lẫn nhau và từ đó sáng tạo ra hệ giá trị mới, mô thức ứng xử mới, với những lựa chọn sống luôn luôn mới Sự thay đổi hệ giá trị văn hóa vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả của sự biến đổi của ứng xử văn hóa Sự biến đổi đó diễn ra mạnh mẽ ở nhóm thanh niên Chính

vì vậy, văn hóa thanh niên chính là cầu nối giao lưu, là bộ phận tiên phong của nền văn hóa dân tộc trong quá trình “tự làm mới bản thân” của nền văn hóa đó

Trang 39

Văn hóa nghịch dòng

Khác biệt văn hóa trong một xã hội cũng tượng trưng cho sự phản đối tích cực ít nhất là một số khía cạnh trong nền văn hóa thống trị Văn hóa nghịch dòng được định nghĩa như các mẫu văn hóa xung đột đáng kể với nền văn hóa thống trị Những thành viên trong xã hội này đi theo các mẫu phản văn hóa rất có thể dẫn đến việc một số thành viên khác trong xã hội đặt vấn đề đạo đức của đa số, không có gì phải ngạc nhiên, khi đa số phải nhanh chóng chuyển sang các tác động kiểm soát xã hội chống lại họ, từ việc đưa tin tiêu cực trên các phương tiện truyền thông đại chúng cho đến hành động cảnh sát Trong nhiều xã hội, phản văn hóa có liên quan đến giới trẻ Hầu hết xã hội đều quen thuộc với một số hành vi văn hóa định hướng cho giới trẻ và được công bố rộng rãi thông qua các thiết chế xã hội như gia đình, nhà trường, pháp luật… [3, tr 98]

Lý thuyết nghịch dòng được áp dụng lý giải vấn đề xã hội của ngôn ngữ mạng dưới chiều cạnh chiếu theo định nghĩa mẫu văn hóa xung đột đáng kể với nền văn hóa thống trị là văn hóa nghịch dòng thì vấn đề ngôn ngữ chữ viết và văn hóa giao tiếp của một bộ phận giới trẻ cũng có thể được hiểu theo cách này Nếu so sánh với dạng chữ viết chính thống của Việt Nam hiện nay thì dạng mẫu ký tự, chữ viết của ngôn ngữ mạng được xem là một mẫu phản văn hóa bởi từ khi trào lưu này xuất hiện và lan rộng nó đã vấp phải rất nhiều sự phản đối gay gắt bởi những người thuộc thế hệ khác, thậm chí ngay cả rất nhiều bạn trẻ cũng thuộc thế hệ từ chối loại ngôn ngữ chữ viết mới này Phương tiện truyền thông đại chúng được sử dụng như một loại phương tiện hữu ích như báo mạng, diễn đàn trên mạng internet, báo giấy lên tiếng phản đối, “tẩy chay” loại ngôn ngữ mạng và đồng thời với đó là phong trào kêu gọi “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” Tuy nhiên, truyền thông là một phương tiện, và những người ủng hộ cho dạng ngôn ngữ chữ viết của mạng cũng đã

sử dụng truyền thông rất hiệu quả để lên tiếng bênh vực, duy trì và phát triển loại hình ngôn ngữ này Có thể nói, mạng internet chính là mảnh đất màu mỡ để ngôn ngữ mạng phát triển rộng khắp bởi học sinh chính là giới trẻ, những người mà khả

Trang 40

năng sáng tạo cao, khả năng tiếp nhận công nghệ thông tin và sử dụng công nghệ thông tin khá thành thạo Ngôn ngữ mạng một phần được sinh ra bởi công nghệ thông tin, khi mà dạng giao tiếp bằng lời đang nhường chỗ cho giao tiếp bằng chữ viết qua tin nhắn, chat yahoo, blog, facebook Nếu sử dụng ngôn ngữ chính thống thuần Việt thì người viết với người viết khó biểu lộ cảm xúc như: vui, buồn, giận

dữ, trìu mến yêu thương…ngôn ngữ ký tự mạng được sáng tạo ra để phục vụ cho nhu cầu đó Như vậy, những người ủng hộ và những người phản đối ngôn ngữ chữ viết mạng cùng sử dụng mạng truyền thông đại chúng để thể hiện những quan điểm của mình sao cho có lợi nhất Nhưng dẫu sao so với mẫu chung của xã hội thì sinh viên vẫn là một bộ phận nhỏ bé hơn rất nhiều và ngôn ngữ chữ viết của mạng ít nhiều đã có sự xung đột với ngôn ngữ thống trị và do đó được xem như một loại văn hóa nghịch dòng

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Tổng quan trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (địa chỉ số 336 đường Nguyễn Trãi – quận Thanh Xuân – Hà Nội) thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội có tổ chức tiền thân là là Trường Đại học Văn khoa Hà Nội (thành lập theo sắc lệnh số 45 do Chủ tịch Hồ Chí Minh kí ngày 10/10/1945), tiếp đó là Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (thành lập ngày 05.06.1956) Ngày 10/12/1993, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 97/CP thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội, trong đó có Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, được thành lập trên cơ sở các khoa xã hội của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội

Kể từ khi thành lập, trường đã có nhiều thành tích về đào tạo và nghiên cứu khoa học với những danh hiệu như: Huân chương Lao động hạng Nhất năm (1981), Huân chương Độc lập hạng Nhất (2001), danh hiệu Anh hùng Lao động thời kì đổi mới (2005), Huân chương Hồ Chí Minh (2010); 10 nhà giáo được tặng Giải thưởng

Hồ Chí Minh và 16 nhà giáo được tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học, công

Ngày đăng: 07/07/2015, 12:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Cao Xuân Hạo (2001), Tiếng Việt - văn Việt – người Việt, Nxb Trẻ, TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt - văn Việt – người Việt
Tác giả: Cao Xuân Hạo
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2001
2. Lê Ngọc Hùng (2002), Lịch sử và lý thuyết XHH, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 211 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử và lý thuyết XHH
Tác giả: Lê Ngọc Hùng
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2002
3. Jonh J. Macionis (2004), Xã hội học, Nxb Thống kê, tr.95-97 4. Quốc Hội (2009), Luật Giáo dục, tr.10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội học", Nxb Thống kê, tr.95-97 4. Quốc Hội (2009), "Luật Giáo dục
Tác giả: Jonh J. Macionis (2004), Xã hội học, Nxb Thống kê, tr.95-97 4. Quốc Hội
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2009
5. Phạm Văn Quyết – Nguyễn Quý Thanh (2001), Phương pháp nghiên cứu XHH, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu XHH
Tác giả: Phạm Văn Quyết – Nguyễn Quý Thanh
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
6. Vũ Hào Quang (2005), Tập bài giảng Lý thuyết xã hội học hiện đại, Hà Nội, tr.15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập bài giảng Lý thuyết xã hội học hiện đại
Tác giả: Vũ Hào Quang
Năm: 2005
7. Hồ Diệu Thúy, Điểm qua các lý thuyết xã hội học về lệch lạc và tội phạm, tạp chí Xã hội học, số 1-2000, tr.95-101 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điểm qua các lý thuyết xã hội học về lệch lạc và tội phạm
8. Mai Kim Thanh (2005), Xã hội học văn hóa, Hà Nội, tr.75 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội học văn hóa
Tác giả: Mai Kim Thanh
Năm: 2005
9. Nguyễn Hữu Vui (2001), Giáo trình Triết học Mac-Lenin, NXB Bộ giáo dục và Đào tạo, tr.112-113 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Hữu Vui (2001)," Giáo trình Triết học Mac-Lenin
Tác giả: Nguyễn Hữu Vui
Nhà XB: NXB Bộ giáo dục và Đào tạo
Năm: 2001
10. Nguyễn Đức Dân (2013), Ngôn ngữ chat thời @: một tất yếu xã hội, http://tapchivan.com/tin-khoa-hoc-va-nghe-thuat-ngon-ngu-chat-thoi----mot-tat-yeu-xa-hoi-691.html, truy cập lúc 09h05, ngày 8/4/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ chat thời @: một tất yếu xã hội
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Năm: 2013
11. Phạm Hồng Tung (2007), “Văn hóa và lối sống của thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế - Một số vấn đề lý thuyết và cách tiếp cận”, Tạp chí KH ĐHQGHN, Tập 23 (số 4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Văn hóa và lối sống của thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế - Một số vấn đề lý thuyết và cách tiếp cận”
Tác giả: Phạm Hồng Tung
Năm: 2007
12. Phạm Hồng Tung, “Nghiên cứu về lối sống: Một số vấn đề khái niệm và cách tiếp cận”, ĐH QGHN, http://tailieu.vn/doc/bao-cao-nghien-cuu-ve-loi-song-mot-so-van-de-ve-khai-niem-va-cach-tiep-can--1319497.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu về lối sống: Một số vấn đề khái niệm và cách tiếp cận”
14. Phần mềm dịch ngôn ngữ 9X sang tiếng Việt, http://www.asianlabrys.com/forum/index.php?showtopic=3646 15. Ngôn ngữ 9X và chữ biến thể,http://namtienhai.org/forum/showthread.php?t=3299&amp;page=1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phần mềm dịch ngôn ngữ 9X sang tiếng Việt, http://www.asianlabrys.com/forum/index.php?showtopic=3646" 15
19. Thêm những bài văn… kinh hoàng, http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/them-nhung-bai-van--kinh-hoang-2813717.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thêm những bài văn… kinh hoàng
13. Trịnh Thanh Thủy, Ngôn Ngữ Mạng: Gió lành hay Gió độc?, http://chimviet.free.fr/ngonngu/trinhthanhthuy/trinhttn051.htm Link
17. Ngôn ngữ 9X hậu quả và hệ quả, http://www.baomoi.com/Ngon-ngu-9x--he-qua-va-hau-qua/54/2174321.epi Link
18. Ngôn ngữ 9X theo bạn là như thế nào?, http://www.vn-zoom.com/f185/ngon-ngu-9x-theo-ban-la-nhu-the-nao-67331.html Link
16. Ngôn ngữ 9X hay mật mã 9X, http://www.vn zoom.com/f185/ngon-ngu-9x- hay-mat-ma-9x-379887.html Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w