Lý thuyết áp dụng

Một phần của tài liệu Nhận thức và hành vi sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Xã hội học (Trang 31)

Lý thuyết cấu trúc chức năng của Robert Merton

Thuyết cấu trúc – chức năng là kết quả của những đóng góp lý luận xã hội học của nhiều tác giả khác nhaụ Luận điểm gốc của thuyết này cho rằng một xã hội tồn tại được, phát triển được là do các bộ phận cấu thành của nó hoạt động nhịp nhàng với nhau để đảm bảo sự cân bằng chung của cả cấu trúc; bất kỳ một sự thay đổi nào ở thành phần nào cũng kéo theo sự thay đổi ở các thành phần khác.

Thuyết chức năng hướng vào giải quyết vấn đề bản chất của cấu trúc xã hội và hệ quả của cấu trúc xã hội, đồng thời chủ thuyết này đòi hỏi phải tìm hiểu cơ chế

28

hoạt động của từng thành phần để biết chúng có chức năng, tác dụng gì đối với sự tồn tại một cách cân bằng, ổn định của cấu trúc xã hộị

Robert Merton (1910) với công trình khoa học nổi tiếng là cuốn “Lý thuyết xã hội và cấu trúc xã hội”. Khi bàn về tình hình phát triển xã hội học hiện đạị Theo Merton, thuyết cấu trúc - chức năng là sự giải thích một hiện tượng xã hội bằng cách chỉ ra hệ quả (chức năng) của nó đối với những cấu trúc mà nó là một bộ phận cấu thành. Giống như quan niệm của Durkhiem và Parsons, Merton cho rằng các cấu trúc văn hóa mà cụ thể là hệ các giá trị xã hội là những yếu tố cơ bản để lý giải cơ chế hoạt động và phối hợp hoạt động của các thiết chế xã hộị

Khác với Parsons luôn coi mọi hệ quả của một thiết chế xã hội là chức năng với nghĩa là những tác dụng tốt, có lợi cho toàn bộ cấu trúc xã hộị Merton đã phát hiện ra sự loạn phản chức năng còn gọi là phi chức năng hay phản chức năng – những phản chức năng của thiết chế xã hộị Phản chức năng là những hệ quả làm cản trở, thậm chí gây rối loạn, làm giảm khả năng tồn tại, thích ứng của cấu trúc. Để nhận diện sự loạn chức năng hay phản chức năng cần trả lời câu hỏi: hệ quả của một hiện tượng xã hội đem lại lợi ích hay gây tổn hại tới lợi ích của aỉ Cần thấy rằng, hệ quả có thể là chức năng, tức là có lợi cho nhóm người này nhưng lại là phản chức năng, tức là có hại cho nhóm người kiạ [2, tr211]

Phân loại chức năng trội và chức năng lặn: Merton chỉ ra cách phân tích chức năng là phải vượt qua quan niệm thông thường về mục đích, ý nghĩa mà các chủ thể gán cho sự vật, hiện tượng để xác định chính xác, khách quan tác dụng của chúng. Khi tìm hiểu thiết chế và tổ chức xã hội cần chỉ ra đâu là hệ quả không chủ định, chưa thấy rõ, chưa biểu hiện công khai và đâu là hệ quả chủ định, thấy rõ và công khaị

Các cấu trúc chức năng thay thế: Giống như nhiều nhà chức năng luận, Merton chỉ ra những nhu cầu chức năng cần phải đáp ứng để xã hội vận hành một cách bình thường và gọi chúng là “những điều kiện tiên quyết về mặt chức năng đối

29

với xã hội”. Nhưng khác với họ, Merton cho rằng không nhất thiết mỗi thiết chế xã hội chỉ đáp ứng một loại nhu cầu xã hộị Mà trên thực tế trong xã hội luôn có “các cấu trúc chức năng thay thế nhau” để thỏa mãn các yêu cầu chức năng mà xã hội đặt rạ Một chức năng có thể do hai hay nhiều hơn các tổ chức, thiết chế xã hội cùng có khả năng thực hiện. Điều này có nghĩa là những thiết chế hiện hành, đang được duy trì không phải vì chúng thực sự cần thiết và thực sự tốt hay có lợi cho xã hộị Mà chẳng qua chúng có cơ chế để tồn tại và có khả năng để duy trì sự tồn tại của chúng bất chấp việc chúng có thực sự là cần thiết hay có chức năng hay không.

Lý thuyết chức năng về sai lệch xã hội

Merton đã đưa ra lý thuyết về sự sai lệch xã hội, ông định nghĩa: Sự lệch chuẩn là sự không phù hợp, sự lệch pha giữa mục tiêu văn hóa và phương tiện được thiết chế hóạ Do xác định sai mục tiêu văn hóa hoặc chọn sai phương tiện mà hạnh động bị coi là lệch chuẩn, là sai lệch thậm chí là tội phạm. Như vậy, sự lệch chuẩn xã hội là do sự lệch lạc so với chuẩn mực xã hội trong việc lựa chọn một trong hai thành tố quan trọng nhất của cấu trúc hành động, đó là mục tiêu và phương tiện.

Từ cách giải thích mang tính chức năng luận về sự lệch chuẩn, Merton đưa ra bảng phân loại hành động để nhận diện các kiểu hành vi sai lệch xã hội [7, tr. 95- 101]. Căn cứ vào việc xã hội chấp nhận (ký hiệu dấu +) hay bác bỏ (ký hiệu dấu -) mục tiêu và phương tiện, Merton phân biệt năm kiểu hành động thích nghi với xã hội như sau:

Kiểu thỏa hiệp (++): Khi cả mục tiêu văn hóa và phương tiện được chủ thể lựa chọn đều phù hợp với hệ các giá trị, chuẩn mực xã hội và do vậy được xã hội hoàn toàn chấp nhận.

Kiểu đổi mới (+-): Đây là kiểu hành động nhằm mục tiêu đã được chấp nhận nhưng bằng những phương tiện và cách làm mới mà xã hội có thể chưa hay không chấp nhận.

30

Kiểu nghi thức (-+): Đây là kiểu hành động tuân theo các thủ tục, các quy định và sử dụng các phương tiện được thừa nhận, nhưng lại không nhằm vào mục tiêu văn hóa được xã hội chấp nhận.

Kiểu thoái lui (--): Đây là kiểu hành động mà cả mục tiêu và phương tiện của nó đều không được chấp nhận.

Kiểu nổi loạn (+-+-): Đây là kiểu hành động hướng tới mục tiêu mới được đặt ra để thay thế cho những mục tiêu cũ và sử dụng phương tiện mới thay thế cho phương tiện cũ.

Sự khác biệt giữa các kiểu ứng xử xã hội chủ yếu là ở sự nhận thức và thái độ đánh giá của xã hội đối với từng biểu hiện của mục tiêu văn hóa và phương tiện được lựa chọn để thực hiện mục tiêụ Tiêu chuẩn để xác định mức độ đúng mực hay sai lệch của hành động phụ thuộc vào hệ quả của nó đối với xã hộị

Lý thuyết cấu trúc chức năng được sử dụng trong nghiên cứu để lý giải vấn đề ngôn ngữ mạng như sau: ngôn ngữ mạng được tạo ra trở thành một thành phần của cấu trúc xã hội và đặt trong trường hợp này nó cũng là một thành phần trong hệ thống chữ viết, trong giao tiếp toàn xã hộị Vậy ngôn ngữ mạng biến thể so với tiếng Việt gốc lý giải trên quan điểm cấu chúc – chức năng thì nó đóng vai trò như thế nào đối với hệ thống xã hộỉ Sự sai lệch về mặt ký tự so với ngôn ngữ tiếng Việt chính thống này sẽ có thể kéo theo sự thay đổi của cả hệ thống chữ viết và giao tiếp gốc của người Việt Nam? Sự khác biệt của ngôn ngữ mạng có thể hiểu là sự thay đổi văn hóa và yếu tố văn hóa này, theo thuyết cấu chúc – chức năng của Merton thì đó là một dạng loạn chức năng có thể gây hệ quả trực tiếp lên hệ thống tiếng Việt và văn hóa giao tiếp. Ngôn ngữ mạng khi được sử dụng phổ biến, đã thể hiện rõ những chức năng đối với nhóm người sử dụng và những nhóm khác không sử dụng ngôn ngữ mạng. Thể hiện ở chỗ, ngôn ngữ mạng dường như là một ngôn ngữ, một công cụ riêng để thể hiện sự sáng tạo và cá tính riêng của người sử dụng, phục vụ những nhu cầu và mục đích riêng của nhóm người sử dụng, tuy nhiên nó cũng nhận được

31

những phản ứng không đồng tình từ phía những người khác khi cho rằng, ngôn ngữ mạng biến thể so với tiếng việt gốc đã làm mất đi sự trong sáng của tiếng việt và ảnh hưởng lớn tới hệ giá trị của thanh niên Việt Nam trong tương laị

Thuyết cấu trúc – chức năng của Merton cho rằng một chức năng đang được duy trì không phải vì chúng thực sự cần thiết và thực sự tốt hay có lợi cho xã hộị Mà chẳng qua chúng có cơ chế để tồn tại và có khả năng để duy trì sự tồn tại của chúng bất chấp việc chúng có thực sự là cần thiết hay có chức năng hay không. Lý giải điều này về ngôn ngữ mạng, có thể nói sự tồn tại của ngôn ngữ mạng không hẳn là nó mang lại lợi ích cho toàn xã hội, nhưng nó vẫn tồn tại vì đơn giản nó có khả năng để duy trì sự tồn tại của nó, mà cụ thể ở đây chính là một bộ phận giới trẻ đã và đang thừa nhận, tiếp thu và sáng tạo để ngôn ngữ mạng ngày một độc đáo và khác biệt hơn.

Nhiều người tỏ ra băn khoăn lo lắng liệu ngôn ngữ mạng có thể trở thành ngôn ngữ chính thống trong tương laỉ Mặc dù, theo phân tích của thuyết cấu trúc chức năng, những rối loạn chức năng có thể thay đổi qua thời gian và là động cơ cho sự thay đổi xã hội nhưng có lẽ một xu hướng, một trào lưu được tạo ra từ sự tùy hứng và thiếu thống nhất thì cũng khó có thể trở nên phổ biến và thay thế loại chữ là bản sắc văn hóa đại diện cho cả một dân tộc.

Hạn chế quan trọng trong phân tích của mô hình cấu trúc chức năng trong giải thích văn hóa là khuynh hướng đề cao mẫu văn hóa thống trị của một xã hội và ít chú ý đến tính đa dạng văn hóa trong xã hộị Điều này đặc biệt đúng đối với sự khác biệt văn hóa phát sinh từ sự bất công xã hộị Ngoài ra, mô hình cấu trúc chức năng thường nhấn mạnh tính ổn định văn hóa, ít chú ý đến sự thay đổi văn hóạ

Lối sống là một trong những biểu hiện cụ thể của văn hóa và góp phần tạo nên sự thay đổi trong văn hóa, tuy nhiên sự thay đổi này diễn ra khá chậm chạp bởi văn hóa bao giờ cũng mang tính lạc hậu tương đối so với sự phát triển của xã hộị Sự khác biệt trong ngôn ngữ và văn hóa giao tiếp trong một bộ phận giới trẻ tạo nên

32

một phong cách sống khá đặc trưng và nó góp phần tạo nên sự đa dạng văn hóa tuy nhiên so với mẫu văn hóa, lối sống thống trị thì sự biến đổi trong ngôn ngữ chữ viết và văn hóa giao tiếp của thế hệ trẻ cũng chỉ được coi là một “tiểu văn hóa” của nhóm nhỏ đặc trưng theo tuổị

Lý thuyết tương tác biểu trưng của H. Mead

George Herbert Mead (1863-1931), là nhà triết học thực dụng, nhà tâm lý học hành vi xã hội, nhà xã hội học người Mỹ, là một trong những người đứng đầu trường phát xã hội học Chicago, là một trong những người sáng lập thuyết tương tác biểu trưng.

Theo H. Mead, con người không chỉ chịu áp lực từ phía xã hội mà còn chịu tác động ngay từ phía nội tâm của chủ thể hành động. Con người hoạt động tích cực vì nó đảm bảo sự tồn tại những đòi hỏi từ thế giới bên trong nội tâm. Con người luôn ghi nhớ và đặt cơ sở nhận thức của nó về một thế giới mà nó cho rằng có lợi cho bản thân, con người xác định những vật thể tự nhiên và xã hội mà đương đầu với nó trong một thế giới theo nghĩa: “Làm thế nào tận dụng hay sử dụng được chúng”. Muốn hiểu được chủ thể hành động, chúng ta phải đặt nhận thức của mình ( biểu trưng) vào cái mà các chủ thể khác đang hành động trong đời sống thực tế, khi con người tiếp xúc với thế giới thực tế và chỉ có ở đó con người mới thỏa mãn nhu cầu của mình...

Một trong những luận điểm trung tâm của thuyết Tương tác biểu trưng là các cá nhân trong quá trình tương tác qua lại với nhau không phản ứng đối với hành động trực tiếp của người khác mà là “đọc” và lý giải chúng.

Chúng ta luôn tìm những ý nghĩa gắn cho mỗi hành động, cử chỉ... đó chính là “biểu tượng”. Để có thể hiểu được ý nghĩa của hành động, cử chỉ của người khác (các biểu tượng), chúng ta cần phải nhập vào vai trò của người đó, nói cách khác là đặt mình vào vị trí của người đó. Chỉ khi chúng ta đặt mình vào vị trí của đối tượng tương tác chúng ta mới có thể hiểu hết ý nghĩa của những phát ngôn, những hành

33

động của họ. Đây cũng là yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách cá nhân. Theo lý thuyết này, con người như một thực thể sống trong thế giới của các biểu tượng và môi trường ký hiệụ Xã hội học thực hiện sự điều chỉnh cá nhân thông qua các biểu tượng đó. [6, tr15]

Vận dụng lý thuyết tương tác biểu trưng của H. Mead để lý giải về hiện tượng sử dụng ngôn ngữ mạng trong giới trẻ hiện nay để làm cơ sở lý giải về hành động sử dụng ngôn ngữ mạng, tại sao giới trẻ lại lựa chọn hành động này và chúng đã ảnh hưởng tới nhân cách của giới trẻ ra saọ Theo thuyết tương tác biểu trưng, để hiểu hơn về việc sử dụng ngôn ngữ mạng của giới trẻ, người luận giải cần phải đặt chính bản thân họ vào hoàn cảnh của người sử dụng mới hiểu hết được ý nghĩa của những phát ngôn và hành động của họ. Trong quá trình giao tiếp và quan hệ xã hội với các cá nhân, các bạn cùng lứa tuổi, văn hóa của các cá nhân khác đã ảnh hưởng trực tiếp tới suy nghĩ và nội tâm của các bạn trẻ, họ sẽ hành động theo những cái mà họ cho rằng nó có lợi cho bản thân, và thế giới nội tâm của họ mong muốn thể hiện. Ngôn ngữ 9x chính là một thứ phương tiện rất khác biệt và độc đáo đối với giới trẻ, qua đó nó phần nào thể hiện được những mong muốn và tâm tư của các bạn trẻ khi muốn thể hiện mình và đặc biệt là sáng tạo ra một cá tính riêng cho bản thân hay cho những người cùng một thế hệ (9x). Chính vì vậy, việc sử dụng ngôn ngữ mạng của học sinh THPT hiện nay là sự thể hiện nhu cầu và mong muốn của cá nhân giới trẻ.

Thuyết Tiểu văn hóa và văn hóa nghịch dòng

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng hai lý thuyết xã hội học chính làm cơ sở để giải thích việc sử dụng ngôn ngữ mạng ở sinh viên hiện nay là thuyết cấu trúc chức năng và thuyết tương tác biểu trưng. Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng thuyêt tiểu văn hóa và văn hóa nghịch dòng nhằm bổ trợ cho nghiên cứu trong việc tiếp cận văn hóa nhóm thanh niên, nhằm hiểu rõ hơn về văn hóa đặc trưng của thanh niên đặt trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện naỵ

34

Tiểu văn hóa

Các nhà xã hội học sử dụng thuật ngữ “tiểu văn hóa” để ám chỉ các mẫu văn hóa khác với văn hóa thống trị trong một số cách đặc biệt. Độ tuổi, dân tộc, giai cấp xã hội và cách sống tất cả đều khuyến khích sự hình thành các tiểu văn hóa trong xã hội [3, tr 95]

Các nghiên cứu về văn hóa thanh niên theo cách tiếp cận là một loại hình “tiểu văn hóa” thường tập trung vào phân tích các biểu tượng văn hóa gắn với cách phục trang, loại hình âm nhạc được ưa thích hoặc là những tác động hữu hình lên các thành viên của tiểu văn hóa đó.

Qua cách tiếp cận này, có thể thấy văn hóa thanh niên là một bộ phận không tách rời với văn hóa dân tộc, nó có mối liên hệ hữu cơ với các bộ phận và các thành tố khác của văn hóa dân tộc (suy rộng ra là cả nền văn hóa nhân lọai) theo cả ba chiều: chiều dọc, chiều phẳng ngang và chiều sâụ Văn hóa thanh niên, vì vậy, trước hết cũng phản ánh bản sắc văn hóa dân tộc, với những đặc điểm chung của nền văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, thanh niên là một nhóm xã hội - dân cư

Một phần của tài liệu Nhận thức và hành vi sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Xã hội học (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)