Việc sử dụng ngôn ngữ mạng trong các hoạt động của sinh viên

Một phần của tài liệu Nhận thức và hành vi sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Xã hội học (Trang 71)

Khi tiến hành nghiên cứu này, chúng tôi không chỉ quan tâm tới mức độ sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên hiện nay, mà chúng tôi còn quan tâm tới việc tìm hiểu xem sinh viên sử dụng ngôn ngữ mạng trong những hoạt động nào của đời

68

sống thường ngàỵ Để từ đó có thêm những đánh giá đầy đủ hơn về hoạt động sử dụng ngôn ngữ mạng trong sinh viên.

Như đã biết, ngôn ngữ mạng được sinh ra nhờ sự phổ biến của công nghệ thông tin và mục đích truyền tải thông tin của con ngườị Ngôn ngữ mạng khác với ngôn ngữ chính thống vì nó đã được người sử dụng thay đổi, sửa chữa một chi tiết hay toàn bộ câu chữ để tạo ra một ngôn ngữ mới, cách nói mới mang tính hài hước và dí dỏm hơn. Sau một thời gian dài sử dụng, ngôn ngữ mạng đã trở nên phổ biến, phát triển rộng rãi trong cộng đồng mạng như trong các chat room, diễn đàn, mạng xã hộị Thậm chí, mức độ lan rộng của nó đã dần lan rộng tới các hoạt động đời sống thường ngày, đặc biệt là sinh viên – đối tượng trực tiếp sử dụng ngôn ngữ mạng. Dưới đây là bảng số liệu cụ thể về mức độ sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên trong một số hoạt động thường ngày:

Bảng 2-5. Mức độ sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên trong một số hoạt động (tỷ lệ %) Mức độ Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Chƣa bao giờ

Giao tiếp hàng ngày 36,4 16,9 21,6 25,0

Chat 59,1 28,7 8,4 3,8

Tham gia diễn đàn, mạng xã hội 30,0 30,4 24,9 14,8

Chơi game online 23,2 22,8 24,5 29,5

Nhắn tin di dộng 53,2 34,6 8,9 3,4

Gửi Email 5,9 16,0 25,3 52,7

Viết thư tay 2,0 9,3 28,7 60,0

Ghi chép bài vở 18,6 22,8 17,7 40,9

Viết bài kiểm tra, tiểu luận, văn bản… 0,9 2,5 7,6 89,0

Nguồn: Số liệu khảo sát Nhận thức và hành vi sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên Việt Nam hiện nay, 10/2013

69

Kết quả khảo sát cho thấy, ngôn ngữ mạng đã được sử dụng trong tất cả các hoạt động hàng ngày của sinh viên hiện nay, tuy nhiên giữa các hoạt động khác nhau có sự chênh lệch về mức độ sử dụng.

Trong các hoạt động hàng ngày, ngôn ngữ mạng được sinh viên sử dụng trong khi chat và nhắn tin di động là thường xuyên nhất, tương đương 59,1% và 53,2%, có 28,7% người được hỏi trả lời họ thỉnh thoảng sử dụng ngôn ngữ mạng trong khi chat và 34,6% thỉnh thoảng sử dụng khi nhắn tin di động.

Biểu đồ 2-9: Mức độ sử dụng ngôn ngữ mạng trong khi Chat và nhắn tin di động (tỷ lệ %)

Nguồn: Số liệu khảo sát Nhận thức và hành vi sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên Việt Nam hiện nay, 10/2013

Từ số liệu trên cho thấy, ngôn ngữ mạng được sử dụng phổ biến nhất vẫn là trong các hoạt động giao tiếp gián tiếp. Điều này cũng dễ hiểu bởi chính sự phát triển của mạng Internet và nhu cầu trao đổi thông tin với nhau của con người là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời của ngôn ngữ mạng. Sự xuất hiện của ngôn ngữ mạng nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người khi họ muốn được sử dụng một thứ ngôn ngữ ngắn gọn hơn nhằm tiết kiệm thời gian mà lại tăng hiệu quả cảm xúc. Và chỉ ở môi trường Internet, khi con người nói chuyện gián tiếp, không

70

trực tiếp đối mặt với nhau thì ngôn ngữ mạng mới thật sự phát huy được thế mạnh của mình khi chúng vừa có thể tiết kiệm thời gian đánh máy cho người sử dụng, vừa thể hiện phong cách của người sử dụng, lại vừa diễn tả được cảm xúc, tình cảm của người sử dụng bằng những hình ảnh, những biểu tượng, khiến cho câu chuyện có thêm sức thu hút và cũng đỡ nhàm chán hơn. “Em thường sử dụng ngôn ngữ mạng này khi vào mạng và nhắn tin là nhiều nhất, vì chỉ có lúc đó, là lúc mình cần sử dụng đến bàn phím, mà nhiều khi dùng bàn phím, nhất là điện thoại, phải bấm từng chữ một rất lâu, chị cũng thấy rồi đấy, nên là viết tắt thường nhanh hơn, mà ai đọc cũng hiểu nên cũng không sợ. Ví dụ nhắn một chữ “Gì”, mình phải bấm tới 2 ký tự, mà bấm chữ I là phải bấm tới 3 lần mới ra được chữ I, rất là lâu, nên giờ mọi người viết tắt thành một ký tự là J, đọc cũng hiểu luôn. Nên em thấy ngôn ngữ mạng nó có nhiều cái hay mà” (Nam, sinh viên năm thứ 2, Trường ĐH KHXH&NV).

Trong thời đại bùng nổ các phương tiện truyền thông, không chỉ có mạng Internet mà mạng di động cũng đang góp phần tích cực vào công cuộc truyền bá, phổ biến ngôn ngữ mạng tới các bạn trẻ. Ngôn ngữ mạng đã thực sự phát huy được ưu điểm của chúng, khi giúp giới trẻ nhắn tin một cách nhanh chóng, tiết kiệm được được nhiều ký tự, không những thế, chúng còn góp phần tích cực trong việc truyền tải cảm xúc, giúp cho những tin nhắn vốn dĩ thô cứng trở lên sinh động và cá tính hơn. Chính vì thế mà rất nhiều bạn trẻ hiện nay, mỗi khi nhắn tin cho bạn bè, họ vẫn thường sử dụng ngôn ngữ mạng nhiều hơn ngôn ngữ chính thống. “Em cảm thấy việc sử dụng ngôn ngữ mạng khi nhắn tin hay gì đó là rất thú vị. Em cũng hay nhắn tin kiểu thế với bạn bè, nhất là những bạn cũng hay nhắn tin như thế, còn những bạn ít nhắn tin kiểu vậy thì mình dùng ít hơn. Nhưng em thấy khi nhắn tin mà mình thay đổi một số ký tự đi, vừa nhanh mà vừa thú vị hơn, cả người nhận cũng thấy thích chứ. Nhưng mà em nghĩ, nếu mà nhắn cho người lớn thì không nên, vì không phải ai cũng hiểu được cách viết này, đặc biệt là mấy người già hơn mình.” (Nữ, sinh viên năm thứ nhất, Trường ĐH KHXH&NV)

Trong các hoạt động khác, số người sử dụng ngôn ngữ mạng cũng tương đối nhiều như tham gia diễn đàn, mạng xã hội, chơi game online, gửi email hay viết thư

71

taỵ Số người thường xuyên sử dụng ngôn ngữ mạng trong các hoạt động này lần lượt là 30%, 23,2%, 5,9% và 2,0. Như vậy, ngôn ngữ mạng tỏ ra đặc biệt chiếm ưu thế trong các hoạt động trên mạng, những hoạt động mang tính tương tác càng cao thì số người sử dụng nó càng lớn, những hoạt động ít tương tác như gửi email và viết thư tay thì lại chiếm số lượng nhỏ hơn. Nghĩa là, ngôn ngữ mạng được sử dụng và phổ biến mạnh hơn trong các hoạt động trực tuyến có tính tương tác cao giữa các cá nhân, nó cũng chứng tỏ tỏ tính phổ biến và khả năng lan truyền của ngôn ngữ mạng đối với các bạn trẻ là rất lớn. “Em thấy mọi người thường lấy các status trên facebook, những lời bình luận trên các diễn đàn có sử dụng ngôn ngữ mạng ra để nói là là chúng em đang dùng một thứ tiếng biến thể, dị biệt, thiếu chuẩn mực. Nhưng mọi người cũng nên hiểu rằng đó là thế giới riêng tư của bọn em, để bọn em viết những điều chúng em suy nghĩ, nên bọn em thích viết thế nào là quyền của bọn em, không ảnh hưởng tới ai là được. Mà nói thật, em có thể viết, sử dụng thành thạo ngôn ngữ mạng, không có nghĩa là em không thể viết, và nói Tiếng Việt không chuẩn được. Facebook, diễn đàn hay chat chit, đều là thế giới của chúng em,và chúng em có quyền được tạo nên thế giới ấy theo cách mà bọn em muốn”. (Nữ, sinh viên năm thứ 1, Trường ĐH KHXH&NV)

72

Biểu đồ 2-10: Mức độ sử dụng ngôn ngữ mạng trong giao tiếp hàng ngày (tỷ lệ %)

Nguồn: Số liệu khảo sát Nhận thức và hành vi sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên Việt Nam hiện nay, 10/2013

Qua khảo sát các đối tượng nghiên cứu, chúng tôi cũng nhận ra một điều đặc biệt là, mặc dù ngôn ngữ mạng thường được thể hiện và sử dụng bằng chữ viết, nhưng hiện nay các bạn sinh viên đã mang cả ngôn ngữ mạng vào chính trong lời nói và đối thoại hàng ngàỵ Điều này một lần nữa nói lên sức lan tỏa của ngôn ngữ mạng là rất lớn trong đời sống giới trẻ hiện naỵ Có tới 36,4% những người được hỏi trả lời rằng họ thường xuyên sử dụng ngôn ngữ mạng trong đối thoại hàng ngày, 16,9% thỉnh thoảng sử dụng và 21,6% là hiếm khi dùng. Chỉ có 25% các bạn sinh viên được hỏi là chưa từng sử dụng ngôn ngữ mạng vào giao tiếp hàng ngàỵ Khi tìm hiểu sâu về vấn đề này, chúng tôi nhận ra rằng, giới trẻ hiện nay đang sử dụng rất nhiều những từ ngữ, “tiếng lóng” của ngôn ngữ mạng, mà đặc biệt phổ biến như một số từ “Sặc”, “Vãi”, “Chém gió”, “Củ chuối”, … Khi mang những từ này tra trong từ điển, thì kết quả nhận được là những định nghĩa về các loại động từ, danh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

73

từ chỉ có ý nghĩa khi đứng trong một cụm từ nào đó. Ví dụ: Sặc mùi (rượu), Sặc (động từ: Bị sặc do một vật vướng vào cổ họng), hay từ Vãi, chỉ có ý nghĩa khi đứng trong cụm từ như “vãi thóc”, “vãi lúa”, “rơi vãi”… Tuy nhiên, những từ tưởng như vô nghĩa khi đứng riêng lẻ đó, giờ lại hàm chứa bao cung bậc cảm xúc khi chúng được giới trẻ sử dụng trong giao tiếp hàng ngày, mà chỉ cần người nói thốt lên là đối phương có thể hiểu được hàm ý của câu nói đó. Có thể nói, đây chính là một dạng biến thể về nghĩa của tiếng Việt gốc, thay vì những hình thức ngôn ngữ mạng khác, thường biến thể về mặt hình thức ký tự. “Vãi chị, chị hỏi như thế thì em biết trả lời thế nàọ Đấy, chị thấy em dùng từ Vãi đấy, chị nghe có hiểu không? Có hiểu đúng không? Thế nên bọn em nói là chuyện bình thường, giờ khi nói mọi người hay đệm thêm mấy từ kiểu vãi, sặc, ặc ặc, vào thì nghe mới sinh động. Nghe cái biết ngay là đứa kia đang phản ứng thế nào” (Nam, sinh viên năm thứ nhất, Trường ĐH GTVT).

Biểu đồ 2-11: Mức độ sử dụng ngôn ngữ mạng trong khi ghi chép bài vở và viết bài kiểm tra, tiểu luận, văn bản (tỷ lệ %)

Nguồn: Số liệu khảo sát Nhận thức và hành vi sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên Việt Nam hiện nay, 10/2013

74

Theo số liệu trong biểu đồ 2-11, ngôn ngữ mạng còn được sử dụng cả trong việc ghi chép bài vở của sinh viên và nó còn xuất hiện trong ngay cả những bài kiểm tra, tiểu luận hay văn bản. Có 40,9% người được hỏi trả lời rằng họ chưa bao giờ sử dụng ngôn ngữ mạng trong ghi chép bài vở và 89% chưa bao giờ dùng nó trong các bài kiểm tra hay tiểu luận, các văn bản chính thống. Có thể thấy, vẫn còn rất nhiều sinh viên ý thức được phạm vi của việc sử dụng ngôn ngữ mạng ở đâu cho phù hợp. Tuy nhiên, số người sử dụng ngôn ngữ mạng để ghi chép bài vở cũng khá nhiều, trong đó 18,6% thường xuyên sử dụng, 22,8% thỉnh thoảng và 17,7% là hiếm khị Như vậy, mặc dù ngôn ngữ mạng không thực sự được sử dụng nhiều trong các hoạt động của sinh viên để ghi chép bài vở, song đã có một số bộ phận các bạn sinh viên đã sử dụng chúng trong các hoạt động ở mức độ khác nhaụ Như vậy, ngôn ngữ mạng không chỉ xuất hiện trong những hoạt động giao tiếp xã giao, trên mạng, mà nay nó còn đi vào những hoạt động yêu cầu sự nghiêm túc cao hơn. Mặc dù, ngôn ngữ mạng đáp ứng được nhu cầu viết nhanh, để kịp bắt mạch với bài giảng, song nếu quá lạm dụng sẽ có những hệ quả không tốt đối với giới trẻ. Đặc biệt là sự xuất hiện của ngôn ngữ mạng trong những bài văn, bài kiểm tra hay tiểu luận, văn bản… của giới trẻ hiện nay đúng là một vấn đề đáng để quan tâm. Một ví dụ về bài văn của nữ học sinh trung học phổ thông đã được báo chí đưa tin rất nhiều, bởi học sinh này đã sử dụng khá nhiều ngôn ngữ mạng, hay ngôn ngữ 9x vào trong bài viết của mình. Ngoài việc sử dụng ngôn ngữ mạng một cách vô tư trong bài, nữ học sinh này còn có những suy nghĩ rất ngô nghê và lạc đề.

Ví dụ: “Truyền thuyết kể lại thật ấn tượng khi Thánh Gióng ba tuổi chưa biết nói cười nhưng khi giặc Ân đến thì thoắt cái vươn vai để trở thành người lớn trong phút chốc, ngay sau đó thì đã dùng gậy sắt, cưỡi ngựa sắt uýnh tan giặc. Wow, thậm chí ông còn dùng cả bụi tre làm vũ khí! Xong xuôi thì thay vì ở lại để nhận huân chương Anh hùng, ông lại vội vã bay ngay lên trời, để lại một loạt fan và người hâm mộ ngơ ngác. Chắc là ông tuy thành người lớn nhưng tuổi vẫn trẻ con nên dễ ngượng trước đám đông, hoặc có thể ông ấy khiêm tốn và không mắc bệnh thành tích như người lớn bây giờ! Em hâm mộ ông, à… anh ấy lắm (mà sao trẻ thế

75

họ lại cứ bắt gọi là ông nhỉ?)! Nếu anh ấy mà không bay mất chắc ối người hâm mộ sẽ chết mê chết mệt. Ôi, anh Gióng thật manly, thật cool – thần tượng của em!”.

Bài văn này đã nhận điểm 0 từ giáo viên và nhận xét “vừa lạc đề mà tư tưởng có vấn đề”.

Ngoài ra, theo Thầy Nguyễn Mạnh Hiếu, giảng viên khoa ngữ văn Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cho biết, trong số gần 1.000 bài thi mà thầy đã chấm (Kỳ thi tuyển sinh đại học 2006) có hơn 2/3 bài làm chữ viết tệ hơn cả học sinh tiểu học, phần đông sai chính tả đến không thể chấp nhận. Tình trạng thí sinh viết văn như nói, viết mà chẳng biết viết gì vẫn diễn ra phổ biến. Trong lần chấm chung (cả tổ) môn văn, một giảng viên phải vất vả lắm mới đọc được nội dung, nhưng tìm mỏi mắt vẫn không thấy một dấu câu nào trong bài làm dài bốn trang của một thí sinh dự thi khối D [18]

Trên đây chỉ là một vài ví dụ điển hình, là một trong số rất nhiều những trường hợp mà các bạn trẻ đã sử dụng ngôn ngữ mạng trong các bài kiểm tra, tiểu luận… “Em chưa bao giờ dùng ngôn ngữ mạng trong bài kiểm tra hay tiểu luận cả, nhưng mà thi thoảng thì em cũng có dùng để ghi chép bài vở cho nhanh. Ở trên lớp nhiều khi thầy cô giảng nhanh, nên mình cũng phải làm sao ghi nhanh cho kịp, miễn là sau về đọc vẫn hiểu là được. Với cả vở ghi chép của mình không ai kiểm tra thì mình ghi cũng được. Chứ còn bài kiểm tra thì em chưa dùng bao giờ. Nhưng mà em nghĩ cũng có bạn dùng khi viết bài kiểm trạ Trên mạng cũng đăng đầy bài về cái vụ học sinh nào đó bị điểm 0 với điểm 2 vì dùng ngôn ngữ mạng đấỵ Chắc là em này dùng nhiều quá thành quen, lại không sợ thầy cô nên mới vô tư thế…” (Nữ, sinh viên năm thứ 3, Trường ĐH KHXH&NV). Với 0,9% những người được hỏi thường xuyên sử dụng ngôn ngữ mạng trong các bài viết, bài kiểm tra, 2,5% thỉnh thoảng sử dụng và 7,6% hiếm khi dùng là một con số tương đối nhỏ, tuy nhiên, với sự phổ biến và lan rộng của ngôn ngữ mạng, ngày càng được sử dụng rộng rãi trong giới trẻ, thì con số kia có thể sẽ còn tiếp tục tăng lên trong tương laị

76

Qua những số liệu và phân tích trên đây có thể kết luận rằng, hiện nay, ngôn ngữ mạng được sử dụng trong hầu hết các hoạt động của các bạn sinh viên, tuy nhiên mức độ sử dụng trong các hoạt động có sự khác nhaụ Ngôn ngữ mạng được sử dụng rộng rãi và chủ yếu trong các hoạt động trực tuyến như chat, nhắn tin di động, trên các diễn đàn mạng xã hội…nhiều hơn các hoạt động khác. Bên cạnh đó, ngôn ngữ mạng còn được chuyển thể thành ngôn ngữ nói và được giới trẻ sử dụng trong giao tiếp hàng ngày tương đối nhiềụ Các hoạt động khác như viết thư tay, gửi

Một phần của tài liệu Nhận thức và hành vi sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Xã hội học (Trang 71)