Các khái niệm công cụ

Một phần của tài liệu Nhận thức và hành vi sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Xã hội học (Trang 26)

Nhận thức

Nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người, nhưng đó không phải là sự phản ánh đơn giản, thụ động mà đó là quá trình biện chứng dựa trên sự hoạt động tích cực, sáng tạo của chủ thể trong quan hệ với khách thể (đã được cải biên ít nhiều).

Chủ thể nhận thức: là sự phản ánh hiện thực khách quan bởi con ngườị Vì thế chủ thể nhận thức chính là con ngườị Tuy nhiên, con người chỉ trở thành chủ thể nhận thức khi họ tham gia vào các hoạt động có tính chất xã hội nhằm nhận thức và biến đổi khách thể.

Thế giới khách quan luôn tồn tại với tư cách là khách thể nhận thức. Khách thể nhận thức không phải là toàn bộ thế giới hiện thực tồn tại bên ngoài và độc lập với với ý thức của con người mà đó chỉ là một bộ phận, một lĩnh vực nằm trong miền hoạt động thực tiễn và nhận thức của chủ thể. Chủ thể và khách thể nhận thức bao giờ cũng có mối quan hệ hữu cơ với nhau, trong hoạt động nhận thức chúng không thể thiếu nhaụ

Nhận thức là quá trình phức tạp, đầy mẫu thuẫn phải giải quyết như từ chưa biết cho đến biết, từ biết ít đến biết nhiều, đi từ hiện tượng tới bản chất, từ bản chất kém sâu sắc tới bản chất sâu sắc hơn, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Do đó, nhận thức là quá trình tư duy, ý thức là sản phẩm của tư duỵ [9, tr.112-113]

Hành vi

Hành vi (Behaviour) được nghiên cứu kỹ trong lý thuyết Hành vi (Behaviourism) rất phát triển ở Mỹ. Lý thuyết này cho rằng chỉ có thể nghiên cứu những phản ứng quan sát được của các cá nhân khi họ trả lời kích thích. J.Watson đại diện tiêu biểu của thuyết hành vi trong tâm lý học đã đưa ra mô hình hành vi gồm một chuỗi kích thích và phản ứng: S→R, trong đó S (Stimul) là tác nhân, R

23

(Reaction) là phản ứng. Theo sơ đồ này, hành vi của chúng ta hoàn toàn máy móc, cơ học và không có sự tham gia của ý thức hoặc một yếu tố nào khác. Như vậy, theo cách hiểu của lý thuyết hành vi chính thống, hành vi của con người chỉ là phản ứng máy móc, có thể quan sát được sau các tác nhân và nếu không quan sát được thì có thể nói là không có hành vị

Theo các nhà hành vi xã hội, giữa tác nhân và phản ứng không đơn giản là mối quan hệ trực tiếp và máy móc mà giữa chúng phải có những yếu tố trung gian được chia thành hai loại: các nhu cầu sinh lý và các yếu tố nhận thức. Một số nhà nghiên cứu khác còn chia các yếu tố trung gian thành 3 nhóm gồm:

Lý thuyết nhu cầu Lý thuyết giá trị

Tình huống thực hiện hành vi

Nhà xã hội học người Mỹ, G. Mead cho rằng “Chúng ta có thể giải thích hành vi con người, hành vi có tổ chức của nhóm xã hộị Hành vi xã hội không thể hiểu được nếu xây dựng nó từ các tác nhân và các phản ứng. Nó cần được phân tích như là một chỉnh thể được phân tích một cách độc lập”

Như vậy, hành vi xã hội là một chỉnh thể thống nhất gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài có mối quan hệ chặt chẽ với nhaụ Để có hành vi xã hội, các cá nhân phải suy nghĩ, đối chiếu, ảnh hưởng trước các tác nhân trước khi phản ứng, hoàn toàn không phải phản ứng một cách máy móc.

Hành vi là một chuỗi các hành động lặp đi lặp lại, thường sử dụng trong sự tác động đến môi trường, xã hội [2]

Sinh viên

Sinh viên là những người đang theo học chương trình giáo dục đại học được thực hiện từ hai đến ba năm học (đối với trình độ Cao đẳng) hoặc từ bốn đến sáu năm học (đối với trình độ Đại Học). Người vào Đại học – Cao đẳng phải có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp.[4, tr.10]

24

Ngôn ngữ

Ngôn ngữ là một tổ hợp biểu tượng quan trọng, một hệ thống giao tiếp, sử dụng âm thanh hoặc các biểu tượng khác nhau có ý nghĩa được quy định.

Ngôn ngữ là một trong những biểu hiện cơ bản để phân biệt giữa người và các loài động vật khác nhaụ Nhờ ngôn ngữ mà tư tưởng, giá trị, quan niệm và tri thức của chúng ta được lưu truyền, thể hiện và chia sẻ, hay nói một cách khác nhờ ngôn ngữ mà tư duy con người có thể chuyển giao và thu nhận các giá trị, chuẩn mực, văn hóa các khuôn mẫu của hành vi các nhân. Chính vì vậy, cho dù rất nhiều biểu hiện của văn hóa không dùng đến lời nói như hội họa, âm nhạc, các thói quen… nhưng vẫn có thể mô tả qua ngôn ngữ. Ngôn ngữ có thể không chính xác và khó hiểu nhưng nó vẫn là yếu tố chủ chốt trong chuyển giao văn hóạ [8, tr75]

Chữ viết

Chữ viết là hệ thống các ký hiệu để ghi lại ngôn ngữ theo dạng văn bản, là sự miêu tả ngôn ngữ thông qua việc sử dụng các ký hiệu hay các biểu tượng. Nó phân biệt với sự minh họa như các phác họa trong hang động hay các tranh vẽ, đây là các dạng ghi lại ngôn ngữ theo các phương tiện truyền đạt phi văn bản, ví dụ như các băng từ tính trong các đĩa âm thanh. Chữ viết có quan hệ mật thiết với ngôn ngữ nhưng không đồng nhất với ngôn ngữ. Người ta có thể không biết chữ nhưng vẫn có ngôn ngữ để giao tiếp. Nhiều dân tộc có ngôn ngữ riêng nhưng vẫn chưa có chữ viết [19].

Ngôn ngữ mạng

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã được tiếp cận với một số cách hiểu về ngôn ngữ mạng như sau: Ngôn ngữ mạng, hay còn gọi là ngôn ngữ chat, ngôn ngữ @, ngôn ngữ 9x là loại ngôn ngữ mới do giới trẻ hiện nay thường dùng. Ngôn ngữ mạng xuất hiện từ khi có sự bùng nổ của điện thoại, internet. Ở Việt Nam, ngôn ngữ mạng được coi là sự biến dạng của tiếng Việt, nó bao gồm sự kết hợp của những ký hiệu khác nhau và thường được sử dụng trên mạng Internet, cụ thể là trên các nhật ký các nhân (blog), trên các diễn đàn (forum), mạng xã hội (social network), các công cụ trò chuyện trực tuyến khác (yahoo messenger…), đặc biệt là

25

trong tin nhắn điện thoại (sms)…Ngôn ngữ mạng ra đời dựa trên sự sáng tạo, ham học hỏi và tìm tòi cái mới của giới trẻ, mong muốn thể hiện mình và đặc biệt là muốn tiết kiệm tối đa ký tự khi sử dụng trong giao tiếp của giới trẻ.

Một số hình thức biến đổi trong ngôn ngữ mạng:

- Sử dụng các ký hiệu trên bàn phím thay cho dấu

* : dấu râu; ? : Dấu hỏi

’ : dấu sắc; ~: Dấu ngã ` : dấu huyền . : Dấu nặng

^ : Dấu mũ ( : Dấu trăng

VD: Tôj đâu co’ lỗj gj` co* chu*” Dịch: Tôi đâu có lỗi gì cơ chứ

- Thêm chữ cái để tạo ra những âm mới gia tăng hàm lượng cảm xúc

VD: Về = dzìa, vui = dzui, thôi = thoai…

- Bỏ bớt chữ cái để tiết kiệm thời gian

VD: muốn = mún, buồn = bùn

- Thay thế bằng con số hoặc chữ cái khác

+ Thay thế 1 phần: Bà = pà; cảm ơn = cảm un; thành = tkank; làm = jam

+ Thay thế toàn bộ: gì = j, không = hem, rồi = oy

+ Thay chữ cái bằng số: VD: A = 4, E = 3,

- Viết hoa không theo quy tắc

VD: kác bạn có bít FíM sHiFt hÔg? MiN sẽ dZùNg kái Fím áy để tRaG tRí vĂn KủA MìN mụt Chút. FảI LuN LuN Cố gắg Để cHữ kủa MìN đẹp HơN Chữ KủA nG` kHáC cHứ! gọi Là Sĩ dZiện Điẹn tử đấy!! Hihi!!!!

26

Dịch: Các bạn có biết phím shift không !! Mình sẽ dùng cái phím ấy để trang trí văn của mình một chút. Phải luôn luôn cố gắng để chữ mình đẹp hơn chữ của người khác chứ ! gọi là sĩ diện điện tử đấy !! Hihi!!!!

- Mã hóa

Ghép số cạnh chữ

VD: G9 (Good night); 4 (four = for = cho); 4EAE (forever and ever)

Trên các diễn đàn, blog hiện nay, các cá nhân, bloger đã lưu truyền nhau một bảng chữ cái mật mã dành riêng cho ngôn ngữ 9x, với người bình thường, nếu đọc những dòng chữ được mã hóa dưới dạng mật mã này thì sẽ không thể hiểu được nội dung viết gì. Chính vì vậy hiện nay cũng đã xuất hiện đi kèm những phần mềm dùng để dịch (giải mã) ngôn ngữ 9x.

Mật mã ngôn ngữ mạng

Ngôn ngữ teen không chỉ dừng lại ở những kiểu biến thế trên, mà càng ngày càng được cải tiến hơn rất nhiều, trở thành loại ngôn ngữ mật mã, ngôn ngữ đảm bảo sự riêng tư của bạn một cách nhất định.

A = Cl B = 3 hoặc ß (ß = Alt+225) C = ( D = ]) E = F_ G = (¬ (¬ = Alt + 170) H = †| († = Alt+0134) I = ] K = ]< L = ]_ M = /v N = ][ O = º (º = Alt + 248 = Alt+0186) P = ]º QU = v/ R = Pv S = § T = † († = Alt+0134) U = µ (µ = Alt+230) V = v W = v/ X = >< Y = ¥ (¥ = Alt+157)

27

VD:

]\[(¬Cl¥ ]_µ(' ]\[Cl¥' ])Cl¥ PvF_ (Cl/v\? ††|Cl¥' /v\]]\[†|` 3Cl†' ]_µ( , ¥F_µ' ])µº]',††|]F_µ' 3Cl]\[? ]_]]\[†|~ ]<†|] ]<†|º]\[(¬ ††|F_? ]_º

]_Cl]\[(¬'(†|ºF_/v\]\[†|µ]\[(¬µº]`]<†|Cl('.

Dịch: Ngay lúc này đây, cảm thấy mình bất lực, yếu đuối, thiếu bản lĩnh khi không thể lo lắng cho em như người khác, không thể ở bên cạnh để an ủi em, lo lắng cho em mỗi ngày, chỉ còn biết viết entry, tất cả niềm tin đều đặt vào những entry như thế nàỵ

Bên cạnh một số hình thức của ngôn ngữ mạng như trên thì giới trẻ hiện nay còn sáng tạo ra rất nhiều những hình thức ngôn ngữ mạng khác nhaụ Như việc dùng ngoại ngữ xen với tiếng Việt: “like is afternoon” (thích thì chiều), “no table” (miễn bàn), “know die now” (biết chết liền) hay “lemon question” (chanh + hỏi thành chảnh), “I want to kiss toilet you” (anh muốn cầu hôn em), “sugar sugar ajinomoto ajinomoto” (đường đường, chính chính); hay thậm chí một số người còn sử dụng kiểu “chơi chữ” hay tiếng lóng thời đại và quen thuộc như: xịn, chảnh, chán như con dán, xinh như tinh tinh, tinh vi sờ ti con gà ri, già khốt ta bít, hiểu chết liền, biết chết liền…

Một phần của tài liệu Nhận thức và hành vi sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Xã hội học (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)