Có khá nhiều nguyên nhân khách quan dẫn tới việc sử dụng ngôn ngữ mạng hiện naỵ Qua những ý kiến của sinh viên trên địa bàn nghiên cứu, tác giả đã tổng hợp được một số nguyên nhân khách quan được các bạn đánh giá là khá quan trọng dẫn tới việc sử dụng ngôn ngữ mạng hiện naỵ
Mặc dù bằng kinh nghiệm và qua tìm hiểu, người nghiên cứu cũng có thể tự nhận định được một số nguyên nhân dẫn tới việc sử dụng ngôn ngữ mạng, tuy nhiên, vì muốn ý kiến được khách quan hơn, nên người nghiên cứu đã đặt câu hỏi trực tiếp với sinh viên để vừa thu được ý kiến khách quan, vừa tìm hiểu thêm về nhận thức của sinh viên trên địa bàn nghiên cứu đối với vấn đề sử dụng ngôn ngữ mạng hiện naỵ
Những nguyên nhân khách quan theo đánh giá của sinh viên bao gồm: Do sự phát triển của công nghệ thông tin; do sự thiếu chuẩn mực của báo chí, tác phẩm nghệ thuật dành cho giới trẻ; và do sự thiếu quan tâm của gia đình, nhà trường (Xem biểu đồ 3-1).
86
Biểu đồ 3-1: Nguyên nhân khách quan dẫn tới việc sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên (tỷ lệ %)
Nguồn: Số liệu khảo sát Nhận thức và hành vi sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên Việt Nam hiện nay, 10/2013
Sự phổ biến và phát triển của công nghệ thông tin
Theo số liệu trong biểu đồ 3-1, có tới 191 bạn cho rằng sự phổ biến và phát triển của công nghệ thông tin như điện thoại, internet chính là một nguyên nhân hàng đầu (chiếm 76,4%) khiến cho ngôn ngữ mạng ngày càng lan truyền và phổ biến rộng rãi trong giới trẻ ngày naỵ
Như chúng ta đã biết, Internet xuất hiê ̣n đã mang la ̣i nhiều lợi ích trong sự phát triển của xã hội . Những thông tin do Internet cung cấp r ất đa da ̣ng phong phú để lứa tuổi thanh niên, vị thành niên có thể tận dụng trong học tập , vui chơi, giải trí. Internet còn mang đến những cơ hô ̣i giao lưu, học tập . Tuy nhiên đă ̣c trưng của Internet là nhanh chóng , liên tu ̣c được câ ̣p nhâ ̣t , tiết kiê ̣m thời gian đã vô tình ảnh hưởng đến giới trẻ. Khi trò chuyê ̣n hoă ̣c chát trên ma ̣ng nếu muốn trao đổi thông tin nhanh, nói chuyện vớ i nhiều ngườ i mô ̣t lúc , ngôn ngữ giao tiếp buô ̣c phải giản tiê ̣n hơn. Họ bắt đầu tạo ra ngôn ngữ giản lược , biến đổi mô ̣t cách tối đa , nếu ai không
87
dùng bị cho là “không bình thường” , không hiê ̣n đa ̣i… Đây là đă ̣c trưng s ử dụng ngôn ngữ không chỉ của mô ̣t bô ̣ phâ ̣n sinh viên mà nó còn lan rô ̣ng ra cả nhóm thanh niên không kể giới tính , lứa tuổi, vị trí xã hội ở những cuộc trò chuyện , giao tiếp thông thường.
“Theo em nghĩ, có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc sử dụng ngôn ngữ mạng. Nhưng em nghĩ sự phát triển của mạng internet hay điện thoại mới là nguyên nhân chính. Bởi vì, chị cũng biết, bình thường bọn em hay dùng ngôn ngữ mạng để chat chit, tán gẫu với nhau, mà như thế thì chỉ qua mạng hay nhắn tin điện thoại được thôị Giờ hầu như ai cũng dùng máy tính cả, điện thoại cũng thế. Nên là chúng em mới có cơ hội sử dụng chứ. Em nghĩ đây là cái nguyên nhân quan trọng nhất đấỵ Không có mạng hay điện thoại thì chắc dùng ngôn ngữ mạng bằng niềm tin” (Nam, sinh viên năm thứ 2, Trường ĐH GTVT).
“Điện thoại ạ. À cả máy tính nữa, nói chung là có mạng. Trước đây, các anh chị trước ít dùng mạng hơn thì có sử dụng mấy đâu, giờ bọn em, hầu như đứa nào cũng biết ngôn ngữ mạng hết á. Đứa này nhắn tin cho đứa kia, rồi chat chit với nhau, 1 đứa dùng rồi cả nhóm cũng dùng. Thành ra, cứ lên mạng hay nhắn tin là y như rằng kiểu gì cũng gặp đứa dùng ngôn ngữ mạng. Chắc cũng có nhiều nguyên nhân thôi, nhưng em nghĩ việc sử dụng ngôn ngữ mạng được hay không phụ thuộc rất lớn vào công nghệ chị ạ” (Nữ, sinh viên năm thứ nhất, Trường ĐH KHXH&NV)
Như vậy, bằng cách chia sẻ những quan điểm của mình, sinh viên cho rằng, chính công nghệ thông tin là yếu tố hàng đầu dẫn đến sự ra đời của ngôn ngữ mạng, và cũng chính những phương tiện công nghệ thông tin như điện thoại, internet đã trở thành cầu nối cho sinh viên đến với ngôn ngữ mạng. Nhờ có điện thoại và internet mà ngôn ngữ mạng ngày càng phát triển và phổ biến trong sinh viên nói riêng và giới trẻ Việt Nam hiện nay nói chung.
88
Sự thiếu chuẩn mực của báo chí, tác phẩm… dành cho giới trẻ
Bên cạnh sự phát triển của công nghệ thông tin, thì một nguyên nhân khách quan khác cũng được sinh viên đánh giá khá cao đó chính là sự thiếu chuẩn mực trong văn phong của các tác phẩm nghệ thuật hay báo chí…dành cho tuổi trẻ. Có 34,4% những người được hỏi cho rằng đây là một nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hiện tượng trên. Như chúng ta đã biết, truyền thông đại chúng có ảnh hưởng rất lớn đến lối sống của một bộ phận thanh niên nói chung và sinh vi ên nói riêng . Ở lứa tuổi chi ̣u nhiều ảnh hưởng này giới trẻ dễ dàng tiếp nhâ ̣n và đồng tình với những thông tin đưa ra trên các chương trình , ấn phẩm dành cho lứa tu ổi của mình. Nhưng trong thực tế, một số tờ báo dành cho nhóm tuổi này đang bỏ qua viê ̣c đi ̣nh hướng thẩm mỹ , giá trị đúng đ ắn cho đô ̣c giả của mình bằng viê ̣c hưởng ứng những sai lê ̣ch của mô ̣t bô ̣ phâ ̣n thanh niên , đă ̣c biê ̣t là viê ̣c sử du ̣ng ngôn ngữ . Nhiều tờ báo trước kia chứa nhiều nô ̣i dung như thơ, những câu chuyê ̣n giầu cảm xúc , những bài học kinh nghiệm ... thì hiện nay nổi lên với những nội dung thời trang , tình yêu , quảng cáo, cùng với những tiêu đề nóng, thu hút sự chú ý của đô ̣c giả.
“Sách báo bây giờ nhiều khi nhàm quá. Viết vớ va vớ vẩn, chủ yếu toàn giật tít câu view, chứ nội dung lại chẳng có gì cả. Nhiều cái tin trời ơi đất hỡi nào ấy, giật tít thì rõ là hay thế mà đọc vào nội dung thì nhạt toẹt. Em gặp đầy bài báo mạng cũng sử dụng ngôn ngữ 9x của bọn em, như mấy câu “rúng động” giờ gặp thường xuyên luôn. Báo nào cũng thấy rúng động chuyện nọ, rúng động chuyện kia… Đủ chiêu đủ trò câu kéo, thành ra nó phản cảm. Giờ mình dùng net nhiều, nhiều người cũng dễ bị ảnh hưởng lắm” (Nam, sinh viên năm thứ 4, Trường ĐH KHXH&NV)
Điển hình cho trường hợp này chính là sự kiện cuốn sách do họa sĩ Thành Phong thực hiện với mục đích tập hợp “những câu nói phổ biến trong giới trẻ”. Lần đầu phát hành năm 2011, cuốn sách mang tên “Sát thủ đầu mưng mủ” đã gây ra nhiều dư luận trái chiềụ Phần lớn ý kiến dư luận không đồng tình, bởi nội dung của cuốn sách là tập hợp những câu nói mang tính “sáng tạo” của giới trẻ hiện nay như:
89
“Một con ngựa đau, cả tàu được ăn thêm cỏ". Xét về câu chữ cho thấy, đối tượng hướng đến của cuốn sách là giới trẻ, nội dung bao gồm những câu nói, thành ngữ, tục ngữ được “châm biếm”, nói ngược lại với chuẩn mực truyền thống, chính vì vậy, nó phần nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tư tưởng và ngôn ngữ của giới trẻ hiện nay, khi mà tâm lý tuổi trẻ luôn luôn ham học hỏi và đi theo trào lưụ Tuy nhiên, sau khi có nhiều ý kiến trái chiều, một thời gian sau cuốn sách này đã bị thu hồi và tạm dừng phát hành.
Có thể nói, đây chỉ là một trong nhiều trường hợp các tác phẩm dành cho tuổi trẻ thiếu đi sự chuẩn mực và giá trị thẩm mỹ. Thậm chí nhiều chương trình được phát trên sóng truyền hình cũng ngày càng dễ dãi về nội dung, văn phong thiếu chuẩn mực. Ví dụ, ngay trong chính chương trình “Thư giãn cuối tuần” phát trên sóng VTV3 - Đài truyền hình Việt Nam, nhiều số khi được phát sóng đã gây phản cảm cho người xem bởi sự tục tĩu và sử dụng cả ngôn ngữ mạng trong tác phẩm. Trong tiểu phẩm ở mục “Copy và Bơm vá”, chương trình số 92 có sự tham gia của diễn viên Tự Long và NSƯT Trần Hạnh, đạo diễn đã đưa ra một tình huống khá phản cảm: Người bố say rượu, bị con bắt nằm lên giường, giơ mông cho con đánh đòn, những câu thoại trong tiểu phẩm đã “ăn theo” cách nói kiểu sách “Sát thủ đầu mưng mủ” của giới trẻ: “Con ơi, bố say bét nhè con gà què, con đừng cầm roi nhảy choi choị..”. Đứa con nghe vậy cười ngặt nghẽo, tha không đánh đòn ông bố. Vậy là ông bố xin đi học để cập nhật ngôn ngữ teen, phòng khi bị con đánh còn có “võ” mà xoa dịụ
Ông bố được nhân vật Phô (diễn viên Tự Long) chỉ cho vài chiêu nói theo cách của “Sát thủ đầu mưng mủ”. Ngoài những câu cóp nhặt ngoài đời như: Thoải mái như con gà mái, ăn chơi không sợ mưa rơi, ác như con tê giác, cái sảy nảy cái thai, một điều nhịn là chín điều nhục... kịch bản và diễn viên còn quá lạm dụng những từ ngữ nhạy cảm khiến người xem không còn nhận thấy đâu là ranh giới của sự phê phán và phản giáo dục.
90
Bên cạnh những chương trình, tác phẩm mang tính chính thống cao nhưng cũng chưa được chặt chẽ về chuẩn mực thì trên các diễn đàn, mạng xã hội, chuẩn mực của ngôn ngữ ngày càng khó được kiểm soát hơn. Các diễn đàn, mạng xã hội được lập ra nhằm mục đích tạo không gian chung cho các thành viên cùng sinh hoạt, chia sẻ những bài học, kinh nghiệm cá nhân. Tuy nhiên, một số diễn đàn, mạng xã hội không chú trọng tới việc đặt ra những quy định, phép tắc hành văn trên diễn đàn, do đó ngôn ngữ mạng đã được sử dụng khá phổ biến.
VD: Trên một diễn đàn khá nổi tiếng dành cho chị em phụ nữ, thường xuất hiện những câu hỏi và góp ý của thành viên bằng việc sử dụng ngôn ngữ mạng, như sau: “Chào các mẹ cùng cả nhà, Em cũng có nghe ngu*o*`i ta nói là trong tháng thu*' 4 và 5 thu*ơ`ng bị ho khan vài tiếng trong ngày, là lúc đó em bé mọc tóc :1:. Nhu*ng em thì ít ho lắm nhu*ng gio*` thì có hiện tu*o*.ng ngu*'a no*i vùng bụng, ngu*'a khó chịu lắm, mấy ngu*o*`i già thì bảo đấy cũng là triệu chu*'ng em bé mọc tóc, eo ôi ngu*'a làm em gãi thí khổ lắm..hihị..Không biết thu*' 6 này đi gặp bác sĩ, không biết bác sĩ bảo sao nu*~a ...baby của em sẽ 6 tháng trong tuâ`n nàỵ..Không biết hiện tu*o*.ng ngu*'a no*i vùng bụng nhu* em, có mẹ nào giống vậy không huh? có gì cho em biết nhá, chu*' ngu*'a làm gãi trày cả da bụng lên đấy ạ
Chúc các mẹ cùng cả nhà một ngày thật vui và an lành...” [23]
Nhìn vào đoạn chia sẻ trên, dễ nhận ra được người viết đã sử dụng ngôn ngữ mạng, cụ thể chính là hình thức sử dụng ký hiệu trên bàn phím thay cho dấụ Nếu chỉ nhìn lướt qua thì sẽ rất khó hiểu được người viết đang viết những gì. Tuy nhiên, đây mới chỉ là một dạng thức tương đối dễ của ngôn ngữ mạng. Một số cách viết khác còn thực sự khiến cho người đọc cảm thấy “bế tắc” vì không thể dịch nổi nội dung của người viết muốn truyền tảị
Hay như một đoạn status (trạng thái) của một thành viên trên mạng xã hội Facebook có sử dụng ngôn ngữ mạng như sau:
91
Qua một số ví dụ trên đây, có thể thấy, báo chí hay những tác phẩm dành cho giới trẻ có ảnh hưởng không nhỏ tới nhận thức và hành vi của giới trẻ. Bởi ngày nay, hầu hết sinh viên hay thanh niên đều có cơ hội được tiếp xúc với nhiều loại hình văn hóa, truyền thông khác nhau, do đó, sự tiếp thu và học hỏi từ những tác phẩm, chương trình, từ cộng đồng là rất lớn. Lý giải điều này theo thuyết tương tác biểu trưng của H.Mead, trong quá trình giao tiếp và quan hệ xã hội với các cá nhân, các bạn cùng lứa tuổi, thì chính văn hóa của người khác, nhóm khác sẽ có những ảnh hưởng trực tiếp tới suy nghĩ và nội tâm của giới trẻ, khiến giới trẻ sẽ hành động theo những cái mà họ cho rằng nó có lợi cho bản thân và thế giới nội tâm của họ mong muốn thể hiện. Bởi vậy, khi những tác phẩm nghệ thuật, báo chí hay trên các diễn đàn nghệ thuật không quan tâm hoặc dễ dãi đối với những hành vi lệch lạc, trong đó có việc sử dụng ngôn ngữ mạng, thì vô hình dung chính những phương tiện này đã tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến giới trẻ và việc học theo là không thể tránh khỏị
Sự thiếu quan tâm của gia đình và nhà trường
Theo số liệu trong biểu đồ 3-1, có 26% các bạn sinh viên cho rằng, sự thiếu quan tâm của gia đình và nhà trường trong việc tuyên truyền gìn giữ bản sắc tiếng Việt gốc đối với con em mình đã khiến cho nhiều bạn trẻ quá dễ dãi trong việc tiếp thu những luồng văn hóa mới mà không có chọn lọc, thờ ơ với những hoạt động giữ gìn và bảo vệ tiếng mẹ đẻ.
Trong thời đại ngày nay, không chỉ riêng Hà Nội, mà tại nhiều nơi khác, sự quan tâm của gia đình dành cho con cái càng ngày càng rời rạc, bố mẹ không định
92
hướng cho con mình, không tìm hiểu con mình làm gì, nghĩ gì… nên các bạn trẻ rất dễ bị ảnh hưởng từ bên ngoài, kể cả sự ảnh hưởng đó là tiêu cực hay tích cực. Bên cạnh đó, tuổi trẻ còn là tuổi bốc đồng, khó phân biệt được những giá trị đúng sai, nên việc các bạn sinh viên nhanh chóng tiếp thu và phát huy ngôn ngữ mạng là điều không khó hiểụ Mặc dù, chúng ta vẫn chưa khẳng định được ngôn ngữ mạng là tốt hay xấu nhưng vì đó là cái mới, cái theo phong trào thì nó cũng có thể biến đổi theo chiều hướng tiêu cực, bởi vậy, sự quan tâm từ chính gia đình và nhà trường đối với con em mình trong mọi hoạt động sống luôn luôn là cần thiết và đáng được lưu tâm.