Qua những phân tích trên đây, dù muốn hay không, hiện nay ngôn ngữ mạng vẫn đang phát triển tràn lan và cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có nhiều biện pháp quản lý sự phát triển và lan rộng của loại ngôn ngữ nàỵ Trong nghiên cứu này, tác giả cũng muốn tìm hiểu một vài dự báo qua chính những đánh giá của sinh viên về những hệ quả của việc sử dụng ngôn ngữ mạng trong tương laị Mặc dù, dựa trên kinh nghiệm của bản thân người nghiên cứu thì cũng có thể nhận thức được những hệ quả của việc sử dụng ngôn ngữ mạng, tuy nhiên, với mong muốn có cái nhìn khách quan và toàn diện hơn nên nghiên cứu đã tiến hành hỏi trực tiếp ý kiến của sinh viên về những hệ quả của việc sử dụng ngôn ngữ mạng. Sau khi thu thập và xử lý thông tin, nghiên cứu đã tổng hợp được một số dự báo được sinh viên đánh giá là khá quan trọng về hệ quả của việc sử dụng ngôn ngữ mạng trong tương laị
Dưới đây là bảng số liệu tổng hợp đánh giá của sinh viên về hệ quả của sử dụng ngôn ngôn mạng.
103
Bảng 3-3: Những hệ quả dự báo của việc sử dụng ngôn ngữ mạng theo đánh giá của sinh viên
Hệ quả Số lƣợng Tỷ lệ
(%)
Gây rào cản trong giao tiếp 114 45,6
Ảnh hưởng tới sự trong sáng của Tiếng Việt và văn hóa dân tộc
161 64,4
Ảnh hưởng tới văn hóa sử dụng ngôn ngữ của thanh niên trong tương lai
145 58,0
Khác 15 6,0
Nguồn: Số liệu khảo sát Nhận thức và hành vi sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên Việt Nam hiện nay, 10/2013
Nhìn vào bảng số liệu trên, có thể thấy rất nhiều sinh viên đã nhận thức được những hệ quả của ngôn ngữ mạng đã và đang ảnh hưởng trực tiếp tới tiếng Việt và văn hóa sử dụng tiếng Việt. Trong số những người được hỏi, có tới 161 người (64,4%) cho rằng sử dụng ngôn ngữ mạng đã ảnh hưởng tới sự trong sáng của Tiếng Việt và văn hóa dân tộc; 145 người (58%) đồng tình với việc sử dụng ngôn ngữ mạng sẽ làm ảnh hưởng tới văn hóa sử dụng ngôn ngữ trong tương lai; những người cho rằng ngôn ngữ mạng đã gây rào cản trong giao tiếp cũng không nhỏ, chiếm 45,6% tổng số người được hỏị Như vậy, ngôn ngữ mạng đã và đang được sử dụng rộng rãi trong sinh viên hiện nay và sinh viên cũng nhận thức được nó mang lại nhiều hệ quả mang đáng lo ngạị
Theo đánh giá của sinh viên trên địa bàn điều tra, ngôn ngữ mạng gây rào cản trong giao tiếp chính là một hệ quả đã và đang diễn ra trong xã hội Việt Nam hiện naỵ Ngôn ngữ mạng phát triển một cách tràn lan, lây lan sang cả ngôn ngữ chữ viết trong nhà trường. Thông qua các phương tiện truyền thông chúng ta được biết đến nhiều bài văn “cười ra nước mắt” của thế hệ trẻ, sử dụng ngôn ngữ chat
104
trên mạng vào bài kiểm tra trong nhà trường, trong các kỳ thi tốt nghiệp, chuyển cấp, thậm chí cả thi đại học. Một ví dụ điển hình là bài văn của một bạn học sinh lớp 10 trường Marie Curie đã gây chấn động cả Hà Nội lẫn cả nước. (Xem khung minh họa).
Hiện giờ những bài văn sử dụng ngôn ngữ mạng như vậy xuất hiện ngày càng nhiều, ngôn ngữ mạng
ngày càng sử dụng rộng rãi, trở thành một hiện tượng, một trào lưu đáng được báo động. Rào cản ngôn ngữ đã xuất hiện giữa học sinh, sinh viên và thầy cô giáọ Nếu không có biện pháp ngăn chặn thì ngôn ngữ mạng sẽ tràn lan trong cả nhà trường, trên giảng đường, trong gia đình và ngoài cộng đồng xã hộị Sẽ ra sao nếu một ngày trong tương lai, nghe các bạn trẻ nói chuyện mà thế hệ khác không hiểu gì, giống như giới trẻ đang sử dụng ngoại ngữ, và như vậy nghĩa là giới trẻ
đã tự cô lập mình, tự biến mình thành người nước ngoài ngay trên mảnh đất mẹ đẻ. Các mối quan hệ xã hội do đó cũng dần trở nên lỏng lẻo và nguy hiểm hơn là gây ra sự xung đột và mâu thuẫn trong quá trình giao tiếp.
Đất nước ta trải qua hơn 1000 năm văn hiến, tiếp thu và chọn lọc tinh hoa của nhiều nước trên thế giới để rồi sáng tạo ra ngôn ngữ của riêng mình . Nhờ sự
105
sáng tạo và học hỏi cần cù vốn là bản chất của người Việt mà Ti ếng Việt ngày càng trở nên phong phú hơn đa dạng hơn. Mặc dù, ở khía cạnh nào đó chúng ta nên thừa nhận ngôn ngữ mạng là một sự sáng tạo, một nét đ ộc đáo, một thứ m ới lạ, khẳng định được thế hệ sinh viên hiện nay có suy nghĩ của riêng mình, tạo lối đi riêng cho bản thân, không theo bất cứ mô ̣t tiền lê ̣ hay khuôn khổ nào . Nhưng cũng như khi dùng một thứ thuốc nào đó quá nhiều, quá liều thì nó sẽ gây phản tác dụng, một khi sinh viên sử dụng nó mọi lúc mọi nơi và cố gắng biến “ngôn ngữ riêng” của một bộ phận giới trẻ thành “ngôn ngữ chung” của xã hội thì đó chính là sự tấn công vào ngôn ngữ tiếng Việt, ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt, tinh hoa của dân tộc Việt Nam, từ đó ảnh hưởng đến bản sắc văn hóa và ngôn ngữ đại diện cho cả dân tộc. Hiện nay, khi thế giới nói đến chữ Việt Nam thì nó sẽ là một dạng ngôn ngữ vần luật với cấu trúc ngữ pháp vững chắc và ổn định và không dễ bắt chước, đó chính là nét đặc trưng ngôn ngữ của nước tạ Vậy nếu khi ngôn ngữ mạng tấn công vào tiếng thuần Việt chính thống thì đó sẽ là một loại chữ biến thể với những quy tắc tùy tiện vô tội vạ, ai cũng có thể tạo ra những ký hiệu riêng, ngữ pháp lủng củng không có vần luật nhất định, khi đó tiếng Việt có lẽ sẽ là một mớ lộn xộn lai tạp, vừa giống tiếng Thái Lan, Nhật Bản, vừa nhang nhác tiếng Ả Rập… và tinh hoa của dân tộc sẽ mất đi, nhường chỗ cho một sự hỗn loạn. Đây là một hệ quả mà các nhà quản lý xã hội cần phải nắm được và có sự quan tâm đúng mức.
Ngôn ngữ mạng có nguy cơ ảnh hưởng tới văn hóa sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ trong tương laị Hệ quả này rất dễ nhận ra khi ta vận dụng viễn tưởng xã hội học áp dụng với khuynh hướng phát triển ngôn ngữ mạng hiện naỵ Thế hệ sinh viên hiện nay bao gồm những người sinh từ năm 1990 trở đi, tức là từ 18 tuổi trở lên. Như vậy, trong một tương lai rất gần, sinh viên sẽ gia nhập xã hội, ngoài trở thành những ông bố bà mẹ tương lai, sinh viên còn trở thành lực lượng nòng cốt và rường cột của xã hội, là những người soạn thảo và làm ra pháp luật. Sẽ như thế nào nếu hệ thống văn bản pháp luật xuất hiện những chữ viết dưới dạng ký tự mới lạ mà những người thuộc thế hệ già hơn không thể hiểu nổị Sẽ thế nào nếu các bạn trẻ này dạy con nói bằng ngôn ngữ mạng và viết bằng ngôn ngữ mạng? Sẽ thế nào nếu
106
ông bà không hiểu cháu mình nói gì? Sẽ thế nếu ngôn ngữ mạng tấn công một cách trực tiếp vào tiếng Việt chính thống, lan tràn cả vào các văn bản pháp luật? Vấn đề văn hóa giao tiếp, thuần phong mĩ tục bị đe dọa nghiêm trọng, xuất hiện sự khủng hoảng chữ viết, khủng hoảng ngôn ngữ và kèm theo đó là rối loạn xã hộị Những hệ quả trên không phải là sự phóng tác trí tưởng tượng mà là nhận biết nguy cơ tiềm ẩn dưới dấu hiệu thực trạng phát triển một cách không kiểm soát và không có bất kỳ sự quản lý nào hiện naỵ
Bởi vậy, trong phạm nghiên cứu này, mặc dù còn hạn hẹp, nhưng người nghiên cứu cũng muốn tìm hiểu và tổng hợp từ đánh giá của sinh viên về một số những nguy cơ của việc sử dụng ngôn ngữ mạng nếu không được kiểm soát và quản lý chặt chẽ. Mong rằng kết quả của nghiên cứu này sẽ là nền tảng cho những công trình nghiên cứu sau này, để nghiên cứu rõ hơn về vấn đề nàỵ
Trên đây là một số những hệ quả dự báo của việc sử dụng ngôn ngữ mạng trong tương lai mà nghiên cứu đã tìm hiểu được thông qua đánh giá của sinh viên. Bên cạnh đó, trong phần này, nghiên cứu cũng muốn mở rộng thêm phần tìm hiểu nhận thức của sinh viên về hoạt động bảo vệ và giữ gìn “sự trong sáng của tiếng Việt” hiện nay.
107
Biểu đồ 3-4: Nguồn cung cấp thông tin về hoạt động bảo vệ và giữ gìn tiếng Việt (tỷ lệ %)
Nguồn: Số liệu khảo sát Nhận thức và hành vi sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên Việt Nam hiện nay, 10/2013
Khi được hỏi về nguồn cung cấp thông tin về các hoạt động bảo vệ và giữ gìn tiếng Việt, có tới 90,8% những người được hỏi trả lời rằng đã từng nghe hoặc biết về hoạt động nàỵ Trong đó 64,9% cho biết họ đã nghe tới hoạt động này qua các phương tiện truyền thông đại chúng như báo, đài, tivi, internet…; 49,1% được biết thông qua nhà trường và 30,7% biết thông qua bạn bè, 19,3% qua gia đình. Như vậy có thể thấy rằng, truyền thông, đặc biệt là internet hiện nay đã góp phần rất lớn trong việc tuyên truyền bảo về giữ gìn tiếng Việt. Việc sử dụng internet phổ biến trong thời buổi ngày nay đã giúp cho việc truyền thông tin vô cùng hiệu quả. Chỉ cần truy cập internet và tìm kiếm theo từ khóa như ngôn ngữ mạng, ngôn ngữ 9x, ngôn ngữ chat… là sẽ có hàng ngàn kết quả về vấn đề này với nhiều bài viết phân tích, đánh giá, khen chê về ngôn ngữ mạng. Dù dưới hình thức nào thì chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy rằng, ngôn ngữ mạng đang là một vấn đề được quan
108
tâm của xã hội và là chủ đề bàn cãi của rất nhiều đối tượng. Không chỉ có truyền thông, mà gia đình và nhà trường cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền và định hướng về văn hóa sử dụng tiếng Việt. Thậm chí, đây chính là hai chủ thể quan trọng trong việc định hướng về lối sống của học sinh, sinh viên hay con em mình.
Biểu đồ 3-5: Đánh giá của sinh viên về hoạt động bảo vệ và giữ gìn tiếng Việt (tỷ lệ %)
Nguồn: Số liệu khảo sát Nhận thức và hành vi sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên Việt Nam hiện nay, 10/2013
Một điều đáng mừng đó là mặc dù giới trẻ hiện nay đặc biệt là sinh viên đã và đang sử dụng ngôn ngữ mạng khá phổ biến, nhưng khi được hỏi về việc bảo vệ và giữ gìn "sự trong sáng của tiếng Việt" là có cần thiết hay không, thì phần lớn ý kiến đều đồng tình, trong đó 48% cho rằng đó và việc rất cần thiết, 41,2% cho rằng là cần thiết, và chỉ có 9,6% cho rằng việc đó là bình thường, 1,2% cho rằng đó là không cần thiết. Dựa trên kết quả này, mặc dù ngôn ngữ mạng được sử dụng khá phổ biến trong sinh viên hiện nay, nhưng khi được nêu trực tiếp quan điểm của mình về việc bảo vệ và giữ gìn tiếng Việt, thì phần lớn các bạn đều đồng tình. Như
109
vậy, nhận thức của sinh viên nói riêng hay thanh niên nói chung vẫn đánh giá cao về tiếng Việt gốc và sự bảo vệ ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ là vô cùng quan trọng và cần thiết. Mặc dù các bạn vẫn đang sử dụng ngôn ngữ mạng hàng ngày, nhưng có thể là bởi vì sử dụng chúng theo trào lưu, theo chúng bạn và bởi vì chưa có nhiều sự răn đe đối với việc sử dụng ngôn ngữ mạng.
Theo tìm hiểu của người nghiên cứu, trong thực tế cũng đã có nhiều hoạt động tuyên truyền bảo vệ giữ gìn tiếng Việt của chính các bạn sinh viên. Điển hình như triển lãm “My S: Việt Nam trong tôi” của các bạn sinh viên lớp Quảng cáo
K31 trường Học viện Báo chí Tuyên truyền diễn ra trong hai ngày 19 và 20/11/2013 ngay tại khuôn viên trường. Điểm nổi bật của trong triển lãm này chính là thông điệp “giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt” được gửi gắm trong câu chuyện tình yêu dễ thương. Trong tác phẩm của mình, các bạn sinh viên nhóm 2, lớp Quảng cáo K31 đã truyền thông điệp giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, thông qua một hình thức vô cùng sáng tạo, gần gũi và hấp dẫn đối với các bạn trẻ, đó chính là câu chuyện tình yêu dễ thương giữa hai bạn trẻ: “Em yêu anh vì…” (Xem ảnh minh họa).
110
Mặc dù quy mô buổi tuyên truyền không quá lớn, nhưng nhóm sinh viên 2 của Quảng cáo 31 đã dùng một câu chuyện gần gũi, đơn giản để nhắc nhở chúng ta – những người Việt trẻ (đặc biệt là những người Việt trẻ sẽ làm truyền thông trong tương lai) hãy sử dụng Tiếng Việt một cách nghiêm túc hơn, đôi khi chỉ cần viết đúng chính tả cũng đã là một cách giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt rồị Bởi vì giữ gìn tiếng Việt chính là giữ gìn linh hồn, bản sắc của dân tộc Việt Nam. Buổi tuyên truyền này của các bạn sinh viên Học viện Báo chí Tuyên truyền được đánh giá rất có ý nghĩa và nhận được rất nhiều sự đồng tình, ủng hộ của thầy cô và các bạn trẻ.
Sau khi phần lớn các bạn sinh viên đều đưa ra những ý kiến đánh giá cao việc bảo vệ và giữ gìn tiếng Việt, thì người nghiên cứu có đặt thêm một câu hỏi đối với sinh viên là trong tương lai, nếu có cơ hội sử dụng ngôn ngữ mạng, thì các bạn có muốn tiếp tục dùng chúng hay không?
Biểu đồ 3-6: Xu hƣớng lựa chọn sử dụng ngôn ngữ mạng trong tƣơng lai (tỷ lệ %)
Nguồn: Số liệu khảo sát Nhận thức và hành vi sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên Việt Nam hiện nay, 10/2013
111
Khi được hỏi, 45,2% sinh viên trả lời sẽ tiếp tục dùng ngôn ngữ mạng, 36% phân vân chưa biết và 18,8% từ chối tiếp tục sử dụng. Như vậy, phần lớn sinh viên vẫn muốn tiếp tục sử dụng ngôn ngữ mạng, số lượng còn đang phân vân cũng khá nhiềụ Trong số những bạn còn đang phân vân này thì cũng có một phần hiện vẫn đang sử dụng ngôn ngữ mạng. Chứng tỏ rằng, ngôn ngữ mạng vẫn đang và tiếp tục được sử dụng rộng rãi trong giới trẻ hiện naỵ Việc nó sẽ tiếp tục phát triển ngày càng mở rộng hay sẽ bị hạn chế lại phụ thuộc vào lựa chọn của các bạn trẻ. Tuy nhiên, việc giới trẻ lựa chọn nhiều hay ít chính là việc chúng ta muốn ngôn ngữ mạng phát triển đến đâụ Nếu những hệ quả tiêu cực của ngôn ngữ mạng đủ để chúng ta cảm thấy rằng nó có những nguy cơ lớn, thì xã hội cần có những biện pháp mạnh để ngăn chặn việc phát triển tràn lan của ngôn ngữ nàỵ Còn nếu, xã hội vẫn đồng tình hoặc không có nhiều biện pháp can thiệp, thì ngôn ngữ mạng vẫn sẽ tiếp tục phát triển mà khó kiểm soát được. Và theo quy luật phát triển chung của xã hội, ngôn ngữ mạng có thể phát triển trở thành một loại ngôn ngữ mới, hoặc nó cũng có thể lụi tàn theo thời gian, giống như nhiều trào lưu của giới trẻ, nở rộ rồi dần dần vụt tắt.
112
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận
Qua nghiên cứu Nhận thức và hành vi sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Khảo sát tại trường ĐH KHXH&NV và trường ĐH GTVT Hà Nội), nghiên cứu đã rút ra được một số vấn đề khá quan trọng. Tuy nhiên, phương pháp chọn mẫu phi xác suất trong nghiên cứu này chưa cho phép kết quả nghiên cứu được suy rộng ra tổng thể. Vì vậy, về phạm vi, có thể xem đây là một nghiên cứu trường hợp tại một địa bàn nhỏ là hai trường Đại học KHXH&NV