Mục đích sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên hiện nay

Một phần của tài liệu Nhận thức và hành vi sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Xã hội học (Trang 80)

Ngôn ngữ mạng hiện nay đang được sử dụng rất phổ biến trong giới trẻ và hầu hết trong các hoạt động thường ngàỵ Khi tiến hành nghiên cứu, chúng tôi cũng mong muốn làm rõ mục đích sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên, để từ đó có thêm cơ sở làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứụ

Bảng 2-6: Mục đích sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên

Mục đích Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Nhanh, tiết kiệm thời gian 197 83,1

Tiết kiệm ký tự (nhắn tin di động) 136 57,4

Sử dụng trong nội bộ nhóm để chia sẻ những thông

tin cá nhân 48 20,3

Gia tăng thêm sự thú vị và hài hước khi nói chuyện 127 53,6 Thể hiện sự sáng tạo và cá tính bản thân 55 23,2

Mục đích khác 1 0,4

Nguồn: Số liệu khảo sát Nhận thức và hành vi sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên Việt Nam hiện nay, 10/2013

77

Theo bảng 2-6, sinh viên sử dụng ngôn ngữ mạng với mục đích viết nhanh và tiết kiệm thời gian là nhiều nhất, tương đương 83,1%. Có thể thấy rằng, các bạn trẻ đã tận dụng triệt để tối đa ưu điểm của ngôn ngữ mạng để phục vụ cho lợi ích của mình. Với ưu điểm nhanh và tiết kiệm thời gian, nên sinh viên đã sử dụng ngôn ngữ mạng trong hầu hết các hoạt động của mình, từ việc nói chuyện với bạn bè qua chat room, trên mạng xã hội hay trong việc ghi chép bài vở. Trong quá trình học tập, sinh viên phải ghi chép bài vở rất nhiều, nhất là đối với những môn xã hội, vừa do một phần giáo viên giảng bài nhanh, vừa do tính chất các môn học này khá nhiều kiến thức và văn tự dài dòng, vì thế, nếu không ghi chép kịp, sinh viên sẽ bỏ sót rất nhiều kiến thức. Không những từ phía sinh viên phải ghi chép nhanh mà ngay từ đội ngũ giảng viên, với khối lượng truyền tải bài học trong một giờ lớn, thì việc giảng nhanh, đọc nhanh để kịp chương trình là điều đương nhiên, chính vì vậy cả giảng viên và sinh viên đều phải cố gắng giảng nhanh, ghi chép nhanh trong các tiết học. Viết tắt là một trong những cách để các bạn sinh viên có thể vừa ghi chép được bài học, vừa có thể theo kịp được diễn biến của buổi học. Nếu như trước đây, các bạn chỉ dừng lại ở việc viết tắt các từ quen thuộc như “được” thành “dc”, “định nghĩa” thành “đn~”, thì khi ngôn ngữ mạng được xuất hiện và phổ biến, ta lại thấy xuất hiện rất nhiều cách viết tắt khác lạ: “hôm qua” trở thành “hwa”, “1000” thành “1k”… Và theo các bạn trẻ, những người trực tiếp sử dụng ngôn ngữ mạng, thì điều này là hoàn toàn bình thường, không có gì gay gắt cả. “Bọn em chỉ dùng để ghi chép bài vở cho nhanh, chẳng có hại gì cả, sách vở của mình, miễn sao mình đọc mình hiểu là được, sau mình không viết vào bài kiểm tra như thế, mà cứ viết đúng chính tả thì chẳng ai nói được mình cả” (Nam, sinh viên năm thứ 2, Trường ĐH GTVT).

“Em vẫn dùng để chép bài cho nhanh mà, có sao đâu, bạn em có mượn vở thì cũng đọc được hết. Mà quan trọng là lúc mình làm bài thi hay kiểm tra thế nào thôi, chứ còn ghi chép vào vở thì quan trọng gì, viết tắt thì ai chẳng viết đầy ra”

78

Tuy nhiên, đối với các bậc phụ huynh và thầy cô giáo thì đây là một điều rất đáng để lo lắng “Tôi không nói tới việc các em sử dụng ngôn ngữ mạng trong khi chat với bạn bè hay nói chuyện phiếm. Nhưng cá nhân tôi là không đồng tình với việc các em sử dụng ngôn ngữ mạng trong học tập. Dù ở mức độ nào đi chăng nữa, dù là ghi chép bài vở hay trong bài kiểm tra thì càng không chấp nhận được. Các bạn trẻ đang quá lạm dụng ngôn ngữ mạng và sử dụng nó một cách tùy tiện. Những cách viết đó không hề theo một quy chuẩn nào cả,chúng phá vỡ mọi nguyên tắc của tiếng Việt và ảnh hưởng xấu tới thói quen sử dụng từ ngữ cũng như tư duy ngôn ngữ của các em. Các em không chịu đào sâu suy nghĩ mà bằng lòng với những từ ngữ mang tính hời hợt, gây cười hơn là sâu sắc. Chưa kể, việc sử dụng nhiều khiến các em thường xuyên không phân biệt được đâu là đúng, đâu là sai trong các lỗi chính tả. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới các em bây giờ và cả trong tương lai nữa” (Nữ, 38 tuổi, Giảng viên).

Biểu đồ 2-12: Mục đích sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên (tỷ lệ %)

Nguồn: Số liệu khảo sát Nhận thức và hành vi sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên Việt Nam hiện nay, 10/2013

79

Bên cạnh mục đích nhanh và tiết kiệm thời gian trong các hoạt động có liên quan đến ghi chép, thì ngôn ngữ mạng còn được các bạn sinh viên hiện nay sử dụng với mục đích nhằm tiết kiệm ký tự khi nhắn tin di động (chiếm 57,4%). Rõ ràng, giới trẻ đã ý thức được việc tận dụng ưu điểm của ngôn ngữ mạng để mang lại lợi ích tối đa cho bản thân mình. Các tin nhắn di động hiện nay đang được giới hạn tối đa là 160 ký tự trên một tin nhắn thường, và nếu muốn truyền đạt được nhiều ý, nhiều thông tin trong một tin nhắn như vậy buộc giới trẻ phải dùng cách viết tắt, cắt bỏ đi một số ký tự, từ, dấu cách… để thu gọn chữ viết lạị Ngôn ngữ mạng đã đáp ứng được một cách hiệu quả yêu cầu nàỵ Nó không chỉ giúp các bạn sinh viên tiết kiệm được thời gian, ký tự mà còn giúp họ tiết kiệm rất nhiều về mặt kinh tế, khi mà sinh viên, vẫn đang phải nhận trợ cấp từ phía gia đình, chưa thực sự tự kiếm tiền để phục vụ cho các nhu cầu của cuộc sống, nên tiêu chí tiết kiệm luôn được đặt lên hàng đầụ Một bạn sinh viên cho biết: “Em cũng thường xuyên sử dụng ngôn ngữ mạng khi nhắn tin di động. Thường là em chỉ viết tắt thôi, hay là một số từ cũng có nghĩa tương tự nhưng mà ký tự thì ngắn hơn. Miễn sao là viết một cái tin nhắn tiết kiệm được càng nhiều ký tự càng tốt, mà bạn bè của mình vẫn hiểu được. Như bạn bè của em thì hầu như ai cũng hiểu hết, chả ai là không hiểu cả. Vừa nhắn tin nhanh, mà vừa tiết kiệm được ký tự, tiết kiệm được tiền. Có khi chỉ thêm 1 ký tự là bị nhảy sang tin nhắn thứ 2 rồi, nếu gửi thế thì phí lắm, nên mình cứ cắt bớt ký tự đi, là tiết kiệm được 1 tin nhắn rồi” (Nữ, sinh viên năm thứ nhất, Trường ĐH KHXH&NV).

Rõ ràng khi sử dụng ngôn ngữ mạng, các bạn trẻ cũng đã tính toán làm sao để vừa sử dụng nó một cách hợp lý mà vừa mang lại hiệu quả nhất. Nếu như trong hoạt động ghi chép bài vở và nhắn tin di động, ngôn ngữ mạng giúp giới trẻ tiết kiệm được thời gian và ký tự khá nhiều, thì trong hoạt động giao tiếp, ngôn ngữ mạng đã thực sự mang lại sự vui tươi, nhí nhảnh, những câu từ hài hước và thú vị cho giới trẻ. Chính vì thế có tới 53,6% các bạn sinh viên trả lời rằng họ sử dụng ngôn ngữ mạng là để gia tăng thêm cảm xúc, sự thú vị và hài hước khi nói chuyện. Ngôn ngữ mạng với những hình thức đặc biệt, khi được sử dụng tùy theo mục đích

80

của từng đối tượng, nó đã giúp cho các bạn sinh viên cảm thấy gần gũi với nhau hơn khi có thể trao đổi với nhau những câu đùa dí dỏm, hài hước, những biểu tượng thân thiện, ngộ nghĩnh, và theo các bạn, mang đầy “phong cách teen”. Ngôn ngữ mạng như là chất xúc tác, khiến cho những câu chuyện của các bạn khi tán gẫu trên chat rom, diễn đàn, hay ngay cả trong những câu chuyện ngày thường thêm phần sinh động với những từ ngữ được biến tấu một cách mới lạ, mang lại cho họ sự thích thú, cảm thấy hài lòng, tự tin hơn khi tất cả bạn bè đều đang hiểu và tán thưởng với những gì mà họ viết (nói). “Chị biết không, nếu bây giờ em nói chuyện với chị với những câu từ bình thường, đơn thuần, thì chị cũng sẽ cảm thấy chẳng có gì đặc biệt đúng không? Nhưng nếu em chỉ cần thêm một vài ký tự đặc biệt vào, chị sẽ thấy nó thú vị và vui hơn đúng không? Nếu mà đang chat thì nhìn sẽ thấy vui mắt, mà quan trọng là, em thấy nó giúp em biểu đạt cảm xúc tốt hơn, chứ nhiều khi ngồi gõ chữ mà không biết tìm từ nào cho nó đỡ cứng. Em thấy ngôn ngữ mạng tạo ra sự hài hước và dí dỏm rất nhiều trong khi nói chuyện ý” (Nam, sinh viên năm thứ 1, Trường ĐH GTVT). “Em thấy ngôn ngữ mạng cũng khá hay, dùng khi nói chuyện thấy vui mắt, vui tai hơn, mặc dù em cũng ít khi dùng lắm, trước đây thì em cũng chả bao giờ dùng đâu, thậm chí là em còn dị ứng với nó cơ, nhưng giờ thì cũng bình thường rồi, kệ thôi, dùng cũng được mà không dùng cũng chẳng sao”

(Nữ, sinh viên năm thứ 4, Trường ĐH KHXH&NV).

Ngôn ngữ mạng ra đời do chính sự sáng tạo của giới trẻ, sau một thời gian dài được sử dụng và phổ biến rộng rãi trong sinh viên, ngôn ngữ mạng đã phát triển thành các hình thức khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp. Đỉnh cao nhất cho sự phát triển này chính là sự ra đời của một loại ngôn ngữ mạng mang tên Mật mã (hay mã hóa). Đây là một dạng thức đặc biệt nhất của ngôn ngữ mạng, được xếp hàng đầu về độ khó, bởi nó được kết hợp từ một loạt những ký tự đặc biệt, khác hoàn toàn so với tiếng Việt gốc. Chính vì thế, ngay cả những bạn trẻ - người đã sáng tạo và đang sử dụng chúng, cũng chưa thực sự thành thạo, hoặc khá nhiều người không biết tới dạng ngôn ngữ nàỵ Tuy nhiên, ngôn ngữ mạng này lại có những ưu thế nổi trội khi được dùng dể truyền tải những thông tin cá nhân trong nội bộ nhóm.

81

Biểu đồ 2-13: Mục đích sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên (tỷ lệ %)

Nguồn: Số liệu khảo sát Nhận thức và hành vi sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên Việt Nam hiện nay, 10/2013

Qua khảo sát có 20,3% trả lời rằng họ sử dụng ngôn ngữ mạng là vì muốn chia sẻ những bí mật riêng, những vấn đề cá nhân trong nội bộ nhóm của họ, và dường như hình thức này khá an toàn và đảm bảo được tính bí mật caọ Với số lượng người sử dụng tuy không lớn, nhưng nó đã phần nào thể hiện được mục đích sử dụng ngôn ngữ mạng của giới trẻ hiện naỵ Giới trẻ, đặc biệt là sinh viên, là những người đang trong độ tuổi phát triển, những vấn đề về tâm tư tình cảm luôn được các bạn quan tâm và tìm hiểụ Bởi vậy, có nhiều vấn đề mặc dù thắc mắc nhưng họ lại không đủ can đảm để chia sẻ công khai với bạn bè hay những người lớn tuổi hơn, chính vì thế, họ tìm đến những người thực sự tin tưởng và thân quen, do đó họ cần một thứ ngôn ngữ có thể giúp họ truyền tải tâm tư một cách thật sinh động mà lại có thể giữ bí mật được với những người khác. Ngôn ngữ mạng đã ra đời để đáp ứng chính những nhu cầu này của giới trẻ. “Em cũng có lần sử dụng ngôn ngữ mạng với mục đích muốn bí mật và không cho người khác biết. Thật ra có những chuyện mình không muốn nhiều người biết, hoặc giả dụ họ có vô tình nhìn thấy thì họ cũng không hiểu được. Ví dụ nhiều khi em về nhà, mẹ hay chị em hay

82

cầm điện thoại của em rồi đọc tin nhắn, mà có những cái riêng tư của mình chứ, nên em không muốn cho ai biết, kể cả mẹ hay chị, bởi vậy lúc nhắn tin gì cần bí mật, là em dùng mật mã, thế là ai có đọc cũng chả biết. Hay là như khi chia sẻ trên mạng, mình chỉ muốn mấy đứa bạn cùng nhóm chơi với nhau hiểu thì mình viết riêng cái cách của mình, người khác có đọc được cũng không hiểu gì. Em thấy dùng kiểu này rât hay” (Nữ, sinh viên năm thứ 2, Trường ĐH KHXH&NV). Một bạn nam khác cho biết: “Cá nhân em thì không dùng ngôn ngữ mạng mấy, chỉ thỉnh thoảng cũng viết tắt thôi, nhưng em thấy nhiều bạn dùng cái loại mật mã gì đó, mà nói thật em chịụ Chả hiểu cái gì cả. Mình cũng dùng máy tính thành thạo đấy thế mà cũng chịu thôị Nhìn vào mù tịt, chắc phải đi học 1 lớp mới biết dùng cái loại ngôn ngữ ấy được. Thế nên em nghĩ, ai dùng cái đó mà nói chuyện với nhau thì đố người ngoài mà hiểu được” (Nam, sinh viên năm thứ 3, Trường ĐH GTVT)

Khi được hỏi về mục đích sử dụng ngôn ngữ mạng để thể hiện sự sáng tạo và cá tính bản thân, thì có 23,2% người được hỏi đồng tình với ý kiến nàỵ Có thể thấy, khá nhiều bạn sinh viên, sử dụng ngôn ngữ mạng không chỉ vì những ưu điểm mà nó mang lại như nhanh, tiết kiệm thời gian hay dễ biểu đạt cảm xúc, mà nó còn là phương tiện để chính những người sử dụng thể hiện mình, được chứng tỏ bản thân. Sinh viên, là những người trẻ tuổi, luôn khao khát khẳng định mình, mong muốn bản thân trở nên đặc biệt trong mắt mọi người, chính vì thế, các bạn đang không ngừng nỗ lực, phát triển bản thân và chứng tỏ bản thân. Ngôn ngữ mạng mang tính sáng tạo rất cao, đồng thời nó cũng là một phong trào mới xuất hiện, thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ, bởi vậy nên ai sử dụng nó, am hiểu về nó, thì dường như được coi là người “thức thời” và tiến bộ. Chính vì những quan điểm và tư tưởng đó, sinh viên đã dùng chính ngôn ngữ mạng để thể hiện sự tiên tiến của bản thân, sự cá tính và sáng tạo của riêng mình. “Ngôn ngữ mạng có thể được coi là ngôn ngữ của giới trẻ, do chính giới trẻ bọn em sáng tạo ra thì nó có thể được coi là ngôn ngữ riêng của người trẻ. Những ai dùng ngôn ngữ mạng thì đều cảm thấy mình rất hiện đại, rất style, và rất pro… Riêng bản thân em em cũng thấy thế. Em cảm thấy mình rất lạc hậu nếu như bạn bè xung quanh đều sử dụng mà mình thì (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

83

không. Em thấy mình cá tính và nổi bật hơn khi mà lúc nói chuyện mình biết được nhiều ngôn ngữ đặc biệt hơn, bạn bè cũng sẽ nể mình hơn, không bảo mình là gà quê nữa…” (Nữ, sinh viên năm thứ nhất, Trường ĐH KHXH&NV)

Qua những số liệu và phân tích trên đây, có thể thấy rằng mục đích sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên là rất phong phú. Trong đó mục đích chủ yếu chính là để tiết kiệm ký tự khi nhắn tin di động và tiết kiệm được thời gian; ngôn ngữ mạng còn giúp gia tăng sự hài hước và thú vị khi nói chuyện nên được khá nhiều bạn trẻ lựa chọn sử dụng; ngôn ngữ mạng còn là công cụ đắc lực, giúp cho sinh viên chia sẻ những thông tin mang tính nội bộ nhóm, cá nhân và giúp giới trẻ có thể khẳng định được bản thân mình với người khác, thể hiến sự sang tạo và cá tính riêng của mỗi người sử dụng.

Từ những kết quả thu được trong quá trình điều tra và phân tích cụ thể về nhận thức và thực trạng sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên hiện nay, tác giả nhận thấy rằng, có sự mâu thuẫn giữa nhận thức và hành động của sinh viên trong việc sử dụng ngôn ngữ mạng. Đó là, các bạn sinh viên đang nhận thức và hiểu khá rõ về ngôn ngữ mạng, mức độ sử dụng và các hình thức cụ thể của nó, bên cạnh đó còn đồng tình với quan điểm cho rằng ngôn ngữ mạng đang dần làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt bởi nó có quá nhiều những hình thức biến thể rắc rối và khó hiểu, gây ra những rào cản trong giao tiếp… Tuy nhiên, khi khảo sát thực tế về thực

Một phần của tài liệu Nhận thức và hành vi sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Xã hội học (Trang 80)