Đánh giá của sinh viên về ngôn ngữ mạng

Một phần của tài liệu Nhận thức và hành vi sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Xã hội học (Trang 52)

Kể từ khi ngôn ngữ mạng mới xuất hiện cho tới khi nó được lưu hành và sử dụng rộng rãi trong giới trẻ, thì đã có rất nhiều những quan điểm và ý kiến trái ngược nhau về thứ ngôn ngữ mới nàỵ Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tác giả hướng đến việc tìm hiểu về những quan điểm, đánh giá của sinh viên về ngôn ngữ mạng và mong muốn tìm hiểu được mối quan hệ giữa việc nhận thức, đánh giá về ngôn ngữ mạng với hành động lựa chọn sử dụng ngôn ngữ mạng. Liệu giữa nhận thức và hành động nhất quán với nhau hay không?

Bảng 2-2: Đánh giá của sinh viên về ngôn ngữ mạng (tỷ lệ %)

Đánh giá Đồng ý Không

đồng ý

Không có ý kiến

Khó hiểu và rắc rối 54,0 25,6 20,4

Làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt 58,0 26,0 16,0 Khó viết, dễ gây hiểu lầm hoặc phản cảm 48,0 24,4 27,6 Chỉ phù hợp với những người cá tính, sành điệu,

muốn thể hiện mình

18,5 45,6 35,9

Khiến người sử dụng cảm thấy thích thú khi viết được một ngôn ngữ khác thường

49

Giúp cho giới trẻ chia sẻ tâm sự "nội bộ" với bạn của mình

28,4 24,4 46,0

Kích thích sự sáng tạo của mỗi người 31,2 31,2 37,6

Dễ biểu đạt cảm xúc 58,4 18,4 23,2

Giúp cho quá trình hòa nhập với bạn bè đồng lứa trở nên dễ dàng hơn

32,0 23,2 44,8

Nguồn: Số liệu khảo sát Nhận thức và hành vi sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên Việt Nam hiện nay, 10/2013

Thông qua những con số trên có thể thấy rằng, ngay cả trong nội bộ các bạn sinh viên – người trực tiếp sử dụng ngôn ngữ mạng cũng có những quan điểm và nhận định trái chiều nhau, hoặc đồng tình, hoặc phản đối, hoặc phân vân không biết đồng ý hay không đồng ý với một nhận định về ngôn ngữ mạng.

Biểu đồ 2-4: Đánh giá của sinh viên về mặt hạn chế của ngôn ngữ mạng (tỷ lệ %)

Nguồn: Số liệu khảo sát Nhận thức và hành vi sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên Việt Nam hiện nay, 10/2013

50

Một điểm khá bất ngờ từ kết quả điều tra cho thấy, là các bạn sinh viên lại tỏ ra rất tán đồng với những nhận định về sự hạn chế của ngôn ngữ mạng. Trong số những người được hỏi, có tới 58% cho rằng ngôn ngữ mạng đang dần làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt, trong khi đó chỉ có 26% tỏ ra không đồng tình với quan điểm này và 16% những người còn lại là phân vân, không có ý kiến. Tương tự như vậy, với ý kiến cho rằng ngôn ngữ mạng là thứ ngôn ngữ khó hiểu và rắc rối, thì có tới 54% các bạn sinh viên được hỏi đã đồng tình, số còn lại không đồng tình và tỏ ra phân vân cũng ngang nhau, tương đương 25,6% và 20,4%. Ở nhận định tương tự khi cho rằng ngôn ngữ mạng dễ gây hiểu lầm và phản cảm thì cũng chỉ có 24,4% không đồng ý, 27,6% không có ý kiến và cũng có tới 48% những người được hỏi đồng tình với nhận định nàỵ

Như vậy, có thể thấy rằng ngôn ngữ mạng, theo đánh giá của phần lớn các bạn sinh viên là một thứ ngôn ngữ khó hiểu, rắc rối và đang dần làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Liệu với kết quả này, chúng ta có thể vui mừng khi chính những bạn sinh viên – những người đã và đang trực tiếp sử dụng ngôn ngữ mạng, một ngôn ngữ biến thể quá nhiều so với tiếng Việt gốc, lại đồng tình với những quan điểm không ủng hộ ngôn ngữ mạng? Thực tế hiện nay, vấn đề đồng tình hay ủng hộ ngôn ngữ mạng vẫn đang là một vấn đề gây tranh cãi, thậm chí ngay cả đối với chính bản thân những người sử dụng ngôn ngữ mạng còn có sự mâu thuẫn giữa nhận thức và hành động. Nhận thức có thể đúng nhưng hành động lại không nhất quán với điều đã nhận thức được.

Trong khi tỏ ra rất tán đồng với những nhận định về sự hạn chế của ngôn ngữ mạng, thì với những nhận định về những ưu điểm của ngôn ngữ mạng lại không có sự phân biệt đáng kể. Hầu hết các bạn lại tỏ ra phân vân, không có ý kiến khi được yêu cầu đánh giá về những ưu điểm của ngôn ngữ mạng.

51

Biểu đồ 2-5: Đánh giá của sinh viên về mặt tích cực của ngôn ngữ mạng (tỷ lệ %)

Nguồn: Số liệu khảo sát Nhận thức và hành vi sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên Việt Nam hiện nay, 10/2013

Bên cạnh việc tỏ ra tán đồng với nhận định ngôn ngữ mạng là một ngôn ngữ khó hiểu, rắc rối… và phần lớn khó đưa ra quan điểm đồng tình hay không đồng tình trước một số nhận định về ưu điểm của ngôn ngữ mạng, thì khá nhiều bạn cho rằng ngôn ngữ mạng giúp người sử dụng dễ biểu đạt cảm xúc của mình trong giao tiếp. Theo kết quả điều tra, có tới 58,4% người được hỏi đồng ý với nhận định Ngôn ngữ mạng dễ biểu đạt cảm xúc. Rõ ràng, khi sử dụng hình thức thêm ký tự, trong một số trường hợp, khi chat hay tham gia diễn đàn, sẽ giúp cho người sử dụng và người tiếp nhận dễ dàng hiểu nhau hơn. Trong trường hợp không có sự hỗ trợ của bộ gõ Vietkey hay Unicode, thì việc thêm các thanh, các dấu mũ (^), dấu ngã (~) sẽ trở nên cần thiết để người đọc hiểu được ý của mình. Hay khi bạn muốn biểu đạt một tâm trạng buồn, bạn chỉ cần gửi cho bạn bè một biểu tượng khuôn mặt đang mếu máo, thì bạn bè của bạn có thể hiểu được ngay tâm trạng của người viết, thậm

52

chí chỉ cần một biểu tượng đó cũng có thể giúp biểu đạt một trạng thái cảm xúc hiệu quả hơn khi bạn gõ một chữ Buồn và gửi tới những người bạn của bạn. Tuy nhiên, những cách viết ấy quả thật khó viết đối với những người không sử dụng thành thạo máy tính và nhìn vào văn bản đó, đương nhiên, tính thẩm mỹ cũng sẽ không bảo đảm. Mặc dù vậy, mục đích chính của người sử dụng là nhằm cho đối phương hiểu rõ ý mình, vì thế, tính thẩm mỹ đối với họ cũng không phải là điều đáng để lưu tâm lắm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, qua khảo sát tại địa bàn điều tra và mục đích muốn tìm hiểu rõ hơn về nhận thức của các bạn sinh viên đối với ngôn ngữ mạng có thể thấy rằng, hầu hết các bạn sinh viên đều đã từng nghe và biết đến các hình thức khác nhau của ngôn ngữ mạng. Trong đó, hình thức sử dụng biểu tượng cảm xúc được biết đến nhiều nhất và phổ biến nhất trong các hình thức của ngôn ngữ mạng. Phần lớn sinh viên biết tới ngôn ngữ mạng là do tự tìm hiểu và một số là được bạn bè giới thiệụ Điều này có thể là kết quả của sự phổ biến các thiết bị công nghệ thông tin như máy tính, điện thoại, khiến các bạn trẻ có nhiều cơ hội và thời gian để tiếp xúc với nhau, tiếp xúc với những người khác, từ đó tăng cơ hội tìm hiểu ngôn ngữ mạng. Mức độ sử dụng ngôn ngữ mạng hiện nay được các bạn sinh viên đánh giá là phổ biến và được lưu hành rất rộng rãi trong giới học sinh sinh viên. Bên cạnh việc nhận ra rằng trong giới trẻ đang sử dụng ngôn ngữ mạng rất phổ biến, thì phần lớn các bạn sinh viên cũng đã bày tỏ quan điểm đồng tình với nhận định cho rằng ngôn ngữ mạng là một ngôn ngữ biến thể của tiếng Việt hiện đại, sử dụng những ký tự đặc biệt, khó hiểu, rắc rối và làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Đồng tình với quan điểm này, không có nghĩa là các bạn trẻ sẽ phủ nhận hoàn toàn những nhận định về mặt ưu điểm của ngôn ngữ mạng, mà phần lớn câu trả lời được đưa ra khá chung chung, phân vân hay băn khoăn không biết có nên đồng tình hay phản đối với những nhận định đó. Tuy nhiên, qua điều tra, nhiều sinh viên cũng đồng tình với nhận định cho rằng ngôn ngữ mạng giúp người viết dễ biểu đạt trạng thái cảm xúc của mình hơn. Thay vì thể hiện ra bằng một từ ngữ đơn thuần, thì người viết chỉ cần một biểu

53

tượng, hay thêm bớt một vài ký tự trên bàn phím, là có thể truyền tải được thông điệp cảm xúc của mình tới người nghẹ

Trong phần nghiên cứu này, người nghiên cứu nhận ra một vấn đề, đó là, các bạn sinh viên có nhận thức và đánh giá rất rõ ràng về ngôn ngữ mạng, rằng nó được sử dụng phổ biến, với nhiều hình thức khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp, và phần lớn các bạn đều đồng tình với nhận định ngôn ngữ mạng là ngôn ngữ biến thể rắc rối và làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Như vậy có nghĩa là, sinh viên đang nhận thức đúng, nhưng liệu từ việc nhận thức đúng đó, sinh viên cũng có hành động đúng khi đứng trước lựa chọn sử dụng hay không sử dụng ngôn ngữ mạng? Liệu các bạn cho rằng ngôn ngữ đó là rắc rối khó hiểu thì các bạn cũng sẽ không sử dụng nó? Vấn đề này, sẽ được làm rõ trong phần nghiên cứu về thực trạng việc sử dụng ngôn ngữ mạng trong sinh viên hiện naỵ

Một phần của tài liệu Nhận thức và hành vi sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Xã hội học (Trang 52)