Trong quá trình nghiên cứu, điều đầu tiên chúng tôi muốn tìm hiểu chính là nhận thức của sinh viên về ngôn ngữ mạng và việc sử dụng ngôn ngữ mạng trong các hoạt động sống hàng ngàỵ Ngôn ngữ mạng được sáng tạo ra bởi chính giới trẻ, những người có kiến thức và trí tưởng tượng vô cùng phong phú. Không những chỉ sáng tạo ra một vài hình thức ngôn ngữ mạng đơn thuần, mà trong quá trình sử dụng và lưu truyền, các bạn trẻ đã không ngừng sáng tạo ra nhiều dạng thức khác nhau của ngôn ngữ mạng.
Qua khảo sát tại địa bàn điều tra cho thấy, ngôn ngữ mạng là một trong những ngôn ngữ phổ biến và thông dụng đối với sinh viên hiện naỵ Hầu hết các bạn sinh viên đều đã từng nghe hoặc biết về các hình thức khác nhau của ngôn ngữ mạng. Trong đó, hình thức sử dụng các biểu tượng được biết đến nhiều nhất, chiếm tới 98% trong tổng số những người được hỏị Các hình thức ngôn ngữ mạng khác cũng được biết đến khá nhiều như thay thế (80,4%), ghép số cạnh chữ (71,2%), bỏ bớt chữ cái (79,6), thêm chữ cái (65,2) và sử dụng ký hiệu trên bàn phím thay cho dấu (74,8). Hình thức ngôn ngữ mạng Viết hoa không theo quy tắc và Mật mã, là các hình thức có độ khó cao hơn, nên có ít sinh viên đã từng nghe và biết đến, tương đương 48,8% và 27,6%.
43
Bảng 2-1: Số lƣợng sinh viên biết về các hình thức khác nhau của ngôn ngữ mạng
Hình thức Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Sử dụng ký hiệu trên bàn phím thay cho dấu 187 74,8
Thêm chữ cái 163 65,2
Bỏ bớt chữ cái 199 79,6
Thay thế 201 80,4
Viết hoa không theo quy tắc 122 48,8
Ghép số cạnh chữ 178 71,2
Mật mã 69 27,6
Sử dụng biểu tượng 245 98,0
Khác 1 0,4
Nguồn: Số liệu khảo sát Nhận thức và hành vi sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên Việt Nam hiện nay, 10/2013
Trong số những hình thức ngôn ngữ mạng được đưa ra, hình thức sử dụng biểu tượng cảm xúc được nhiều bạn trẻ biết tới nhất, chiếm 98% trong tổng số những người được hỏị Biểu tượng là những hý tượng đặc biệt, được sử dụng rộng rãi trong các chat room, diễn đàn, mạng xã hội… Những biểu tượng này được tạo ra với nhiều hình ảnh, thể hiện nhiều trạng thái khác nhau của cảm xúc con người như buồn, vui, khóc, mỉm cười, cười sảng khoái… Các biểu tượng không chỉ đơn giản được cài mặc định trên các chat room, mạng xã hội, mà nó còn có thể được tạo ra bởi chính trí tưởng tượng phong phú của các bạn trẻ. Chỉ bằng những kí tự đơn giản như dấu ngoặc, dấu trừ, dấu gạch dưới, dấu cộng…và cùng một cảm xúc nhưng giới trẻ có thể thể hiện chúng bằng nhiều cách khác nhau, với sự kết hợp của các kí hiệu khác nhaụ
44
Mật mã hay mã hóa, chính là một dạng biến thể của ngôn ngữ mạng, nó được chính các bạn trẻ sáng tạo ra với những ký hiệu đặc biệt và phức tạp. Những ký hiệu đó có thể bắt gặp rất nhiều trên các diễn đàn, mạng xã hội, nhìn lạ mắt, tuy nhiên rất khó để có thể hiểu được ý nghĩa của chúng nếu chúng ta chưa từng nghiên cứu về nó.
Chính vì xuất phát từ độ khó đặc biệt của dạng ngôn ngữ này nên cũng không nhiều sinh viên biết tới, chỉ có 27,6% người được hỏi trả lời đã từng nghe/biết về ngôn ngữ Mật mã. Tuy nhiên, nếu xét trên quy mô rộng, thì đó cũng không phải là một con số nhỏ, bởi dạng ngôn ngữ mật mã này bao gồm một loạt các ký tự ghép lại, có nguyên tắc và quy định riêng, nhìn qua chúng ta không thể hiểu được dòng ký tự đó có nội dung là gì, ý nghĩa ra saọ Nhưng nó đã được phổ biến trong giới trẻ, và khá nhiều bạn sinh viên đã biết tới, chứng tỏ, nó đã được chấp nhận và có sức ảnh hưởng tới các bạn trẻ.
Biểu đồ 2-1: Tƣơng quan giữa nhóm trƣờng và số ngƣời biết về các hình thức ngôn ngữ mạng (Số lƣợng)
Nguồn: Số liệu khảo sát Nhận thức và hành vi sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên Việt Nam hiện nay, 10/2013
45
Số lượng sinh viên biết về các hình thức khác nhau của ngôn ngữ mạng giữa 2 trường ĐH KHXH&NV và ĐH GTVT cũng không có nhiều sự chênh lệch đáng kể. Ở mỗi hình thức ngôn ngữ mạng thì tỷ lệ biết ngôn ngữ mạng giữa 2 trường đều là tương đương nhaụ Hình thức sử dụng biểu tượng vẫn chiếm số lượng người biết tới cao nhất ở cả hai địa bàn, tiếp đến là các hình thức ngôn ngữ mạng khác.
Có thể thấy, hình thức ngôn ngữ mạng hiện đang được rất nhiều sinh viên biết tới, với đủ các hình thức thể loại khác nhaụ Phần lớn những người được hỏi đều đã từng biết hay tiếp xúc với loại ngôn ngữ nàỵ Tuy nhiên, con đường tiếp cận với hình thức ngôn ngữ này lại tùy vào hoàn cảnh của từng đối tượng. Nhìn vào bảng số liệu dưới đây cho thấy, phần lớn các bạn sinh viên biết tới ngôn ngữ mạng là do bản thân tự tìm hiểu (chiếm 73,6%), số còn lại là được bạn bè giới thiệu (21,6%) và biết từ một nguồn khác (4,8%).
Biểu đồ 2-2: Cách thức tiếp cận ngôn ngữ mạng của sinh viên (tỷ lệ %)
Nguồn: Số liệu khảo sát Nhận thức và hành vi sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên Việt Nam hiện nay, 10/2013
46
Ngôn ngữ mạng được ra đời và biết đến khi mạng Internet bùng nổ. Sự phổ biến của công nghệ thông tin cũng chính là phương tiện giúp cho ngôn ngữ mạng ngày càng phát triển hơn. Khi điều kiện kinh tế phát triển thì sinh viên hiện nay cũng đã có nhiều cơ hội để tiếp xúc và sử dụng internet nhiều hơn. Trong quá trình sử dụng và tự tìm hiểu trên Internet, các bạn trẻ đã tiếp xúc được với ngôn ngữ mạng thông qua các bài báo, mạng xã hội… Do đó có tới 73,6% các bạn sinh viên trả lời rằng họ biết tới ngôn ngữ mạng là do tự tìm hiểụ Số còn lại là được bạn bè giới thiệu và biết thông qua những nguồn khác.
Để có cái nhìn khái quát hơn về nhận thức của sinh viên về ngôn ngữ mạng hiện naỵ Khi tiến hành nghiên cứu, tác giả đã đưa ra câu hỏi mong muốn các bạn sinh viên hãy đánh giá về mức độ sử dụng ngôn ngữ mạng trong sinh viên hiện nay, để có thể thấy rõ hơn nhận thức của sinh viên về sự tồn tại của ngôn ngữ mạng.
Biểu đồ 2-3: Đánh giá của sinh viên về mức độ sử dụng ngôn ngữ mạng hiện nay (tỷ lệ %)
Nguồn: Số liệu khảo sát Nhận thức và hành vi sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên Việt Nam hiện nay, 10/2013
47
Nhìn vào biểu đồ trên cho ta thấy rõ nhận thức của sinh viên về sự tồn tại và mức độ sử dụng ngôn ngữ mạng hiện naỵ Có tới 72,4% cho rằng mức độ sử dụng ngôn ngữ mạng trong sinh viên hiện nay là phổ biến, 26,4% cho rằng mức độ sử dụng là bình thường và chỉ 0,8% cho rằng mức độ sử dụng ngôn ngữ mạng là ít, 0,4% (tương đương một người) trả lời không biết về vấn đề nàỵ
Số liệu trên cho ta thấy, các bạn trẻ đã ý thức được rất rõ ràng về sự tồn tại của ngôn ngữ mạng hiện naỵ Việc sử dụng phổ biến của ngôn ngữ mạng cho thấy, nó có thể xuất hiện nhiều không chỉ trên các chat room, diễn đàn, mạng xã hội, mà nó còn xuất có thể xuất hiện trong hoạt động giao tiếp hàng ngàỵ Một bạn sinh viên năm thứ 2 cho biết: “Theo em, mức độ sử dụng ngôn ngữ mạng hiện nay là nhiều đấy chứ, em nghĩ là khá nhiều đấỵ Rất phổ biến ý. Bởi vì bình thường em cũng sử dụng ít thôi, nhưng mà bạn bè em em thấy hầu như bạn nào cũng dùng hết ý. Không dùng kiểu này thì kiểu khác, nhất là lúc nhắn tin hay chát chít, thì không thể thiếu cái này được, nó vui mà chị” (Nữ, sinh viên năm thứ 2, Trường ĐH KHXH&NV)
Mặc dù ngôn ngữ mạng được đánh giá là sử dụng khá phổ biến hiện nay trong giới trẻ, nhưng dường như các bạn trẻ nhận thức nó là một điều bình thường.
“Ôi, giờ nhiều người dùng cái này chứ, đầy bạn bè em dùng, nhắn tin cho nhau bọn em dùng suốt. Mấy đứa em ở nhà mới học cấp 3 thôi mà chúng nó còn biết nữa là, nó nhắn tin cho em nhiều khi em còn phải hỏi lại ý. Bây giờ chắc hiếm có ai mà không biết tới ngôn ngữ 9x này mất. Mà em nghĩ cứ người này dùng xong người kia biết thì ai chẳng biết hả chị. Điện thoại, internet thì đầy ra, thiếu gì người biết…”
(Nam, Sinh viên năm thứ 3, Trường ĐH GTVT). “Nhiều, em nghĩ nhiều người dùng, nhiều người biết. Phổ biến mà” (Nữ, Sinh viên năm thứ 2, Trường ĐH KHXH&NV). Qua những câu trả lời của một số bạn sinh viên, có thể thấy rằng, sinh viên nhận thức rất rõ ràng về sự phổ biến của ngôn ngữ mạng hiện nay trong giới trẻ.
Dựa trên những kết quả thu được ở trên, chúng ta có cái nhìn đầu tiên về nhận thức của sinh viên về ngôn ngữ mạng. Sinh viên không chỉ là những người
48
trực tiếp sử dụng ngôn ngữ mạng mà còn rất hiểu về chúng. Hầu hết sinh viên đều biết tới các dạng thức khác nhau của ngôn ngữ mạng, những hình thức được biết đến nhiều nhất là biểu tượng, thay thế, hay sử dụng ký hiệu trên bàn phím… một số hình thức còn lại cũng được biết đến khá nhiềụ Sự chênh lệch giữa hai địa bàn nghiên cứu là không đáng kể, bởi sinh viên tại hai trường đều trong lứa tuổi còn trẻ, do đó cơ hội tiếp cận với ngôn ngữ mạng là ngang nhaụ Về cách thức tiếp cận với ngôn ngữ mạng thì phần lớn là do sinh viên tự tìm hiểu, một số khác được bạn bè giới thiệu, còn một số ít là biết thông qua các tình huống tình cờ khác nhaụ Khi được hỏi phần lớn sinh viên đều khẳng định về sử phổ biến của ngôn ngữ mạng trong đời sống giới trẻ hiện naỵ