Thực trạng sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên hiện nay

Một phần của tài liệu Nhận thức và hành vi sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Xã hội học (Trang 57)

2.3.1. Mức độ và hình thức sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên

Qua quá trình nghiên cứu cho thấy ngôn ngữ mạng hiện đang rất phổ biến và sử dụng rộng rãi trong giới trẻ nói chung và sinh viên Việt Nam nói riêng. Có tới 94,8% số người được hỏi trả lời rằng họ đã từng sử dụng ngôn ngữ mạng trong quá trình giao tiếp, và chỉ có 5,2% là chưa sử dụng ngôn ngữ mạng trong giao tiếp. Những trường hợp chưa từng sử dụng ngôn ngữ mạng trả lời rằng, việc họ chưa sử dụng ngôn ngữ này không phải do họ không biết ngôn ngữ này hay không có cơ hội sử dụng chúng, mà phần lớn là vì họ biết nhưng không sử dụng hoặc bản thân họ không quan tâm tới loại ngôn ngữ nàỵ Tuy nhiên, số lượng những người không sử dụng chỉ là một con số rất nhỏ (13/250 người được hỏi).

54

Bảng 2-3: Số lƣợng sinh viên sử dụng ngôn ngữ mạng

Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Có 237 94,8

Không 13 5,2

Tổng 250 100

Nguồn: Số liệu khảo sát Nhận thức và hành vi sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên Việt Nam hiện nay, 10/2013

Với 94,8 % những người được khảo sát đã từng sử dụng ngôn ngữ mạng cho thấy một thực tế rằng, ngôn ngữ mạng đã được phổ biến rộng rãi trong giới trẻ hiện nay và trở thành một trong những công cụ, phương tiện giúp các bạn sinh viên có thể giao tiếp với nhau một cách dễ dàng và thoải mái hơn. Bên cạnh đó, đối với giới trẻ nói chung, sinh viên nói riêng, những người trực tiếp tạo ra ngôn ngữ mạng và cũng là những người trực tiếp phổ biến, truyền bá và sử dụng chúng, ngôn ngữ mạng tỏ ra đặc biệt có ưu thế hơn về tính hài hước và sự gia tăng các yếu tố cảm xúc. Điều đó khiến cho ngôn ngữ mạng dần trở thành ngôn ngữ riêng của các bạn sinh viên và được họ sử dụng trong giao tiếp với các mức độ khác nhaụ Khi tiến hành điều tra, khảo sát tại địa bàn, chúng tôi không chỉ quan tâm tới việc đo mức độ sử dụng ngôn ngữ mạng trong giao tiếp của sinh viên nói chung, mà chúng tôi còn quan tâm tới việc đo mức độ sử dụng các dạng của ngôn ngữ mạng nói riêng, nhằm tìm hiểu sự khác nhau về mức độ sử dụng các dạng ngôn ngữ mạng của các bạn sinh viên trên địa bàn Hà Nội hiện naỵ

Ngôn ngữ mạng là ngôn ngữ mang tính biến dạng cao, được tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin giữa các bạn trẻ với nhaụ Tùy theo mục đích trao đổi thông tin mà họ sáng tạo và sử dụng các dạng ngôn ngữ mạng khác nhau cho phù hợp với mục đích giao tiếp của mình. Nếu muốn rút gọn các thông tin trao đổi, tiết kiệm thời gian thì hình thức bỏ bớt chữ cái hay thay thế là sự lựa chọn hợp lý, ngược lại, hình thức thêm ký tự khi sử dụng lại tạo ra cách nói, cách viết rất mới lạ, khiến cho những câu chữ mang một diện mạo mới, độc đáo hơn, từ đó làm gia tăng

55

sự thú vị cho từng câu chữ. Hình thức mật mã thật sự là một dạng ngôn ngữ mang lại nhiều sự trải nghiệm mới mẻ, dành cho các bạn trẻ cá tính, ham tìm hiểu, khi mà các con chữ gần như đã trở thành sự chắp nối các kí tự được quy ước trên bàn phím. Nó thật sự là một thử thách cho những người sử dụng và muốn chia sẻ những thông tin nội bộ trong nhóm của mình. Qua khảo sát tại địa bàn, mức độ sử dụng các dạng ngôn ngữ mạng được thể hiện như sau:

Bảng 2-4. Mức độ sử dụng các dạng ngôn ngữ mạng của sinh viên (tỷ lệ %)

Mức độ Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Chƣa bao giờ

Sử dụng ký hiệu trên bàn phím thay cho dấu

14,8 32,9 28,3 24,1

Thêm chữ cái 19,8 27,4 17,3 35,4

Bỏ bớt chữ cái 20,3 32,9 20,3 26,6

Thay thế 46,4 18,1 15,6 19,8

Viết hoa không theo quy tắc 7,6 12,2 18,6 61,6

Ghép số cạnh chữ 11,4 28,7 18,6 41,4

Mật mã 2,5 4,2 15,2 78,1

Sử dụng biểu tượng 70,5 25,7 3,0 0,8

Nguồn: Số liệu khảo sát Nhận thức và hành vi sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên Việt Nam hiện nay, 10/2013

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy rằng, ngôn ngữ mạng hiện đang được sử dụng rất phổ biến trong sinh viên hiện naỵ Trong đó dạng ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất là Biểu tượng (70,5% thường xuyên sử dụng), thay thế (46,4%), bỏ bớt chữ cái (20,3%), thêm chữ cái (19,8%), sử dụng ký hiệu trên bàn phím thay cho dấu (14,8%), Ghép số cạnh chữ (11,4%), còn lại là hình thức viết hoa không theo quy tắc và mật mã chiếm số lượng không nhiều, tương đương 7,6% và 2,5% trong số những người được hỏị Như vậy, rõ ràng đã có sự phân biệt trong việc lựa chọn hình thức ngôn ngữ mạng để sử dụng của các bạn sinh viên. Các hình thức như biểu

56

tượng, sử dụng ký hiệu trên bàn phím thay cho dấu, thêm bớt chữ cái… có số người thường xuyên sử dụng cao hơn rất nhiều so với những người thường xuyên sử dụng hình thức Mật mã. Điều này cho thấy người sử dụng chúng, mà ở đây là các bạn sinh viên đã có những sự lựa chọn cho riêng mình khi quyết định chọn dạng ngôn ngữ mạng nào để truyền tải thông tin. Đó là các dạng ngôn ngữ mạng có xu hướng giản lược nhiều hơn và có khả năng tạo ra các hiệu ứng cảm xúc nhiều hơn.

Sử dụng biểu tượng là một trong những phương thức phổ biến để các bạn trẻ thể hiện cảm xúc của mình khi giao tiếp qua các chat room, diễn đàn, mạng xã hội và cả những tin nhắn qua điện thoạị Các biểu tượng không chỉ đơn giản là những ký tượng đã được cài mặc định trên các chat room hay diễn đàn, mà đôi khi, tùy trong từng hoàn cảnh, nó còn có thể được tạo ra bởi chính trí tưởng tượng phong phú của các bạn sinh viên bằng việc sử dụng các kí tự đơn giản như dấu ngoặc, dấu trừ, dấu gạch dưới, dấu cộng… Cùng thể hiện một cảm xúc nhưng có thể thể hiện bằng nhiều cách khác nhau, thông qua sự kết hợp của các kí hiệu khác nhaụ

Ví dụ: Vui = ☺= (^_^) = ^^…

Nếu như trong ngôn ngữ chính thống có các từ đồng nghĩa thì trong ngôn ngữ mạng, có thể hiểu các biểu tượng cùng biểu hiện chung một cảm xúc là các biểu tượng đồng nghĩạ Tùy theo sự ham học hỏi, khám phá của mỗi người mà có thể sử dụng các biểu tượng khác nhau cho cùng một ý nghĩạ Có thể nói, trong các dạng ngôn ngữ mạng, thì sử dụng biểu tượng là một trong những cách thức đơn giản để cho người trực tiếp chuyện trò với mình hiểu được những tâm tư, tình cảm hay những diễn tiến cảm xúc của đối phương. Sử dụng biểu tượng là cách đơn giản nhất khi sử dụng ngôn ngữ mạng, và cũng là dạng ngôn ngữ mạng được sử dụng phổ biến nhất trong cộng đồng học sinh hiện naỵ Điều này được thể hiện không chỉ thông qua mức độ sử dụng thường xuyên 70,5%, thỉnh thoảng 25,7%, hiếm khi 3% và chỉ có 0,8% số người được hỏi trả lời rằng họ chưa bao giờ sử dụng biểu tượng trong giao tiếp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

57

Biểu đồ 2-6: Mức độ sử dụng hình thức biểu tƣợng của ngôn ngữ mạng (tỷ lệ %)

Nguồn: Số liệu khảo sát Nhận thức và hành vi sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên Việt Nam hiện nay, 10/2013

Những con số trên cho thấy mức độ phổ biến rộng rãi của biểu tượng trong cộng đồng sinh viên. Điều này có thể được lí giải như sau:

Thứ nhất, bản thân các biểu tượng đã là sự cô đọng của các hình ảnh một cách đơn giản và trực quan nhất. Loài người chúng ta, khi chưa có tiếng nói và chữ viết để truyền đạt thông tin vẫn phải dựa vào các biểu hiện trên khuôn mặt hay các cử chỉ kết hợp của tay, chân để đoán biết các thông tin truyền đạt. Đó là những hình ảnh trực quan sinh động giúp cho họ “giao tiếp” được với nhau, hiểu ý nhaụ Các biểu tượng ở đây cũng tương tự như vậỵ Khi tham gia diễn đàn, chat room, hay gửi các tin nhắn SMS, thay vì phải nói: “Mình rất vui” một cách dài dòng và mang đậm tính diễn giải đơn thuần, các bạn trẻ có thể thay thế nó bằng một khuôn mặt ngộ nghĩnh. Biểu tượng ấy đã thay cho câu nói, nhưng vẫn diễn đạt một cách trọn vẹn ý nghĩa của câu nói đó, hơn thế nữa, nó còn tạo cho những người tiếp nhận sự thú vị khi bắt gặp những hình ảnh đó. Rõ ràng, biểu tượng là một cách hữu hiệu để các

58

bạn sinh viên gửi gắm những cảm xúc, thay đổi tâm lý của mình khi trò chuyện với một người khác.

Thứ hai, biểu tượng là dạng ngôn ngữ mạng dễ sử dụng nhất, và không khiến cả người sử dụng lẫn người tiếp nhận cảm thấy khó hiểu, bởi tất cả những hình ảnh ấy đều rất dễ nhận biết, dù người tiếp nhận đã từng sử dụng hay chưa, thì nó vẫn có thể tạo ra những hiệu ứng cảm xúc từ hai phía: người sử dụng và người tiếp nhận, bởi nó không hề rườm rà, khó hiểu hay phức tạp, mà ngược lại, rất đơn giản và dễ hiểụ

“Em cũng hay sử dụng biểu tượng lắm, những thường thì là khi chat với mọi người hay nhắn tin là em hay dùng nhất. Em thấy những biểu tượng đó rất hay và dễ thương. Nhiều khi mình không cần trực tiếp phải nói ra là mình đang như thế nào, buồn hay vui, nhưng mà chỉ cần gửi 1 biểu tượng là người kia có thể hiểu được ngay tâm trạng mình thế nàọ Mà dùng quen rồi em thấy bây giờ nhiều khi nói chat với nhau, mà không có mấy cái hình đó, chỉ ngồi viết không, thấy cứ chan chán. Lúc chat mà vừa thấy chữ, vừa thấy những biểu tượng xen vào, lần lượt hiện ra, em thấy rất thú vị, mà cũng có thể hình dung ra ngay được cái diễn biến tâm trạng trên khuôn mặt người kia thế nàọ Em thấy hay lắm” (Nữ, sinh viên năm thứ nhất, Trường ĐH KHXH&NV).

59

Một bạn nam khác cho biết: “Bây giờ khi chat hay comment trên các diễn đàn, mà không xen vào những cái biểu tượng đó thì nhạt lắm. Phải có những cái đó mới thấy vui, mà cái đó cũng dễ hiểu nên nhiều người dùng, mình không dùng lại cứ thấy mình già già kiểu gì ấy chị…” (Nam, sinh viên năm thứ nhất, Trường ĐH GTVT).

Không thể phủ nhận rằng, biểu tượng là một thứ ngôn ngữ hình ảnh đang được các bạn sinh viên nhiệt tình đón nhận và nó là một cách hữu hiệu để đoán biết tình cảm, thái độ trong khi giao tiếp giữa các bạn trẻ.

Internet ra đời đã kéo con người lại gần nhau hơn, bởi dù ở xa hàng vạn cây số, nhưng nhờ có Internet con người vẫn có thể giao tiếp, nói chuyện với nhau, thậm chí là nhìn thấy nhaụ Khi phương thức giao tiếp trên mạng được thiết lập thì cũng chính là lúc ngôn ngữ mạng đã hình thành và phát triển. Người ta biết đến ngôn ngữ mạng khi mà mạng Internet toàn cầu bùng nổ và giao tiếp qua mạng trở thành một kênh thông tin “bán trực tiếp” của những người sử dụng nó. Khi giao tiếp qua mạng, chúng ta có một ưu thế là có thời gian để suy nghĩ, chọn lựa câu từ và thậm chí là sửa lại câu chữ sao cho người tiếp nhận có thể dễ dàng hiểu được ý của mình diễn đạt. Nhưng cùng với nó, là sự bất tiện khi phải gõ quá nhiều kí tự để diễn đạt điều mình muốn nóị Quá trình sử dụng lâu dài sự bất tiện này khiến trong cộng đồng mạng dần tạo ra những “quy ước ngầm” giúp họ diễn đạt không chỉ đúng, mà còn mới lạ và phong phú nội dung thông tin truyền đạt của mình. Những “quy ước ngầm” này ban đầu chỉ được sử dụng giữa hai người với nhau, nhưng lâu dần, nó được phổ biến và lan truyền trên diện rộng, và tạo thành ngôn ngữ chung cho cả cộng đồng mạng. Đó là cách thức để ngôn ngữ mạng dưới hình thức thêm bớt chữ cái và thay thế chữ được hình thành và phát triển. Xuất phát từ nhu cầu giản lược tối đa các câu chữ thừa, nhưng vẫn phải đảm bảo người tiếp nhận hiểu đúng nghĩa, hình thức bỏ bớt chữ cái và thay thế thật sự đã đáp ứng được nhu cầu nàỵ Có lẽ vì thế mà số lượng người sử dụng các dạng này chiếm số lượng không nhỏ. Nếu như đối với hình thức lược bỏ bớt chữ cái, số người sử dụng ở mức độ thường xuyên chiếm

60

20,3%, thỉnh thoảng chiếu 32,9%, thì với hình thức thay thế, số lượng người sử dụng cao hơn khá nhiều, với 46,4% những người được hỏi là thường xuyên sử dụng, và 18,1% là thỉnh thoảng, 15,6% hiếm khi và 19,8% là chưa bao giờ sử dụng hình thức ngôn ngữ mạng nàỵ

Biểu đồ 2-7: Mức độ sử dụng hình thức thay thế của ngôn ngữ mạng (tỷ lệ %)

Nguồn: Số liệu khảo sát Nhận thức và hành vi sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên Việt Nam hiện nay, 10/2013

Nhìn vào biểu đồ trên, những hình thức ngôn ngữ mạng như sử dụng biểu tượng, thay thế và bỏ bớt chữ cái được các bạn sinh viên thường xuyên sử dụng ở mức độ cao hơn cả trong giao tiếp. Sở dĩ những dạng ngôn ngữ mạng này được sử dụng nhiều bởi vì chúng góp phần khắc phục được những hạn chế của giao tiếp trên mạng như: rút ngắn các câu chữ nhằm tiết kiệm thời gian, dễ đánh máy, và cũng có thể gia tăng cảm xúc trong các câu chuyện của mình. “Bây giờ lên mạng mà nói chuyện với nhau là phải siêu tốc chị ạ. Ngồi đánh từng chữ một bọn em thấy lâu lắm, mà mình rút ngắn đi một tý thì cũng vẫn hiểu được mà. Mọi người dùng quen hết rồi thì tự khắc hiểu thôị Mấy cái kiểu đó thì quá đơn giản, không có gì là không hiểu hết. Quan trọng là em thấy viết như thế vui và thú vị” (Nam, sinh viên năm thứ 3, Trường ĐH GTVT).

61

Đặc biệt, ở hình thức lược bỏ chữ và thay thế, cho phép người sử dụng có khả năng “cải biên” ngôn ngữ, chữ viết theo phong cách riêng của mình. Cách viết này giúp thể hiện dấu ấn riêng của mỗi người sử dụng.

Ví dụ: wá, wyển ( quá, quyển); wen(quen); wên (quên); iu (yêu); lun (luôn); bùn (buồn); bitk? (biết không?); bít rùi (biết rồi); mí (mấy); dc (được); ko,k (không); u (bạn, mày), ni (nay), en(em), m (mày), ex (người yêu cũ), t (tao), hem (không), Bít chít lìn (biết chết liền)… Việc đơn giản hóa câu chữ không phải không có nguyên nhân và không phải bây giờ mới xuất hiện mà đó là một thực tế, một quy luật có tính phổ biến trong sự phát triển của ngôn ngữ - quy luật tiết kiệm. Đó là quy luật không ai có thể phá vỡ nổi, không có đạo luật nghiêm khắc nào có thể ngăn chặn, can thiệp được, dù ghét nó người ta cũng vẫn phải nhượng bộ. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải thừa nhận một thực tế đó là trong chính tả của Tiếng Việt vẫn còn tồn tại sự bất hợp lý khi sử dụng nhiều ký hiệu để biểu thị cùng một âm vị: K,Q, C cùng để biểu thị âm vị / K/; hay Z, d, gi cùng để biểu thị âm /z/...

Ngoài ra, khuynh hướng này còn bắt nguồn từ việc viết tắt, đây cũng là một trong những cách thức thường gặp khi giao tiếp bằng văn bản và điều này đã được giới trẻ vận dụng “triệt để” trong thế giới ảo của mình: “đi” thành “dj”; “không” thành “0”, “ko”, “k”, “kh”, “kg”, ...; “bây giờ” thành “bi h”; “biết rồi” thành “bit rui”; Chữ “qu” thành “w”; Chữ ““gì” thành “j”; Chữ “ơ” thành “u”; Chữ “ô” thành “u”; Chữ “ă” thành “e”; Chữ “ng” ở cuối thì chỉ còn chữ “g”; M = E = em. N = A = anh hay Chèn tiếng Anh vào như: if = nếu, U = you = bạn, : g9 (Good night – chúc buổi tối vui vẻ), 2 (hi- chào).v.v

62

Đây chính là một trong những lý do khiến ngôn ngữ mạng, mặc dù không được chấp nhận và bị coi như là thứ ngôn ngữ không chính thống, song nó lại được

Một phần của tài liệu Nhận thức và hành vi sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Xã hội học (Trang 57)