Các Nhân tố không thể Kiểm Soát:

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU ĐẾN CÁN CÂN TÀI KHOẢN VÃNG LAI CỦA VIỆT NAM.doc (Trang 44 - 48)

 Lượng Khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam

 Lượng Kiều hối của Kiều bào về Việt Nam

3.3.1. Cầu của người Nước ngoài về hàng hóa Việt Nam:

Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới xảy ra, kinh tế thế giới rơi vào suy giảm. Các nền kinh tế lớn như Nhật, Mỹ, Tây Âu rơi vào suy thoái. Nhu cầu hàng hoá ở các quốc gia này sụt giảm một cách đáng kể. Giá cả hàng hoá trở nên rẻ hơn. Chính điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến xuất khẩu của Việt Nam, làm sụt giảm tài khoản vãng lai của Việt Nam. Điều này thực sự có đúng không ?

Trên thực tế, kim ngạch xuất khẩu năm 2008 của các loại hàng hoá đều tăng so với năm 2007, xuất khẩu ước tính đạt 62,9 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2007, bao gồm khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 34,9 tỷ USD, tăng 25,7%, đóng góp 49,7% vào mức tăng chung của xuất khẩu; khu vực kinh tế trong nước đạt 28 tỷ USD, tăng 34,7%, đóng góp 50,3%.

Tại sao xảy ra một nghịch lý như vây? Điều này xảy ra bởi một số lý do sau: Tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào xuất dầu thô. Mà trong những tháng giữa năm 2008, giá dầu thô lên cao, lượng xuất không đổi giá tăng cao kim ngạch xuất khẩu tăng. Xuất dầu thô năm 2008 là 13.9 triệu tấn, giảm 7.7% về lượng nhưng tăng 23.1% về kim ngạch

Bước sang năm 2009 tình hình xuất khẩu sẽ đi về đâu? Khi mà nhu cầu dầu thô đã giảm, giá dầu giảm kỷ lục, khi mà nhu cầu hàng hoá của thế giới giảm bởi khủng hoảng, thất nghiệp.

Thực tế đã cho ta thấy rằng khủng hoảng tài chính làm nhu cầu hàng hóa trên thế giới giảm, ảnh hưởng đến xuất khẩu Việt Nam. Cán cân thương mại sẽ thâm hụt và tài khoảng vãng lai sẽ bị tác động.

3.3.2. Lượng Khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam:

Du lịch là một ngành công nghiệp không khói. Trong những năm vừa qua ngành du lịch luôn có những đóng góp đáng kể trong việc cải thiện cán cân dịch vụ hay tài khoản vãng lai. Nhưng cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra, kinh tế thế giới rơi vào suy thoái. Chi tiêu của cư dân trên thế giới cắt giảm, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch. Điều này đã gây khó khăn lớn cho nghành du lịch Việt Nam, ảnh hưởng đến tài khoản vãng lai của Việt Nam

Trong những tháng cuối năm 2008, Tổng cục Du lịch Việt Nam nói ngành du lịch trong nước mất khách ở tốc độ cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng SARS năm 2003. Số khách du lịch đến Việt Nam vào tháng 11 năm 2008 giảm 300 ngàn người tươn đương với 12% so với tháng 10.

Bước sanh năm 2009 tình hình cũng không sáng sủa hơn nhiều. Tổng cục Thống kê (TCTK) cho biết: mặc dù ngành du lịch đã tích cực triển khai các chương trình đặc biệt nhằm thu hút khách quốc tế nhưng lượng khách quốc tế đến Việt Nam 2 tháng đầu năm ước đạt 688,8 nghìn lượt người, giảm 10,3% so với cùng kỳ năm trước.

3.3.3. Lượng Kiều hối của Kiều bào về Việt Nam :

Theo thống kê của Liên hợp quốc, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất thế giới trong vài năm trở lại đây. Kiều hối luôn là nguồn lực tài chính lớn cho đất nước, cho các gia đình, đặc biệt làm giảm mạnh thâm hụt cán cân

vãng lai, thậm chí là thặng dư cán cân vãng lai của Việt Nam và kiều hối bù lại cho thâm hụt cán cấn xuất nhập khẩu. Tuy nhiên trước tình hình khủng hoảng hiện nay, việc thu nhập giảm, thẩt nghiệp của kiều bào xảy ra là điều tất yếu. Vậy lượng kiều hối của Việt Nam sẽ như thế nào.

Năm 2008 8 tỷ USD là con số được Ủy ban người VN ở nước ngoài công bố trong buổi gặp gỡ báo chí sáng 6/1. So với năm 2007, lượng kiều hối tăng 1,3 tỷ USD. Đây là một điều xảy ra ngoài dự kiến trong tình hình khủng hoảng hiện nay. Sở dĩ như vậy là vì trong thời gian vừa qua các chính sách cho Việt Kiều đã trở nên thông thoáng hơn nhiều, đặc biệt là chính sách về nhà ở đã góp phần hút một lượng lớn kiều Hối về Việt Nam. Ngoài ra phải kể đến là thủ tục về chuyển tiền đơn giản, và mức phí chuyển tiền hấp dẫn do sự cạnh tranh của các ngân hàng cũng góp phần tằng lượng kiều hối. Đặc biệt mức lãi suất tiền gửi của Việt Nam đồng trong những tháng giữ năm 2008 rất hấp dẫn hơn so với đồng USD nên nhiều kiều bào đã chuyển một lượng tiền lớn về gửi tiết kiệm tại Việt Nam. Và một chuyên gia còn nhận định rằng “Trong điều kiện kinh tế thế giới suy thoái, lượng tiền mỗi người gửi về có thể không nhiều hơn nhưng số người gửi đã tăng lên đang kể”

Tuy nhiên, nhiều khả năng, sang năm 2009, lượng kiều hối chuyển về nước sẽ sụt giảm, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới. Suy thoái kinh tế sẽ gây ảnh hưởng rõ rệt nhất vào năm 2009. Hiện tại số người thất nghiệp trên thế giới đã và đang gia tăng từng ngày, trong số đó sẽ không loại trừ những người Việt Nam tại nước ngoài.

Ngoài ra lượng kiều Hối có một sự đóng góp không nhỏ của lực lượng lao động xuất khẩu tại nước ngoài, những người mà giành đến 80% thu nhập gửi về. Tuy nhiên trong giai đoạn khó khăn hiện nay thu nhập của những lao động này chắc chắn

giảm, thậm chí một số quốc gia còn ngưng nhập khẩu lao động nước ngoài để sử dụng lao động thất nghiệp trong nước. Điều này sẽ làm giảm đáng kể một lượng kiều hối về Việt Nam.

3.4. Phân tích tổng hợp:

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU ĐẾN CÁN CÂN TÀI KHOẢN VÃNG LAI CỦA VIỆT NAM.doc (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w