Cán Cân Thương Mại:

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU ĐẾN CÁN CÂN TÀI KHOẢN VÃNG LAI CỦA VIỆT NAM.doc (Trang 48 - 52)

Phân tích tổng hợp:

Cán Cân Thương Mại:

tăng 28,9% so với năm 2007, trong đó xuất khẩu đạt 62,69 tỷ USD, tăng 29,1% so với năm trước, và nhập khẩu là 80,71 tỷ USD, tăng 28,8%, thấp hơn tốc độ tăng xuất khẩu.

Xuất Khẩu:

Tính chung cả năm 2008, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu ước tính đạt 62,9 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2007, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 34,9 tỷ USD, tăng 25,7%, chiếm 49,7% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực kinh tế trong nước đạt 28 tỷ USD, tăng 34,7%, chiếm 50,3%.

• Trong các thị trường xuất khẩu của Việt Nam năm 2008, Hoa Kỳ là đối tác lớn nhất, ước tính đạt 11,6 tỷ USD, tăng 14,5% so với năm 2007 gồm: Hàng dệt may, dầu thô, gỗ và sản phẩm gỗ, giày dép, thủy sản.

• Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu sang thị trường ASEAN tuy có giảm trong các tháng cuối năm, nhưng ước tính cả năm vẫn đạt 10,2 tỷ USD, tăng 31% so với

năm 2007 với các mặt hàng chính là: Dầu thô, gạo, thủy sản, máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.

• Thị trường EU ước tính đạt 10 tỷ USD, tăng 15% so với năm trước gồm các mặt hàng truyền thống như: Hàng dệt may, giày dép, nông sản, thủy sản. Thị trường Nhật Bản ước tính đạt 8,8 tỷ USD, tăng 45% so với năm 2007, tập trung chủ yếu vào các mặt hàng: Dầu thô, giày dép, thủy sản, máy tính và linh kiện, dây và cáp điện.

Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, tuy kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2008 tăng khá cao so với năm 2007 nhưng nếu loại trừ trị giá tái xuất sắt, thép, vàng và yếu tố tăng giá của 8 mặt hàng chủ yếu (dầu thô, than đá, gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, chè) thì kim ngạch hàng hoá xuất khẩu chỉ tăng 13,5%.

Tính chung quý I/2009, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 13,5 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 7,6 tỷ USD, tăng 40,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (trừ dầu thô) đạt 4,5 tỷ USD, giảm 13%. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu quý I/2009 tăng chủ yếu do tái xuất vàng 2,3 tỷ USD (Nếu không tính lượng vàng xuất khẩu thì kim ngạch hàng hoá xuất khẩu quý I/2009 đạt 11,2 tỷ USD, giảm 15% so với cùng kỳ năm trước).

Trong quý I/2009, một số mặt hàng nông sản vẫn đạt mức xuất khẩu tăng cao so với quý I/2008 như: Gạo đạt 1,7 triệu tấn, tăng 71,3% và kim ngạch đạt 785 triệu USD, tăng 76,2%; hạt tiêu tăng 64,5% về lượng và tăng 15,5% về kim ngạch; chè tăng 10,2% về lượng và tăng 10,5% về kim ngạch; rau quả tăng 2,6% về kim ngạch; cà phê tuy giảm 7,1 về kim ngạch do giá giảm nhưng tăng 21,4% về lượng. Ngoài các mặt hàng nông sản, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu khác đều có kim ngạch giảm so với cùng kỳ năm trước, trong đó hàng dệt may đạt 1,9 tỷ USD, giảm 0,1%; giày dép đạt 915 triệu USD, giảm 10,8%; thủy sản đạt 714 triệu USD, giảm 10,4%; cà

phê đạt 634 triệu USD, giảm 7,1%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 527 triệu USD, giảm 22,9%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 496 triệu USD, giảm 12,8%; than đá đạt 262 triệu USD, giảm 1,4%; dầu thô tuy đạt 4,3 triệu tấn, tăng 22,4% về lượng nhưng kim ngạch chỉ đạt 1,4 tỷ USD, giảm 45,5% do giá bình quân giảm 55%.

Nhập Khẩu:

Tính chung cả năm 2008, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước tính 80,4 tỷ USD, tăng 28,3% so với năm 2007, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 51,8 tỷ USD, tăng 26,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 28,6 tỷ USD, tăng 31,7%. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá của một số mặt hàng thì kim ngạch nhập khẩu năm nay chỉ

tăng 21,4% so với năm 2007.

• Nhập khẩu ô tô năm 2008 đạt mức cao kỷ lục với 2,4 tỷ USD, trong đó ô tô nguyên chiếc đạt 1 tỷ USD với 50,4 nghìn chiếc (ô tô dưới 12 chỗ ngồi 27,5 nghìn chiếc, tương đương 380 triệu USD).

• Nhập khẩu máy móc thiết bị, phụ tùng khác (trừ ô tô và máy tính, điện tử) ước tính đạt 13,7 tỷ USD, tăng 23,3% so với năm 2007. Nhập khẩu xăng dầu đạt 12,9 triệu tấn, tăng 0,1% so với năm trước, tương ứng với kim ngạch 10,9 tỷ USD, tăng 41,2%. Sắt thép đạt 6,6 tỷ USD, tăng 28,5%.

• Vải và nguyên phụ liệu dệt may là những mặt hàng phục vụ chủ yếu cho sản xuất hàng xuất khẩu vẫn đạt kim ngạch cao với 6,8 tỷ USD, tăng 11,5% so với năm 2007.

• Hàng điện tử máy tính và linh kiện đạt 3,7 tỷ USD, tăng 25,8% so với năm trước, đây là nhóm hàng không chỉ gắn với tiêu dùng trong nước mà còn liên quan tới gia công, lắp ráp để xuất khẩu.

Kim ngạch nhập khẩu của hầu hết các mặt hàng trong quý I/2009 đều giảm so với cùng kỳ năm trước do cả lượng và giá nhập khẩu đều giảm. Kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng quý I/2009 đạt 2,4 tỷ USD, giảm 30,2% so với cùng kỳ năm trước; xăng dầu giảm 17,7% về lượng và giảm 60,2% về kim ngạch; sắt thép giảm 65% về lượng và giảm 71% về kim ngạch; phân bón giảm 16,5% về lượng và giảm 33,8% về kim ngạch; sợi dệt giảm 7,2% về lượng và giảm 28,7% về kim ngạch; ô tô nguyên chiếc giảm 71,2% về lượng và giảm 72,4% về kim ngạch; xe máy nguyên chiếc giảm 50,7% về lượng và giảm 34,7% về kim ngạch. Xuất siêu tháng 3/2009 ước tính 400 triệu USD, bằng 8,5% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Tính chung quý I/2009, xuất siêu 1,6 tỷ USD, bằng 12,2% tổng kim ngạch xuất khẩu (Nếu loại trừ kim ngạch tái xuất vàng thì quý I/2009 nhập siêu 640 triệu USD, bằng 5,7% tổng kim ngạch xuất khẩu

Xuất siêu quý I/2009 đạt 1,6 tỷ USD, bằng 12,2% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nếu loại trừ kim ngạch tái xuất vàng thì quý I/2009 nhập siêu 640 triệu USD, bằng 5,7% tổng kim ngạch xuất khẩu. So với quý I/2008 xuất khẩu vẫn tăng được 2,42% (trong khi ở nhiều nước trong khu vực và thế giới mức xuất khẩu giảm khá mạnh).

Trong suốt hàng chục năm qua, Việt Nam luôn nhập siêu với số lượng ngày càng tăng và khiến cán cân thương mại quốc tế của Việt Nam không tốt và là một trong những bất ổn kinh tế vĩ mô cần được cải thiện. Một con số thật đáng mừng và nếu duy trì được xu hướng này là một điều rất tốt. Thế nhưng, liệu cán cân thương mại của Việt Nam có được cải thiện một cách bền vững? Phải đến cuối năm mới rõ tình hình của năm nay thế nào và cần vài ba năm nữa mới có thể có câu trả lời xác đáng.

Hiện tượng xuất siêu trong quý 1/2009 là do đâu ?. Đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của quý I có một khoản đặc biệt, 2,287 tỉ USD xuất đá quý và kim loại quý (mà chủ yếu là vàng). Nếu trừ khoản tái xuất vàng đi thì thành tích xuất siêu sẽ không còn.

Đáng nói hơn nữa sỡ dĩ có xuất siêu chủ yếu là do kim ngạch nhập khẩu đã giảm rất mạnh, giảm mạnh hơn mức giảm xuất khẩu khá nhiều (quý I/2009: 11,8 tỉ USD trong khi con số của quý I/2008 là 21,5 tỉ USD, tức là giảm khoảng 45%).

Một điều dáng quan tâm hơn13 mặt hàng xuất khẩu chủ lực thì 12 mặt hàng có kim ngạch giảm sút trong quý I ở mức từ 10 đến 20% (dầu thô giảm 48,6%, cao su giảm 43,9%, dệt may giảm 4,2%) duy nhất có xuất gạo tăng 76,4%.

3.4.2. Cán cân dịch Vụ:

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU ĐẾN CÁN CÂN TÀI KHOẢN VÃNG LAI CỦA VIỆT NAM.doc (Trang 48 - 52)