1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động thưởng thức và bảo tồn âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên trên địa bàn Hà Nội hiện nay

132 1,3K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 2,62 MB

Nội dung

Song, cùng với sự phát triển của xã hội khi nước ta hội nhập kinh tế, sự giao lưu và tiếp xúc văn hoá cũng như sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông đại chúng đã đưa tới

Trang 1

ĐạI HọC QUốC GIA Hà NộI TRƯờNG ĐạI HọC KHOA HọC Xã HộI Và NHÂN VĂN

-* -

nguyễn thị thanh chúc

Hoạt động th-ởng thức và bảo tồn âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên

trên địa bàn Hà Nội hiện nay

LUậN VĂN THạC Sĩ CHUYÊN NGàNH Xã HộI HọC

Hà Nội - 2014

Trang 2

ĐạI HọC QUốC GIA Hà NộI

TRƯờNG ĐạI HọC KHOA HọC Xã HộI Và NHÂN VĂN

-* -

nguyễn thị thanh chúc

Hoạt động th-ởng thức và bảo tồn âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên

trên địa bàn Hà Nội hiện nay

LUậN VĂN THạC Sĩ CHUYÊN NGàNH Xã HộI HọC

Mã số: 60 31 03 01

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: TS Nguyễn Th ị Vân Hạnh

Hà Nội - 2014

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 4

DANH MỤC CÁC BẢNG 5

DANH MỤC CÁC BIỂU 7

MỞ ĐẦU 8

1 Lý do chọn đề tài 8

2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 9

3 Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn 16

3.1 Ý nghĩa khoa học 16

3.2 Ý nghĩa thực tiễn 16

4 Đối tượng khách thể, phạm vi nghiên cứu 16

4.1 Đối tượng nghiên cứu 16

4.2 Khách thể nghiên cứu 16

4.3 Phạm vi nghiên cứu 16

4.3.1 Phạm vi không gian 16

4.3.2 Phạm vi thời gian 17

4.3.3 Phạm vi nội dung nghiên cứu 17

5 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 17

5.1 Mục đích nghiên cứu 17

5.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 17

6 Câu hỏi nghiên cứu 17

7 Giả thuyết nghiên cứu 18

8 Phương pháp nghiên cứu 18

8.1 Phương pháp phân tích tài liệu 18

8.2 Phương pháp trưng cầu ý kiến 18

8.3 Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân 20

9 Khung lý thuyết 21

NỘI DUNG 22

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 22

1.1 Những khái niệm công cụ 22

Trang 4

1.1.1 Thưởng thức âm nhạc 22

1.1.2 Bảo tồn 22

1.1.3 Di sản văn hóa phi vật thể 25

1.1.4 Sinh viên 25

1.1.5 Âm nhạc, âm nhạc dân gian truyền thống 25

1.2 Quan điểm của quốc tế và Việt Nam về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống 27

1.2.1 Quan điểm bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể trên Thế giới 27

1.2.2 Quan điểm bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam 30

1.3 Một số lý thuyết xã hội học sử dụng trong đề tài 34

1.3.1 Lý thuyết lựa chọn hành vi hợp lý 34

1.3.2 Lý thuyết xã hội hóa 35

1.3.3 Cách tiếp cận xã hội học văn hóa 36

1.4 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 38

Chương 2: THỰC TRẠNG THƯỞNG THỨC VÀ HÀNH VI BẢO TỒN ÂM NHẠC DÂN GIAN TRUYỀN THỐNG CỦA SINH VIÊN 41

2.1 Âm nhạc dân gian trong quá trình hội nhập 41

2.2 Thực trạng thưởng thức âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên các trường Đại học trên địa bàn Hà Nội hiện nay 46

2.2.1 Thể loại âm nhạc sinh viên yêu thích 46

2.2.2 Mức độ thưởng thức âm nhạc dân gian của sinh viên trên địa bàn Hà Nội hiện nay 50

2.2.3 Các loại hình âm nhạc dân gian truyền thống mà sinh viên trên địa bàn Hà Nội thường thưởng thức 52

2.2.4 Cách thức tiếp nhận âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên trên địa bàn Hà Nội hiện nay 56

2.2.5 Đánh giá của sinh viên trên địa bàn Hà Nội hiện nay về hoạt động biểu diễn âm nhạc dân gian truyền thống 62

2.3 Hành vi bảo tồn âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên trên địa bàn Hà Nội hiện nay 69

Trang 5

2.3.1 Đánh giá của sinh viên về sự cần thiết bảo tồn loại hình âm nhạc

dân gian truyền thống 69

2.3.2 Sự tham gia của sinh viên vào các hoạt động bảo tồn âm nhạc dân gian truyền thống 77

Chương 3: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THƯỞNG THỨC VÀ BẢO TỒN ÂM NHẠC DÂN GIAN TRUYỀN THỐNG CỦA SINH VIÊN 83

3.1 Ảnh hưởng của nhận thức đến hoạt động thưởng thức và bảo tồn âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên 83

3.2 Ảnh hưởng của một số đặc trưng nhân khẩu xã hội đến quá trình thưởng thức và bảo tồn âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên 88

3.2.1 Nơi sống trước khi vào đại học 88

3.2.2 Trường sinh viên đang học 92

3.2.3 Giới tính 95

3.3 Quá trình giao lưu hội nhập văn hóa 100

3.4 Các hoạt động giảng dạy, tuyên truyền âm nhạc dân gian truyền thống hiện nay 103

KẾT LUẬN 111

1 Kết luận 111

2 Khuyến nghị 113

TÀI LIỆU THAM KHẢO 115 PHỤ LỤC

Trang 6

KHXH&NV : Khoa học xã hội và nhân văn UBND : Ủy ban nhân dân

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Danh sách tổng hợp các Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của

nhân loại của UNESCO 30 Bảng 2.1: Hiểu biết của sinh viên về nội dung của các thể loại âm nhạc dân

gian truyền thống 42 Bảng 2.2: Thể loại âm nhạc sinh viên yêu thích nhất 46 Bảng 2.3: Mức độ thường xuyên nghe âm nhạc dân gian của giới trẻ 50 Bảng 2.4: Các loại thể loại và sự yêu thích của sinh viên đối với âm nhạc dân gian mà sinh viên đã từng thưởng thức 53 Bảng 2.5: Các loại nhạc cụ truyền thống sinh viên đã được thưởng thức thông

qua biểu diễn trong âm nhạc dân gian 55 Bảng 2.6: Sinh viên thưởng thức âm nhạc dân gian một các trực tiếp 57 Bảng 2.7: Đánh giá của sinh viên về mức độ xuất hiện của những loại hình âm

nhạc dân gian truyền thống trên các phương tiện truyền thông 63 Bảng 2.8: Nhận định của sinh viên về mức độ xuất hiện loại hình âm nhạc dân gian truyền thống nhiều nhất trên các kênh phương tiện

truyền thông 64 Bảng 2.9: Quan điểm của sinh viên về trang phục của các nghệ sĩ biểu diễn

âm nhạc dân gian truyền thống hiện nay 67 Bảng 2.10: Nhận định của sinh viên về cách trang điểm của các nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc dân gian truyền thống 68 Bảng 2.11: Quan điểm của sinh viên về sự “cải biến” âm nhạc dân gian truyền

thống theo hướng âm nhạc cách tân, tân cổ giao duyên, hay pha giai điệu hiện đại 69 Bảng 2.12: Kiến thức của sinh viên về các loại hình âm nhạc dân gian truyền

thống được công nhận là di sản văn hóa thế giới 71 Bảng 2.13: Nhận thức của sinh viên về ý nghĩa của việc những loại hình âm

nhạc dân gian truyền thống được công nhận là di sản văn hóa 76

Trang 8

Bảng 2.14: Nhận thức của sinh viên về cách thức để bảo tồn các giá trị âm

nhạc dân gian truyền thống 78 Bảng 3.1: Tương quan giữa ý kiến của sinh viên về: âm nhạc dân gian truyền

thống không còn phù hợp với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội hiện nay và mức độ thường xuyên nghe nhạc dân gian 84 Bảng 3.2: Mức độ cần thiết tuyên truyền về âm nhạc dân gian trong học

đường để bảo tồn, phát huy các giá trị nghệ thuật 85 Bảng 3.3: Tương quan giữa nhận thức về mức độ cần thiết tuyên truyền về

âm nhạc dân gian trong học đường để bảo tồn, phát huy các giá trị của

nó và mức độ thường xuyên nghe nhạc dân gian của sinh viên 86 Bảng 3.4: Mối quan hệ giữa nơi sống trước khi vào đại học và quan điểm nên

hiện đại hóa hoàn toàn "cải biến" âm nhạc dân gian truyền thống theo hướng cách tân, tân cổ giao duyên, hay pha giai điệu hiện đại 91 Bảng 3.5: Kiểm định Anova giữa trường học và quan điểm nên hiện đại hóa

hoàn toàn "cải biến" âm nhạc dân gian truyền thống theo hướng cách tân, tân cổ giao duyên, hay pha giai điệu hiện đại 93 Bảng 3.6: Phân tích Anova một yếu tố so sánh sinh viên giữa các trường đại học 94 Bảng 3.7: Tương quan giữa giới tính và mức độ thường xuyên nghe nhạc dân gian 95 Bảng 3.8: Tương quan giữa giới tínhvới đánh giá của sinh viên về mức độ tâm huyết mức độ tâm huyết của các nghệ sỹ với vai diễn 98 Bảng 3.9: Lý do “âm nhạc dân gian truyền thống hiện nay không còn nhận

được sự quan tâm của giới trẻ” 100

Trang 9

DANH MỤC CÁC BIỂU

Biểu đồ 2.1: Đánh giá của sinh viên về nhận định:“âm nhạc dân gian truyền

thống không còn phù hợp với sự phát triển của kinh tế - văn hoá -

xã hội hiện nay” 44 Biểu đồ 2.2: Sinh viên thưởng thức âm nhạc dân gian truyền thống thông qua

các phương tiện truyền thông 59 Biểu đồ 2.3: Đánh giá của sinh viên về các hoạt động biểu diễn âm nhạc dân gian truyền thống 63 Biểu đồ 2.4: Đánh giá của sinh viên về sự tâm huyết của các nghệ sĩ diễn suất với vai diễn 66 Biểu đồ 2.5: Các hoạt động sinh viên tham gia bảo tồn âm nhạc dân gian

truyền thống 80 Biểu đồ 3.1: Nhà trường chủ trương tuyên truyền về âm nhạc truyền thống 108

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nghệ thuật truyền thống trong đó có âm nhạc dân gian truyền thống là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hoá, tinh thần của người Việt Nam Các loại hình nghệ thuật truyền thống, đặc biệt là âm nhạc dân gian đã góp phần làm cho đời sống của nhân dân thêm phong phú về tinh thần, nêu cao những giá trị văn hoá truyền thống dân tộc Theo suốt chiều dài lịch sử của dân tộc âm nhạc cổ truyền chứa đựng trong mình một không gian, một thời gian sinh hoạt về các hoạt sống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam Âm nhạc dân gian thể hiện rất nhiều khía cạnh của cuộc sống như tình yêu quê hương đất nước, truyền thống lịch sử của dân tộc, những nét đẹp của văn hóa vùng miền… Bên cạnh đó, thông qua những loại hình âm nhạc dân gian con người gửi gắm trong đó những những tình cảm của mình, như những điệu hò, điệu lý của vùng sông nước, những điệu dân ca của quan họ Bắc Ninh…nhất

là giới trẻ đã mượn những âm hưởng đó để thể hiện tình cảm, tình yêu một cách tinh tế và sâu đậm

Song, cùng với sự phát triển của xã hội khi nước ta hội nhập kinh tế, sự giao lưu và tiếp xúc văn hoá cũng như sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông đại chúng đã đưa tới nước ta nhiều thể loại âm nhạc mới với giai điệu sôi động, những phong cách mới lạ đã nhanh chóng được giới trẻ đón nhận và trở thành một trong những hình thức giải trí của thanh thiếu niên đặc biệt là học sinh, sinh viên.Thế hệ trẻ đã tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa mới trước xu thế biến đổi của thời đại [17]

Một thực tế dễ nhận thấy, khi tồn tại xã hội thay đổi thì ý thức xã hội cũng thay đổi theo, điều đó có nghĩa là khi xã hội vận hành và biến đổi thì các

cá nhân sống trong xã hội đó cũng có những thay đổi trong suy nghĩ, xu hướng thưởng thức âm nhạc và sự thay đổi này tác động mạnh mẽ đến thế hệ trẻ trong đó có sinh viên “Sinh viên hiện nay có nhu cầu giải trí rất lớn đặc biệt là âm nhạc Sinh viên thường thưởng thức âm nhạc quốc tế, nhạc trẻ Việt

Trang 11

Nam nhất là những bài hát về tình yêu nam nữ” [1, tr.56] Dường như thanh niên, sinh viên hiện nay ít hứng thú, mặn mà với những làn điệu chèo, cải lương, dân ca vốn trước kia là cái hồn của văn hoá dân tộc Trên thị trường

âm nhạc Việt Nam dần vắng mặt những băng đĩa nhạc theo lối truyền thống xưa mà thay vào đó là một thế hệ các thương hiệu quảng bá và những sô lô nhạc trẻ cả trong nước lẫn quốc tế Trong khi các thể loại âm nhạc mới đang trở thành “thực đơn chính” trong xã hội âm nhạc, sinh viên thưởng thức, đón nhận những âm nhạc dân gian truyền thống của dân tộc như thế nào? Và bản thân những loại hình âm nhạc truyền thống có còn phù hợp với lối sống của thời đại mới? Sinh viên làm gì để có thể bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của âm nhạc dân gian hiện nay Đây là một trong những chủ đề được giới phê nghệ thuật quan tâm và cũng được nhiều nhà nghiên cứu xem xét, đánh giá nhất là trong mảng nghiên cứu về những giá trị truyền thống của dân

tộc Chính vì vậy, với mong muốn tìm hiểu “Hoạt động thưởng thức và bảo tồn âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên trên địa bàn Hà Nội hiện nay” để qua đó tác giả muốn góp phần tìm ra những biện pháp để các

loại hình âm nhạc dân gian truyền thống có thể thu hút được khán giả trẻ

2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Lịch sử nghiên cứu đã cho thấy có nhiều tác giả, nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến văn hóa truyền thống, những giá trị của văn hóa truyền thống của dân tộc, trong đó có phân tích nghiên cứu về âm nhạc dân gian

truyền thống như là một giá trị của lịch sử dân tộc Công trình “Về giá trị văn

hóa tinh thần Việt Nam” [58] tập thể tác giả gồm 2 tập) và “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam”[15] của Trần Văn Giàu đã phân tích một

cách sâu sắc về các giá trị tinh thần truyền thống của người Việt Nam Đặc biệt, ở góc độ sử học và đạo đức học đã phân tích sự vận động của những giá trị tinh thần truyền thống qua những sự kiện phong phú của lịch sử Việt Nam Bàn về vai trò của văn hoá truyền thống trong giáo dục thế hệ trẻ tác giả

Nguyễn Hồng Hà đã viết cuốn “Văn hoá truyền thống dân tộc với việc giáo

Trang 12

dục thế hệ trẻ hiện nay”[17] Trong tác phẩm tác giả đã đưa ra một số biện

pháp phát huy vai trò của văn hoá nghệ thuật trong việc giáo dục thế hệ trẻ Trong cuốn sách này tác giả đi sâu vào việc phân tích thực trạng của văn hoá truyền thống hiện nay trong việc qui chiếu so sánh với trước kia nhằm đưa ra những số liệu để các cơ quan quản lý có những tác động phù hợp đến việc gìn giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Bên cạnh đó có rất nhiều tác giả đã đề cập đến giá trị truyền thống Việt Nam và những vấn đề đặt ra trong xu thế toàn cầu hóa; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa.Trong đó, các tác giả nêu lên thực trạng các giá trị truyền thống nói chung và giá trị truyền thống Việt Nam nói riêng trước xu thế toàn cầu hóa hiện nay, và những giải pháp nhằm giữ gìn, phát huy các giá trịtruyền thống Việt Nam trước thách thức toàn cầu

hóa Có thể kể đến Đỗ Huy với tác phẩm “Giá trị truyền thống Việt Nam

trước thách thức của toàn cầu hóa” [15] ; Bùi Thanh Thủy: “Kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa”[42] các

giả Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức, Hồ Sỹ Quý trong cuốn “Tìm hiểu

giá trị văn hoá truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá”[7] Ngô Đức Thịnh [41.] (chủ biên): Bảo tồn, làm giàu và phát huy các

giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập (2010); Cù Huy Chử [9]: Kế thừa giá trị truyền thống văn hoá dân tộc trong xây dựng nền văn hoá nghệ thuật Việt Nam; Nguyễn Duy Bắc [3]:

Sự biến đổi các giá trị văn hóa trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay Các công trình khoa học đề cập tương đối toàn diện về vấn đề khai thác, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống trong chiến lược phát triển con người Việt Nam toàn diện Cũng theo hướng nghiên cứu sự tác động của toàn cầu hóa đến giá trị truyền thống, tác giả Nguyễn

Đình Tường có bài báo “Giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống ở

Việt Nam trước tác động của toàn cầu hoá”[47] Theo tác giả, toàn cầu hoá là

quá trình khách quan, quá trình đó một mặt tạo ra cơ hội cho các quốc gia dân

Trang 13

tộc mở rộng giao lưu hợp tác, mặt khác nó cũng đặt những giá trị văn hoá truyền thống của mỗi quốc gia dân tộc trước nhiều thách thức Do đó giữ gìn

và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc để văn hóa trở thành nền tảng tinh thần xã hội đã và đang là đòi hỏi cấp bách hiện nay Một trong những công trình đề cập tương đối toàn diện về sự tác động của toàn cầu hóa đến các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, nhất là lĩnh vực văn hóa, tinh

thần phải kể đến cuốn sách “Giá trị truyền thống trước những thách thức của

toàn cầu hóa”[8] Cuốn sách gồm có hai phần, phần một các tác giả tập trung

làm rõ thực chất của toàn cầu hóa nhưng từ góc độ triết học và giá trị học Ngoài ra, các tác giả còn đi sâu phân tích nội dung, thực chất giá trị truyền thống và giá trị truyền thống Việt Nam, trong đó có giá trị đạo đức truyền thống; chỉ ra cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống Trong phần thứ hai, các tác giả nói lên thực trạng các giá trị truyền thống Việt Nam trước xu thế toàn cầu hóa hiện nay, đề xuất những giải pháp nhằm giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống Việt Nam trước thách thức của toàn cầu hóa Các công trình nghiên cứu trên đã phân tích một cách tỉ mỉ về giá trị truyền thống trong văn hóa dân tộc trong đó

có âm nhạc dân gian truyền thống có ý nghĩa như một giá trị văn hóa tinh thần quí báu của dân tộc

Đồng thời, đã có nhiều cuộc hội thảo cũng như những nghiên cứu chuyên sâu về âm nhạc dân gian như:

Hội thảo khoa học "Sân khấu và âm nhạc truyền thống Việt Nam với

người nước ngoài" [45] (2005) được Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn và phát

huy văn hóa dân tộc tổ chức tại Hà Nội Trong hội thảo các nhà nghiên cứu thảo luận về âm nhạc truyền thống gồm các nội dung: ý niệm làm nhạc, hành

vi âm nhạc và cuối cùng mới là thực hành âm nhạc Muốn hiểu được âm nhạc dân gian phải trải qua cả ba giai đoạn đó Ngày 24 tháng 11 năm 2010, Viện

Âm nhạc (thuộc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam) đã tổ chức buổi tọa

đàm “Âm nhạc dân tộc học tại Việt Nam” Trước nguy cơ mai một của nền

Trang 14

âm nhạc cổ truyền, trước đội ngũ theo nghề âm nhạc dân tộc học còn quá mỏng, âm nhạc dân tộc đang bị mai một dần Bên cạnh đó nhu cầu thưởng thức âm nhạc dân gian trong đời sống xã hội đang bị lấn át bởi những hình thức giải trí khác cũng như những loại hình âm nhạc khác đang thịnh hành

trên thị trường Hội thảo khoa học quốc tế “Hát Ca trù người Việt” do Viện

Âm nhạc tổ chức ngày 20 tháng 6 năm 2006 tại Hà Nội đã có 24 bản tham luận của các đại biểu đã tập trung phân tích và đánh giá một cách khoa học những vấn đề về văn hoá, lịch sử, nghệ thuật, hiện trạng hoạt động ca trù trong đời sống thường nhật và những đề xuất về kế hoạch hành động quốc gia trong việc bảo tồn Di sản Ca trù ngày nay trong đời sống cộng đồng

Bên cạnh đó các nhà nghiên cứu cũng có những tác phẩm phân tích một

cách sâu sắc về các loại hình âm nhạc dân tộc như: Bộ sách "Nghìn năm âm

nhạc Thăng Long - Hà Nội"[7] do Bộ VH,TT&DL và Nhà xuất bản Âm nhạc

thực hiện Bộ sách đã khảo cứu tổng kết và phân tích khá đầy đủ và sâu sắc

về âm nhạc tồn tại trên đất Thăng Long - Hà Nội 1000 năm qua Bộ sách gồm

5 quyển đi sâu vào phân tích và bình luận về âm nhạc (Quyển 1 - Âm nhạc Cung đình; Ca trù, Quyển 2 - Nhạc cổ truyền, Quyển 3 - Nhạc cổ truyền cách tân, Quyển 4 - Nhạc mới, quyển 5 - Bình) Bộ sách đã tổng kết các loại hình

âm nhạc, sự tồn tại, phát triển, hay mai một theo thời gian của của các loại hình âm nhạc trên đất Thăng Long 1000 năm qua

Cuốn “Thanh điệu tiếng Việt và âm nhạc cổ truyền”[27] của Hoàng Kiều

Sách được Viện Âm nhạc xuất bản vào nǎm 2001 Công trình được chia thành các phần: mở đầu, phần thứ nhất, phần thứ hai và kết luận Công trình đã nghiên cứu mối quan hệ giữ thanh điệu tiếng Việt và âm nhạc dân gian, những vần điệu trong tiếng việt và âm hưởng của âm nhạc dân tộc kết hợp với nhau theo luật bằng-chắc, vần-điệu để tạo nên những tác phẩm âm nhạc dân tộc đặc sắc

Tác giả Bùi Ngọc Phúc đã nghiên cứu “Âm nhạc cổ truyền Việt Nam

qua báo chí nửa sau thế kỷ XX”[18] và “Âm nhạc trong Hầu văn Huế”

Nghiên cứu là một tổng hợp luận, khoa học và mang tính thuyết phục tác giả

Trang 15

đã phân tích hiện trạng và sự biến đổi của âm nhạc cổ truyền Việt Nam trong một thời kỳ nửa sau thế kỷ XX và một loại hình âm nhạc dân gian cụ thể là Hầu văn không chỉ có ở Huế mà nó tồn tại ở nhiều nơi trong đời sống văn hóa dân gian và tâm linh của người Việt, từ cấp làng, xã, huyện, tỉnh và cả nước Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Liêm đã nghiên cứu khảo sát về Đờn ca Tài tử và đã

xuất bản “Góp phần nghiên cứu Đờn ca Tài tử”[29] Trong tác phẩm tác giả

đã đưa ra định nghĩa về Đờn ca tài tử, đồng thời trong tác phẩm cũng phân tích sự phát triển của đờn ca tài tử trong trong lịch sử, những mốc đánh dấu quan trọng của loại hình nghệ thuật này

Trong các đề tài nghiên cứu về thanh niên, sinh viên về cơ bản thường nghiên cứu về lối sống, văn hóa, tư tưởng, nhân cách sinh viên Tác giả Thái

Duy Tuyên đã “Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong

điều kiện kinh tế thị trường”[48], tác giả Trần Sỹ Phán: “Sinh viên với định hướng giá trị nhân cách”[34] Các tác giả đã phân tích sự định hướng các giá

trị cuộc sống cho sinh viên, và một số giá trị nhân cách định hướng cho sinh viên Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay Từ định hướng các giá trị nhân cách đó, giúp sinh viên Việt Nam nhận thấy được vai trò và trách nhiệm của mình với bản thân, gia đình, dân tộc

Một số các tác giả khác chuyên đi sâu nghiên cứu về lối sống, giáo dục đạo đức cho thanh niên, sinh viên Phạm Khắc Hùng, Phạm Hồng Quang:

“Thực trạng lối sống sinh viên Đại học Thái Nguyên”, Lê Thị Hoài Thanh:

“Vấn đề giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam hiện nay” Võ

Minh Tuấn: “Tác động toàn cầu hóa đến đạo đức sinh viên hiện nay”, Đỗ Thị Lan: “Vấn đề xây dựng lối sống cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay

ở tỉnh Yên Bái”Trần Sỹ Phán:“Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay”[35] Các tác giả chú ý đến

những lối sống, phong cách sống, nhu cầu giải trí, thưởng thức của sinh viên trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, sự biến đổi về giá trị, thay đổi về đạo

Trang 16

đức cũng như vấn đề đặt ra về ý thức của sinh viên đối với giá trị văn hóa truyền thống trong đó có âm nhạc dân gian Các tác giả đã chỉ ra sinh viên hiện nay trong tâm thế vẫn nhận định cần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống nhưng những hành động cụ thể hoặc là sự ít yêu thích của sinh viên đối với các loại hình văn hóa truyền thống

Khi nghiên cứu về thị hiếu âm nhạc của sinh viên tác giả Hoàng Diệu

Anh[1] (2009) đã có nghiên cứu:“Nhu cầu âm nhạc của sinh viên: nghiên cứu

tại Đại học Quốc gia Hà Nội” Đề tài đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận

của đề tài (các khái niệm, đặc điểm của nhu cầu thưởng thức âm nhạc, các yếu

tố ảnh hưởng đến nhu cầu thưởng thức âm nhạc của sinh viên …) Tiến hành nghiên cứu nhu cầu thưởng thức âm nhạc của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội qua điều tra khảo sát 140 sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn, 140 sinh viên Trường Đại học Khoa học tự nhiên và phỏng vấn sâu

20 sinh viên Làm rõ nhận thức của sinh viên về âm nhạc, thực trạng nhu cầu

âm nhạc của họ, cụ thể là các loại hình âm nhạc sinh viên thưởng thức, nội dung âm nhạc và phương thức thỏa mãn nhu cầu thưởng thức âm nhạc của sinh viên Nêu lên một số yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu âm nhạc của sinh viên và tác động của nhu cầu âm nhạc đến đời sống tinh thần của sinh viên Từ kết quả

đó, đề xuất các kiến nghị định hướng và nâng cao chất lượng nhu cầu thưởng thức âm nhạc của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội

Âm nhạc dân gian truyền thống nói riêng và nghệ thuật truyền thống nói chung là một phần quan trọng trong cuộc sống của chúng ta Hoạt động này diễn ra ở những thời điểm lịch sử khác nhau và ở từng giai đoạn của cuộc sống khác nhau Vấn đề về âm nhạc truyền thống được rất nhiều cơ quan ngôn luận, các nhà khoa học nghiên cứu

Trước hết phải kể đến công trình nghiên cứu về “Thị hiếu nghệ thuật

của công nhân Quảng Ninh” Có thể nói, đây là công trình xã hội học thực

nghiệm đầu tiên về nghệ thuật ở Việt nam do Viện nghiên cứu lý luận và lịch

sử nghệ thuật, Bộ văn hoá tiến hành năm 1980 theo mẫu bảng hỏi của viện

Trang 17

nghiên cứư nghệ thuật Liên xô Quy mô của công trình này khá lớn, khoảng

2000 bảng hỏi như thế thời điểm xuất phát của các xã hội học thực nghiệm về nghệ thuật ở Việt nam so với các nước khác trên thế giới không hề chậm trễ

Tiếp đó trong nghiên cứu âm nhạc có công trình “Thị hiếu âm nhạc của

quần chúng qua điều tra hội ca- múa- nhạc năm 1980” (Nguyễn Phan Thọ-

Nguyễn Lam Sơn) Đây là đề tài nhằm tìm hiểu về thị hiếu âm nhạc của quần

chúng thông các hoạt động văn hoá nghệ thuật, đề tài đem đến cho chúng ta cái nhìn khá toàn diện về thị hiếu âm nhạc của nhân dân, đề tài nghiên cứu này là cơ sở để tìm hiểu những định hướng nghiên cứu về âm nhạc

Ngoài những công trình nghiên cứu kể trên, còn có rất nhiều những bài

báo viết về mảng đề tài này như “Sân khấu sẽ ra sao vào năm 2000” của

Phùng Dũng, hay “Thực trạng và lối ra của sân khấu hiện nay” của Nguyễn Văn Thành trích trong báo cáo đề dẫn hội nghị Trung ương về nghệ thuật truyền thống Hầu hết các bài viết trên đều nhằm phản ánh thực trạng đang

diễn ra hiện nay là nghệ thuật truyền thống đang mất dần những giá trị tốt đẹp

và vai trò của nó trong đời sống nghệ thuật và xu hướng thưởng thức của người dân trên cả nước, từ việc chỉ ra thực trạng đó các tác giả lên tiếng kêu cứu cho nền nghệ thuật truyền thống nước nhà đã sắp thất truyền trong giới trẻ

Các công trình khảo cứu trên thực hiện trên cơ sở những tiêu chuẩn hoá nhằm thu thập thông tin xã hội học về nhu cầu, sở thích, thị hiếu mong đợi nghệ thuật trong những tương quan về giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, học vấn Hầu hết, những nghiên cứu này được tiến hành một cách bài bản, qui

mô và đem lại những kết quả khoa học thiết thực, đặc biệt là kết quả về sự khác biệt về nhu cầu, sở thích, thị hiếu của công chúng nghệ thuật

Tuy vậy, phần lớn các công trình nghiên cứu và những bài viết trên tập trung vào mối quan hệ giữa tác phẩm và công chúng mà chưa đi tìm hiểu về việc thưởng thức và bảo tồn, phát huy của các nhóm công chúng nói chung và của sinh viên nói riêng đối với loại hình âm nhạc truyền thống Trong đề tài nghiên cứu của mình, tôi mong muốn hướng đến tìm hiểu thực trạng thưởng thức âm

Trang 18

nhạc dân gian truyền thống của sinh viên và quá trình bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đó để làm rõ hơn một khía cạnh chưa được đề cập tới nhiều trong các công trình nghiên cứu về âm nhạc dân gian truyền thống

3 Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn

3.1 Ý nghĩa khoa học

Luận văn vận dụng các kiến thức của xã hội học vào nghiên cứu giải thích một hoạt động trong lĩnh vực văn hóa lối sống của sinh viên, đồng thời tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thưởng thức âm nhạc của sinh viên hiện nay Các kết quả trong nghiên cứu này phần nào góp phần kiểm chứng một số lý thuyết xã học đại cương như: lý thuyết lựa chọn hành vi hợp

lý, lý thuyết xã hội hóa

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Các kết quả của đề tài sẽ góp phần cung cấp những bằng chứng thực tiễn, từ đó đưa ra một số giải pháp phù hợp để có thể đưa những loại hình âm nhạc dân gian truyền thống đến gần với sinh viên hơn Qua đó, góp phần để bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống trong sinh viên

4 Đối tƣợng khách thể, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động thưởng thức và bảo tồn âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên

- Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn

- Trường Đại học Văn hoá (Khoa Văn hóa)

- Trường Đại học Kinh tế quốc dân

Trang 19

Hành vi bảo tồn âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên

Các yếu tố tác động đến quá trình thưởng thức và bảo tồn âm nhạc dân gian

5 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu hoạt động thưởng thức và bảo tồn âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên trên địa bàn Hà Nội hiện nay, đồng thời chỉ ra những nhân tố tác động đến quá trình thưởng thức âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên, từ đó đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp nhằm gìn giữ,

bảo tồn những giá trị truyền thống trong sinh viên hiện nay

5.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu nhằm chỉ ra thực trạng thưởng thức âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên trên địa bàn Hà Nội hiện nay

- Tìm hiểu nhận thức và hành vi của sinh viên trên địa bàn Hà Nội trong việc bảo tồn các loại hình âm nhạc dân gian truyền thống

- Tìm hiểu những yếu tố tác động tới hoạt động thưởng thức âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên

6 Câu hỏi nghiên cứu

- Hoạt động thưởng thức âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên trên địa bàn Hà Nội hiện nay như thế nào? Các thể loại âm nhạc sinh viên yêu thích là gì?

Trang 20

- Những hành vi bảo tồn âm nhạc dân gian truyền thống hiện nay của sinh viên như thế nào?

- Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thưởng thức âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên trên địa bàn Hà Nội là gì?

7 Giả thuyết nghiên cứu

- Sinh viên trên địa bàn Hà Nội hiện nay là những người ưa thích những thứ năng động nên họ thích phong cách nhạc trẻ, có tiết tấu nhanh, vì thế họ sẽ ít quan tâm đến việc thưởng thức các loại hình âm nhạc dân gian truyền thống

- Sinh viên trên địa bàn Hà Nội hiện nay thấy được vai trò quan trọng của việc bảo tồn các giá trị văn hóa âm nhạc dân gian truyền thống nhưng họ không có các hành động cụ thể để duy trì, bảo tồn

- Có nhiều yếu tố tác động tới hoạt động thưởng thức âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên, trong đó quá trình giao lưu, hội nhập văn hóa và hoạt động tổ chức, biểu diễn, tuyên truyền, giảng dạy âm nhạc dân gian truyền thống hiện nay có ảnh hưởng mạnh

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Phương pháp phân tích tài liệu

Trong đề tài này, tôi sử dụng phương pháp phân tích tài liệu trên cơ sở của việc tìm kiếm những bài viết, những nhận định, đánh giá của các tác giả

về những giá trị truyền thống, về các loại hình âm nhạc dân tộc nhằm làm phong phú thêm nguồn tài liệu và là một căn cứ để đưa ra những nhận định cho vấn đề nghiên cứu

8.2 Phương pháp trưng cầu ý kiến

Ở đề tài này, tôi tiến hành trưng cầu ý kiến những bạn sinh viên thuộc

ba khối trường Nhân Văn, Văn Hoá, Kinh tế để thấy được thực trạng thưởng thức và ý thức bảo tồn của sinh viên trên địa bàn Hà Nội hiện nay với âm nhạc dân gian truyền thống

Trang 21

Bảng hỏi gồm 05 phần Bao gồm các nội dung cơ bản sau:

+ Mức độ thưởng thức âm nhạc truyền thống của sinh viên

+ Hiểu biết của sinh viên về âm nhạc truyền thống

+ Quan điểm của sinh viên về bảo tồn và phát huy các giá trị của âm nhạc truyền thống

+ Các hành vi bảo tồn âm nhạc truyền thống

+ Các đặc trưng nhân khẩu xã hội của sinh viên

Mẫu nghiên cứu được chọn từ 3 trường: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Văn hóa, Đại học kinh tế quốc dân với cơ cấu mẫu như sau:

Tỉ lệ sinh viên các trường được lấy gần như bằng nhau ≈ 33%

Cơ cấu về số lượng sinh viên tại các trường học:

đã được điều tra như sau:

Cơ cấu về năm học của sinh viên:

Trang 22

Dựa vào quan sát, khảo sát thực tế và tìm hiểu thông tin tại các địa bàn nghiên cứu tác giả nhận thấy sinh viên các trường đại học trong mẫu khảo sát

có số lượng nam giới chiếm tỉ lệ thấp hơn so với nữ giới và tỉ lệ sinh viên thành thị ít hơn sinh viên có nguồn gốc xuất thân là nông thôn Do vậy cơ cấu

mẫu trong cuộc khảo sát được chọn như sau:

Cơ cấu về giới tính của sinh viên

8.3 Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân

Ở đề tài này, tôi tiến hành phỏng vấn sâu những bạn sinh viên thuộc ba khối trường Nhân Văn, Văn Hoá, Kinh tế Số lượng phỏng vấn sâu sinh viên tại các trường học được chia đều cho các nhóm sinh viên theo năm học

Trang 23

Quá trình giao lưu hội nhập văn hóa

Hoạt động giảng dạy, tuyên truyền

âm nhạc

Giới tính

Nơi sống

Trường học

Hành vi bảo tồn âm nhạc dân gian truyền thống

Thực trạng thưởng thức

âm nhạc dân gian truyền thống

Đánh giá hoạt động biểu diễn

Kênh thông tin tiếp nhận âm nhạc

Các loại hình âm nhạc sinh viên thường thưởng thức

Trang 24

NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Những khái niệm công cụ

1.1.1 Thưởng thức âm nhạc

Thưởng thức: theo từ điển tiếng Việt thưởng thức là hiểu biết và hưởng thụ một cách thích thú về một loại hình văn hóa nghệ thuật Như thưởng thức thơ văn, thưởng thức văn nghệ [46, tr.658]

Thưởng thức âm nhạc có nghĩa là nhận biết, hiểu biết được và hưởng thụ một cách thích thú về các giá trị, phong cách khác nhau của âm nhạc[56]

Trong các lớp thưởng thức âm nhạc người ta thường giới thiệu những bài học về lịch sử âm nhạc, hình thức và thể loại âm nhạc để giúp người học hiểu được tại sao con người trong một thời kỳ này lại yêu thích một loại nhạc nào đó và có khi loại nhạc được yêu thích trong thời kỳ đó là bị tẩy chay trong các thế hệ sau."

Nhà soạn nhạc lừng danh người Mỹ gốc Nga - Igor Stravinsky đã từng nói: “Nhìn chung, thưởng thức âm nhạc gặp phải khó khăn là người ta chú trọng quá nhiều vào việc dạy âm nhạc mà lẽ ra nên dạy cách yêu mến nó” Muốn thưởng thức âm nhạc, chúng ta không cần phải biết chơi một nhạc cụ hay biết đọc nốt nhạc, hiểu được tổng phổ Khi khán giả có thể thưởng thức âm nhạc đó thì họ sẽ có thể nghe hiểu được người sáng tác, hiểu được tác phẩm và có thể rút

ra được điều gì đó từ việc lắng nghe những tác phẩm đó.[2]

Khái niệm thưởng thức âm nhạc được dùng trong đề tài này được hiểu là khả năng nhận biết, hiểu biết và hưởng thụ một cách thích thú về các giá trị, phong cách khác nhau của âm nhạc Khi đó người nghe sẽ có thể nghe hiểu được người sáng tác, hiểu được tác phẩm và có thể rút ra được điều gì đó từ việc lắng nghe những tác phẩm đó

1.1.2 Bảo tồn

Bản thân lĩnh vực văn hóa là rất rộng lớn và người ta thường gắn khái niệm “bảo tồn văn hóa” với những đối tượng cụ thể như: bảo tồn văn hóa truyền

Trang 25

thống, bảo tồn văn hóa vật thể, bảo tồn văn hóa phi vật thể, bảo tồn di sản văn hóa Phật giáo, bảo tồn văn hóa nông thôn…Hiểu theo nghĩa chung nhất thì bảo tồn văn hóa là giữ gìn, lưu lại những giá trị văn hóa

Bảo tồn văn hóa không phải là hoạt động cản trở sự phát triển văn hóa, mà trong một chừng mực nào đó còn là cơ sở cho sự phát triển văn hóa theo đúng hướng Bản thân quá trình phát triển văn hóa có sự đào thải yếu tố văn hóa lỗi thời, lạc hậu, không phù hợp với hiện thực khách quan.[20]

Có nhiều khái niệm, định nghĩa về thuật ngữ “bảo tồn” và “phát huy” nhưng

để làm rõ hơn khái niệm về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, ta có thể hiểu như sau: Bảo tồn di sản (heritage preservation) được hiểu như là các nỗ lực nhằm bảo

vệ và giữ gìn sự tồn tại của di sản theo dạng thức vốn có của nó Phát huy di sản (heritage promotion) có nghĩa là những hành động nhằm đưa di sản văn hóa vào trong thực tiễn xã hội, coi đó như là nguồn nội lực, tiềm năng góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội, mang lại những lợi ích vật chất và tinh thần cho con người, thể hiện tính mục tiêu của văn hóa đối với sự phát triển của xã hội.[44, tr.44]

Về quan điểm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá cũng có nhiều quan điểm khác nhau Nhưng trên thế giới vẫn tựu trung hai quan điểm như sau: Bảo tồn nguyên vẹn và bảo tồn trên cơ sở kế thừa

Quan điểm bảo tồn nguyên vẹn: theo Gregory J.Ashworth, nó được phát triển đầu tiên từ những năm 50 của thế kỷ XIX Quan điểm bảo tồn nguyện vẹn này được khá nhiều học giả ủng hộ, đặc biệt các nhà bảo tồn, bảo tàng trong lĩnh vực di sản văn hóa Những người theo quan điểm bảo tồn nguyên vẹn cho rằng, những sản phẩm của quá khứ, nên được bảo vệ một cách nguyên vẹn, như nó vốn có, cố gắng phục hồi nguyên gốc các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể cũng như cố gắng cách ly di sản khỏi môi trường xã hội đương đại Họ cho rằng, mỗi di sản chứa đựng những giá trị văn hóa - xã hội nhất định mà không phải lúc nào thế hệ hiện tại có hiểu biết một cách cụ thể để có thể phát huy những giá trị

ấy một cách thích hợp Hơn nữa, những giá trị văn hóa ấy luôn biến đổi theo thời gian do những tác động của xã hội hiện tại và sẽ tạo nên những lớp văn hóa khác không trùng nghĩa với lớp văn hóa mà thế hệ trước chuyển giao cho thế hệ

Trang 26

sau, vì thế, có thể làm cho các thế hệ sau nữa không thể truy nguyên được những giá trị di sản đang tồn tại

Chính vì như vậy, những người theo quan điểm này cho rằng, do chúng ta chưa có đủ thông tin, trình độ hiểu biết để có thể lý giải giá trị của các di sản văn hóa, chúng ta nên giữ nguyên trạng những di sản này để khi có điều kiện, các thế hệ tiếp nối có thể xử lý, giải thích và tìm cách kế thừa, phát huy di sản một cách tốt hơn

Với quan điểm bảo tồn trên cơ sở kế thừa thì được các học giả nước ngoài hiện nay quan tâm nhiều hơn và là một xu thế khá phổ biến khi bàn đến di sản

Có thể kể đến như Alfrey, Putnam, Ashworth và P.J Larkham xem di sản như một ngành công nghiệp và cần phải có cách thức quản lý di sản tương tự với cách thức quản lý của một ngành công nghiệp văn hóa với những logic quản lý đặc biệt, phù hợp với tính đặc thù của các di sản Hoặc các nhà nghiên cứu Anh,

Mỹ như Boniface, Fowler, Prentice,… thì cho rằng không thể không đề cập đến phát triển du lịch trong vấn đề bảo tồn và phát huy di sản Cách tiếp cận của các nhà khoa học này sống động hơn, quan tâm di sản văn hóa để phát triển du lịch,

để khẳng định tính đa dạng trong sáng tạo của con người Còn các tác giả như Corner và Harvey cũng cho rằng việc quản lý di sản cần đặt dưới một cách tiếp cận toàn cầu hóa Ngoài ra, các tác giả như Moore và Caulton cũng cho rằng cần quan tâm làm thế nào lưu giữ được các di sản văn hóa thông qua cách tiếp cận mới và phương tiện kỹ thuật mới Nhìn chung, quan điểm lý thuyết này dựa trên

cơ sở mỗi di sản cần phải được thực hiện nhiệm vụ lịch sử của mình ở một thời gian và không gian cụ thể Khi di sản ấy tồn tại ở thời gian và không gian hiện tại, di sản ấy cần phát huy giá trị văn hóa - xã hội phù hợp với xã hội hiện nay và phải loại bỏ đi những gì không phù hợp với xã hội ấy.[4, tr.34]

Trong đề tài này khái niệm bảo tồn âm nhạc nhạc truyền thống được hiểu như là các nỗ lực nhằm bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của di sản theo dạng thức vốn có của nó Bảo tồn nguyên vẹn các loại hình âm nhạc vốn có mà không có

sự cách tân pha trộn những dạng thức âm nhạc đương đại, bảo vệ một cách nguyên vẹn, như nó vốn có, cố gắng phục hồi nguyên gốc các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể

Trang 27

1.1.3 Di sản văn hóa phi vật thể

Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác[25, tr.234]

1.1.4 Sinh viên

Khi bàn về khái niệm sinh viên, trong Luật giáo dục Đại học 2012 có định nghĩa về người học như sau: Người học là người đang học tập và nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, gồm sinh viên của chương trình đào tạo cao đẳng, chương trình đào tạo đại học; học viên của chương trình đào tạo thạc sĩ; nghiên cứu sinh của chương trình đào tạo tiến sĩ

Theo định nghĩa trên, sinh viên được hiểu là những người đang được đào tạo tại các trường cao đẳng hay các trường đại học [26]

1.1.5 Âm nhạc, âm nhạc dân gian truyền thống

Âm nhạc: Có thể hiểu âm nhạc là một loại hình nghệ thuật nhằm giúp con

người giải trí sau những giờ lao động vất vả

Âm nhạc dân gian truyền thống: Là loại hình nghệ thuật giải trí có giá

trị, vai trò lớn đối với người Việt Nam từ xưa Âm nhạc dân gian mang tính dị bản, nó được truyền miệng từ đời này qua đời khác và không có tác giả đích danh Mỗi tác phẩm của mỗi vùng miền khác nhau đều mang phong cách độc đáo riêng của mỗi sắc tộc vùng, miền, được truyền cho các thế hệ và tồn tại trong dân gian từ ngàn đời xưa cho tới ngày nay và trở thành kho tàng vô cùng quý giá của dân tộc ta

Việt Nam là mảnh đất sinh sống của cộng đồng 54 dân tộc anh em Sự đa dạng về sắc tộc, về địa hình cư trú đã giúp cho kho tàng âm nhạc dân gian Việt Nam hết sức phong phú

Đến với vùng miền núi phía Bắc, khắp các bản làng nơi đây luôn vang lên những câu hát Sli, Lượn, Then của người Tày - Nùng hay Khắp của người Thái,

Trang 28

Rang của người Mường và đâu đó là tiếng sáo của người Mông, là những điệu múa Xoè, múa Sạp, múa Khèn, múa Bông hòa cùng tiếng đàn tính tẩu, tiếng kèn môi, khèn bè, cồng chiêng

Rời bản làng miền núi phía Bắc, xuống vùng châu thổ sông Hồng, người nghe lại được hòa mình trong những câu hát Quan họ, hát Xoan, hát Ghẹo, hát Trống quân, hát Chầu văn, hát Chèo, hát Đúm, hát Đò đưa đằm thắm, quyến rũ

Mộc mạc nhưng không kém phần da diết phải kể đến những điệu hát Ví, hát Giặm, hát Hò của Nghệ An - Hà Tĩnh hay những điệu Lý, điệu Hò của xứ Huế, hát Bài Chòi của Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Với vùng văn hoá Tây Nguyên, âm nhạc cồng chiêng, âm nhạc tre nứa lại mang đến cho người thưởng thức âm nhạc những cảm nhận mới lạ: hoang sơ, phóng khoáng

Đi sâu vào vùng văn hoá Nam Bộ, người nghe lại bắt gặp những điệu Hò sông nước mênh mang, những điệu Lý, những câu ca Vọng cổ, những làn điệu dân ca Khơ-me, dân ca Chăm [31]

Các nhà nghiên cứu âm nhạc đương đại đã chia âm nhạc truyền thống của Việt Nam thành ba dạng cơ bản gồm âm nhạc trong sinh hoạt, tín ngưỡng gồm những bài đồng dao, những điệu hát ru, điệu hò, chầu văn, hầu văn, nhạc phật;

âm nhạc cung đình, chuyên nghiệp như nhã nhạc; và âm nhạc trên sân khấu truyền thống như chèo, cải lương, tuồng, ca trù, hát bội

Do đề tài nghiên cứu được thực hiện tại miền Bắc nên trọng phạm vi đề tài nghiên cứu, tôi sẽ đi sâu vào nghiên cứu 4 loại hình âm nhạc dân gian truyền thống chính đó là:

Tuồng: Tuồng (còn gọi là hát Bội hay hát Bộ) là môn nghệ thuật từng

thâm nhập vào cuộc sống cung đình và dần dà có nhiều gánh hát đã đựoc chuyên nghiệp hoá Chữ tuồng có người cho là bởi chữ tường mà ra, tức hình dung dáng dấp, cử chỉ của người đời xưa Thế kỷ 19 là thời hoàng kim của nghệ thuật tuồng Tại từng địa phương ở miền nam còn có trường phái tuồng riêng như tuồng Quảng Nam

Cải lương: Cải lương là một nghệ thuật kịch hát của miền nam Việt Nam

trên cơ sở dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long và nhạc tế lễ Nghệ thuật ra

Trang 29

đời vào năm 1917, chịu nhiều ảnh hưởng của âm nhạc Tây phưong hơn so với các nghệ thuật thuần tuý như hát chèo và hát bội

Chèo: Chèo là hình thức kể chuyện băng sân khấu, lấy sân khấu và diẽn viên

làm phương tiện giao lưu với công chúng Nội dung của các vở chèo lấy từ truyện

cổ tích, truyện Nôm mang giá trị hiện thực và tư tưoửng sâu sắc, đồng thời thể hiện tính dân tộc Việt Sân khấu chèo đơn giản với các diễn viên không chuyên có thể biểu diễn ngẫu hứng Loại hình nghệ thuật dân gian này được phát sinh và phát triển ở nông thôn Việt nam, chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ Nó đạt đỉnh cao phát triển vào thời kỳ từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19 Đến thế kỷ 19 chèo chịu ảnh hưởng của tuồng, sang thế kỷ 20 chèo nhận được đưa lên sân khấu đô thị

Hát quan họ: Có nguồn gốc từ Bắc Ninh, là lối hát rất phong phú về âm

nhạc và thu hút đựoc đông dảo công chúng âm nhạc hát quan họ Bắc Ninh đem lại những giá trị rất gần gũi trong cuộc sống

Hát ca trù (hay hát ả đào) là một bộ môn nghệ thuật truyền thống ở phía

Bắc Việt Nam kết hợp hát cùng một số nhạc cụ dân tộc Ca trù thịnh hành từ thế kỷ

15, từng là một loại ca trong cung đình được giới quý tộc và trí thức yêu thích Ca trù

là một sự phối hợp nhuần nhuyễn và đỉnh cao giữa thi ca và âm nhạc [43, tr.104]

1.2 Quan điểm của quốc tế và Việt Nam về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống

1.2.1 Quan điểm bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể trên Thế giới

Trên thế giới có nhiều cơ quan, tổ chức có chức năng nghiên cứu, bảo tồn

và phát huy các giá trị về văn hóa Tuy nhiên, tổ chức có uy tín nhất là UNESCO Tổ chức UNESCO, tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (tiếng Anh: United Nations Educational Scientific and Cultural Organization, viết tắt UNESCO) là một trong những tổ chức chuyên môn lớn của Liên hiệp quốc, hoạt động với mục đích "thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia

về giáo dục, khoa học và văn hóa để đảm bảo sự tôn trọng công lý, luật pháp, nhân quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam

nữ, ngôn ngữ, tôn giáo" (trích Công ước thành lập UNESCO) UNESCO có 3 chức năng hoạt động chính phục vụ cho mục đích của tổ chức, bao gồm:

Trang 30

- Khuyến khích sự hiểu biết và thông cảm lẫn nhau giữa các dân tộc thông qua những phương tiện thông tin rộng rãi; khuyến nghị những hiệp định quốc tế cần thiết để khuyến khích tự do giao lưu tư tưởng bằng ngôn ngữ và hình ảnh;

-Thúc đẩy mạnh mẽ việc giáo dục quần chúng và truyền bá văn hóa bằng cách: Hợp tác với các nước thành viên trong việc phát triển các hoạt động giáo dục theo yêu cầu của từng nước;

Hợp tác giữa các quốc gia nhằm thực hiện từng bước lý tưởng bình đẳng

về giáo dục cho mọi người, không phân biệt chủng tộc, nam nữ hoặc bất cứ sự khác biệt nào khác về kinh tế hay xã hội;

Đề xuất những phương pháp giáo dục thích hợp để luyện tập thiếu nhi toàn thế giới về trách nhiệm của con người tự do;

-Duy trì, tăng cường và truyền bá kiến thức bằng cách:

Bảo tồn và bảo vệ di sản thế giới về sách báo, tác phẩm nghệ thuật và các công trình lịch sử hay khoa học, khuyến nghị với các nước hữu quan về các Công ước quốc tế cần thiết; khuyến khích hợp tác giữa các quốc gia về tất cả các ngành hoạt động trí óc, trao đổi quốc tế những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, khoa học và văn hóa kể cả trao đổi sách báo, tác phẩm nghệ thuật, dụng cụ thí nghiệm và mọi tư liệu có ích Tạo điều kiện thuận lợi cho các dân tộc tiếp xúc với các xuất bản phẩm của mỗi nước thông qua các phương pháp hợp tác quốc tế thích hợp.[51]

UNESCO đã để ra nhiều chính sách về bảo tồn như: Hiến chương về việc bảo vệ và quản lý di sản văn hoá duới nước (1996); Hiến chương về bảo vệ và quản lý di sản khảo cổ học (1990); Hiến chương quốc tế về bảo tồn và trùng tu

di tích và di chỉ (1964); Công ước quốc tế về du lịch văn hoá; Công ước về việc bảo vệ di sản văn hoá và tự nhiên của thế giới; Công ước về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể Công ước quốc tế về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể là một công cụ pháp lý quốc tế cần thiết, làm cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách văn hóa nghiên cứu, xây dựng chiến lược và chính sách gìn giữ bản sắc văn hóa trong sự hội nhập quốc tế Tham gia Công ước này là điều kiện nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của di sản văn hoá phi vật thể để từ đó đảm bảo sự đánh

Trang 31

giá đúng mức và huy động được sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế đối với sự nghiệp gìn giữ và phát triển văn hóa ở các nước Dựa trên các tiêu chí UNESCO

đã lập ra những danh sách các di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại Trong đó

có danh sách các di sản văn hóa là “Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại”, đây là danh sách được UNESCO đưa ra để công nhận giá trị của các di sản văn hóa phi vật thể trên thế giới Mỗi di sản văn hóa phi vật thể muốn

có tên trong danh sách phải được một hoặc nhiều quốc gia đề cử cho UNESCO trước khi được một ủy ban của tổ chức này xem xét khả năng đưa vào danh sách.Tại hội nghị lần thứ 3 họp tại Istanbul tháng 11/2008, để nâng cao nhận thức về tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể, Ủy ban liên chính phủ về bảo tồn Di sản phi vật thể đã đưa ra hai danh sách:

-Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

-Danh sách di sản văn hoá phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp

Các kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại đã được công bố trước đây nay được chuyển vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại [28] Cũng từ năm 2008, UNESCO bổ sung thêm Danh sách di sản văn hoá phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp, gồm các di sản phi vật thể mà cộng đồng

có liên quan và các quốc gia thành viên UNESCO cần có các biện pháp khẩn cấp để bảo tồn Danh sách này góp phần huy động sự hợp tác quốc tế và sự hỗ trợ cho các bên liên quan để thực hiện các biện pháp bảo vệ thích hợp

Trong những năm qua tổ chức UNESCO đã công nhận các di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại tổng số như sau:

Trang 32

Bảng 1.1: Danh sách tổng hợp các Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của

nhân loại của UNESCO

Di sản văn hóa phi

vật thể đại diện của

nhân loại

Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp

Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại đƣợc

(Trích từ: UNESCO: Danh sách các di sản văn hóa phi vật thể và đăng ký các

hoạt động bảo vệ tốt nhất năm 2014 [61]

Như vậy trên thế giới đã có sự chú ý đến việc gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống nhằm mục đích bảo tồn các giá trị đó cho các thế hệ sau Không làm mai một hoặc mất đi tính nguyên vẹn của các loại hình văn hóa vật thể và phi vật thể giữ gìn và phát huy nó như một giá trị quí báu

1.2.2 Quan điểm bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam

Văn hóa truyền thống là nền tảng tinh thần của xã hội, do đó Đảng và Nhà nước ta luôn luôn chú trọng công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, cùng với quá trình đặt trọng tâm vào đổi mới về kinh tế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định đường lối xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Trang 33

Trong các chính sách của Đảng và Nhà nước ta luôn luôn chú trọng công tác bảo tồn, xây dựng, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Trong các chính sách đó phải kể đến như: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (6-1991); Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII; Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII; Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng; Hội nghị lần thứ X Ban Chấp hành Trung ương khóa IX của Đảng (7-2004); Đại hội lần thứ X của Đảng (4-2006) đều hướng tới mục tiêu “Tiếp tục phát triển sâu rộng

và nâng cao chất lượng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội” [12, tr.114; 9,tr106] Nắm bắt được tinh thần của thời đại và dựa trên thực tiễn của đất nước, Đại hội lần thứ XI của Đảng yêu cầu ''Phát triển văn hóa, xã hội hài hòa với phát triển kinh tế, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển”; ''Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, thực hiện tiến

bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân''; ''Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa xã hội hài hòa với phát triển kinh tế”[14, tr.40, 98, 124]

Trong chín nhiệm vụ để xây dựng một nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định:

Nhiệm vụ thứ hai: Xây dựng môi trường văn hóa

Môi trường văn hóa là môi trường chứa những giá trị văn hóa và những quan hệ văn hóa của con người từ quá khứ đến hiện tại và hướng tới tương lai Môi trường văn hóa là nơi đồng thời diễn ra các hoạt động văn hóa từ hoạt động sáng tạo, sản xuất, bảo quản, lưu giữ, truyền bá, thưởng thức và đánh giá các giá trị văn hóa Môi trường văn hóa được hiện diện bằng sự tồn tại của các giá trị văn hóa vật thể, các giá trị văn hóa phi vật thể, các hoạt động văn hóa cá nhân và cộng đồng trong những mối quan hệ đa dạng và sinh động, từ hành vi của cá nhân tới gia đình, họ hàng, làng xóm và cộng đồng xã hội cùng với sự ứng xử của họ với quá khứ, hiện tại và tương lai, với con người và tự nhiên

Trang 34

Môi trường văn hóa chính là hệ sinh thái văn hóa, nuôi dưỡng đời sống tinh thần của xã hội Xây dựng môi trường văn hóa góp phần ổn định chính trị - xã hội, tạo bầu không khí tinh thần lành mạnh làm tiền đề để xây dựng con người, thúc đẩy

sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người

Nhiệm vụ thứ tư: Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa

Di sản văn hóa là tài sản, của cải quý báu kết tinh sự sáng tạo lâu dài của dân tộc do lịch sử để lại, bao gồm các di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể Di sản văn hóa còn là cơ sở để liên kết cộng đồng, là nền tảng để sáng tạo các giá trị văn hóa mới, là tiền đề để mở rộng giao lưu văn hóa với các dân tộc khác trên thế giới Di sản văn hóa không chỉ nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần của nhân dân, góp phần khẳng định niềm tự hào dân tộc, mà còn là nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội Giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng qua hệ thống di sản văn hóa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với thế hệ trẻ hiện nay Vì vậy, đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, nâng cao trách nhiệm của nhân dân đối với việc bảo vệ và phát huy vai trò của

di sản văn hóa dân tộc là công việc vừa cơ bản, vừa cấp bách, cần phải được tiến hành nghiêm túc, kiên trì và thận trọng

Nhận thức toàn diện và sâu sắc về phương hướng, đặc trưng, nhiệm vụ và giải pháp để xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một trong những yêu cầu cấp thiết để tạo nên sự thống nhất và đồng thuận xã hội, tạo động lực cho việc triển khai các nghị quyết của Đảng về lĩnh vực văn hóa trong thời kỳ đổi mới hiện nay Đồng thời, đây cũng là cơ sở

để chúng ta kế thừa những quan điểm và thành tựu lý luận này để xây dựng và phát triển văn hoá Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020

Nhà nước ta đã có nhiều văn bản nhằm mục đích bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống trong đó có các loại hình âm nhạc dân gian truyền thống như:

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10ngày 18 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội

- Nghị định số: 98/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21 tháng 09 năm

2010 Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật di sản văn hóa và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật di sản văn hóa

Trang 35

- Thông tư số: 04/2010/TT-BVHTTDL của Bộ văn hóa, thể thao

và du lịch ngày 30 tháng 6 năm 2010 Quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

- Nghị định số: 62/2014/NĐ-CP của Chính phủ 25 tháng 06 năm 2014quy định về xét tặng danh hiệu “nghệ nhân nhân dân”, “nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể

- Quyết định số: 3885/QĐ-BVHTTDL của bộ văn hóa, thể thao

và du lịch ngày 27 tháng 10 năm 2009 về việc phê duyệt dự án "xây dựng các trạm

vệ tinh của ngân hàng dữ liệu di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc việt nam"

- Thông tư số: 04/2010/TT-BVHTTDL của bộ văn hóa, thể thao

và du lịch ngày 30 tháng 6 năm 2010 quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

- Nghị địnhsố: 62/2014/NĐ-CP của chính phủ ngày 25 tháng 06 năm

2014 Quy định về xét tặng danh hiệu “nghệ nhân nhân dân”, “nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể

Như vậy Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm đến các loại hình văn hóa nghệ thuật trong đó có các loại hình âm nhạc dân gian truyền thống Với sợ nỗ lực của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta trong những năm qua Việt Nam đã có 8

di sản phi vật thể được UNESCO công nhận là kiệt tác của nhân loại trong đó có những 6 di sản phi vật thể là loại hình âm nhạc dân gian truyền thống đó là:

- Đờn ca tài tử Nam Bộ là di sản văn hóa phi vật thể được công nhận vào ngày 5/12/2013 tại phiên họp Uỷ ban liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể lần thứ 8 của UNESCO diễn ra tại thành phố Baku, nước Cộng hoà Azerbaijan

- Hát xoan là di sản văn hoá phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp, được công nhận ngày 24/11/2011

- Ca trù là di sản văn hoá phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp, được công nhận ngày 01/10/2009

- Dân ca Quan họ, di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, được công nhận ngày 30/9/2009

Trang 36

- Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, được công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể thế giới vào năm 2005, đến năm

2008 được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

- Nhã nhạc cung đình Huế, di sản văn hóa thế giới phi vật thể đầu tiên tại Việt Nam, được công nhận tháng 11 năm 2003, đến năm 2008 được công nhận

là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.[51]

Như vậy công tác bảo tồn âm nhạc dân gian truyền thống được không chỉ đất nước ta quan tâm mà trên thế giới cũng đang chung tay để giữ gìn những âm sắc của nhân loại Điều đó càng thể hiện rằng các loại hình nghệ thuật âm nhạc dân gian truyền thống đã và đang cần được nâng cao vị thế cũng như cần được bảo tồn lưu truyền cho các thế hệ tiếp theo

1.3 Một số lý thuyết xã hội học sử dụng trong đề tài

1.3.1 Lý thuyết lựa chọn hành vi hợp lý

Lý thuyết lựa chọn hợp lý phát sinh từ kinh tế học cổ điển Nó được phát triển lên thành lý thuyết xã hội học nhờ công lao của Jame.S.Coleman Theo Coleman lý thuyết lựa chọn hợp lý (hay ông còn gọi là mô hình của hành động hợp lý) là lý thuyết duy nhất có khả năng tạo ra một mô hình hoà hợp, Coleman

lý luận cách tiếp cận này vận hành từ một nền tảng trong môn phương pháp luận của chủ nghĩa cá nhân và sử dụng lý thuyết lựa chọn hợp lý như là cấp độ cơ sở

vi mô để lý giải hiện tượng vĩ mô

Hai thành tố chủ chốt trong lý thuyết lựa chọn hợp lý của Coleman là các tác nhân và các tiềm năng, Coleman cho rằng chủ thể hành động khi hành động đều hướng tới một mục tiêu được định hình bởi các giá trị hoặc nhu cầu mong muốn của mình Theo ông, mỗi chủ thể hành động có nhiều tiềm năng và cách thức sử dụng tiềm năng khác nhau, điều đó ảnh hưởng đáng kể đến việc đạt được mục đích của họ Ngoài các tiềm năng, các chủ thể còn chịu ảnh hưởng của các thiết chế xã hội Tất cả những nhân tố đó đều qui định hành vi của cá nhân, qui định sự lựa chọn các hành vi của họ[23, tr.75]

Trong hai thập kỷ gần đây, lý thuyết lựa chọn hành vi hợp lý đã được ưa chuộng, nó được phát triển mạnh khi các lý thuyết vĩ mô (như thuyết xung đột,

Trang 37

thuyết cấu trúc ) có những quan điểm không thống nhất được với nhau khi lý giải các vấn đề thuộc tầm vĩ mô của xã hội Tuy nhiên Hollis (1987) cũng chỉ ra những điểm hạn chế quan trọng cần chú ý trong lý thuyết lựa chọn hợp lý là:

Thứ nhất: Lý thuyết lựa chọn hợp lý gặp khó khăn khi phải đối đầu với các vấn đề ví dụ như sự giảm sút những mong đợi của cá nhân liên quan tới hành vi của các chủ thể khác

Thứ hai: Lý thuyết lựa chọn hợp lý có sự liên hệ với nhận thức luận của chủ nghĩa thực chứng, chúng ít quan tâm đến việc phân tích hành vi xã hội được định hướng theo chuẩn mực, vai trò và sự thay đổi các luật lệ.[23, tr.232]

Vận dụng lý thuyết lựa chọn hợp lý trong đề tài này, những hệ giá trị và chuẩn mực ở đây là âm nhạc dân gian truyền thống tồn tại trong thực tế khách quan của mỗi cá nhân, đó là những giá trị lịch sử cần được bảo tồn và phát huy Song trên thực tế trong mỗi chủ thể hành động lại tồn tại những ý niệm riêng, những sự lựa chọn riêng nhằm đạt được mục đích của mình Âm nhạc dân gian truyền thống là hệ giá trị nằm trong chuẩn mực xã hội, trải qua thời gian, ảnh hưởng của nó đến thế hệ trẻ không còn như trước nữa, mỗi cá nhân tự tìm cho mình một định hướng giá trị phù hợp nhất đối với mình, do đó lý thuyết lựa chọn hợp lý được vận dụng trong đề tài nghiên cứu này nhằm làm sáng tỏ những giả thuyết đã đưa ra

1.3.2 Lý thuyết xã hội hóa

Theo Neil Smelser (nhà xã hội học Mỹ) đã viết: “Xã hội hoá là quá trình trong đó cá nhân học cách thức hành động tương ứng với vai trò của mình”

Theo Andreeva „ Xã hội hoá là quá trình hai mặt Một mặt, cá nhân tiếp cận kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào môi trường xã hội, vào hệ thống các quan hệ xã hội Mặt khác, cá nhân tái sản xuất một cách chủ động hệ thống các quan hệ xã hội thông qua chính việc họ tham gia vào các hoạt động và thâm nhập vào các mối quan hệ xã hội” [23, tr.123]

Xã hội hoá cá nhân là quá trình trong đó cá nhân với tư cách là một sinh vật vốn có những đặc tính sinh học nhất định, tương tác với xã hội, thông qua sự giao tiếp học tập, hoạt động mà tập nhiễm những phẩm chất cần có để sống

Trang 38

trong xã hội Xã hội hoá cá nhân là quá trình hình thành nhân cách, chiếm lĩnh ngôn ngữ và thế giới văn hoá, hình thành những tình cảm xã hội (tình cảm về phẩm giá, về trách nhiệm), lĩnh hội những chuẩn mực xã hội (về pháp quyền, về đạo đức), tiếp thu những quan niệm, niềm tin, định hướng giá trị, định hướng hành vi Xã hội hoá cá nhân không chỉ là kết quả một chiều xã hội tác động đối với cá nhân, mà còn là kết quả cá nhân tích cực tham gia đời sống xã hội

“bản thân xã hội sản xuất ra con người với tư cách là con người như thế nào thì con người cũng sản xuất ra xã hội như thế” (K Marx )

Quá trình xã hội hoá cá nhân giúp cho cá nhân định hướng được những hệ giá trị cho chính mình, là cơ sở cho việc hình thành nhân cách cá nhân Môi trường

xã hội hoá cá nhân là nơi cá nhân có thể thực hiện thuận lợi các tướng tác xã hội và tái tạo kinh nghiệm xã hội Dù có bản chất xã hội và tiền đề tự nhiên phù hợp, nhân cách của con người sẽ không thể hoàn thiện nếu không được đặt trong môi trường thích hợp Môi trường xã hội hoá là vườn ươm của nhân cách và đây cũng là nhả đường mở rộng để các kinh nghiệm xã hội có thể đến với cá nhân Môi trường xã hội hoá cá nhân đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách Âm nhạc dân gian truyền thống ra đời trong hoàn cảnh xã hội mà ở đó tình yêu quê hương đất nước, tình yêu gia đình và niềm hăng say lao động đã hun đúc và tạo nên những giá trị đích thực của nghệ thuật truyền thống nói chung và âm nhạc dân gian nói riêng, nó phù hợp với hệ giá trị chung của đại bộ phận nhân dân Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay những giá trị văn hoá đó đã không còn nữa, giới trẻ không còn thiết tha với âm nhạc dân gian truyền thống như trước đây Khi chỉ ra nguyên nhân của hiện trạng trên, người ta bàn về vai trò của gia đình và nhà trường trong quá trình xã hội hoá cá nhân và hiểu được những giá trị truyền thống của dân tộc, vai trò của các nhóm xã hội có ảnh hưởng đến việc cá nhân có thái độ thế nào đối với

âm nhạc dân gian truyền thống, họ sẽ sẵn sàng đón nhận hay từ chối, đó là vấn đề

mà trong đề tài nghiên cứu này tôi sẽ làm rõ

1.3.3 Cách tiếp cận xã hội học văn hóa

Khi nghiên cứu về văn hóa có nhiều cách tiếp cận khác nhau để có thể lý giải một cách sâu sắc về vấn đề nảy sinh trong đời sống văn hóa xã hội của con người Một trong những cách tiếp cận đó là theo quan điểm về xung đột văn hóa

Trang 39

Các lý thuyết xã hội học chỉ ra rằng xung đột xã hội là một hiện tượng vô cùng phức tạp, bởi nó luôn chứa đựng trong mình những lý do rất khác nhau: chính trị, kinh tế, văn hóa những nhân tố này đan xen với nhau một cách uyển chuyển và tinh tế đến mức nhiều khi không còn nhận ra đâu là nhân tố kinh tế, đâu là nhân tố chính trị, đâu là văn hóa Tuy nhiên, khi phân tích bất kỳ mỗi xung đột, người ta có thể tìm thấy những sắc thái khác biệt về kinh tế, chính trị

và văn hóa đã và đang quy định sự vận hành của chúng Một cách sơ lược thì lý

do kinh tế thường bắt nguồn từ sự phân định không bình đẳng về lợi ích vật chất giữa các chủ thể; trong khi đó lý do về chính trị lại xuất phát từ sự bất đồng về

hệ tư tưởng và phương thức tổ chức xã hội; còn lý do văn hóa về cơ bản, được ươm mầm từ tình trạng không hiểu biết giữa các nhóm người, các quốc gia, dân tộc, các khu vực và các nền văn minh Điều này không chỉ diễn ra trong lịch sử

xa xưa mà cả trong thế giới ngày nay

Xung đột văn hóa là một thuật ngữ chung để chỉ những căng thẳng, đụng

độ và bất hòa trong tiếp xúc và giao lưu văn hóa Người ta nhận thấy là trong cuộc sống thường xảy ra sự bất đồng, trong khi mỗi con người hoặc mỗi nhóm người lại không mong muốn hoặc không biết cách hiểu biết các nhu cầu và khả năng của bên kia Điều này tạo ra thái độ nghi ngờ, thiếu đồng thuận, rồi không chấp nhận, không dung hòa lẫn nhau và hệ quả sau cùng là giữa các bên đã xảy

ra sự xung đột Có thể xem xung đột văn hóa ở nhiều cấp độ khác nhau: Xung đột tâm lý nội tâm, xung đột về giá trị và lối sống giữa các cá nhân, xung đột về giá trị và lối sống giữa các nhóm nhỏ, xung đột về giá trị trong cùng một nhỏ (các đảng phái chính trị, các cộng đồng tôn giáo ) xung đột về giá trị và lối sống giữa các nhóm lớn (đặc biệt là giữa các giai cấp, các dân tộc, các thế hệ);

sự đối lập về giá trị giữa các nền văn hóa và các nền văn minh.[19, tr.246-247]

Khi có sự xung đột về văn hóa con người có những các ứng xử khác nhau tùy vào từng trường hợp và hoàn cảnh cụ thể

Thứ nhất là phương thức biệt cư hóa Rất dễ dàng nhận thấy là do không biết ngoại ngữ, do tín ngưỡng, do nhút nhát hay do nhiều lý do khác, con người mới đến một xã hội khác đã tìm những cách né tránh nền văn hóa xa lạ Bằng cách co cụm

Trang 40

lại với những người là đồng bào của mình, họ sống tách biệt khỏi ảnh hưởng của môi trường văn hóa xa lạ và cố gắng tái tạo lại nền văn hóa của mình

Thứ hai là phương thức tích cực đồng hóa nền văn minh mới Ấy là người nhập cư phải cố gắng nắm bắt tốt những ngôn ngữ, biểu tượng, đồng hóa các giá trị chuẩn mực, mà còn phải hiểu biết về tâm lý, phong tục, tập quán như cách ăn, mặc, ở, đi lại, giao tiếp, ứng xử của địa phương nơi họ đang sinh sống để có thể thích ứng với môi trường mới

Thứ ba được giọi là phương thức trung gian Phương thức này thể hiện sự trao đổi và và tương tác văn hóa đòi hỏi phải có thiện chí và cởi mở từ hai phía

Thứ tư là đồng hóa một phần nền văn hóa mới Do không thể lựa chọn phương thức cư biệt hóa hoàn toàn, mặt khác cũng không thể đồng hóa hoàn toàn đối với một môi trường văn hóa mới hãy còn xa lạ, những người nhập cư đành chấp nhận hi sinh một phần nền văn hóa đã trở thành máu thịt từ tấm bé

Phương thức thứ năm được Ph.Bock gọi là sự thuộc địa hóa về văn hóa Thuật ngữ này không mang ý nghĩa chính trị mà chỉ đơn giản là mô tả sự tương tác giữa các hệ thống văn hóa và các hệ thống giá trị Nơi cũ sẽ thay đổi một phần văn hóa cho phù hợp với cái mới được du nhập vào Sự thuộc địa hóa về văn hóa là quá trình thay thế các chuẩn mực, các giá trị, các mô hình, các khuôn mẫu ứng xử của bản thân mình bằng chuẩn mực, các giá trị, các mô hình, các khuôn mẫu ứng xử tương ứng được đem đến từ một môi trường văn hóa khác [19, tr.248-250]

Trong nghiên cứu này tác giả thấy có sự tiếp nhận văn hóa của giới trẻ với

âm nhạc Thông qua sự cư biệt hóa văn hóa là họ không muốn cải biến âm nhạc truyền thống theo cách thức hiện đại mà âm nhạc truyền thống cần được bảo tồn theo nguyên bản sắc gốc của nó để tạo nên nên nét riêng biệt trong văn hóa Nhưng một phần họ cũng chấp nhận một phần giá về âm nhạc hiện đại như nghe

và yêu thích nhạc trẻ, nhạc quốc tế

1.4 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

Khi thực hiện đề tài nghiên cứu này, tôi lựa chọn địa bàn nghiên cứu là ba trường đại học: Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Trường Đại học Văn hoá (Khoa Văn Hóa), Trường Đại học Kinh tế quốc dân

Ngày đăng: 07/07/2015, 12:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Diệu Anh (2009), Nhu cầu âm nhạc của sinh viên nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Luận văn ThS/ ĐHKHXH & NV Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhu cầu âm nhạc của sinh viên nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Tác giả: Hoàng Diệu Anh
Năm: 2009
2. Nguyễn Bách, Học nhạc để hiểu nhạc không phải để chơi nhạc, Báo Pháp Luật TP.HCM Chủ nhật 1-9-2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học nhạc để hiểu nhạc không phải để chơi nhạc
3. Nguyễn Duy Bắc, Sự biến đổi các giá trị văn hóa trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (2008), Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự biến đổi các giá trị văn hóa trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (2008)
Tác giả: Nguyễn Duy Bắc, Sự biến đổi các giá trị văn hóa trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
Nhà XB: Nxb Từ điển Bách khoa
Năm: 2008
4. Nguyễn Chí Bền (chủ biên, 2010), Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể ở Thăng Long - Hà Nội, Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể ở Thăng Long - Hà Nội
Nhà XB: Nxb Hà Nội
5. Bộ VH,TT&DL - Nhà xuất bản Âm nhạc (2010), Nghìn năm âm nhạc Thăng Long - Hà Nội, NXB Âm nhạc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghìn năm âm nhạc Thăng Long - Hà Nội
Tác giả: Bộ VH,TT&DL - Nhà xuất bản Âm nhạc
Nhà XB: Nhà xuất bản Âm nhạc (2010)
Năm: 2010
6. Nguyễn Thị Minh Châu (Phản biện công trình khoa học cấp bộ), Âm nhạc cổ truyền và đời sống của nó trong xã hội đương đại, Viện Âm nhạc Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Âm nhạc cổ truyền và đời sống của nó trong xã hội đương đại
7. Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức, Hồ Sĩ Quý (đồng chủ biên) (2001), Tìm hiểu giá trị văn hoá truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu giá trị văn hoá truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức, Hồ Sĩ Quý (đồng chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
8. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên (đồng chủ biên) (2002), Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hoá
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên (đồng chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
9. Cù Huy Chử (1995), Kế thừa giá trị truyền thống văn hoá dân tộc trong xây dựng nền văn hoá nghệ thuật Việt Nam, Luận án Phó tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế thừa giá trị truyền thống văn hoá dân tộc trong xây dựng nền văn hoá nghệ thuật Việt Nam
Tác giả: Cù Huy Chử
Năm: 1995
10. Phùng Dũng (2000), Sân khấu sẽ ra sao, Trong Báo cáo đề dẫn hội nghị Trung ương về nghệ thuật truyền thống Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sân khấu sẽ ra sao
Tác giả: Phùng Dũng
Năm: 2000
52. Đưa âm nhạc dân gian vào chương trình đào tạo, http://www.fpt.edu.vn/story/dh-fpt-dua-am-nhac-dan-gian-vao-chuong-trinh-dao-tao cập nhật ngày 11 - 02 - 2014 Link
53. Đưa âm nhạc cổ truyền vào học đường, cần đầu tư có chiều sâu, http://www.svhttdl.hochiminhcity.gov.vn/web/guest/van-hoa/am-nhacCập nhật 11-02-2014 Link
54. Giới thiệu Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, http://www.ussh.vnu.edu.vn/c3/dao-tao/Gioi-thieu-tong-quan-2-520.aspx, cập nhật ngày 30-9-2014 Link
55. Gi?i thi?u ??i h?c Kinh t? Qu?c dân,http://www.neu.edu.vn/ViewVeDHKTQD.aspx c?p nh?t ngày 30-9-2014 Link
56. Giới thiệu Đại học Văn hóa, http://daotao.huc.edu.vn/vi/html/id1/Gioi-thieu/ cập nhật ngày 30-9-2014 Link
57. Masterpieces of the Oral and Intangible Heritage of Humanity Proclamations 2001, 2003 and 2005,http://unesdoc.unesco.org/images/0014/001473/147344e.pdf Link
59. Tiến Ðôn: Sức mạnh của âm nhạc. Báo điện tử Tiền Phonghttp://www.tienphong.vn/Khoe-Dep-Suc-Khoe/suc-manh-cua-am-nhac-27970.tpo Cập nhật 8h ngày 1/2/2014 Link
60. Tự hào nhìn lại những di sản của Việt Nam được UNESCO vinh danh, http://dantri.com.vn/van-hoa/tu-hao-nhin-lai-nhung-di-san-cua-viet-nam-duoc-unesco-vinh-danh-837603.htm Cập nhật ngày 11-02-2014 Link
61. Danh sách các di sản văn hóa phi vật thể và đăng ký các hoạt động bảo vệ tốt nhất, http://www.unesco.org/culture/ich/index.php?lg=en&pg=00559Cập nhật 10h ngày 30/8/2014 Link
63. Vietnam Idol 2010 rút ra được điều gì từ hiệu ứng truyền thông, http://blog.zing.vn/jb/dt/internat5460/14734604?from=calendar Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w