9. Khung lý thuyết
1.1.5. Âm nhạc, âm nhạc dân gian truyền thống
Âm nhạc: Có thể hiểu âm nhạc là một loại hình nghệ thuật nhằm giúp con người giải trí sau những giờ lao động vất vả.
Âm nhạc dân gian truyền thống: Là loại hình nghệ thuật giải trí có giá
trị, vai trò lớn đối với người Việt Nam từ xưa. Âm nhạc dân gian mang tính dị
bản, nó được truyền miệng từ đời này qua đời khác và không có tác giả đích
danh. Mỗi tác phẩm của mỗi vùng miền khác nhau đều mang phong cách độc
đáo riêng của mỗi sắc tộc vùng, miền, được truyền cho các thế hệ và tồn tại
trong dân gian từ ngàn đời xưa cho tới ngày nay và trở thành kho tàng vô cùng quý giá của dân tộc ta.
Việt Nam là mảnh đất sinh sống của cộng đồng 54 dân tộc anh em. Sự đa
dạng về sắc tộc, về địa hình cư trú đã giúp cho kho tàng âm nhạc dân gian
Việt Nam hết sức phong phú.
Đến với vùng miền núi phía Bắc, khắp các bản làng nơi đây luôn vang lên
Rang của người Mường và đâu đó là tiếng sáo của người Mông, là những điệu
múa Xoè, múa Sạp, múa Khèn, múa Bông hòa cùng tiếng đàn tính tẩu, tiếng kèn môi, khèn bè, cồng chiêng...
Rời bản làng miền núi phía Bắc, xuống vùng châu thổ sông Hồng, người
nghe lại được hòa mình trong những câu hát Quan họ, hát Xoan, hát Ghẹo, hát
Trống quân, hát Chầu văn, hát Chèo, hát Đúm, hát Đò đưa đằm thắm, quyến rũ...
Mộc mạc nhưng không kém phần da diết phải kể đến những điệu hát Ví, hát Giặm, hát Hò của Nghệ An - Hà Tĩnh hay những điệu Lý, điệu Hò của xứ
Huế, hát Bài Chòi của Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên... Với vùng văn hoá Tây Nguyên, âm nhạc cồng chiêng, âm nhạc tre nứa lại mang đến cho người
thưởng thức âm nhạc những cảm nhận mới lạ: hoang sơ, phóng khoáng.
Đi sâu vào vùng văn hoá Nam Bộ, người nghe lại bắt gặp những điệu Hò sông nước mênh mang, những điệu Lý, những câu ca Vọng cổ, những làn điệu
dân ca Khơ-me, dân ca Chăm...[31]
Các nhà nghiên cứu âm nhạc đương đại đã chia âm nhạc truyền thống của Việt Nam thành ba dạng cơ bản gồm âm nhạc trong sinh hoạt, tín ngưỡng gồm những bài đồng dao, những điệu hát ru, điệu hò, chầu văn, hầu văn, nhạc phật;
âm nhạc cung đình, chuyên nghiệp như nhã nhạc; và âm nhạc trên sân khấu truyền thống như chèo, cải lương, tuồng, ca trù, hát bội....
Do đề tài nghiên cứu được thực hiện tại miền Bắc nên trọng phạm vi đề tài nghiên cứu, tôi sẽđi sâu vào nghiên cứu 4 loại hình âm nhạc dân gian truyền thống chính đó là:
Tuồng: Tuồng (còn gọi là hát Bội hay hát Bộ) là môn nghệ thuật từng
thâm nhập vào cuộc sống cung đình và dần dà có nhiều gánh hát đã đựoc chuyên
nghiệp hoá. Chữ tuồng có người cho là bởi chữ tường mà ra, tức hình dung dáng
dấp, cử chỉ của người đời xưa. Thế kỷ 19 là thời hoàng kim của nghệ thuật
tuồng. Tại từng địa phương ở miền nam còn có trường phái tuồng riêng như
tuồng Quảng Nam.
Cải lƣơng: Cải lương là một nghệ thuật kịch hát của miền nam Việt Nam
đời vào năm 1917, chịu nhiều ảnh hưởng của âm nhạc Tây phưong hơn so với
các nghệ thuật thuần tuý như hát chèo và hát bội
Chèo: Chèo là hình thức kể chuyện băng sân khấu, lấy sân khấu và diẽn viên làm phương tiện giao lưu với công chúng. Nội dung của các vởchèo lấy từ truyện cổtích, truyện Nôm mang giá trị hiện thực và tư tưoửng sâu sắc, đồng thời thể hiện
tính dân tộc Việt. Sân khấu chèo đơn giản với các diễn viên không chuyên có thể
biểu diễn ngẫu hứng. Loại hình nghệ thuật dân gian này được phát sinh và phát
triển ở nông thôn Việt nam, chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ. Nó đạt đỉnh cao phát
triển vào thời kỳ từ thế kỷ16 đến thế kỷ19. Đến thế kỷ19 chèo chịu ảnh hưởng
của tuồng, sang thế kỷ20 chèo nhận được đưa lên sân khấu đô thị.
Hát quan họ: Có nguồn gốc từ Bắc Ninh, là lối hát rất phong phú về âm
nhạc và thu hút đựoc đông dảo công chúng âm nhạc. hát quan họ Bắc Ninh đem
lại những giá trị rất gần gũi trong cuộc sống.
Hát ca trù (hay hát ả đào)là một bộ môn nghệ thuật truyền thống ở phía
Bắc Việt Nam kết hợp hát cùng một số nhạc cụdân tộc. Ca trù thịnh hành từ thế kỷ
15, từng là một loại ca trong cung đìnhđược giới quý tộc vàtrí thức yêu thích. Ca trù
là một sự phối hợp nhuần nhuyễn và đỉnh cao giữa thi ca vàâm nhạc [43, tr.104].