Đánh giá của sinh viên trên địa bàn Hà Nội hiện nay về hoạt động

Một phần của tài liệu Hoạt động thưởng thức và bảo tồn âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 64)

9. Khung lý thuyết

2.2.5. Đánh giá của sinh viên trên địa bàn Hà Nội hiện nay về hoạt động

động biểu diễn âm nhạc dân gian truyền thống

Dân tộc Việt Nam vốn có nền âm nhạc truyền thống vô cùng phong phú, độc đáo và đa dạng. Các loại hình âm nhạc như nhã nhạc cung đình Huế, cồng

chiêng Tây Nguyên, quan họ, ca trù, hát xoan... được UNESCO công nhận là di

sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Âm nhạc dân gian truyền thống là cái hồn của dân tộc, nó đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong mỗi con

người Việt Nam. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập, văn hóa dân tộc nói chung, trong đó có âm nhạc dân gian, đang bị mờ dần bản sắc. Thực tế cho thấy âm

nhạc truyền thống vẫn sống vẫn hoạt động và biểu diễn nhưng ít người xem,

người nghe, đặc biệt là giới trẻ. Từ kết quả khảo sát nhóm sinh viên tại trường

Đại học Văn hóa, Trường Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học KHXH & NV cho thấy, đa số sinh viên nhận thức, đánh giá về các hoạt động biểu diễn âm nhạc

dân gian truyền thống diễn ra với mức độ tương đối ít so với các hoạt động văn hóa văn nghệkhác đặc biệt là so với nhạc trẻ hiện nay.

Biểu đồ 2.3: Đánh giá của sinh viên về các hoạt động biểu diễn âm nhạc dân gian truyền thống

(Nguồn: Khảo sát của đề tài, 2013)

Hầu hết sinh viên (49,5%) cho rằng mức độ biểu diễn âm nhạc dân gian hiện

nay diễn ra ít. 13,7% đánh giá mức độ biểu diễn các thể loại âm nhạc dân gian hiện

nay diễn ra với mức độ rất ít. Hơn 30%, cụ thểlà 31,8% sinh viên đánh giá mức độ

biểu diễn diễn ra với mức độ bình thường. Chỉ có 2,2% cho rằng hiện nay hoạt

động biểu diễn âm nhạc dân gian truyền thống diễn ra nhiều. Bên cạnh những sinh

viên quan tâm và có sự hiểu biết về nền âm nhạc dân gian thì vẫn có những bạn trẻ không có hứng thú với những thể loại này. Khi được hỏi vấn đềnày, có một số sinh

viên tại ba trường (chiếm 2,2%) có thái độ không quan tâm, không biết tới việc biểu diễn các thể loại âm nhạc dân gian truyền thống.

Mức độ xuất hiện của những thể loại âm nhạc dân gian trên các phương

tiện truyền thông đại chúng hiện nay theo đánh giá của giới trẻ khác nhau.

Bảng 2.7: Đánh giá của sinh viên về mức độ xuất hiện của những loại hình âm nhạc dân gian truyền thống trên các phương tiện truyền thông

Mức độ Tần suất Tỷ lệ %

Nhiều 19 6,9

Thỉnh thoảng 157 56,7

Ít 90 32,5

Không biết 11 4,0

(Nguồn: Khảo sát của đề tài, 2013)

Số liệu thể hiện sinh viên tại ba trường đánh giá các loại hình âm nhạc dân

gian truyền thống thi thoảng xuất hiện trên các phương tiện truyền thông chiếm

các thể loại âm nhạc dân gian hiện nay trên các phương tiện truyền thông đại

chúng là ít. 4,0% sinh viên trả lời không biết. Chỉcó 6,9% sinh viên đánh giá mức

độ xuất hiện của các thể loại âm nhạc dân gian diễn ra với mức độ nhiều. Từ kết quả khảo sát trên cho thấy, nhận thức của sinh viên về những thể loại âm nhạc dân

gian truyền thống rất ít sức lan tỏa và ít hoạt động các cuộc biểu diễn cũng như

những chương trình trên các phương tiên truyền thông đại chúng.

Âm nhạc dân gian là tinh hoa văn hóa và rất đặc trưng cho vùng miền, địa

phương. Mỗi một khu vực có một loại hình âm nhạc khác nhau và mỗi một

người con ở vùng đất nào họ sẽ có lòng yêu mến, mối quan tâm nhất định đến

loại hình âm nhạc dân gian truyến thống của địa phương. Nhóm sinh viên được

điều tra cơ bản là sinh viên khu vực phía Bắc do đó tác giả cũng chú ý đến các

loại hình âm nhạc dân gian như dân ca, chèo, tuồng, cải lương, ca trù. Đây là

những loại hình âm nhạc phổ biến khu vực miền Bắc. Với mục đích tìm hiểu

đánh giá của sinh viên về mức độ xuất hiện của các loại hình âm nhạc này trên các phương tiện truyền thông, đồng thời để có thể thu lại thông tin một cách khách quan, tác giả đã đưa nhiều phương án trả lời ngoài những loại hình đã được quan tâm từtrước, kết quả khảo sát được thể hiện trong bảng 2.12.

Bảng 2.8: Nhận định của sinh viên về mức độ xuất hiện loại hình âm nhạc dân gian truyền thống nhiều nhất trên các kênh phương tiện truyền thông

Thể loại Tần suất Tỷ lệ %

Quan họ 168 60,6

Chèo 66 23,8

Cải lương 31 11,2

Hát Ca trù 4 1,4

Dân ca Tây Nguyên 3 1,1

Hát dặm xứ Nghệ 2 0,7 Đờn ca tài tử 1 0,4 Hò Thanh Hoá 1 0,4 Hát vọng cổ 1 0,4 Tuồng - - Hò Huế - -

Qua kết quả nghiên cứu về việc đánh giá loại hình âm nhạc dân gian nào

xuất hiện nhiều nhất trên các phương tiện truyền thông đại chúng tại ba trường Đại

học cho thấy, hầu hết sinh viên đánh giá hát Quan họ (chiếm 60,6%) là loại hình

âm nhạc thường xuyên xuất hiện trên truyền thông. Ngoài ra còn có 23,8% cho rằng Chèo cũng là loại hình âm nhạc dân gian truyền thống được xuất hiện trên

truyền thông thường xuyên. 11,2% cho rằng cải lương cũng là một thể loại được xuất hiện trên truyền thông thường xuyên. Đối với nhưng thể loại âm nhạc như hát Ca trù, Dân ca Tây Nguyên, hát Dặm xứ Huế, Tuồng… được các bạn sinh viên đánh giá tần suất xuất hiện trên các phương tiện truyền thông rất ít. Điều này thể

hiện rõ nét biểu trưng của âm nhạc dân gian truyền thống của từng vùng miền. Mỗi một cá nhân ở khu vực nào thì họ có kiến thức và chú ý đến loại hình nghệ thuật của địa phương mình ở mọi lúc mọi nơi, dường như họyêu nhiều hơn loại hình âm

nhạc dân gian của địa phương mình hơn so với các loại âm nhạc dân gian ở địa

phương khác. Chính vì vậy, sựđánh giá của sinh viên có xu hướng nghiêng vềcác

loại hình âm nhạc dân gian ở miền Bắc xuất hiện nhiều nhất trên các phương tiện truyền thông đại chúng, còn các loại khác ít hơn mặc dù thực tếkhông như vậy.

Theo đánh giá của sinh viên, các hoạt động biểu diễn âm nhạc truyền

thống hiện nay tương đối ít cả trên truyền hình, phương tiện truyền thông đại

chúng và cảtrên các sân khấu biểu diễn nghệ thuật. Hiện nay, nhu cầu của người

xem ít do đó các chương trình chuyên biệt về âm nhạc dân gian truyền thống

cũng rất ít. Như vậy, nhìn nhận một cách vĩ mô không chỉ riêng sinh viên, giới trẻ ít thưởng thức âm nhạc dân gian mà cả xã hội hiện nay cũng ít quan tâm đến loại hình âm nhạc dân tộc.

Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, âm nhạc cổ truyền Việt Nam

luôn giữ vị trí đặc biệt quan trọng đối với văn hóa dân tộc. Nó là di sản vô cùng quý báu, là tinh hoa sáng tạo nghệ thuật của bao thế hệ tiền nhân, là cơ sở cho sự phát triển nền nghệ thuật âm nhạc của nước nhà trong tương lai. Nó hình thành,

tồn tại và phát triển gắn liền với những thăng trầm của lịch sử dân tộc, mang

đậm bản sắc dân tộc và hơn thế nữa, nó còn mang phong cách độc đáo riêng của

Trong âm nhạc cổ truyển có hai thành phần chính là âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình. Âm nhạc dân gian mang tính dị bản, nó được truyền miệng từ đời này qua đời khác và không có tác giả đích danh. Mỗi tác phẩm của mỗi

vùng miền khác nhau đều mang phong cách độc đáo riêng của mỗi sắc tộc vùng,

miền, được truyền cho các thế hệ và tồn tại trong dân gian từ ngàn đời xưa cho

tới ngày nay và trởthành kho tàng vô cùng quý giá của dân tộc ta.

Âm nhạc dân gian xưa nay là món ăn tinh thần giúp đông đảo quần chúng nhân dân giải tỏa những mệt mỏi sau những giờ làm việc căng thẳng. Các diễn

viên, đạo diễn dàn dựng âm nhạc dân gian với tâm huyết cống hiến hết mình cho

sự nghiệp âm nhạc dân gian, lưu giữ và phát triển nền âm nhạc truyền thống của

dân tộc đã mang tới cho đông đảo quần chúng những tiết mục những khúc ca

đặc sặc, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Biểu đồ 2.4: Đánh giá của sinh viên về sự tâm huyết của các nghệ sĩ diễn suất với vai diễn

(Nguồn: Khảo sát của đề tài, 2013)

Sau kết quả nghiên cứu về những đánh giá của sinh viên đối với nền âm

nhạc dân gian hiện nay tại ba trường đại học cho thấy có tới 69% đánh giá các

nghệ sĩ diễn xuất trong nền âm nhạc dân gian có tâm huyết sâu sắc với vai diễn,

với nghề nghiệp của mình. Tuy nhiên, bên cạnh những đánh giá tích cực trên

của sinh viên, có có 28,2% cho rằng những nghệsĩ, diễn viên diễn xuất trong âm

nhạc dân gian hiện nay đã không còn tâm huyết đối với nghề. Tuy sốlượng đánh giá không nhiều song qua kết quả này phần nào phản ánh sự quan tâm của giới

trẻ tới thể loại âm nhạc dân gian. Có 2,9% sinh viên tỏ thái độ khó nói khi được hỏi tới vấn đềnày.

Để thu hút được sư quan tâm của khán khán giả, những yếu tố về ngoại

hình, trang phục cũng là yếu tố quyết định.

Bảng 2.9: Quan điểm của sinh viên về trang phục của các nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc dân gian truyền thống hiện nay

Đặc điểm Tần suất Tỷ lệ %

Rườm rà 16 5,8

Sặc sỡ, khó coi 8 2,9

Không phù hợp với xu hướng hiện nay 9 3,2

Trang phục ít có sựđổi mới 80 28,9

Trang phục đẹp, ưa nhìn 22 7,9

Trang phục phù hợp với lối hát, diễn suất 142 51,3

(Nguồn: Khảo sát của đề tài, 2013)

Khi điều tra thái độ của sinh viên về vấn đề này, kết quả nghiên cứu đã

cho thấy 51,3 %, trong tổng số đối tượng cho rằng những trang phục diễn xuất

của các diễn viên nghệ sĩ trong âm nhạc đan gian rất phù hợp với lối hát cũng như diễn xuất. Ngoài thái độ đó, rất nhiều sinh viên có những đánh giá khác

nhau, 7,9% sinh viên cho rằng trang phục ưu nhìn, và đẹp, nhưng một số sinh

viên cho rằng trang phục biểu diễn rườm rà chiếm 5,8%, trang phục sặc sỡ, khó

coi chiếm 2,9%, trang phục không phù hợp với xu thế xã hội hiện nay chiếm

3,2% trong tổng sốđối tượng nghiên cứu. Đặc biết, có rất nhiều sinh viên đánh

giá rằng tảng phục biểu diễn hiện nay của các diễn viên không có sự thay đổi,

nói cách khác là trang phụít có sựthay đổi mới chiếm 28,9% trong tổng số sinh

viên nghiên cứu. Những quan điểm đánh giá trên của sinh viên thể hiện rõ nguyên nhân khiến giới trẻ ít có sự quan tâm và xem các thể loại nhạc dân gian

xuất phát từ vẻ bềngoài, trang phục biểu diễn của diễn viên là rất lớn.

Bên cạnh trang phục biểu diễn của các nghệ sỹ, một phần quan trọng đó là cách trang điểm của các nghệ sỹ khi biểu diễn sẽảnh hưởng nhiều đến khán giả.

Bảng 2.10: Nhận định của sinh viên về cách trang điểm của các nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc dân gian truyền thống

Nhận định Tần suất Tỷ lệ %

Rất phù hợp với ca từ, lối hát 34 12,3

Phù hợp với ca từ, lối hát 121 43,7

Bình thường 98 35,4

Không phù hợp với xu hướng hiện nay 12 4,3

Khó nói 12 4,3

(Nguồn: Khảo sát của đề tài, 2013)

Thông qua kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết sinh viên cho rằng cách trang điểm của các nghệ sĩ hiện nay phù hợp với ca từ, lối hát. Có 43,7% sinh

viên thuộc ba trường Đại học cho rằng cách trang điểm của các nghệsĩ biểu diễn

âm nhạc dân gian truyền thống phù hợp với ca từ, lối hát 12,3% cho rằng cách trang điểm rất phù hợp với ca từ, lối hát và 35,4% có thái độ bình thường đối với

cách ăn mặc của các nghệ sĩ hát nhạc dân gian truyền thống hiện nay. Bên cạnh những đánh giá đó, một số bộ phận sinh viên tại ba trường cho rằng cách trang điểm của các nghệ sĩ hát nền nhạc dân gian không phù hợp với xu hướng hiện

nay, chiếm 4,3% trong tổng sốđối tượng nghiên cứu. Có 4,3% sinh viên có thái

độ khó nói đối với vấn đề này. Những đánh giá của sinh viên cho thấy, cách

thức trang điểm cũng như trang phục của các nghệ sỹ có ảnh hưởng nhiều đến

quá trình cảm thụâm nhạc nhạc của khán giảvà sinh viên.

Tóm lại, sinh viên nhận định về các hoạt động biểu diễn âm nhạc dân gian

truyền thống hiện nay trên các phương tiện truyền thông đại chúng tương đối ít.

Qua nghiên cứu của tác giả về các chuyên mục âm nhạc dân gian truyền thống

trên các kênh truyền hình, các trang mạng về âm nhạc là tương đối ít, các hoạt

động biểu diễn của các nghệ sỹ hiện nay tương đối tốt. Theo đánh giá của sinh

viên, các nghệ sỹ phải rất yêu nghề mới có thể gắn bó với nghệ thuật biểu diễn

âm nhạc dân gian, trang phục và cách biểu diễn… của các nghệ sỹ hiện nay

sốsinh viên đều cho rằng, nội dung âm nhạc dân gian truyền thống là về chủ đề văn hóa dân tộc, các hoạt động sinh hoạt trong lao động sản xuất, tình yêu quê hương đất nước trong đó có cảtình yêu đôi lứa.

Một phần của tài liệu Hoạt động thưởng thức và bảo tồn âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)