Giới tính

Một phần của tài liệu Hoạt động thưởng thức và bảo tồn âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 97)

9. Khung lý thuyết

3.2.3. Giới tính

Nghệ thuật là sự cảm nhận và thấu hiểu của từng cá nhân đối với mỗi một tác phẩm nghệ thuật một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến

quá trình thưởng thức, yêu thích, và trân trọng những giá trị văn hóa nghệ

thuật đó là giới tính. Đặc điểm về giới tính có ảnh hưởng đến quá trình

thưởng thức và cảm thụ âm nhạc.

Bảng 3.7: Tương quan giữa giới tính và mức độ thường xuyên nghe nhạc dân gian

Giới tính Mức độ Tổng Rất thƣờng xuyên Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Rất hiếm khi Không bao giờ Nữ Sốlượng 5 17 158 43 3 226 % Giới tính 2,2 7,5 69,9 19,0 1,3 100 Nam Sốlượng 10 4 20 15 2 51 % Giới tính 19,6 7,8 39,2 29,4 3,9 100 Tổng Sốlượng 15 21 178 58 5 277 % Giới tính 5,4 7,6 64,3 20,9 1,8 100 p=0.000; Cramer's V= 0.345 (Nguồn: Khảo sát của đề tài, 2013)

Trong quá trình khảo sát cho thấy mối liên hệ giữa giới tính và mức độ

thưởng thức âm nhạc dân gian truyền thống. Nhóm nam giới học tại các trường

đại học có mức độ xem,nghe, thưởng thức âm nhạc dân gian truyền thống nhiều

hơn nữ giới. Tỉ lệ nam giới rất thường xuyên nghe âm nhạc dân gian truyền

thống 19,6% trong khi đó tỉ lệ này nữ giới là 2,2%, ở mức độthường xuyên tỉ lệ

nam giới là 7,8% và nữ giới là 7,5%. Như vậy, trong nhóm thanh niên tại các

trường có mức độ quan tâm thường xuyên âm nhạc dân gian truyền thống cao

hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với nhóm nữ tại các trường này. Tuy vậy, hệ số gắn bó giữa hai yếu tố là 0,2 chứng tỏ mối quan hệ này tương đối yếu. Mức độ quan tâm tới âm nhạc dân gian truyền thống của thanh niên, sinh viên còn phụ thuộc vào nhiều yếu tốkhác.

Âm nhạc được sinh ra trong quá trình lao động và sáng tạo của con người, chức năng chính của âm nhạc là giải trí, giáo dục và nhận thức. Đối với mỗi dân tộc,

mỗi quốc gia trên thế giới, con người có thể nhận diện được những nét văn hóa,

những bản sắc riêng của từng quốc gia, từng dân tộc đó một phần không nhỏ là nhờ các hoạt động văn hóa âm nhạc. Trong đó, âm nhạc dân gian đóng vai trò vô cùng to

lớn trong việc hình thành và nhận diện nền văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia.

Âm nhạc dân gian Việt Nam bao trùm lên toàn bộ đời sống, tinh thần của

con người từ xưa đến nay. Trong đó“dân ca là tài sản quý giá của cha ông, là

suối nguồn nuôi dưỡng tâm hồn con người…”, nó được lưu truyền từ đời này

qua đời khác bằng phương thức truyền miệng, được sàng lọc và trở thành di sản

văn hóa phi vật thể của mỗi dân tộc.

Xét về nhu cầu của giới trẻ nói chung và của sinh viên nói riêng ai cũng có những nhu cầu khác nhau trong hoạt động thưởng thức âm nhạc dân gian.

Mỗi loại âm nhạc mà cá nhân nghe thường sẽ bộ lộ phần nào đó đặc điểm của cá nhân đó trong đời sống xã hội. Trong quá trình nghiên cứu cho thấy với đặc

điểm cá nhân là nam giới và nữ giới với các vai trò mong đợi của xã hội như

nam giới cần mạnh mẽ, cần là trụ cột gia đình, nam giới thường theo đuổi những

ngành học mang tính kỹ thuật khoa học công nghệ, kinh tế, quản lý… Đối với nữ giới cũng như vậy họcó những vai trò mong đợi của xã hội và xã hội thường

có những xu hướng như nữ giới theo đuổi những ngành liên quan đến xã hội, tài chính, mang tính chất ổn định. Trong khảo sát tác giảđã khảo sát những trường

tương đối đặc thù thuộc khoa học xã hội nhân văn, văn hóa và trường kinh tế.

Do đó có thể thấy nếu nam giới học trong các trường có xu hướng nghiêng về văn hóa xã hội nghĩa là họ đã có phần nào đó tâm thế và những mối quan tâm tìm hiểu về văn hóa xã hội trong đó có âm nhạc dân gian truyền thống. Điều đó có thể giải thích cho việc sinh viên nam có nhiều mối quan tâm, và mức độ

thưởng thức âm nhạc dân gian cao hơn nữ giới.

Trong xu thế hội nhập của đất nước ta hiện nay, nền kinh tế của chúng ta

đang vận động theo cơ chế thị trường cùng với công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước đã ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống văn hóa tinh thần của

con người Việt Nam, đặc biệt là đối với giới trẻ. Không thể phủ nhận mặt tích

cực do nền kinh tế thị trường mang lại đó là: nhu cầu về đời sống vật chất của

con người ngày càng được đáp ứng cao, tuổi trẻ càng ngày càng năng động, tự tin và thông minh hơn khi tiếp thu và vận dụng khoa học công nghệ vào cuộc sống. Song văn hóa hội nhập cũng tạo ra những biến đổi trong đời sống xã hội

càng ngàygiá trị văn hóa truyền thống ngày càng bị mai một bởi nhận thức của một bộ phận người trong xã hội hiện nay trong đó có nhận thức của giới trẻ, lứa tuổi học sinh sinh viên.

Bên cạnh đó nhóm nam và nữ giới cũng có sự đánh giá khác nhau về mức

độ tâm huyết với nghề nghiệp của các nghệ sỹ. Lòng yêu nghề nghiệp của các

nghệ sỹnhư ngọn lửa giữ cho các nghệ sỹ gắn bó lâu dài với sự nghiệp của mình

với con đường mình đã chọn. Hiện nay, nhiều nghệ sỹ biểu diễn các vai diễn của mình không bằng lòng yêu nghề, mà gắn với việc quảng cáo hình ảnh của

mình với những mục đích kinh tế, hay vì sự nổi tiếng vì vậy điều đó đã ảnh

hưởng không nhỏđến hình ảnh chung của các nghệ sỹ hiện nay. Giữa nhóm nam và nữ có sự đánh giá khác nhau về mức độ tâm huyết với vai diễn của các nghệ

Bảng 3.8: Tương quan giữa giới tínhvới đánh giá của sinh viên về mức độ tâm huyết mức độ tâm huyết của các nghệ sỹ với vai diễn

Giới tính Mức độ Tổng Nửa có nửa không Không Nữ Sốlượng 10 31 185 226 % Giới tính 4,4 13,7 81,9 100 Nam Sốlượng 6 14 31 51 % Giới tính 11,8 27,4 60,8 100 Tổng Sốlượng 16 45 216 277 % Giới tính 5,8 16,2 78,0 100 p=0.007 Cramer's V= 0.209

(Nguồn: Khảo sát của đề tài, 2013)

Như phân tích ởtrên xét một cách tổng thể sự đánh giá của sinh viên hiện

nay về mức độ tâm huyết của các nghệ sỹ với vai diễn chỉ có 5,8% sốsinh viên

đánh giá là các nghệ sỹ có tâm huyết với vai diễn một sốlượng lớn còn lại băn khoăn và cho rằng các nghiệ sỹkhông tâm huyết với vai diễn.

Các nhóm nam và nữ có những đánh giá khác nhau về sự tâm huyết của

các nghệ sỹ biểu diễn các loại âm nhạc dân gian truyền thống hiện nay.

“Thực sự trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay với sự phát triển về kinh tế và những ảnh hưởng của giao thoa văn hóa cũng như những lo toan về cuộc sống cho nên các nghệ sỹ cũng có nhiều vất vả trong công việc của mình. Hiện nay nói về các loại hình âm nhạc dân gian truyền thống có rất nhiều nhưng các hoạt động biểu diễn dường như rất hạn chế. Không thể so sánh với nhạc trẻ hay các thể loại âm nhạc khác được vì những loại âm nhạc dân gian truyền thống hiện nay dường như đang không còn phù hợp với thời đại. Chính vì vậy ngoài những nghệ sỹ được hưởng lương từ các nguồn ngân sách khác nhau thì đối với các nghệ sỹ khác họ phải rất là yêu nghề nghiệp để có thể tiếp tục nghề nghiệp của mình. (Nam, sinh viên năm thứ3, đại học KHXH&NV)

“Nếu nói tới lòng yêu nghề nghiệp của các nghệ sỹ biểu diễn các loại âm nhạc dân gian truyền thống thì thực sự họ là những người dường như có duyên với sự nghiệp biểu diễn của mình. Như chúng ta nhận thấy trong xã hội hiện nay các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống xét về các mặt từ bảo tồn, đào tạo, biểu diễn, phát triển đang gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều người đôi khi biểu diễn không phải do tâm huyết mà được thuê để diễn đôi khi làm mất đi bản sắc của loại hình nghệ thuật đó.”(Nữ, sinh viên năm 2,

Đại học Kinh tế quốc dân )

Như vậy sinh viên học trong các khoa, trường có liên quan đến văn hóa xã

hội hiện nay vẫn rất quan tâm đến các hoạt động biểu diễn âm nhạc dân gian

truyền thống. Trong đó nhóm nam học ở các khoa có liên quan đến văn hóa

nghệ thuật đánh giá cao hơn nhóm nữ một cách có ý nghĩa về mặt thống kê với

tỷ lệ số nam cho rằng có là 11,8% trong đó nhóm nữ chỉ có 4,4%. Trong mối

tương quan này hệ số Khi bình phương là 0,007 và hệ số gắn bó giữa hai biến giới tính và sự đánh giá về mức độ tâm huyết với nghề nghiệp là 0,209 chứng tỏ

rằng hai biến này có mức độtương quan yếu.

Giới tính là đặc điểm sinh học của mỗi cá nhân. Tuy nhiên giới tính lại có liên quan đến vai trò giới khi mà xã hội thường mong đợi ở các nhóm những vai

trò khác nhau trong đời sống. Nam giới thường được mong đợi trở thành người

lãnh đạo, làm kinh tế là chỗ dựa của gia đình, nữ giới thường có xu hướng học

và tìm kiếm các công việc hành chính, mang tính ổn định. Chính điều đó cũng có phần nào tác động đến nhu cầu lựa chọn các trường học với các đặc trưng

nghề nghiệp khác nhau. Do vậy trong nghiên cứu tác giả đã chọn các trường

thiên về khoa học xã hội, văn hóa và trường trường ngành kinh tế. Kết quả khảo

sát cho thấy nhóm nam sinh viên khi học ở các trường khối xã hội có mức độ quan tâm, hoạt động thưởng thức âm nhạc cao hơn nữ giới. Vì nam giới ở các trường thường phải là những người có sẵn những tâm thế những mục đích từ trước khi vào trường học về văn hóa xã hội, là những người có thiên hướng về

Một phần của tài liệu Hoạt động thưởng thức và bảo tồn âm nhạc dân gian truyền thống của sinh viên trên địa bàn Hà Nội hiện nay (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)